1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đối chiếu các thuật ngữ xăng dầu tiếng anh và tiếng việt

34 573 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 441,38 KB

Nội dung

Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, nhưng việc nghiên cứu các thuật ngữ của ngành xăng dầu chưa được các giới nghiên cứu quan tâm đúng mức trong ngành xăng dầu nói chung, cũng như trong c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH LÝ TOÀN THẮNG

HÀ NỘI - 2009

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn………5

Danh mục bảng biểu ……… 6

MỞ ĐẦU………7

1 Tính cấp thiết của đề tài……… 7

2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn………8

2.1 Đối tượng nghiên cứu……….……… 8

2.2 Mục đích nghiên cứu………8

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu……… ………8

3 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn ……… 8

3.1 Tư liệu……… 8

3.2 Phương pháp nghiên cứu………10

4 Kết cấu của luận văn ………10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN……… 11

1.1 Ngôn ngữ chuyên dụng và ngôn ngữ toàn dân……….11

1.2 Ngôn ngữ khoa ho ̣c……… 12

1.3 Thuật ngữ khoa học……… 13

1.3.1 Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới……… 13

1.3.2 Những nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam……….15

1.3.3 Đặc điểm của thuật ngữ ……… ………17

1.4 Quan niệm của luận văn về thuật ngữ……… 22

1.5 Khái niệm về thuật ngữ xăng dầu 27

1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành xăng dầu Việt Nam……….30

1.5.2 Sự hình thành và phát triển của thuật ngữ xăng dầu tiếng Việt… 33

Chương 2 ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC HÌNH THỨC CỦA THUẬT NGỮ XĂNG DẦU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 2.1 Yếu tố cấu tạo của thuật ngữ 37

Trang 4

2.2 Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh 39

2.2.1 Nhận xét chung 39

2.2.2 Phân loại các yếu tố cấu thành thuật ngữ 40

2.3 Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh là các từ 44

2.3.1 Thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh là từ đơn 44

2.3.2 Thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh là từ phái sinh 45

2.3.3 Thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh là “từ ghép” (compound ords) 50

2.3.3.1 Cấu trúc hình thức của thuật ngữ ở dạng từ ghép…….51

2.3.3.2 Đặc điểm ngữ pháp của thuật ngữ ở dạng từ ghép……52

2.4 Thuật ngữ xăng dầu là các cụm từ (phrases) ……… 54

2.4.1 Thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh là cu ̣m danh từ….………55

2.4.2 Thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh là cụm động từ….…… 59

2.5 Cấu tru ́ c hình thức của thuật ngữ xăng dầu tiếng Việt là các từ ….60 2.5.1 Nhận xét chung……… 60

2.5.2 Thuật ngữ xăng dầu là từ đơn ……… ……61

2.5.3 Thuật ngữ xăng dầu là từ ghép……… 62

2.6 Đặc điểm cấu ta ̣o của thuật ngữ xăng dầu tiếng Việt là cụm từ… 63

2.6.1 Nhận xét chung ……….…… 63

2.6.2 Nguyên tắc kết hợp giữa các yếu tố trong thuật ngữ là cụm từ tiếng Việt 64

2.6.3 So sánh thuật ngữ xăng dầu tiếng Việt có cấu trúc cụm từ với tiếng Anh 66

2.7 Thuật ngữ ở dạng viết tắt……… 67

2.7.1 Thuật ngữ ở dạng viết tắt tiếng Anh……… 67

2.7.2 Sử dụng thuật ngữ viết tắt tiếng Anh trong tiếng Việt….…… 68

2.8 Bảng thống kê tỷ lệ và biểu đồ thể hiện cấu tru ́ c hình thức của thuật ngư ̃ xăng dầu tiếng Anh trong so sánh đối chiếu với tiếng Việt 69

2.9 Tiểu kết 71 Chương 3 ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA THUẬT NGỮ XĂNG DẦU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Trang 5

3.1 Nhận xét chung 73 3.2 Sự tương ứng về nghĩa giữa các tiền tố và hậu tố của thuật ngữ

tiếng Anh với những yếu tố cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt 75

3.2.1.Các hậu tố làm thay đổi từ loại và cộng thêm nghĩa cho thuật ngữ 75

3.2.1.1 Các chủ thể của hành động được cấu tạo từ động từ bằng cách thêm hậu tố -er ; -or; -ant; -ee, -ist .75 3.2.1.2 Các hoạt động, các quá trình trong lĩnh vực xăng dầu được thể hiện dưới dạng danh từ bằng cách cộng vào

động từ các hậu tố như –ment; -ture ; -tion ; -sion ; -is ;- y; -ance ….mang nghĩa “sự, việc, cuộc, hoạt động”… 76

3.2.1.3 Hình vị hậu tố –able và –ity mang nghĩa “khả năng”…77 3.2.2 Các tiền tố làm thay đổi từ loại và cộng thêm nghĩa cho thuâ ̣t ngữ 78

3.2.2.1 Tiền tố anti- diễn đạt nghĩa chống đối, phản đối của hành động, sự việc……… 78 3.2.2.2 Tiền tố multi- diễn đạt thêm nghĩa đa, nhiều của hành động, sự việc được thể hiện ……….……78 3.2.2.3 Tiền tố pre- diễn đạt nghĩa về một hành động xảy ra trước một quá trình khác ……….…79 3.2.2.4 Tiền tố re- diễn đạt thêm nghĩa làm lại … ………….79 3.2.2.5 Tiền tố de- diễn tả nghĩa loại bỏ, khử, tách….……… 80 3.2.2.6 Tiền tố mis- diễn đạt nghĩa sai, lỗi, nhầm , hòa trộn, pha tạp ……….………80

3.2.2.7 Các tiền tố diễn đạt nghĩa phủ định: dis-; in-; ir-

và non- ……… 80

3.3 Việc tạo nghĩa của thuật ngữ là từ ghép ……… 82

3.3.1 Từ ghép chính phụ theo kiểu “Adj + N”………….…….83 3.3.2 Từ ghép chính phụ theo kiểu“ N + N”……… 84 3.1.3 Từ ghép chính phụ theo kiểu “Verbial+ N”………….….86

Trang 6

3.4 Cách tạo nghĩa của thuật ngữ qua cấu trúc cụm từ……… 87

3.4.1 Thuật ngữ cụm từ với tƣ cách một đơn vị từ vựng ……… 87

3.4.2 Cách kết hợp các thành tố để tạo ra nghĩa của thuật ngữ là cụm từ 89

3.5 Tiểu kết ……….… 91

KẾT LUẬN……… ……… 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ….96

PHỤ LỤC ………

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, toàn cầu hóa là một qui luật phát triển tất yếu khách quan của xã hội Trong xu thế này,Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập, cùng với những ngành kinh tế , các ngành khoa học – kỹ thuật ngày càng được chú trọng Ngành xăng dầu Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình chuyển đổi đó Xăng dầu là một trong những nguồn tài nguyên quí giá của đất nước, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, có nhiệm vụ đáp ứng mọi nhu cầu về xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và phục vụ đời sống nhân dân trên cả nước Nó chiếm một thị phần trong xuất khẩu, mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam

Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, nhưng việc nghiên cứu các thuật ngữ của ngành xăng dầu chưa được các giới nghiên cứu quan tâm đúng mức trong ngành xăng dầu nói chung, cũng như trong chuyên ngành thuâ ̣t ngữ ho ̣c của bô ̣ môn Ngôn ngữ học nói riêng Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu đối chiếu riêng cho ngành xăng dầu.Vì thế, song song với việc giảng dạy tiếng Anh Thương mại trong nhà trường, việc tiến hành nghiên cứu đối chiếu các thuật ngữ xăng dầu Anh-Viê ̣t là hết sức cần thiết Về mặt lí luận cũng như thực tiễn, việc nghiên cứu này sẽ góp phần sáng tỏ thêm một số vấn đề lí thuyết, cũng như giúp cho việc phát triển hoàn chỉnh các thuật ngữ xăng dầu bằng tiếng Việt

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển, hiện đại hóa và hội nhập là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết của Việt Nam.Vấn đề thuật ngữ ở Việt Nam hiê ̣n chưa có sự thống nhất cao giữa các quan điểm như: chuyển dịch thuật ngữ, đặt tên thuật ngữ mới,

Trang 8

tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài dưới các hình thức khác nhau Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu các đặc điểm về cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa của các thuật ngữ xăng dầu là cần thiết Hiểu rõ về đặc điểm cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ xăng dầu sẽ đóng góp một phần trong việc khẳng định vai trò của tiếng Việt trong lĩnh vực khoa học- kỹ thuật, đóng góp thiết thực vào truyền bá kiến thức, cũng như việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay

2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thuật ngữ xăng dầu của tiếng Anh được khảo sát trong sự đối chiếu với thuật ngữ tương đương của tiếng Viê ̣t, về các phương diê ̣n như nguồn gốc, phương thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa

2.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tiến hành khảo sát, phân tích, đối chiếu các thuật ngữ tương ứng Anh - Việt nhằm tìm ra sự giống nhau và khác nhau trong cách thức cấu tạo, cũng như nội dung ý nghĩa của các thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh và tiếng Việt

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần phải giải quyết các nhiệm vụ

cụ thể sau:

- Hệ thống hóa các quan điểm lí luận về thuật ngữ khoa học nói chung

- Hệ thống hóa các quan điểm lí luận về thuật ngữ học ở Việt Nam

- Khảo sát các đặc điểm về cấu trúc hình thức của hai hệ thống thuật ngữ xăng dầu Anh - Việt

3 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn

3.1 Tư liệu

Trang 9

Tư liệu nghiên cứu chính của luận văn là các thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh được chuyển dịch sang tiếng Việt, thu thập từ các từ điển đối chiếu thuật ngữ xăng dầu Anh- Việt, Việt- Anh, các từ điển thuật ngữ xăng dầu tiếng Việt, thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh Cụ thể:

- Từ điển kỹ thuật tổng hợp Anh-Việt (1991), Nxb Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội

- Viện Dầu Khí (1996), Từ điển dầu khí Anh - Việt NXB Khoa học và

Kỹ thuật Hà Nội

- Các thông tin cập nhật trên Website (Terminology from Wikipedia,

the free encyclopedia) như:

- Dictionary Bamboo by the online Dictionary

- Bamboo -English - English - Dictionary http:www Socbay.com

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi áp dụng các phương pháp, các thủ pháp chính sau:

Trang 10

-Phương pháp nghiên cứ u đối chiếu nhằm tìm ra những điểm chung và những điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ được đưa vào đối chiếu là tiếng Anh

và tiếng Việt

- Phương pháp phân tích miêu tả để nghiên cứu cấu tạo và ý nghĩa của các thuật ngữ Cụ thể, chúng tôi phân tích và miêu tả hình thái, cấu trúc của các thuật ngữ xăng dầu, tìm ra các nguyên tắc cơ bản tạo thành các thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh và các mô hình cấu tạo cơ bản của chúng

- Cuối cùng là phương pháp thống kê định lượng để tính toán các số liê ̣u cần thiết về các thuật ngữ xăng dầu của hai ngôn ngữ

Các kết quả thống kê sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức các bảng biểu, giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngữ pháp, phương thức hoạt động của các thuật ngữ xăng dầu tiếng Anh và tiếng Việt

4 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương sau đây:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC HÌNH THỨC CỦA THUẬT NGỮ XĂNG DẦU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA THUẬT NGỮ XĂNG DẦU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Trang 11

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong bối cảnh phát triển xã hội hiện nay, trình độ tri thức về khoa học

là thước đo chính xác và là động lực thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Sự phát triển vô cùng nhanh chóng và rộng rãi của khoa học và công nghệ là điều kiện quan trọng cho việc hình thành và phát triển phong cách ngôn ngữ khoa học Các thành tựu về khoa học và công nghệ trong và ngoài nước ảnh hưởng một cách trực tiếp đến văn hóa công nghiệp và văn hóa chung của xã hội hiện đại, đến trình độ kiến thức chung và kiến thức khoa học, đến tư duy và ngôn ngữ của xã hội Việt Nam

Viê ̣t Nam phát triển không ngừng nên tiếng Viê ̣t cũng liên tục phát triển

để kịp thời phản ánh được thực tiễn cuộc sống Điều này đă ̣c biê ̣t thấy rõ trong sự phát triển nhanh chóng , mạnh mẽ của thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến mô ̣t số lĩnh vực kinh tế , văn hoá, khoa ho ̣c như: ngân hàng, thương mại, luâ ̣t pháp, tin ho ̣c, môi trường Ngôn ngữ thực sự giúp cho việc đáp ứng các nhu cầu mọi mặt trong mô ̣t xã hội phát triển, và hoàn thiện những lĩnh vực mới nảy sinh nhờ vào viê ̣c cung cấp, giúp cho con người quen với những từ ngữ mới được tạo ra

Trước khi đi sâu vào miêu tả, phân tích các thuật ngữ xăng dầu của tiếng Anh và tiếng Việt về hai phương diện đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của chúng, về mặt lý luận , chúng ta cần tìm hiểu bao quát về vấn đề ngôn ngữ khoa học nói chung và thuật ngữ nói riêng

1.1 Ngôn ngữ chuyên dụng và ngôn ngữ toàn dân

Xét về mục đích và phạm vi sử dụng, có thể phân chia ngôn ngữ thành: Ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ chuyên dụng Ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ chuyên dụng đều nằm trong hê ̣ thống ngôn ngữ chung tuân thủ các quy luâ ̣t, nguyên tắc chung của ngôn ngữ về ngữ âm , từ vựng, ngữ pháp, nhưng chúng cũng có những điểm khác nhau Nếu như ngôn ngữ toàn dân được đại

Trang 12

đa số nhân dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thì ngôn ngữ chuyên dụng có số lượng người sử dụng hạn chế hơn rất nhiều Thông thường, mỗi cá nhân phải nắm vững ngôn ngữ toàn dân trước khi tiếp cận với ngôn ngữ chuyên dụng

Khái niệm ngôn ngữ chuyên dụng, đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm đến, Chẳng ha ̣n như định nghĩa dưới đây của Hutchinson T., Water A sẽ giúp chúng ta hiểu rõ bản chất và chức năng của ngôn ngữ chuyên dụng: “ Ngôn ngữ chuyên dụng là ngôn ngữ được sử dụng với những mục đích khác nhau: dùng trong công việc hàng ngày, dùng cho mục đích nghiên cứu, học tập, dùng để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật…Nó là một bộ phận của ngôn ngữ chung nhưng không phải là ngôn ngữ toàn dân vì nó có chứa nhiều nội dung chuyên môn mà không phải tất cả mọi người đều hiểu.” [29, pg.16]

1.2 Ngôn ngữ khoa học

Tuỳ thuô ̣c vào mu ̣c đích sử du ̣ng, trong ngôn ngữ chuyên du ̣ng c ó thể là: ngôn ngữ nghề nghiê ̣p , ngôn ngữ kho a học và ngôn ngữ nghệ thuật Nói đến thuật ngữ chuyên ngành là nói đến ngôn ngữ khoa học , vì ngôn ngữ khoa học phục vụ cho công việc nghiên cứu và truyền bá các tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nhằm phát triển kinh tế và đời sống văn hóa - xã hội, trong đó có mô ̣t bộ phận cực kỳ quan trọng là các thuật ngữ khoa học

Các nhà nghiên cứu thường nêu lên một số đặc trưng tiêu biểu của thuật ngữ khoa ho ̣c như sau:

a Tính khái quát, trừu tượng: Khoa học luôn nhằm tới những quy luật khái

quát, trừu tượng, chứ không dừng lại ở những hiện tượng riêng lẻ, cá biệt Do

đó, thuâ ̣t ngữ khoa học cũng phải bảo đảm có tính trừu tượng, khái quát

b Tính lý trí - lôgic: Để thuyết phục người đọc công nhận những kết quả khoa

học và để diễn đạt các kết quả đó một cách khoa học thì ngôn ngữ trong các

văn bản khoa học phải bảo đảm có tính chặt chẽ, nghiêm ngặt

Trang 13

C Tính khách quan, phi cá thể: Mục đích của khoa học là nhận thức và phản

ánh hiện thực khách quan, khám phá các quy luật của tự nhiên và xã hội Do

đó, ngôn ngữ trong các văn bản khoa học cũng phải bảo đảm có tính khách quan

d Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ: Về mặt này, các nhà nghiên cứu

thường nêu lên một số đặc trưng tiêu biểu của ngôn ngữ khoa học như:

- Về chữ viết có sử dụng một số ký hiệu khoa học riêng mà người ta

phải biết thì mới dùng và hiểu được (thí dụ: cm, kg, S, O,…) v.v

- Về ngữ pháp thường dùng các kiểu câu có chủ ngữ không xác định

(người ta) hoặc khuyết chủ ngữ, câu có nghĩa bị động, các kiểu câu ghép có các quan hệ từ hô ứng (nếu…thì, tuy nhưng,…) v.v

- Về từ ngữ thường không dùng các từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội; từ ngữ thường được dùng theo nghĩa đen, thường mang sắc thái biểu cảm trung hòa Mỗi ngành khoa học thường có hệ thống thuâ ̣t ngữ riêng , đòi hỏi người dùng phải hiểu chính xác thì mới sử dụng được

1.3 Thuâ ̣t ngữ khoa ho ̣c

Cùng với các ngành khoa học khác , thuật ngữ được hình thành và phát triển không ngừng , thu hút được rất nhiều sự q uan tâm chú ý của các nhà chuyên môn nói riêng , cũng như của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ho ̣c nói chung Sau đây là mô ̣t số những kết quả trong nghiên cứu thuâ ̣t ngữ của thế giới và Viê ̣t Nam

1.3.1 Những quan niê ̣m về thuật ngữ trên thế giới

Theo các tài liệu thống kê, trong ngôn ngữ học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ chẳng ha ̣n tác giả J.C Sager ( Mỹ) đã đưa ra một số đặc điểm chung của thuật ngữ như sau:

- Thuật ngữ phải được hình thành một cách có hệ thống, chú trọng tới các đặc tính về hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ tạo thành chúng

Trang 14

- Thuật ngữ phải tuân theo các qui tắc chung về hình thái, chữ viết và phát âm của ngôn ngữ

- Khi một thuật ngữ đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, thì nó không thể bị thay đổi nếu không có những lý do bắt buộc và tự khẳng định chắc chắn rằng thuật ngữ mới thay thế cho nó sẽ đảm đương hoàn toàn giá trị của nó và sẽ được nhanh chóng chấp nhận

- Nếu một thuật ngữ mới chỉ truyền đạt được phần nào ý nghĩa của thuật ngữ đang dùng thì sẽ gây ra lầm lẫn, và trong trường hợp đó cần dùng tới khái niệm đồng nghĩa như vậy mới có thể giới thiệu thuật ngữ mới

Một số nhà ngôn ngữ khác nhấn mạnh về khái niệm và định nghĩa thuật ngữ Chẳng hạn, B.П.Дaниленко cho rằng: “Thuật ngữ dù là từ (ghép hoặc đơn) hay cụm từ đều là một ký hiệu tương ứng với một khái niệm”, và “bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân” [38, c.35-36]

Hay theo các nhà soạn thảo của “Đại học Bách khoa toàn thư Xô- Viết”

đã định nghĩa: “ thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hoá, hạn định hóa về sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trưng cho phạm vi chuyên môn đó [36, c 473-474]

Gần đây, ở Nga xuất bản hai cuốn sách rất có giá trị về thuật ngữ, đó là:

Trang 15

Theo các tác giả này thì có thể định nghĩa “để làm việc” về thuật ngữ như sau:

- “Thuật ngữ là đơn vị từ vựng cu ̉a một thứ ngôn ngữ nhất định dùng cho những mục đích chuyên môn, nó biểu thị một khái niệm lý thuyết chung -

cụ thể hay trừu tượng của một lĩnh vực tri thức hay hoạt động chuyên môn nhất định”( 39, c.31-32)

“Thuật ngữ là từ (hay cụm từ) chuyên môn, được thừa nhận trong hoạt động chuyên ngành và được sử dụng trong những điều kiện đặc biệt Thuật ngữ là sự biểu đạt bằng từ ngữ một khái niệm của một hệ thống các khái niệm thuộc một lĩnh vực tri thức chuyên ngành nhất định Thuật ngữ là yếu tố khái niệm cơ sở của thứ ngôn ngữ dùng cho các mục đích chuyên môn”

- Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân

-Thuật ngữ phải được hình thành một cách có hệ thống, chú trọng tới các đặc tính về hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ tạo thành chúng

1.3.2 Những quan niê ̣m về thuật ngữ ở Việt Nam

Việc nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 40

và được đẩy mạnh từ những năm 60 của thế kỷ XX

Nguyễn Văn Tu từ năm 1960 đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ trong cuốn “ Khái luận ngôn ngữ học” [23, tr.176] như sau: “ Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học, kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ

Trang 16

thuật v,v và có một nghĩa đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm về tên các sự vật thuộc ngành nói trên”

Sau này có rất nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã đi vào nghiên cứu bản chất của thuật ngữ như: Lưu Vân Lăng, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, v.v…Trong “ Giáo trình tiếng Việt” ( tập 2), Đỗ Hữu châu đã đưa ra định nghĩa thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đấy, có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hóa học, toán học, thương mại, ngoại giao v.v Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định” [1, tr.167]

Hoàng Văn Hành đưa ra định nghĩa về thuật ngữ, trong đó nhấn mạnh thêm tính xác định của khái niệm mà thuật ngữ biểu thị trong hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định Ông viết: “Thuật ngữ là những

từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định, Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ của ngôn ngữ” [9, tr.28]

Trong giáo trình “ Từ vựng học tiếng Việt” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1978, sau nhiều lần tái bản, đến năm 1998, Nguyễn Thiện Giáp đã nêu ra quan niệm khá đầy đủ những đặc trưng cơ bản về thuật ngữnhư sau: “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ Nó bao gồm những từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [7, tr 270]

Nhìn chung, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam khá thống nhất quan niệm

về thuật ngữ ở những điểm chính sau:

- Thuật ngữ là những từ, cụm từ cố định biểu đạt chính xác một khái niệm hay sự vật, hiện tượng,… của một chuyên môn nào đó

Trang 17

- Thuật ngữ phải mang tính khoa học, tính chính xác, tính hệ thống, tính đại chúng, tính dân tộc và tính quốc tế

Khi đưa ra định nghĩa về thuật ngữ, các nhà ngôn ngữ còn đề nghị phân biệt rõ khái niệm thuật ngữ và danh pháp khoa học

Theo Nguyễn Thiện Giáp sự phân biê ̣t này là: “thuật ngữ có thể được cấu tạo dựa trên cơ sở các từ hoặc hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng Còn danh pháp có thể được quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ ( VitaminA, VitaminB, v.v là một chuỗi các con số ( MA65, TU104, B40 v.v.) hay bất kỳ cách gọi tên võ đoán nào

Như vậy, về mặt chức năng, danh pháp giống với các tên riêng.Về bản chất, danh pháp là tên riêng của các đối tượng nếu như ở thuật ngữ người ta nhấn mạnh chức năng định nghĩa của nó thì đối với danh pháp chức năng gọi tên mới là quan trọng (7, tr 270)

1.3.3 Đặc điểm của thuật ngữ

Cho đến nay, tuy còn có nhiều điều cần tranh luận, nhưng các nhà ngôn ngữ ho ̣c khá thống nhất với nhau trong viê ̣c tìm ra những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn từng đặc tính cơ bản của thuật ngữ:

(1) Tính khoa học

Tính khoa học của thuật ngữ thể hiện rất rõ ở những thuật ngữ có phạm

vi sử dụng hẹp , nên có th ể dẫn đến quan niệm có phần cực đoan rằng thuật ngữ là thứ ngôn ngữ chỉ dành riêng cho các nhà chuyên môn Nhưng thực ra

có một số ngành khoa học (như: nông nghiệp, kinh tế, điện tử, y, dược… ) gắn rất chặt với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong lĩnh vực kinh tế việc giao lưu mua bán hiện nay không còn bó hẹp trong từng địa phương nhỏ

lẻ, mà mở rộng giữa miền này với miền khác , giữa quốc gia này với quốc gia khác; điều này có thể làm cho màu sắc khoa học của thuật ngữ đôi khi bị mờ

Ngày đăng: 07/04/2017, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w