MỤC LỤC
Thứ tư, đòi hỏi công dân, cơ quan, tổ chức phải chấp hành đầy đủ các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Nguyên tắc ngày thể hiện sự bình đẳng giữa các bên trước pháp luật trong mối quan hệ các bên khiếu nại, bị khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về mặt xã hội, giải quyết khiếu nại là xử lý, giải quyết vấn đề đang được coi là bất công, vô lý, vi phạm vào điều cấm của pháp luật.
Nguyên tắc 3: Giải quyết khiếu nại hành chính phải thể hiện bằng văn bản Nguyên tắc thể hiện bằng văn bản nhằm bảo đảm tính nhất quán và tính pháp lý của quá trình giải quyết khiếu nại. Quá trình thụ lý, thu thập thông tin, đánh giá chứng cứ vụ việc đều phải lưu giữ thông qua mẩu biểu, biên bản, báo cao mang đầy đủ các yếu tố pháp lý. Nguyên tắc thực hiện theo quy định của pháp luất; bảo đảm tính công bằng, dân chủ; thể hiện bằng văn bản là các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình giải quyết từ khâu bắt đầu tiếp nhận đơn thư, thụ lý vụ, việc đến khâu ra quyết định giải quyết và đơn đốc, theo dừi thi hành.
Mỗi vụ, việc khiếu nại đề cập đều gắn với một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân với những đặc thù về địa lý, đời sống dân chủ, phong tục, tập quán. Bởi vậy, trên cơ sở những nguyên tắc chung của pháp luật, đòi hỏi khi giải quyết khiếu nại phải quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể. Phải xem xét đến những yếu tố văn hóa, xã hội cụ thể ở từng nơi, từng vùng, từng việc, tìm ra được nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến khiếu nại.
Căn cứ vào điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm vùng lảnh thổ, tập quán, phong tục địa phương và có phương thức tiến hành giải quyết phù hợp. Muốn vậy, người giải quyết khiếu nại phải hiểu biết về thực tế văn hóa, xã hội, biết ứng xử, luôn luôn cầu thị để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tư tưởng khuyến khích hòa giải ở cơ sở là rất quan trọng, việc làm này có tác dụng giảm phát sinh khiếu nại, nhằm ngay từ đầu phòng ngừa, tránh phát sinh mâu thuẫn, tạo thuận lợi cho nội bộ nhân dân tự nguyện giải quyết các tranh chấp, hạn chế sự can thiệp giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người đứng đàu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tiếp dân; bảo đảm các điều kiện cần thiết để tiếp dân; bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. - Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý, nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại. Đõy là khõu quan trọng trong bước chuẩn bị, chủ yếu khõu này làm rừ và củng cố nội dung chủ yếu vụ việc về họ tên, địa chỉ, tư cách người khiếu nại; yêu cầu người khiếu nại, cơ sở, yêu cầu của khiếu nại; thẩm quyền giải quyết vụ việc….
Căn cứ vào vụ việc khiếu nại, nếu việc khiếu nại đủ các điều kiện quy định thì trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đơn khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền phải quyết định thụ lý vụ việc, và gửi thông báo cho người khiếu nại biết. Đây là bước có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình giải quyết, tiến độ giải quyết; đồng thời, cũng là bước đòi hỏi trình độ năng lực nghiệp vụ của cán bộ khi giải quyết khiếu nại. Nội dung báo cáo thẩm tra, xác minh đề cập những vấn đề đã thẩm tra, xác minh theo yêu cầu văn bản thụ lý; quá trình thẩm tra, xác minh như thế nào; kết quả thẩm tra, xác minh đúng sai, nhận định đề xuất, hướng giải quyết, tháo gỡ; các tài liệu cơ bản đã được sử dụng kèm theo.
Người ra quyết định có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra , áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh. Hồ sơ sau khi giải quyết vụ việc phải lưu trữ để giỳp quản lý, theo dừi cụng tác giải quyết khiếu nại, gồm (đơn, biên bản ghi lời khiếu nại, văn bản thẩm tra xác minh, quyết định giải quyết, tài liệu khác có liên quan)… Đồng thời nó còn là căn cứ cho các cơ quan thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại ở cấp tiếp theo hoặc các vụ, việc có liên quan khác.
Tuy tình hình hình khiếu nại đến nay đã có chiều hướng giảm, song thật chưa vững chắc và còn nhiều phức tạp, bên cạnh nhũng kết quả thu được, công tác giải quyết khiếu nại, còn nhiều điểm yếu kém, mang nặng tính hình thức, Hạn chế về hiệu lực và hiệu quả: Những quy định của pháp luật về thời hạn, thời hiệu bị vi phạm khá phổ biến. Công việc này không thể tiến hành một cách tổng quát, chung chung mà phải cụ thể, phải chuyên sâu trong từng phương diện hoạt động quản lý nhà nước như đất đại, xây dựng, kế toán thống kê, quản lý doanh nghiệp… Đồng thời phải có những quy định mang tính nguyên tắc tránh được tình trạng áp dụng pháp luật một cách tuỳ tiện, thiếu nhất quán. Trước hết là phải hoàn thiện các qui định pháp luật về quản lý nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực, hoàn thiện qui định về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước rừ ràng, minh bạch, hạn chế những vi phạm, sai sút trong quỏ trỡnh thực hiện dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ theo Thông báo kết luận số 130 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường vai trò của hệ thống chính trị mà trực tiếp là cơ quan nhà nước các cấp phải nêu cao trách nhiệm trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giải quyết khiếu nại, tố cáo với yêu cầu là: giải quyết một cách có trách nhiệm, có tình, có lý,. Đồng thời, Quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ Trung ương đến địa phương; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, đi đôi với tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ nhằm từng bước xây dựng được một đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của công tác này cả về chất lượng và số lượng,đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và giải quyết các công việc của dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến trình hội nhập của đất nước. Khi có khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình thì kịp thời giải quyết; nếu thuộc thẩm quyền của cấp trên thì giải thích, hướng dẫn người dân khiếu kiện theo đúng quy định của pháp luật; vận động, thuyết phục người khiếu nại, tố cáo thực hiện các quyết định giải quyết của cơ quan cấp trên; giáo dục, kiềm chế người người có hành vi quá kích.
Các cấp, các ngành tập trung rà soát lại những vụ việc tồn đọng thuộc thẩm quyền, những vụ việc đã được xem xét, giải quyết nhưng còn khiếu nại thì kiểm tra lại, nếu giải quyết sai, chưa hợp lý thì phải điều chỉnh, sửa chữa theo nguyên tắc: bảo đảm đúng chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng; nếu đã giải quyết đúng pháp luật thì phải có biện pháp bảo đảm thực hiện quyết định giải quyết và thông báo rộng rãi cho các cơ quan, tổ chức liên quan biết, tranh thủ sự đồng tình của dư luận và quần chúng nhân dân nơi người khiếu nại cư trú để giải thích, động viên người khiếu nại chấp hành. Tập trung lãnh đạo chỉ đạo và tăng cường quản lý nhà nước về KN, TC; triển khai nghiêm túc, kịp thời Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC, chỉ đạo công tác tiếp dân giải quyết KNTC của công dân và Kế hoạch số 1130/KH - TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra rà soát các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.