1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đối chiếu hành vi từ chối lời đề nghị và lời mời của người mỹ và người việt (tt)

28 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 137,73 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---VƯƠNG THỊ HẢI YẾN NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI ĐỀ NGHỊ VÀ LỜI MỜI CỦA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT Chuyên ngàn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-VƯƠNG THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI

ĐỀ NGHỊ VÀ LỜI MỜI CỦA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

Mã số: 62220241

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Trang 2

Hà Nội – 2018

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở, họp tại

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội.

Vào hồi …… giờ, ngày … tháng … năm 2018

Trang 3

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện quốc gia Việt Nam

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Vương Thị Hải Yến, 2017, Hành vi từ chối lời đề nghị của người Mỹ

và người Việt, Tạp chí ngôn ngữ và Đời sống số 12 (tr.67-73)

2 Vương Thị Hải Yến, 2017, Phương tiện từ vựng biểu thị hành vi từ

chối trực tiếp lời đề nghị trong tiếng Anh, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa

thư số 6 (tr.216- 221)

3 Vương Thị Hải Yến, 2017, Hành vi từ chối trực tiếp lời mời của

người Mỹ và người Việt, Hội thảo khoa học toàn quốc (kỷ yếu), Hà Nội

(tr.638-643)

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn hóa và ngôn ngữ là hai đối tượng gắn bó mật thiết, khăng khít vớinhau, văn hóa là nội dung và ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải nội dung đó,

vì thế mối quan hệ ngôn ngữ và văn hóa ngày càng được nhiều người quan tâm,nghiên cứu Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế và được sửdụng rộng rãi ở rất nhiều quốc gia trên thế giới Để có thể làm chủ được mộtngôn ngữ khác thì phải nắm bắt được phông văn hóa Trong mỗi hành vi giaotiếp kể cả hành vi lời nói như TC lời đề nghị, lời mời … hoặc hành vi phi lời,đều có dấu ấn mạnh mẽ của văn hóa

Trong các HVNN, HVTC là hành vi phổ quát của mọi ngôn ngữ Cũng nhưtất cả các hành vi khác, nó chịu sự chi phối của các nhân tố ngôn ngữ và xã hội Đề

tài Nghiên cứu đối chiếu HVTC lời đề nghị và lời mời của người Mỹ và người Việt

với mong muốn thông qua đối chiếu tìm ra được những tương đồng và khác biệtgiữa người Mỹ và người Việt về cách thức TC lời đề nghị, lời mời nhằm giúp ngườiViệt học tiếng Anh hiểu rõ sự khác biệt về văn hóa khi thực hiện HVTC trong giaotiếp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học tiếng Anh ở nước ta và dạy tiếng Việtcho người nước ngoài, tránh những xung đột, những “cú sốc văn hóa”

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chính của LA là các phương thức thể hiệnHVNN TC lời đề nghị, lời mời của người Mỹ và người Việt, đó chính là cáccấu trúc và CL được sử dụng để đạt mục đích TC

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

LA hướng tới tìm hiểu những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa thể hiệnqua HVTC lời đề nghị, lời mời trong tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt với mụcđích giúp cho việc giao tiếp ứng xử hằng ngày đạt hiệu quả tối ưu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu HVTC lời đề nghị, lời mời ở cả ba bình diện: cấu trúc, ngữnghĩa và ngữ dụng, chúng tôi xác định các nhiệm vụ của LA như sau:

(1) Thông qua khảo sát và phân tích tư liệu thực tế hội thoại trong tiếng Anh

và tiếng Việt có sử dụng HVNN TC lời mời hay lời đề nghị, tập hợp các BTNV TClời mời hay lời đề nghị ở cả hai ngôn ngữ, từ đó nêu lên được các đặc trưng ngônngữ-văn hóa trong TC lời mời, lời đề nghị của người Mỹ và người Việt

Trang 6

(2) Mô tả và xác định vai trò ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên BTNV

TC lời đề nghị và BTNV TC lời mời

(3) Tổng hợp các CL người Mỹ và người Việt thường sử dụng khi thựchiện HVTC lời đề nghị và lời mời và chức năng của chúng trong giao tiếp đểchỉ ra những biểu hiện văn hóa của hai dân tộc nói chung và văn hóa ứng xửcủa người Mỹ và người Việt thông qua hai HVNN đối ứng nhau này nói riêng

(4) Khẳng định tầm quan trọng của việc nắm rõ những CL giao tiếp vànhững từ định hướng nghĩa để đạt hiệu quả trong giao tiếp

(5) So sánh HVTC lời đề nghị, lời mời của người Mỹ và người Việt nhằmxác định sự tương đồng và dị biệt về nội dung, hình thức, CL sử dụng, phươngthức thể hiện và chức năng của chúng trong hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa.Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho công tác dịch thuật…, góp phần vào việcnghiên cứu về văn hóa và giao tiếp ngôn ngữ hướng tới giữ gìn sự trong sángcủa tiếng Việt; nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực giao tiếp giao văn hóa trongquá trình dạy và học ngoại ngữ

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cơ bản đang được sử dụng phổ biến và có hiệu quả như phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, phương pháp miêu tả, phương pháp

xã hội - ngôn ngữ học.

4.2 Nguồn tư liệu

Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn: các tác phẩm văn học;đoạn thoại tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày có chứa phát ngôn TC lời mờihoặc lời đề nghị theo quan sát cá nhân; sử dụng lại kết quả của các tài liệunghiên cứu trước đây; thông qua mạng Internet; sách giảng dạy tiếng Anh củangười bản ngữ; phiếu khảo sát

5 Đóng góp của luận án

5.1 Về mặt lí luận

- Thứ nhất, nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cácphương tiện biểu đạt và nội dung ngữ nghĩa của HVTC lời đề nghị và lời mời

ở cả ba bình diện: cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng

- Thứ hai, LA tập hợp được lớp từ ngữ người Mỹ và người Việt thường

sử dụng khi thực hiện một HVTC lời đề nghị và lời mời; mô tả cặn kẽ nhữngđặc trưng, tính chất của hai HVNN đối ứng nhau trong cả hai ngôn ngữ

- Thứ ba, kết quả nghiên cứu chỉ ra được sự giống nhau và khác biệttrong các CL thể hiện HVTC lời đề nghị và lời mời trong tiếng Anh và ngườiViệt học tiếng Anh; việc ảnh hưởng của văn hóa đến cách giao tiếp người bảnngữ nói tiếng Anh và người Việt nói tiếng Anh

- Thứ tư, kết quả nghiên cứu góp phần vào việc nghiên cứu lí luận vềphương pháp giảng dạy tiếng Anh và vấn đề giao thoa văn hóa trong giảng dạy

5.2 Về mặt thực tiễn

Trang 7

- Luận án cung cấp nhiều ví dụ sinh động về ngôn ngữ học xã hội trongviệc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là trong văn hóa ứng xử, giao tiếp hằngngày, cụ thể là việc dạy và học tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ Chúng tôi mongmuốn góp phần nghiên cứu sâu hơn về giao tiếp ngôn ngữ dưới góc độ văn hóa

và giao thoa văn hóa thuộc phạm vi HVTC lời đề nghị và lời mời

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu hành vi từ chối đã được thực hiện khá nhiều ở những nướcnói tiếng Anh trên thế giới Leslie M Beebe, Tomoko Takahashi và Robin LissWelz (1990) thuộc trường Đại học Colombia, nghiên cứu đã đưa ra các côngthức ngữ nghĩa (Semantic Formula) để cấu tạo nên hành vi từ chối [47] Một sốnghiên cứu về hành vi từ chối trong các bối cảnh liên văn hóa và không phảibản ngữ cũng được nghiên cứu khá nhiều Trong các tình huống cụ thể,Hartford và Bardovi-Harlig [54] phát hiện cả sinh viên bản ngữ và sinh viênkhông là người bản ngữ đều đưa ra lời giải thích khi từ chối Tuy nhiên, so vớingười bản ngữ, người học tiếng Anh có xu hướng sử dụng các chiến lược lảngtránh nhiều hơn Beckers [48] thấy rằng người Mỹ thay đổi chiến lược từ chốidựa theo địa vị xã hội (cao, thấp, bằng nhau) chứ không phải là khoảng cách xãhội (người lạ, người quen, và thân mật), trong khi người Đức thay đổi chiếnlược từ chối của mình theo khoảng cách xã hội, chứ không phải là địa vị xã hội.Felix-Brasdefer [53] đưa ra sáu tình huống khác nhau (hai lời mời, hai yêu cầu,

và hai đề xuất) xét ở góc độ vị thế xã hội (bằng nhau hoặc cao hơn) và phát hiệnthấy chuyển dịch ngữ dụng âm tính trong tần số, nội dung, và quan điểm xã hộikhi thực hiện các chiến lược từ chối

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về lời từchối Phan Thị Vân Quyên [69] đã dựa vào bảng điều tra sử dụng ba tình huốnggiao tiếp trên kết quả điều tra 100 người sinh sống ở miền Bắc, Việt Nam và

100 người bản ngữ Anh sinh sống tại Anh, Mỹ và Úc đã chỉ ra được một sốđiểm tương đồng và khác biệt dưới góc độ dụng học và văn hóa Vũ Tiến Dũng[6] đã chỉ ra có 6 chiến lược lịch sự trong hành vi từ chối lời cầu khiến NguyễnPhương Chi [4] thông qua tư liệu 1500 phiếu khảo sát, tác giả đã chỉ ra được 23chiến lược từ chối trong tiếng Việt Trần Chi Mai [21], Ngô Hương Lan [17]

Trang 8

nghiên cứu về hành vi từ chối lời cầu khiến ở góc độ cấu trúc- ngữ nghĩa- ngữdụng, ở bình diện giao tiếp ngôn ngữ, các phát ngôn từ chối thuộc lượt lời thứhai của đoạn thoại cầu khiến Nguyễn [66] đã đề cập tới vấn đề giao thoa vănhóa trong hành vi từ chối chỉ ra sự tương đồng và dị biệt giữa yếu tố giới tính;khoảng cách xã hội; và địa vị xã hội trong thể hiện hành vi từ chối thỉnh cầubằng tiếng Anh của người Úc và người Việt học tiếng Anh

Trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả của các công trình đi trước, đặcbiệt, công thức ngữ nghĩa cấu thành nên hành vi từ chối của nhà nghiên cứungôn ngữ Beebe đã trở thành nền tảng cho các nghiên cứu sau này

1.2 Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài

1.2.1 Lí thuyết HVNN

1.2.1.1 Khái niệm về HVNN

J.L Austin (1962) quan niệm “nói là làm” trong công trình nghiên cứu:

“How to do thing with words” Ông xem HVNN là một thể thống nhất những

HV: HV tạo lời (locutionary act); HV tại lời (illocutionary act); HV mượn lời(perlocutionary act) Trong ba loại hành vi đó, hành vi tại lời là đối tượngnghiên cứu của ngữ dụng học Và khái niệm HVNN hiểu theo nghĩa hẹp chính

là HV tại lời HV tại lời là nói một điều gì đó và thực hiện điều đó như thế nào

và thực hiện HV ấy phải ngay khi phát ra câu nói Ví dụ: (1) - I can’t go because

my mother is very sick, she needs me (Mình không thể đi được bởi vì mẹ mình ốm

và bà ấy cần mình) (HV tại lời là TC một đề nghị) Vì vậy HV tại lời chính là lực

ngôn trung, là đích phát ngôn Nó bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tựnhiên theo cộng đồng với những điều kiện sử dụng được thực hiện John R.Searle (1969) cũng tin rằng mỗi khi ai đó thực hiện một HV HVNN thì người

đó có thể thực hiện ba HV sau: HV phát ngôn (utterance act); HV mệnh đề (propositional act); HV tại lời (illocutionary act Có thể nói rằng tư tưởng của

Austin và Searle đã đạo nền móng vững chắc cho lý thuyết HVNN

1.2.1.2 Phân loại HVNN

Austin (1962) đã phân loại các HV tại lời thành 5 lớp lớn: 1 Phán xử(Verdictive); (2) Hành xử (Exercitive); 3 Cam kết (Commisive); 4 Ứng xử(Behabitive); 5 Trình bày (Expositive) Trong đó thì HVTC thuộc phạm trình bày.J.R.Searle phân loại các HVNN có sự tiến bộ hơn so với J.L.Austin Tác giảNguyễn Đức Dân [5] tóm lược: Searle đã nêu ra mười hai phương diện(dimensions) mà các HVNN có thể khác nhau Trong số này, ông chọn bốn tiêuchí cơ bản để phân loại các HV tại lời: Đích tại lời (Illocutionary point); hướngcủa sự khớp ghép (Direction of fit); trạng thái tâm lý được biểu hiện; nội dungmệnh đề Dựa vào những tiêu chí này mà J.R.Searle chia HVNN ra thành 5loại: (1) Tái hiện (Representatives- trước ông gọi là Xác tín: Assertives); (2)Điều khiến (Directives); (3) Cam kết (Commissive); (4) Biểu cảm(Expressives); (5) Tuyên bố (Declaratives) Theo đó HVTC thuộc nhóm điều

khiến Các HV thuộc lớp này là ra lệnh, sai, sai khiến, bảo, yêu cầu, đề nghị, mời, xin phép, cho phép, khuyên nhủ, chỉ thị, khuyến nghị, hỏi, tra…

Trang 9

1.2.1.3 Điều kiện sử dụng và phương thức thực hiện HV tại lời.

Searle chia làm 4 loại chính như sau: Điều kiện ban đầu; điều kiện chânthực; điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản); điều kiện nội dung mệnh đề

a Phát ngôn ngữ vi, BTNV, dấu hiệu ngữ vi và ĐTNV.

Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho HV tại lời tạo ra nó.Kết cấu lõi đó được gọi là BTNV Ví dụ: (2) Phát ngôn từ chối sau đây: Tôi từ

chối đề nghị của ông có BTNV: từ chối đề nghị.

BTNV là những thể thức nói năng đặc trưng cho một HV tại lời BTNV làdấu hiệu ngữ pháp - ngữ nghĩa của các HV tại lời Nhờ các BTNV chúng tanhận biết được các HV tại lời Mỗi biểu thức được đánh dấu bằng các dấu hiệuchỉ dẫn, nhờ những dấu hiệu này mà các BTNV phân biệt với nhau J Searle gọi

các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời (Illocutionary force indicating devices- IFIDS), cụ thể: Ngữ điệu; các kiểu kết cấu; những từ ngữ chuyên dùng trong BTNV (biểu thức ngữ vi) Trong những từ ngữ chuyên dùng

trong biểu thức ngữ vi có một loại động từ được gọi là động từ ngữ vi(performative verbs)

Ví dụ: (3) I refuse your offer (Tôi từ chối lời đề nghị của anh)

b BTNV nguyên cấp (primary) và BTNV tường minh (explicit); phát ngôn ngữ vi tường minh và phát ngôn ngữ vi nguyên cấp

J L Austin phân biệt các phát ngôn ngữ vi nguyên cấp (primary) là cácphát ngôn không có động từ ngữ vi và nhưng phát ngôn ngữ vi tường minh lànhững phát ngôn có động từ ngữ vi dùng theo hiệu lực ngữ vi Ví dụ: (4) “I

would like to invite you to the final ceremony of our language program next

Friday evening at 8:00.” (110; 138) Những phát ngôn không chứa các vị từ ngữ

vi mà sử dụng các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời được gọi là các phátngôn nguyên cấp

1.2.1.4 HVNN trực tiếp và HVNN gián tiếp

Tác giả Đào Thanh Lan [18;47], HV trực tiếp tạo ra lời trực tiếp/ chínhdanh HV gián tiếp tạo ra lời gián tiếp/ hàm ngôn

1.2.2 Hành vi đề nghị và hành vi từ chối lời đề nghị

1.2.2.1 Hành vi đề nghị

Theo từ điển Oxford dictionary [68,1052] “Offer means an act of saying that you are willing to do something for somebody or give something to somebody” (Đề nghị nghĩa là hành động nói rằng bạn sẵn sàng làm điều gì đó cho ai đó hoặc cho ai đó cái gì) Đề nghị thuộc nhóm có tính áp đặt trung bình,

mang sắc thái thương lượng và bắt đầu có dấu hiệu của tính chất lịch sự tronggiao tiếp Vị thế giao tiếp của người nói so với người nghe khi sử dụng động từ

đề nghị thường ngang bằng nhau hoặc cao hơn Khi hành động này được thựchiện, quyền lợi có thể là cho người nói hoặc cho cả người nói và người nghe

1.2.2.2 Hành vi từ chối lời đề nghị

Theo từ điển Oxford Advanced dictionary [28,551], “Refusing an offer here means saying or showing that you do not want to do or accept the offer of

Trang 10

someone” Như vậy, có thể thấy hành vi từ chối một đề nghị là “không chịu nhận cái được giành cho hoặc được yêu cầu”, khi đáp lại lời người đề nghị, nói

cách khác là từ chối không hành động theo mong đợi của người đề nghị

1.2.2.3 Tiêu chí nhận diện hành vi từ chối lời đề nghị

a Ngữ cảnh tình huống

Hành động từ chối lời đề nghị là phần thứ hai của hành động đề nghị khixuất hiện phần thứ nhất là hành động đề nghị, cùng với hành động đề nghị nàythành một cặp kế cận, tạo thành một cấu trúc không ưa chuộng Ví dụ:

(10) (Bà mẹ đưa con đi hội chợ)

- Mẹ ơi, mẹ mua kem thêm cho con đi

- Thôi, để lúc khác Bây giờ mẹ không mang đủ tiền (78)

b Phương diện đích ngôn trung

Theo Đào Thanh Lan [18], trong 16 hành động cầu khiến, thì đề nghị là

một trong các hành động cầu khiến có tính chất khiến trung bình, cầu thấp Với

ý nghĩa đó, lời đề nghị có đích ngôn trung vừa cầu vừa khiến

Một hành động ngôn ngữ, theo Searle, được nhận diện khi nó chứa một/một vài dấu hiệu hình thức (IFIDs - illocutionary force indicating devices) sauđây: ngữ điệu; mối quan hệ giữa câu với ngữ cảnh; ĐTNV (refuse, decline,deny…) ; các kiểu kết cấu câu đặc trưng (như kết cấu câu cầu khiến, kết cấu câunghi vấn, kết cấu câu trần thuật…) các từ ngữ chuyên dùng (No, not, never…).Chúng tôi sẽ bàn luận kỹ hơn vấn đề này ở mục 2.1

c Phương diện lợi ích của Sp1 và Sp2 trong hành vi từ chối lời đề nghị

Theo Đào Thanh Lan [18;55], vị thế xã hội được hiểu là địa vị, tư thế củangười này so với người khác trong xã hội, nó được tạo thành bởi các nhân tốsau: nghề nghiệp, chức vụ, tuổi tác, quan hệ huyết thống Vị thế giao tiếp đượchiểu là địa vị, tư thế của một người nào đó trong bối cảnh cụ thể của cuộc giaotiếp mà người đó tham gia Vị thế giao tiếp được tạo thành bởi các nhân tố sau:

vị thế xã hội và mục đích phát ngôn Hai vị thế này có khi trùng nhau, có khikhông trùng nhau Thông thường, vị thế xã hội chi phối vị thế giao tiếp

Ở HVTC lời đề nghị có thể xuất hiện tất cả các trường hợp trên: chủ ngôn

có vị thế giao tiếp và vị thế xã hội cao hơn tiếp ngôn; chủ ngôn có vị thế xã hộicao nhưng vị thế giao tiếp ngang bằng tiếp ngôn, chủ ngôn có vị thế xã hội thấpnhưng vị thế giao tiếp ngang bằng (khi đó, phát ngôn thường thiên về sắc tháikhiến); chủ ngôn có vị thế xã hội cao nhưng vị thế vị thế giao tiếp thấp hơn tiếpngôn; chủ ngôn có vị thế xã hội thấp và vị thế giao tiếp cũng thấp hơn tiếp ngôn(khi đó, phát ngôn thường thiên về sắc thái cầu)

1.2.2.4 Phân loại hành vi từ chối lời đề nghị

Căn cứ vào 1.2.2.3 và phân loại hành vi đề nghị, luận án của chúng tôi sẽ chiahành vi từ chối lời đề nghị phân ra làm hai loại: từ chối trực tiếp và từ chối gián tiếp

1.2.3 HV mời và hành vi từ chối lời mời

1.2.3.1 Hành vi mời

Trang 11

Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary [68,685], “Invitation

is a spoken or written request to somebody to do something or to go

somewhere” (Mời là một yêu cầu bằng lời nói hoặc bằng chữ viết yêu cầu ai đi đâu hay làm gì một cách trân trọng” Với ý nghĩa đó, lời mời có đích ngôn

trung cầu khiến mang lực ngôn trung cầu Ngoài ra, mời còn là sự tỏ ý muốncủa người nói hướng tới người nghe đến việc thực hiện một việc gì đó để hưởngthụ lợi ích cho mình Ví dụ: Mời bác xơi tạm chén nước Khi sử dụng động từmời, người nói thường hạ thấp mình một chút, nhún nhường để tỏ ra lịch sựmặc dù vị thế xã hội cao hơn, ngang bằng hay thấp đều có thể sử dụng được nó.Tính áp đặt của mời thấp, người nghe có quyền từ chối lời mời của người nói.Nói một cách khái quát, mời là một nghi thức, trong đó Sp rất đề cao H, dànhcho H nhiều tình cảm thân thiện Theo G Leech (1983), nếu hành động đề nghị

ít nhiều đều đụng chạm đến H, riêng hành động mời xét trên nhiều góc độ thì vềnguyên tắc H chỉ có thể hưởng lợi và được tôn trọng

Cùng nằm trong trường nghĩa với mời, có thể kể thêm hành động rủ Rủ

là bảo cho người khác nghe theo để cùng làm với mình [24,836] Có thể thấy,

so với mời, hoàn cảnh giao tiếp và mối quan hệ liên nhân giữa Sp và H trong rủhạn chế hơn, chủ yếu trong môi trường thân mật, và có phần suồng sã

1.2.3.2 Hành vi từ chối lời mời

Theo từ điển Oxford Advanced dictionary, “Refusing an invitation here means you are not willing or reject to do something when someone invites you

to do It also means you don’t accept the invitation of someone” Như vậy, có thể thấy hành vi từ chối một lời mời là “nói với người mời là không nhận điều

gì hay không làm điều gì được đề cập đến trong lời mời.”

1.2.3.3 Tiêu chí nhận diện hành vi từ chối lời mời

a Ngữ cảnh tình huống

Từ chối lời mời là hành động (bằng lời hay không lời) của Sp2 thể hiện

sự khước từ làm theo lời mời của Sp1 Trong đối thoại, lời mời đi cùng với lờichấp nhận hoặc từ chối, làm thành một cặp kế cận với nhau, nối tiếp nhau trênmột cơ sở nào đó Ví dụ: (12) - … Chúng tôi mời cậu ăn cơm tối

- Cám ơn bà Để bữa khác Tối nay cho phép tôi mời cô bé đi ăn cơm

bình dân Biết đâu ăn ở quán đông người cô bé sẽ thích hơn.” (71)

b Phương diện đích ngôn trung

Những phát ngôn mời có từ “mời” là những phát ngôn mời tường minh vànhững phát ngôn mời không có từ “mời” là những phát ngôn mời nguyên cấphay mời hàm ẩn Qua cách phân loại HVNN của Searle (1975), Brown vàLevinson (1978), BlumKulka (1987), chúng tôi phân loại HVTC biểu hiện theođích ngôn trung thành hai hình thức cơ bản như sau:

1) Từ chối trực tiếp (TCTT) là hành vi từ chối bằng những cú pháp điển hình Ví dụ: (13) - Mời cô ngồi

Mai lễ phép: - Bẩm bà lớn, con không dám (61,58)

2) Từ chối gián tiếp được biểu hiện bằng cấu trúc cú pháp không điển

Trang 12

hình và việc lợi dụng từ vựng trong cách thức TCGT Ví dụ:

(14) Liễu dúi vào tay anh cảnh sát một phong bì tiền dày cộp Anh Phó

công an huyện gạt trả lại và nhã nhặn: - Chiều nay, mời các anh ở đây ăn cơmtập thể với gia đình nhà em Tối nay, có lẽ các anh còn phải đi tìm, nhà emmuốn gửi các anh chút bồi dưỡng làm đêm

- Chị cứ giữ lại, khi nào tìm thấy anh ta, dùng tiền này, mua con lợn ănmừng, chúng tôi sẽ kéo cả huyện đến (17, 411)

c Phương diện lợi ích của SP1 và SP2 trong hành vi từ chối lời mời

Ở hành vi từ chối lời mời có thể xuất hiện tất cả các trường hợp: chủ ngôn

có vị thế xã hội cao nhưng vị thế vị thế giao tiếp thấp hơn tiếp ngôn; chủ ngôn

có vị thế xã hội thấp và vị thế giao tiếp cũng thấp hơn tiếp ngôn (khi đó, phátngôn thường thiên về sắc thái cầu- thỉnh cầu sự tự nguyện hành động/ sự hảotâm của tiếp ngôn) Vì hành vi mời là một hành vi cầu khiến hòa đồng, căn cứvào mối quan hệ về lợi ích giữa người mời (Sp1) với người từ chối (Sp2), tanhận thấy, cả SP1 và SP2 cùng hưởng lợi, hoặc ít ra SP2 được lợi còn SP1 hoặc

trung hòa hoặc chịu thiệt theo ý muốn của mình

1.2.3.4 Phân loại hành vi từ chối lời mời

Mời là một hành động khởi xướng được chia thành hai loại: mời nghi thức và mời chân thành Căn cứ vào 1.2.3.3, chúng tôi chia hành vi từ chối lời

mời phân ra làm hai loại: từ chối trực tiếp và từ chối gián tiếp

1.2.4 Hội thoại và các khái niệm liên quan

Đoạn thoại: Theo Đỗ Hữu Châu [2; 208-209], đoạn thoại là mảng diễn

ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc vềngữ dụng Đoạn thoại hành vi đề nghị, hành vi mời và HV từ chối là cặp trao -đáp có chứa phát ngôn đề nghị, phát ngôn mời tiền vị và phát ngôn từ chối

Ngữ cảnh: Có thể hiểu ngữ cảnh là bối cảnh phi ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ được sử dụng

Lượt lời: Nguyễn Thiện Giáp quan niệm lượt nói là “Chuỗi đơn vị

ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc

chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình”

Quy tắc hội thoại: Theo C.K Crechioni quy tắc hội thoại chia thành 3 nhóm

như sau: các quy tắc về điều hành sự luân phiên lượt lời; những quy tắc chi phốicấu trúc của hội thoại; những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.[2; 225]

1.2.5 HVTC và tính lịch sự

1.2.5.1 Một số vấn đề về lý thuyết lịch sự

Lịch sự (politeness) là một nhu cầu trong xã hội, đặc biệt là trong xã

hội văn minh Nó tác động, chi phối đến quá trình giao tiếp và cả đến hiệu quảgiao tiếp Quan niệm về lịch sự của P Brown & S Levinson là rõ ràng hơn cả:

“Lịch sự chỉ bất cứ phương thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến tình cảm (feelings) hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe như thế nào” (P Brown & S Levinson) Hai ông

Trang 13

phân biệt hai loại thể diện: thể diện dương tính (thể diện tích cực) và thể diện

âm tính (thể diện tiêu cực)

Tác giả Vũ Thị Thanh Hương đã nói: lịch sự trong tiếng Việt bao gồmbao hàm cả hai bình diện khác nhau về nội dung và chức năng mà nhiều tác giảgọi là lịch sự chuẩn mực (lịch sự lễ độ) và lịch sự CL

1.2.5.2 HVTC và tính lịch sự

HVTC theo Brown và Levinson (1987) cũng là một HV đe doạ thể diệnđiển hình Vì HVTC biểu thị ý chí của bản thân người nói không tiếp nhận,HVTC lời đề nghị, lời mời của người nghe làm tổn hại đến tính hợp tác giữangười nói và người nghe nên đe doạ thể diện dương tính (xâm phạm nguyệnvọng muốn được người khác tiếp nhận, ưa thích) Dó đó, người TC phải điềuchỉnh bằng những quan hệ và cách thức khác nhau ở các cộng động có nền vănhoá khác nhau

1.2.6 Các nhân tố tác động đến hànhvi TC

1.2.6.1 Quan hệ thân – sơ và vị thế xã hội

Theo tác giả Nguyễn Đức Dân [5], quan hệ cá nhân được xem xét dưới góc

độ sau: Quan hệ ngang (hay còn gọi là quan hệ thân sơ), quan hệ dọc (hay còn gọi

là quan hệ vị thế xã hội) Nguyễn Quang (1999) [28, 124] cũng đã đề xuất 12yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn CL trực tiếp và CL gián tiếp Người thamthoại phải cân nhắc, lựa chọn các yếu tố ngôn từ, xưng hô phù hợp với tìnhhuống và ngữ cảnh mới có thể đạt được mục đích giao tiếp của mình

1.2.6.2 Vấn đề văn hóa

Có thể nói văn hóa là một trong những yếu tố cơ bản nhất tác động trựctiếp đến HVTC Ngôn ngữ và văn hóa là hai đối tượng đặc biệt và chúng cómối quan hệ cũng hết sức đặc biệt với nhau Chính ngôn ngữ và văn hóa quyđịnh một nhóm cộng đồng lại thành một dân tộc và cũng chính là ngôn ngữ

và văn hóa làm nên tính đặc thù của dân tộc đó

1.2.7 Lí thuyết đối chiếu

Ngôn ngữ học đối chiếu là một hệ thống các thủ pháp phân tích được sửdụng để phát hiện cái chung và cái riêng trong các ngôn ngữ được so sánh.Phương pháp đối chiếu là phương pháp trong đó một ngôn ngữ là trung tâm chú

ý, còn một ngôn ngữ kia là phương tiện nghiên cứu [64] Trong luận án này, từnhững phương thức người Mỹ và người Việt thường sử dụng khi thực hiệnhành vi TC lời đề nghị, lời mời, chúng tôi đối chiếu những điểm tương đồng

và khác biệt của hai nền văn hóa khi bộc lộ hai hành động ngôn ngữ này Cụthể: - Phân tích, so sánh các đặc điểm chính, các phương thức và cách thức TC lời

đề nghị, lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt được biểu hiện bằng các yếu tốngôn ngữ Đặt ngôn ngữ - với tư cách là một trong những hành vi của con người -vào ngữ huống cụ thể và thông qua đó nêu được đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ vàvăn hóa dân tộc của cách TC lời đề nghị, lời mời trong cả hai ngôn ngữ

- Khái quát các nét tương đồng và dị biệt của cách TC lời đề nghị, lời mờitrong tiếng Anh và tiếng Việt

Trang 14

- Đưa ra một số hệ quả sư phạm áp dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh

1.3 Tiểu kết

- Lý thuyết HVNN, lý thuyết hội thoại, lý thuyết lịch sự và lý thuyết đối

chiếu là những cơ sở lý thuyết quan trọng khi nghiên cứu một HVNN

- Trong giao tiếp vấn đề lịch sự là một vấn đề lớn bởi lịch sự, lễ phép làcái đi kèm tất yếu bao quanh HVNN HVTC là HVNN không được mong đợi

và nó cũng là HV mang tính đe dọa thể diện cao Chính vì vậy trong HVTCchịu ảnh hưởng rất nhiều từ vấn đề lịch sự; mối quan hệ giữa những người cùngtham thoại, từ địa vị xã hội, từ mối quan hệ họ hàng …khiến cho người thamgia giao tiếp phải chú ý lựa chọn ngôn từ cho phù hợp

Chương 2 ĐỐI CHIẾU HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI ĐỀ NGHỊ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 2.1 Các phương tiện biểu đạt HVTC lời đề nghị

2.1.1 Các phương tiện biểu đạt HVTC lời đề nghị trong tiếng Anh

2.1.1.1 Phương tiện biểu đạt HVTC trực tiếp lời đề nghị trong tiếng Anh 2.1.1.1.1 Thành phần trung tâm chứa ĐTNV

Động từ biểu thị HVTC trong tiếng Anh bao gồm các động từ: refuse(TC), decline (khước từ), deny (bác bỏ, phủ nhận), resist (cự tuyệt)… nhằmthực hiện HV không chấp nhận, bác bỏ một cách tường minh trong tiếng Anh

(16) "- … I suggest you cite your differences of opinion with the HolySee and establish yourself as your own Christian organization."

"I refuse!" Aringarosa declared." (111, 350)

2.1.1.1.2 Thành phần trung tâm chứa từ phủ định:NO;NOT; NEVER và

cấu tạo bằng thêm tiền tố hoặc hậu tố

2.1.1.1.3 Thành phần trung tâm và thành phần mở rộng (gồm: lời giải thích hoặc lý do TC;lời bày tỏ sự đáng tiếc vì không thực hiện được nội dung

đề nghị; lời bày tỏ sự đồng tình; lời bày tỏ thiện chí bằng lời cảm ơn), và HV

TCTT chứa nhiều thành phần mở rộng

2.1.1.2 Phương tiện biểu đạt HV TCGT lời đề nghị trong tiếng Anh

2.1.1.2.1 HVTC gián tiếp dựa vào các thủ pháp cú pháp:biểu hiện bằng cấu

trúc trần thuật; biểu hiện bằng ngỏ ý cho một lựa chọn khác; sử dụng động từ tìnhthái MUST;biểu hiện bằng cấu trúc nghi vấn; biểu hiện bằng cấu trúc cầu khiến

2.1.1.2.2 HV TCGT dựa vào chức năng ngữ dụng: nêu lí do TC;nói lời

xin lỗi; đưa ra một giải pháp khác;đưa ra trì hoãn

2.1.2 Các phương tiện biểu đạt HVTC lời đề nghị trong tiếng Việt

2.1.2.1 Phương tiện biểu đạt HVTC trực tiếp lời đề nghị trong tiếng Việt

2.1.2.1.1 Thành phần trung tâm chứa ĐTNV

2.1.2.1.2 Thành phần trung tâm chứa từ phủ định: từ phủ định KHÔNG;cấu trúc (S+) KHÔNG + V; kết cấu KHÔNG BAO GIỜ/ KHÔNG ĐỜI NÀO

Ngày đăng: 06/05/2018, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w