1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đối chiếu hành động bác bỏ trong tiếng Thái và tiếng Việt

336 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 336
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Ngoài ra không thể không kể đến những phát ngôn BB được quan sát từ thực tế tiếng Thái và tiếng Việt vì người viết luận án trực tiếp trải nghiệm môi trường sinh ngữ trong cả hai xã hội

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

SIRIWONG HONGSAWAN

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ

TRONG TIẾNG THÁI VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

SIRIWONG HONGSAWAN

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ

TRONG TIẾNG THÁI VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP

2 GS.TS PHẠM ĐỨC DƯƠNG

HÀ NỘI – 2009

Trang 4

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu đối chiếu hành động bác bỏ (HĐBB) trên cứ liệu tiếng Thái và tiếng Việt có thể cho thấy những nét tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tính lịch sự, về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn

từ (HĐNT) của hai dân tộc Hiện nay vẫn còn ít tài liệu tham khảo cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài về các HĐNT xét theo góc độ đối chiếu, đặc biệt là đối chiếu tiếng Thái với tiếng Việt

Khi nói đến những nghiên cứu về ngữ dụng học và đặc biệt về hành động (HĐ) giao tiếp có liên quan đến tiếng Thái và tiếng Việt, người ta chỉ chủ yếu nhắc đến một số luận văn thạc sĩ và một vài (rất ít) luận án tiến sĩ của Thái Lan và Việt Nam Quả thật, từ năm 1996 đến nay có một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ thực hiện tại Thái Lan và Việt Nam sử dụng lý thuyết “Hành động ngôn từ ” của John L Austin và John R Searle Ở Thái Lan có những luận văn và luận án như

“The Speech Act of Apologizing in Thai” (วัจนกรรมการขอโทษในภาษาไทย) của Thasanee Makthavornvattana (1998), “The Speech Act of Promising in Thai Children: a Metapragmatic Study” (วัจนกรรมการคัดค้านของเด็กไทย: การศึกษาเชิงอภิวัจนปฏิบัติศาสตร์ ) của Sinee Wanitchanon (1998), “Linguistic Device in Examination in Chief, Cross-Examination, Re-Examination in Trial” (กลวิธีทางภาษาในการถามซัก ถามค้าน ถามติง ในการพิจารณาคดี) của Sareeya Thabthan (2000), “Responding to Apologies in Thai” (การตอบรับค าขอโทษในภาษาไทย) của Passapong Pewporchai (2002), “Indirectness as Communicative Strategy in Japanese Language” (กลวิธีการสื่อสารโดยการพูดอ้อมในภาษาญี่ปุ่น) của Watcharachai Khobluang (2004), “Strategies for Expressing Conflict in Thai” (กลวิธีการแสดงความเห็นโต้แย้งในภาษาไทย) của Supasinee Pothiwit (2004), v.v Còn trong văn liệu tiếng Việt, đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu như: “Ngữ nghĩa-ngữ dụng câu hỏi chính danh (Trên ngữ liệu tiếng Việt)” của Lê Đông (1996), “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” của Nguyễn Quang (1999), “Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (các hành thức thoại

Trang 5

2

dẫn)” của Mai Thị Hảo Yến (2000), “Cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại” của Đặng Thị Hảo Tâm (2002), “Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)” của Nguyễn Phương Chi (2004), “Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)” của Trần Chi Mai (2005), “Hành động phản bác trong tiếng Việt” của Nguyễn Thị Kim Dung (2006), v.v Có thể thấy, trong một bối cảnh nghiên cứu chung như vậy, việc nghiên cứu HĐBB trong phối cảnh đối chiếu giữa tiếng Thái và tiếng Việt quả thật là một khoảng trống cần được bổ khuyết càng sớm càng tốt

Ngày nay trong xu thế hội nhập của toàn cầu hóa, việc thương lượng, đàm phán kinh tế giữa các quốc gia là lĩnh vực của những chấp thuận và BB, vậy cần phải biết cách BB và biết cách giữ hòa khí v.v Đối với HĐBB, chúng tôi cho rằng đây là một đề tài nghiên cứu đầy hứa hẹn vì cấu trúc ngôn ngữ dùng để thực hiện HĐBB rất phong phú Đặc biệt là HĐNT này liên quan đến một loạt nhân tố ngữ dụng thú vị, chẳng hạn như phải chọn chiến lược bác bỏ (BB) như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng những biểu thức điều biến (modification) nào để có thể bảo đảm được tính lịch sự Có thể nói BB là một trong những HĐ dễ làm mất lòng người đối thoại nhất, vì thế việc nghiên cứu loại HĐNT này sẽ góp phần làm sáng

tỏ những vấn đề trung tâm nhất của ngữ dụng học

Theo từ điển tiếng Việt (1997) của Hoàng Phê (Chủ biên), BB là: “…bác đi, gạt đi không chấp nhận” [40, 22] Còn theo từ điển tiếng Việt (2001) của Bùi Quang Tịnh, BB là: “không nạp, không nhận” [57, 30] Hiệu lực của lời nói BB được Nguyễn Thị Thìn (2003) mở rộng, cụ thể hóa ở phương diện phạm vi, đó là: “…phủ định một lời khẳng định, đoán định, phê phán buộc tội trước đó của người đối thoại” [55, 174] BB là một trong những HĐ dễ đe dọa đến thể diện người nghe nhất cho nên trong tiếng Thái và tiếng Việt có những chiến lược làm giảm thiểu sự mất thể diện Ở đây, cũng cần phân biệt BB với từ chối BB khác với từ chối vì BB

là BB về mặt thông tin, tức là có một người đưa ra một nhận định (tiếng Anh gọi là

“statement” hoặc “assertion”) sau đó có người phủ định (PĐ) thông tin đó Còn từ

Trang 6

3

chối là không chấp nhận lời mời Ví dụ, có người mời: “Em có muốn đi ăn cơm với

anh không?” Người được mời có thể từ chối: “Em không đi được vì em có hẹn rồi”

Mặc dù tiếng Thái và tiếng Việt có nguồn gốc khác nhau (tiếng Thái có nguồn gốc “Thái Kadai” và tiếng Việt có nguồn gốc “Nam Á” [96, 1] ), có diện mạo ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp khác nhau, chúng tôi vẫn đặt ra giả thuyết nghiên cứu là: bên cạnh những điểm khác biệt thì HĐNT nói chung và BB nói riêng trên cứ liệu hai thứ tiếng ắt có nhiều điểm tương đồng, thể hiện những phương diện chung nào đó trong chiến lược giao tiếp Việc tìm hiểu HĐBB theo hướng đối chiếu, so sánh như vậy là rất quan trọng trong việc dạy và học tiếng với tư cách là một ngoại ngữ

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng của luận án là HĐBB, một loại HĐNT luôn luôn đe dọa xúc phạm thể diện, và do đó nó đặt ra nhiều vấn đề có liên quan về lịch sự, về ứng xử văn hóa Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của luận án là HĐBB trong tính toàn diện của nó Việc nghiên cứu HĐBB trong tính toàn diện, nhiều chiều kích của nó

sẽ cho phép hiểu sâu hơn những đặc trưng văn hóa ứng xử của người Thái Lan và người Việt Nam

2.2 Cũng như các HĐ khác, BB có trường hợp gián tiếp, có trường hợp trực tiếp Khi nào người ta bác bỏ gián tiếp (BBGT) là vấn đề rất thú vị, có liên quan đến những nguyên tắc giao tiếp chung, nhưng cũng liên quan đến những đặc thù văn hóa riêng của các cộng đồng dân tộc

2.3 HĐBB là HĐ có rất nhiều dấu hiệu tường minh (explicit), đã ổn định hay đang trên đường ổn định Trong trường hợp lí tưởng nhất, khi dấu hiệu BB là ổn

(một kiến trúc ngôn ngữ)

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ sau đây:

3.1 Khảo sát HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái và tiếng Việt

1 Ở đây, cần nhắc lại rằng bác bỏ không nhất thiết phải dùng câu phủ định (đây là trường hợp chọn lối bác bỏ gián tiếp), và ngược lại, câu phủ định không nhất thiết chỉ dùng để bác bỏ, mà có thể dùng để miêu tả cũng như thực hiện nhiều hành động ngôn từ khác

Trang 7

4

3.2 Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt

3.3 Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với HĐBB, qua đó đưa ra những nhận xét về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy của hai dân tộc Thái và Việt được thể hiện qua HĐBB

4 Đóng góp mới của luận án

Về ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và ngữ nghĩa-ngữ dụng Sau nữa, đối với một loại HĐNT có nhiều điểm thú vị như BB, luận án cũng đặt cho mình nhiệm vụ bước đầu giải thích những tương đồng, khác biệt của HĐ này trong tiếng Thái và tiếng Việt từ góc độ tư duy và văn hóa

Về ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi cho rằng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có tác dụng tích cực trong việc biên soạn các tài liệu giảng dạy và xây dựng phương pháp học ngoại ngữ theo lí thuyết HĐNT, ứng dụng trong lĩnh vực dịch thuật, góp phần tăng sự hiểu biết về phép lịch sự, về ứng xử văn hóa ngôn từ và về phương thức tư duy của người Thái Lan và người Việt Nam Tất cả đều là chìa khóa cho sự hợp tác thành công và có hiệu quả giữa hai dân tộc

5 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu: Để làm sáng tỏ HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái

và tiếng Việt, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp qui nạp và phương pháp diễn dịch, vận dụng chúng một cách linh hoạt, trong đó phương pháp qui nạp là phương pháp chủ đạo

Phương pháp qui nạp được thực hiện qua việc thu thập tư liệu về HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt, từ đó đi đến khái quát hóa hai chiến lược BB với những biểu hiện cụ thể của chúng

Phuơng pháp diễn dịch được thể hiện trong luận án thông qua nguyên lí lịch

sự, diễn giải nguyên lí này với tư cách là nguyên lí phổ quát chi phối giao tiếp ngôn

từ nói chung và BB nói riêng

Trang 8

5

Đi vào những vấn đề cụ thể, luận án sử dụng một loạt các thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ học như thủ pháp miêu tả định tính, thủ pháp so sánh đối chiếu và thủ pháp phân tích ngữ cảnh Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp khảo sát mang tính xã hội học, áp dụng cho các phiếu điều tra HĐBB

5.2 Tư liệu nghiên cứu: Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn chính sau đây:

5.2.1 Tư liệu chính được rút ra từ những phiếu điều tra HĐBB của sinh viên,

Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Chulalongkorn, Băng Cốc, Thái Lan và sinh

Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội, Việt Nam Số lượng của phiếu điều tra cho mỗi ngôn ngữ là 100 phiếu, được phát bằng cách gửi thư điện tử và phát trực tiếp Những câu trả lời tiêu biểu được người viết chọn để làm ví dụ cho luận án Trong trường hợp có phát ngôn BB hay mà chúng tôi chưa hiểu rõ hoặc muốn tìm hiểu thêm về ý nghĩa và cách sử dụng phát ngôn đó, chúng tôi sẽ phỏng vấn thêm bằng cách chát online, gửi thư điện tử, hoặc hỏi trực tiếp chủ nhân của lời BB đó

5.2.2 Ngoài ra không thể không kể đến những phát ngôn BB được quan sát từ thực tế tiếng Thái và tiếng Việt vì người viết luận án trực tiếp trải nghiệm môi trường sinh ngữ trong cả hai xã hội Thái Lan và Việt Nam

5.2.3 Một số phát ngôn BB được chọn lọc và suy ngẫm dựa trên tư liệu quan sát được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong các ấn phẩm chính thức

về ngôn ngữ học trong tiếng Thái và tiếng Việt

Cả 3 phương pháp trên vừa mang tính ngoại quan (extrospective) (quan sát, thu thập tư liệu) nhưng vừa mang tính nội quan (introspective), có tính đến những đánh giá chủ quan của bản thân người viết luận án

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm bốn chương:

Trang 9

6

Chương thứ nhất: Phần cơ sở lí thuyết Chương này nhấn mạnh vào lí thuyết

HĐNT của John L Austin và John R Searle Sau đó là lí thuyết về nguyên lí lịch sự của Penelope Brown và Stephen C Levinson, cùng một số vấn đề có liên quan khác như vấn đề cặp thoại (xác tín / BB), tiền giả đi ̣nh (TGĐ) và hàm ý (HY) Tất

cả nhằm đến mục đích là nêu ra một cái phông (background) tri thức cần thiết cho việc tìm hiểu HĐBB

Chương thứ hai: Miêu tả về HĐBB trong tiếng Thái

Chương thứ ba: Miêu tả về HĐBB trong tiếng Việt

Chương thứ tư: Đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt trong HĐBB

giữa tiếng Thái và tiếng Việt Trong chương này, một số khuôn mẫu của HĐBB trong hai ngôn ngữ sẽ được xem xét tỉ mỉ Chương này cũng phân tích nguyên lí lịch sự, cách ứng xử văn hóa có liên quan và cách thức tư duy được thể hiện trong HĐBB của người Thái và người Việt

7 Kết quả có thể đạt đƣợc

7.1 Trong phối cảnh so sánh, luận án đi đến xác định những nét tương đồng

và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của các phát ngôn được dùng để

thực hiện HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt, nghiên cứu phép lịch sự cùng

những đặc trưng văn hóa-tư duy được thể hiện trong HĐBB nói riêng và hoạt động giao tiếp liên nhân nói chung trong tiếng Việt và tiếng Thái

7.2 Kết quả của luận án này có thể giúp cho việc biên soạn các sách dạy tiếng Thái và tiếng Việt theo định hướng giao tiếp Kết quả của luận án cũng có thể được

áp dụng để nâng cao chất lượng biên-phiên dịch Thái-Việt có liên quan đến HĐBB nói riêng và HĐNT nói chung

Trang 10

7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Lý thuyết “Hành động ngôn từ”(Theory of Speech Act)2 của John L Austin và John R Searle

1.1.1 Lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John L Austin

1.1.1.1 Bối cảnh ra đời của “How to Do Things with Words”

Austin, nhà triết học thuộc trường phái Triết học “Theo nội hàm” (Intentionalist), là người đầu tiên đưa ra quan niệm về “Hành đô ̣ng ngôn từ ” (Speech Act), trình bày tại Trường Đại học Harvard, được in thành sách với tên gọi

“How to Do Things with Words” năm 1962 sau khi ông mất Trong cuốn này Austin đã phát biểu một mệnh đề rất quan trọng đến nỗi bất kì ai đọc nó đều phải

nhớ, đó là “khi tôi nói tức là tôi hành động” (When I say, (…) I do) [64, 6] Nghĩa

là, nói năng là một HĐ giống như các HĐ khác của con người, có điều đây là loại

HĐ được thực hiện bằng lời HĐ của người nói gây ra biến đổi nào đó trong thực tế

và những ảnh hưởng nào đó ở đối tượng tiếp nhận

1.1.1.2 Những “Hành động ngôn từ” theo quan điểm của John L Austin

Trước hết, trong thực tiễn hành ngôn, Austin phân biệt 2 kiểu câu:

về cái gì đó với ý nghĩa tương đối ổn định và người ta có thể nhận xét câu nói đó là đúng hay sai

Ví dụ: Chị Siriwong là nghiên cứu sinh, người Thái Lan

Câu này là đúng nếu có bằng chứng thực tế chứng minh như hộ chiếu, lí lịch khoa học v.v của chị Siriwong

2

Tên gọi “Lý thuyết hành động ngôn từ” dùng theo Cao Xuân Hạo (2005) cho hợp với thuật ngữ tiếng Thái

vì tiếng Thái gọi “hành động ngôn từ” là “วัจนกรรม” [wa!t&ca&na!?&kam], วัจน [wa!t&ca&na!?] là ค าพูด [kHam&pHu#:t] nghĩa là “lời nói”, tiếng Anh dùng từ “speech”, còn กรรม [kam] là การกระท า [ka:n&kra&tHam] nghĩa là “hành động”, tiếng Anh dùng từ “act” Vì vậy, tất cả có nghĩa là “hành động của lời nói” Hiện nay còn có một số cách dịch khác: “Hành vi ngôn ngữ” (Nguyễn Đức Dân, 2000; Đỗ Hữu Châu, 2003), “Hành vi nói năng” (Nguyễn Văn Khang, 1999), “Hành động phát ngôn” (Nguyễn Thị Thìn, 2003), v.v

3 Thuật ngữ dùng theo Cao Xuân Hạo (2005)

Trang 11

8

Câu ngôn hành (Performative Sentence) là câu mà người nói không nhằm để nói về một cái gì đó mà là để thực hiện HĐ Câu ngôn hành khác với câu tường thuật ở chỗ không thể đánh giá được là đúng hay sai theo chân lí

Ví dụ: I bet you six pence it will rain tomorrow [64, 5]

„Tôi đánh cược 6 xu với bạn là mai trời sẽ mưa.‟

Câu này thể hiện HĐ đánh cược của người nói, theo đó nếu ngày mai trời không mưa thì người nói phải đưa cho người nghe 6 xu, và ngược lại

Sau đó, ông tiếp tục phát triển tư tưởng của mình, khi cho rằng tất cả câu nói đều là ngôn hành, tức nói (saying) cũng là HĐ, có điều cần phân biệt ngôn hành tường minh (explicit), tức có dấu hiệu ngôn ngữ chỉ ra loại HĐ đang được thực hiện, và ngôn hành nguyên cấp (primary), tức trường hợp không có dấu hiệu ngôn ngữ đặc thù, chỉ có thể nhận biết được nhờ vào ngữ cảnh

Hơn thế nữa, theo Austin, khi ta nói ra một câu cụ thể trong một ngữ cảnh nào

đó, ta sẽ thực hiện không phải một HĐ mà là đồng thời 3 kiểu HĐNT sau đây: 1) Hành động tạo lời (Locutionary act) là HĐ mà người nói sử dụng các yếu tố ngôn ngữ và quy tắc ngữ pháp để tạo ra câu nói ít nhiều có nghĩa Đây chỉ là nghĩa

bề mặt, nghĩa hiển ngôn, chưa tính đến bất kì hàm ý gì trong câu nói

Ví dụ: Sáng nay trời mưa rất nhiều, bố ạ (con nói với bố)

Câu này chỉ có nghĩa đơn giản là người con muốn thông báo cho bố biết tình hình thời tiết sáng nay

2) Hành động tại lời (Illocutionary act) là HĐ mà cả người nói và người nghe hiểu được “lực ngôn trung” (Illocutionary force) của phát ngôn Lực ngôn trung là ý nghĩa thật sự của phát ngôn trong một hoàn cảnh giao tiếp hiện thực Ví dụ: HĐ

chào, hỏi, khen, xin lỗi, từ chối, bác bỏ, v.v

Ví dụ: Áo dài của bạn đẹp lắm? (bạn nói với bạn)

Câu này có “Lực ngôn trung” là người nói muốn khen áo dài của người nghe

Theo Austin, “Hành động tại lời” phân ra 2 kiểu sau đây:

(2.1) Hành động trực tiếp (Direct speech act) là HĐ được thực hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ chuyên dùng cho nó

Trang 12

9

Ví dụ: Cái áo này bao nhiêu tiền? (bạn nói với bạn)

Câu này nghĩa là người nói có ý định hỏi để biết giá của cái áo Đó là câu nghi vấn có mục đích hỏi và đòi hỏi có câu trả lời

(2.2) Hành động gián tiếp (Indirect speech act) là HĐ được thực hiện một cách gián tiếp, thông qua việc thực hiện, theo câu chữ, một HĐ tại lời trực tiếp khác

Ví dụ: Sao mà bạn nấu cơm ngon thế! (bạn nói với bạn)

Trong trường hợp này, tuy về hình thức, có thể xếp câu nói vào câu nghi vấn (chẳng hạn, dựa trên dấu hiệu có từ nghi vấn “sao”) nhưng thực ra người nói không

hề có ý định hỏi (hỏi về lí do tại sao mà bạn nấu cơm ngon thế) mà là muốn khen

người nghe nấu cơm ngon Câu nghi vấn trong trường hợp này không có mục đích hỏi, không cần câu trả lời

3) Hành động mượn lời (Perlocutionary act) là HĐ mà khi người nói nói ra một câu thì có thể gây ra một hiệu quả tâm lí nào đó ở người nghe như khiến người nghe vui mừng, phấn chấn, lo sợ hay tin tưởng v.v Hiệu quả này có thể phù hợp hoặc không phù hợp với ý muốn của người nói

Ví dụ: Liệu hồn, bố sắp về rồi đấy! (mẹ nói với con)

Câu nói của người mẹ trong trường hợp này có thể có tác động làm cho người con có ý thức về việc bố mình sắp về, cho nên phải thay đổi cách ứng xử hay thái

độ đối với mọi việc, không còn được tự do thoải mái như trước nữa

1.1.2 Lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John R Searle

1.1.2.1 Tinh thần của “Speech Acts”

Searle, nhà triết học ngôn ngữ người Mỹ, là học trò của Austin và P.F Strawson Ông đã tiếp tục tư tưởng của hai người thầy và phát triển lý thuyết “Hành

đô ̣ng ngôn từ ” Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là cuốn “Speech Acts” được rất nhiều nhà ngôn ngữ học tham khảo khi bàn về ngữ dụng học, đặc biệt là khi nói về

sự kế tục công trình “How to Do Things with Words” của Austin

Đối với Searle, “Speech Acts” có thể diễn giả là “Nói là hành động tuân theo

điều kiện” (Talking is performing acts according to rules) [77, 22] Mỗi HĐNT

(speech act) sẽ được thực hiện theo những điều kiện khác nhau

Trang 13

10

1.1.2.2 Những “Hành động ngôn từ” theo quan điểm của John R Searle

- Hành động lời nói của con người

Searle tin rằng mỗi khi ai đó thực hiện một HĐNT thì người đó có thể thực hiện 3 HĐ4 sau đây:

1) Hành động phát ngôn (Utterance act) là HĐ mà người nói sử dụng dòng âm thanh, từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp để tạo ra phát ngôn giao tiếp Tư tưởng này giống tư tưởng của Austin

2) Hành động mệnh đề (Propositional act) là nội dung ý nghĩa của phát ngôn

và nội dung đó có thể nhận xét được là đúng hay sai

Ví dụ: Trong gia đình, em là con cả (sinh viên nói với cô giáo)

Câu này có nghĩa: sinh viên (nguời nói) là con cả trong gia đình Điều đó có thể kiểm tra được, chẳng hạn, bằng lý lịch của sinh viên

3) Hành động tại lời (Illocutionary act) là sự bày tỏ của người nói cho người nghe biết chủ ý / ý định tại lời (illocutionary intention) của mình khi dùng một phát ngôn

Ví dụ: Sắp thi rồi đấy con ơi (bố nói với con khi con đang xem tivi)

Câu này của bố HY cảnh báo con là gần đến ngày thi

- Các kiểu hành động ngôn từ của “Hành động tại lời”

1) Hành động biểu kiến (Representatives) là HĐ mà người nói dùng để thông báo, nêu nhận định nào đó có thể đúng hay sai

Ví dụ: Ngày mai ban chủ nhiệm khoa họp từ 9 giờ sáng (chủ nhiệm khoa nói với cô thư ký)

Câu này chủ nhiệm khoa nói với cô thư ký về thời gian của cuộc họp và chịu trách nhiệm về thông tin này

2) Hành động cầu khiến (Directives) là HĐ mà người nói dùng ngôn từ để khiến người nghe thực hiện một HĐ nào đó theo ý của mình

4 Thuật ngữ dùng theo Cao Xuân Hạo (2005)

5 Thuật ngữ dùng theo Cao Xuân Hạo (2005)

Trang 14

11

Ví dụ: Đừng nói chuyện khi thầy đang dạy (thầy giáo nói với sinh viên)

Với phát ngôn này, thầy giáo yêu cầu sinh viên đừng nói chuyện trong lớp, vì điều đó có thể làm cho thầy giáo không dạy được

3) Hành động kết ước (Commissives) là HĐ mà người nói cho người nghe biết

là người nói sẽ làm việc gì đó

Ví dụ: Thưa cô, em hứa với cô là từ hôm nay em sẽ chăm chỉ học hơn (sinh viên nói với cô giáo)

Câu này có nghĩa: sinh viên hứa với cô giáo là từ hôm nay mình sẽ chăm chỉ học hơn Câu này có TGĐ là trước đây sinh viên lười học và có thể đã bị cô giáo trách mắng

4) Hành động biểu cảm (Expressives) là HĐ mà qua lời nói người nói bộc lộ trạng thái tâm lý, tình cảm, thái độ của mình đối với sự tình được đề cập đến trong nội dung của phát ngôn hoặc đối với người nghe

Ví dụ: Tôi xin chân thành cảm ơn anh đã giúp đỡ tôi hết sức! (một phụ nữ nói với anh công an đã bắt được kẻ ăn cắp xe của mình)

Người phụ nữ nói câu này để cảm ơn anh công an

5) Hành động tuyên bố (Declarations) là HĐNT mà người nói dùng để thay đổi thực lại

Ví dụ: Từ hôm nay, tôi đuổi anh và không cho anh làm việc ở công ty của tôi nữa! (giám đốc nói với một nhân viên)

Bằng phát ngôn này, giám đốc đã đuổi anh nhân viên ra khỏi công ty của mình vì lí do nào đó

Trong “HĐ tại lời”, Searle quan tâm đến hành động giá n tiếp (HĐGT) (Indirect speech) hơn hành động trực tiếp (HĐTT) (Direct speech) Theo Searle, mặc dù HĐGT được thực hiện bằng phát ngôn mà theo đó nghĩa đích thực của câu nói không liên hệ trực tiếp với nghĩa theo câu chữ của câu nhưng người nghe vẫn nhận biết và hiểu được ý nghĩa đó, vì người nói và người nghe cùng có nền hiểu biết chung, nền “tri thức bách khoa” giống nhau và có sự nhạy cảm nào đó đối với ngữ cảnh giao tiếp

Trang 15

12

Ví dụ: Ba sinh viên đang nói chuyện với nhau:

- A: Chúng ta xuống căng tin ăn cơm đi

- B: Cơm ở căng tin khô lắm

- C: Còn hơn là không có gì nhét vào bụng

Nội dung của ba câu trên đây có thể khúc giải là: A mời B và C đi ăn cơm nhưng B dùng HĐGT để từ chối Còn C thì đồng ý nhưng sự đồng ý này cũng được thực hiện thông qua một HĐGT

Trong giao tiếp hàng ngày, bác bỏ thường được thực hiện thông qua HĐGT, bởi vì BB luôn luôn thuộc vào số những HĐNT “nhạy cảm”, “tế nhị”, đụng chạm đến thể diện (face) của người nghe

Ví dụ: Hai người hàng xóm nói chuyện với nhau

- A: Thằng Hưng con nhà Hiền chăm chỉ học nhỉ!

- B: Thấy nó chỉ đọc truyện tranh cả ngày

Trên đây, A nói đến Hưng (con của Hiền) và khen Hưng là rất chăm chỉ học Nhưng B không đồng ý và BB bằng một câu trả lời gián tiếp vì không muốn nói thẳng ra là “thằng đó lười học”

Lý thuyết HĐNT của Austin và Searle là lý thuyết chính mà chúng tôi sử dụng trong luận án này cho nên chúng tôi sẽ đi vào những phần quan trọng của lý thuyết

có liên quan đến luận án, đặc biệt là HĐ tại lời

1.2 So sánh lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John L Austin và của John R Searle

So sánh lý thuyết “HĐNT” của Austin và của Searle, có thể thấy rằng giữa hai

lí thuyết này có cả nét tương đồng và khác biệt, nhưng nét khác biệt thì nhiều hơn Mặc dầu Searle là học trò của Austin nhưng ông không phải có tư tưởng hoàn toàn giống Austin

1.2.1 Những nét tương đồng

1) Về mục đích: Mặc dù công trình của Austin và Searle có tên gọi khác nhau nhưng cả hai đều có mục đích nghiên cứu về “HĐNT”

Trang 16

13

2) Về đường hướng lý thuyết: Lý thuyết của Austin và Searle đều liên quan đến “ngữ dụng học” (Pragmatics).Và cả hai ông đều quan tâm đến “HĐGT” - một dạng đặc biệt của “HĐ tại lời” - khi một HĐ tại lời kiểu này được thực hiện thông qua phát ngôn có dấu hiệu ngôn ngữ đặc thù cho một HĐ tại lời thuộc kiểu khác

1.2.2 Những nét khác biệt

1) Tên công trình: Mặc dù công trình của Austin và Searle đều có mục đích viết về “HĐNT” giống nhau, nhưng cách đặt tên của 2 tác giả là khác nhau Tên của công trình Austin là: “How to Do Things with Words”, còn của Searle là: “Speech Acts” Tên công trình của Austin khó hiểu và nhiều HY hơn của Searle

2) Tư tưởng về HĐNT: Theo Austin, “khi tôi nói tức là tôi hành động” Điều

đó nghĩa là Austin quan tâm đến “hiệu quả” nhiều hơn cách bày tỏ của người nói Hơn nữa, Austin nghĩ rằng lời nói và cách bày tỏ của người nói là có thể tách ra được Vì vậy, HĐNT theo Austin là HĐ theo truyền thống, theo luật và đúng cung cách HĐ đó không cần người nghe cắt nghĩa nhiều Còn theo Searle, HĐNT chính

là dùng lời nói để bày tỏ ý của mình, “Nói là hành động tuân theo điều kiện”

Searle không quan tâm đến hiệu quả của HĐNT như Austin nhưng quan tâm đến cách bày tỏ của người nói nhiều hơn nội dung và cần người nghe cắt nghĩa Searle nghĩ rằng lời nói và cách bày tỏ của người nói không thể tách ra được Mỗi lần nói, người nói luôn có sự bày tỏ trong câu nói của mình

3) Nội dung trong HĐNT: Trong cuốn “How to Do Things with Words”, Austin nghiên cứu chủ yếu về nghi thức giao tiếp ví dụ như cách đặt tên thuyền, lễ cưới, v.v nên kết cấu của câu là kết cấu theo truyền thống, tuân thủ chặt chẽ quy tắc ngữ pháp-ngữ nghĩa Còn trong cuốn “Speech Acts”, Searle tập trung nghiên cứu về lời nói trong giao tiếp hàng ngày của con người, không nghiên cứu lời nói trong nghi thức giao tiếp nên Searle quan tâm đến cách bày tỏ của người nói và cách người nghe cắt nghĩa

4) Kiểu HĐNT: Austin đã phân ra 3 kiểu HĐNT được thực hiện đồng thời khi

phát ngôn câu nói Đó là HĐ tạo lời (locutionary act), HĐ tại lời (illocutionary act)

và HĐ mượn lời (perlocutionary act) Còn Searle chú ý đến 3 loại HĐNT của con

Trang 17

Trên đây chúng tôi đã đề cập đến cách phân chia HĐNT của 2 tác giả khác nhau với hệ thuật ngữ khác nhau Chỉ có một thuật ngữ “HĐ tại lời” (illocutionary act) là giống nhau Searle nghĩ rằng HĐ được thực hiện bao giờ cũng kèm theo những điều kiện thành công nào đó Mỗi HĐNT (speech act) được thực hiện sẽ đòi hỏi những điều kiện thành công khác nhau

5) HĐ tại lời: Theo Austin, khi nói ra một phát ngôn, “HĐ tại lời” chỉ là sự bày tỏ của người nói cho người nghe biết Người nói và người nghe không cần phải

có cơ sở dựa trên nền hiểu biết chung Còn Searle chú trọng nhiều đến HĐNT gián tiếp, được thực hiện bằng phát ngôn mà nghĩa của nó không liên hệ trực tiếp với kết cấu và diện mạo từ vựng của câu nhưng người nghe vẫn nhận biết và hiểu được, dựa trên những TGĐ và điều kiện nào đó của ngữ cảnh giao tiếp

Theo chúng tôi, phần so sánh khái quát lý thuyết HĐNT của Austin và Searle

là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi rút ra những nét tương đồng và khác biệt trong lý thuyết của hai ông trước khi đi vào phân tích những nội dung liên quan trong luận

án

1.3 Quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học khác có liên quan đến lý thuyết

“Hành động ngôn từ” của John L Austin và John R Searle

1.3.1 John R Searle, Ferenc Kiefer và Manfred Bierwisch (Chủ biên, 1980) với cuốn “Speech Act Theory and Pragmatics” (Lý thuyết về Hành động ngôn từ và Ngữ dụng học)

Trong cuốn này có rất nhiều bài viết thú vị liên quan đến lý thuyết HĐNT của Austin và Searle Sau đây là một vài tóm lược của chúng tôi:

- Bài: “Cấu trúc ngữ nghĩa và lực ngôn trung” (Semantic Structure and Illocutionary Force) của Manfred Bierwisch

Trang 18

15

Bài này bàn về quan hệ giữa cấu trúc ngữ nghĩa và lực ngôn trung Phát ngôn

ra một câu là thực hiện HĐNT tuân theo điều kiện, ví dụ: lời hứa, lời tiên đoán, lời cảnh báo Trong những phát ngôn như vậy tồn tại những “phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời6”, viết tắt là IFID (illocutionary force indicating device = IFIDs for short) Đây là những yếu tố đánh dấu lực ngôn trung của HĐ đã được sử dụng (bất luận là

ít hoặc nhiều) Theo Manfred Bierwisch, IFIDs có 2 loại Loại thứ nhất ở dạng công

thức ngôn hành hiển ngôn (explicit performative formulas), ví dụ: I promise you to… „Tôi hứa với bạn sẽ…‟ hay I request that… „Tôi yêu cầu là ‟ [78, 1] Loại thứ

hai được thấy ở những trường hợp xuất hiện một thức ngữ pháp (grammatical moods), hoặc một kiểu cấu trúc làm hình thành những kiểu câu như câu mệnh lệnh (imperatives) hoặc câu nghi vấn (interrogatives), ví dụ: Could you come in the evening? „Bạn có thể đến buổi chiều được không?‟ hay Come in the evening!

„Chiều hãy đến!‟ [76, 1] Trong kiểu câu mệnh lệnh, IFID là thức mệnh lệnh (imperative mood), còn trong kiểu câu nghi vấn, IFID là cấu trúc đảo (inversion) của trợ động từ tình thái

- Bài: “Ngôn cảnh tình huống và hiệu lực của hành động tại lời” (Situational Context and Illocutionary Force) của Wolfgang Motsch

Bài này bàn về quan hệ giữa ngữ cảnh và lực ngôn trung Wolfgang Motsch cho biết đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ học, vấn đề ngôn cảnh tình huống được đặt ra là:

1) Có cách tiếp cận ngôn ngữ học loại biệt nào để nghiên cứu những HĐ thực hiện bằng ngôn từ không?

2) Ở khía cạnh nào thì việc phân tích ngôn ngữ phải dựa vào một lí thuyết khái quát hơn về HĐ xã hội?

Để trả lời những câu hỏi này, Motsch đã phân tích lý thuyết của Austin và Searle theo các khía cạnh sau đây:

a) Mỗi phát ngôn thực hiện trong tình huống là một kiểu HĐ

6

Chúng tôi dùng cách gọi của Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán (2001, trang 92)

Trang 19

đó lại được chia thành những HĐ khác nhau, tạo nên một hệ thống những HĐNT làm nền tảng cho hoạt động giao tiếp hàng ngày

- Bài: “Một số nhận xét về câu ngôn hành tường minh, hành động tại lời gián tiếp, ý nghĩa tạo lời và chân trị” (Some Remarks on Explicit Performatives, Indirect Speech Acts, Locutionary Meaning and Truth-Value) của Francois Recanati

Như tên gọi cho biết, nội dung của bài này đề cập đến dấu hiệu trong câu ngôn hành tường minh (explicit), HĐGT, ý nghĩa tạo lời và chân trị, đặc biệt là chân trị trong một số câu ngôn hành Theo Recanati, đây là trường hợp những câu ngôn hành có hình thức câu trần thuật, và câu trần thuật là câu được sử dụng theo lối điển hình để xác nhận hay ít nhất để nói về cái gì đó Ngoài ra, trường hợp này câu ngôn hành cũng tuân theo nguyên tắc sau: phát ngôn nghiêm túc một câu trần thuật là nói

về một điều gì đó đúng hay sai thế nào Recanati nêu ví dụ của Warnock (1973), trong trường hợp khi có người nào nói “I promise” (Tôi hứa), nghĩa là anh ấy đã hứa Vấn đề là vì sao không coi câu ngôn hành (performative utterances) là câu xác nhận hiển nhiên (straightforward assertions) Vấn đề này hiện đang được nhiều nhà ngôn ngữ học tranh luận Đối với Recanati, điều quan trọng của câu ngôn hành trong trường hợp này vẫn là: (1) hình thành một nhận định (results in a statement)

và (2) làm cho câu đó đúng (makes it true) [78, 205]

- Bài: “Lô gích của hành động tại lời và thất sách của hành động” (Illocutionary logic and Self-Defeating ) của Daniel Vanderveken

Ở đây, Vanderveken bàn đến lô gích của HĐ tại lời, liên quan đến cái gọi là

“thất sách” của HĐ Theo Vanderveken, lô gích của HĐ tại lời là một chuyên ngành của lô gích về triết học, có liên quan đến HĐ tại lời (khẳng định, hỏi, yêu cầu, hứa hẹn, ra mệnh lệnh, tuyên bố, v.v.)

Trang 20

17

Vanderveken cho rằng phương pháp phân tích lô gích của triết học (đặc biệt là

lý thuyết của Austin và Searle) đã chỉ ra tầm quan trọng của triết học trong cách phân tích các HĐNT Thực vậy, lực ngôn trung (illocutionary force) là một thành tố cần thiết và không thể thiếu (không thể bị coi nhẹ) trong ý nghĩa câu nói của ngôn ngữ tự nhiên chứ không như một số nhà logic hình thức lầm tưởng (các nhà lô gích chỉ quan tâm đến nghĩa miêu tả, tức loại nghĩa liên quan đến hàm chân trị của câu) Một điều cực kì quan trọng là ta không thể hiểu được ý nghĩa thực sự của câu nếu không hiểu được ngôn cảnh mà phát ngôn đó được dùng để thực hiện một HĐ tại lời nào đó

1.3.2 Frans H van Eemeren and Rob Grootendorest (1982) với cuốn “Speech Acts in Argumentative Discussions” (Hành động ngôn từ trong thảo luận lập luận)

Cuốn này chủ yếu bàn về khía cạnh lập luận (argumentation) của HĐNT, như lập luận là một phức thể của HĐ tại lời, lập luận và sức thuyết phục của HĐ mượn lời (perlocutionary act) Eemeren và Grootendorest cho rằng lý thuyết HĐNT đã xác lập bộ khung có hiệu quả nhất để phân tích chức năng của ngôn ngữ, nhưng cho đến đầu những năm 80 lập luận vẫn chưa được phân tích như HĐNT Vấn đề còn phức tạp hơn nếu xét đến hiệu lực thực sự của lập luận Điểm quan trọng là các HĐ thường được phân tích từ quan điểm của người nói có liên quan đến tình huống có tranh chấp, khác biệt giữa các bên Ở đây hai tác giả quan tâm đến điều kiện để người nghe bị thuyết phục, dựa trên sự kết hợp chuỗi của các nhận định lập luận Mục đích của hai tác giả là nhằm phân loại các HĐNT dùng trong lập luận và điều kiện nào đã làm cho những HĐ đó được thực hiện

Đối với Eemeren và Grootendorest, thực chất lập luận là một loại HĐ tại lời phức tạp Thành tố của HĐ tại lời này dựa trên nguyên tắc của phạm trù khẳng định (assertives), cùng với sự kết hợp chuỗi tại lời nhằm biện minh hoặc BB (a justifying

or refuting), hoặc để bày tỏ ý kiến nói chung Hai tác giả thấy rằng việc phân tích

HĐ lập luận có liên quan đến cơ sở lý thuyết về HĐ tại lời của Searle vì HĐ lập luận cũng tuân theo điều kiện Tuy vậy, hai tác giả không đồng ý với Searle khi cho

Trang 21

18

rằng Searle đã không chú ý đúng mức đến HĐ mượn lời Theo hai tác giả HĐ lập luận cũng liên quan đến HĐ mượn lời, đặc biệt là HĐ mượn lời có mục đích thuyết phục Theo hai tác giả, lập luận tại lời (illocution argumentation) có liên quan đến

sự thuyết phục mượn lời vì việc lập luận của một người và sự thuyết phục đối với người khác phải gắn kết với nhau, không thể thiếu nhau được Đây là lý do vì sao hiệu lực tại lời và hiệu lực mượn lời phải hoà hợp với nhau và lực mượn lời thực hiện thông qua lực tại lời Rõ ràng, tại lời và mượn lời đều là hai bình diện khác biệt (distinct aspect) của một HĐNT trọn vẹn (complete speech act) Tại lời liên quan đến bình diện giao tiếp được thể hiện trong cố gắng để thông hiểu Còn mượn lời liên quan đến bình diện tương tác được thể hiện trong cố gắng để đạt được sự chấp nhận

Trong công trình này, Eemeren và Grootendorest còn trình bày thêm về sự đồng tình (agreement) và không đồng tình (disagreement) vì chúng liên quan đến lập luận Theo chúng tôi, HĐBB có thể được xếp vào loại “không đồng tình” theo quan điểm của Eemeren và Grootendorest

1.3.3 Michale L Geis (1995) với cuốn “Speech Acts and Conversational Interaction” (Hành động ngôn từ và tương tác hội thoại)

Trong cuốn này Geis tập trung bàn về HĐNT gián tiếp (Indirect speech act), tương tác hội thoại, cấu trúc của tương tác hội thoại và ảnh hưởng của tương tác trong hội thoại

Về HĐNT gián tiếp, Geis đã viện quan điểm của Searle (1975) Searle cho rằng HĐGT được thực hiện trong một phát ngôn mà phát ngôn này đã có lực ngôn trung (illocutionary force) là một loại của HĐ tại lời nào đó khác Ví dụ như trong phát ngôn sau, HĐ hứa hẹn là sự bổ sung vào lực ngôn trung sẵn có của phát ngôn vốn chỉ là lời khẳng định: I will be in my office „Tôi sẽ có mặt ở văn phòng‟ [68, 123] Ngoài ra, Geis còn dẫn một số nhà ngôn ngữ học khác như Sadock (1970, 1972), Gordon and Lakoff (1971), Morgan (1975), và Green (1975) Các nhà ngôn ngữ học này cho rằng chúng ta không thể tính toán chính xác được lực ngôn trung của phát ngôn (vì đại lượng này biến đổi theo những tham số ngữ cảnh)

Trang 22

19

1.3.4 Susan M Gass and Joyce Neu (Chủ biên, 1996) với cuốn “Speech Acts Across Cultures: Challenges to Communication in a Second Language” (Hành động ngôn từ qua các nền văn hóa: Thách thức cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai)

Cuốn sách dày dặn, vạm vỡ này là tập hợp những bài viết rất thú vị liên quan đến lý thuyết về HĐNT của Austin và Searle cũng như nội dung của luận án Sau đây là một vài tóm lược của chúng tôi:

- Bài: “Khảo sát việc sản sinh các hành động ngôn từ” (Investigating the production of speech act set) của Andrew Cohen

Bài này nhấn mạnh đến những khía cạnh và phương pháp nghiên cứu của HĐNT như sau đây:

1) Vấn đề lý thuyết Phần này Cohen nói đến quan điểm của mình và của Olshtain (1983) về chiến lược giao tiếp đối với chuỗi HĐNT Ông nhấn mạnh trước khi phân tích chuỗi HĐNT, thì phải xác định được mục đích, cũng như những tiền

đề ngữ nghĩa-ngữ dụng cho sự hiện thực hóa chuỗi HĐ đó Đối với phần này có 3 nội dung liên quan như sau:

1.1) Năng lực văn hóa xã hội và ngôn ngữ học xã hội (Socioculture and sociolinguistic abilities) Người nói và người nghe thành công khi giao tiếp vì họ đều có thể kiểm soát được chuỗi HĐNT trong ngôn ngữ mà họ dùng khi giao tiếp với nhau Khả năng kiểm soát này liên quan chặt chẽ đến năng lực văn hóa xã hội

và ngôn ngữ học xã hội

1.2) Phương pháp nghiên cứu liên quan đến việc miêu tả các HĐNT và việc lựa chọn chiến lược giao tiếp

đến việc nghiên cứu sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai

2) Vấn đề tìm, khôi phục và lựa chọn hình thức của ngôn ngữ Cohen đặt vấn

đề phải xem xét nên dùng hình thức của ngôn ngữ trong bài nghiên cứu thế nào? Ví dụ: dùng từ vựng, HĐ chính thức, biểu thức, v.v

Trang 23

- Bài “Văn hóa, thương lượng và hợp tác quốc tế” (Culture, negotiations and international cooperative ventures) của John L Graham

Theo Graham, khó có thể đưa ra một quan niệm nhất quán (consistent) về văn hóa Graham đã lấy xuất phát điểm là quan điểm về văn hóa của Linton Linton (1945:5) cho rằng “văn hóa là cấu hình của những hành vi có giáo dục và kết quả của những hành vi mà thành tố của nó được áp dụng và truyền đạt giữa các thành viên của một xã hội cụ thể” [68, 319-320]

Bên cạnh việc khám phá những sự khác biệt về văn hóa trong các hành vi thương lượng, giá trị của bài viết này còn nằm ở việc giải quyết vấn đề “nội dung hay ngôn cảnh” (content versus context) Nếu như các nhà tâm lí học xã hội đề cao nội dung ngôn từ (verbal content), thì các nhà ngôn ngữ học xã hội lại cho rằng nếu chỉ chú trọng vào những phần phô diễn trên ngôn từ thì sẽ không thể hiểu được khía cạnh tương tác liên nhân của văn bản một cách thấu đáo Cũng giống như các nhà ngôn ngữ học xã hội, Graham đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn cảnh trong cả giao tiếp ngôn từ cũng như giao tiếp phi ngôn từ (nonverbal)

Những trình bày tóm lược của chúng tôi về những nghiên cứu tiêu biểu, mang tính thời sự về lí thuyết HĐNT trên đây đã cho thấy những khía cạnh phức tạp, tinh

tế có được thể hiện trong hoạt động nói năng của con người Sự trình bày này góp

Trang 24

21

phần làm nên cái nền tảng (background) cần thiết để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình, đó là tìm hiểu và so sánh HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt

1.4 Khái niệm “Hành động bác bỏ” (The Speech Act of Denial)

- Theo “Từ điển tiếng Việt” (1997) của Hoàng Phê (Chủ biên), BB là: “…bác

đi, gạt đi không chấp nhận” [40, 22]

- Theo “Từ điển tiếng Việt” (2001) của Bùi Quang Tịnh, BB là lời nói: “không nạp, không nhận” [57, 30]

- Nguyễn Thị Thìn (2003) mở rộng, cụ thể hóa BB, đó là: “…phủ định một lời khẳng định, đoán định, phê phán buộc tội trước đó của người đối thoại” [55,

Theo chúng tôi “Hành động bác bỏ ” là HĐ mà người nói thể hiện sự không chấp nhận điều mà người nói đã nghe trước đó, hoặc có thể suy luận từ những gì đã

có trước đó Trong trường hợp những đặc trưng hình thức của câu nói dùng để BB

là ổn định, có thể thấy quan hệ giữa BB (một HĐNT) và câu PĐ (một kiến trúc ngôn ngữ) Cũng như nhiều HĐNT khác, BB có trường hợp trực tiếp và gián tiếp

1.4.1 Hành động bác bỏ trong tương quan của cặp thoại xác tín-bác bỏ

Lý thuyết HĐNT của Austin chỉ xem xét các HĐNT một cách riêng biệt và độc lập với những HĐ khác Nhưng trong hội thoại, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp đến những phát ngôn đi trước nó hoặc bản thân nó định hướng cho những phát ngôn tiếp theo sau Và hệ quả là những HĐNT này sẽ kéo theo những HĐNT khác Một HĐNT A có thể kéo theo HĐNT B, lượt lời này cũng có thể kéo theo lượt lời khác Trong những trường hợp như thế, chúng ta nói đến khái niệm “cặp

Trang 25

Ví dụ (dẫn theo Nguyễn Đức Dân, 1999):

“A: Lấy cơm ra mà ăn!

B: Có cơm đâu mà ăn!

C: * Không có cơm mà ăn” [11, 395]

Câu A thể hiện một mệnh lệnh Mệnh lệnh này (lấy cơm ra mà ăn!) có tiền giả định là “Còn cơm” Còn câu B là câu mà người ta dùng để chất vấn về sự tồn tại của điều kiện cho phép thực hiện mệnh lệnh đó Nghĩa là chất vấn TGĐ của mệnh lệnh

đó Để phê phán một hiện tượng người ta có thể dùng cả sự PĐ miêu tả và chất vấn Chẳng hạn, có thể phê phán về sự lãng phí theo hai cách: 1) “Lãng phí như vậy rồi đến lúc không có cơm mà ăn”, 2) “Lãng phí như vậy rồi lấy cơm đâu ra mà ăn”

Từ ví dụ trên, chúng ta có thể nhận ra một HĐ ngôn ngữ gián tiếp khác, được tạo thành từ các HĐ chất vấn, từ chối và thanh minh với một hiệu lực tại lời nào đó Theo Nguyễn Đức Dân (1999), đây là HĐ được nảy sinh từ lô gích nội tại của ngôn ngữ

1.4.2 Đặc điểm của “Hành động bác bỏ”

“HĐBB” đã được nhiều người nghiên cứu, chỉ ra đặc điểm của nó:

Nguyễn Đức Dân (1983) cho rằng “Trong quá trình giao tiếp, nếu một người

khẳng định, trực tiếp hay gián tiếp, về một thuộc tính A của sự vật, nhưng nếu người khác cho rằng ý kiến đó không đúng và BB ý kiến đó, như thế người thứ hai

đã thực hiện một hành vi PĐ, ‎hay là hành vi BB Ví dụ:

1.) X: Ngôi nhà kia cao

Y: (a) Ngôi nhà kia đâu có cao!

(b) Ngôi nhà kia không cao!

2.) X: Ngôi nhà kia không cao

Trang 26

23

Y: (a) Ngôi nhà kia mà không cao!

(b) Ngôi nhà kia cao!

Ở những đoạn hội thoại trên đây, lời đáp của Y (với hai biến thể) đều là những hành vi PĐ Hành vi này được thể hiện bằng những câu có dạng thức khác nhau, hoặc là PĐ, hoặc là khẳng định (như 2b) Những câu PĐ ứng với hành vi PĐ này gọi là những câu PĐ BB Về hình thức, có thể thấy rằng để tạo những câu PĐ-

BB người ta có thể dùng các từ kèm không, chẳng, chưa nhưng cũng có thể dùng những từ sao, nào, đâu, gì,… [8, 28]

(CD) để biểu thị hành vi BB Những dấu hiệu chuyên dùng biểu thị hành vi BB:

- Cặp tiểu từ tình thái: có…đâu

- Tổ hợp tình thái từ: không phải, đâu có, nào (có) phải, làm gì có, đâu (có)

phải ở đầu câu hoặc xem giữa chủ ngữ – vị ngữ “Không phải” có thể một mình làm

câu BB

- Quán ngữ tình thái thì có cuối câu, kiểu “P thì có!”

Căn cứ vào phương thức BB có thể phân chia hai kiểu câu BB

1) Câu PĐ – BB Thực hiện hành vi BB bằng phương thức PĐ tính chân lý, tính đúng của mệnh đề trong câu Nội dung của mệnh đề này phản ánh ý kiến trái ngược với ý kiến trước đó của người đối thoại Ví dụ:

A: Bác ơi, cho em xin tiền gạo hôm trước

B: Cái nhà chị này nhầm rồi Tôi đâu có mua gạo nhà chị

Trang 27

24

A: Chị lấn sang đất của tôi rồi đây này

B: Chính nhà ông lấn sang đất nhà tôi thì có Không tin tôi đo lại cho ông

xem [55, 174-177]

Đặng Thị Hảo Tâm (2003) cho rằng “Để làm rõ đặc điểm của hành vi BB cần

có sự phân biệt với hành vi PĐ-miêu tả Mục đích của PĐ miêu tả là chỉ nhằm xác định đối tượng được nói tới không có thuộc tính p mà không nhằm BB một ý kiến, quan điểm trước đó Ngược lại hành vi BB chỉ nảy sinh khi trước đó đã có một sự khẳng định Hành vi BB được thực hiện bằng 2 chiến lược: (a) chiến lược trực tiếp (CLTT), (b) chiến lược gián tiếp (CLGT)

Với (a) hiệu lực BB được đánh dấu bằng những từ ngữ CD như: không, thế

nào được, sao được, làm gì có, đâu (có / nào), có phải… đâu, nào… đâu, có mà…

Với (b) thì hỏi là một cơ chế đặc trưng dùng để BB (Theo Nguyễn Đức Dân) Tuy nhiên chiểu theo cách thức tạo lập nội dung (p), theo từng ngữ cảnh giao tiếp, đặc biệt với hai thông số: khoảng cách quyền lực, quan hệ xã hội thì cấu trúc ngữ vi hỏi có thể mang đến những hiệu lực BB khác nhau” [51, 5]

Sophana Srichampa (2004) không nói đến HĐBB nhưng đề cập đến các lối

nói PĐ và khẳng định trong tiếng Việt và tiếng Thái trong bài viết “Các lối nói phủ định và khẳng định trong tiếng Việt và tiếng Thái” (Vietnamese and Thai negative and affirmative styles) Sophana cho rằng mô hình PĐ chung của tiếng Thái và

tiếng Việt là (S) + NEG + V + O Đây là mô hình điển hình trong nhiều ngôn ngữ

SVO Ngoài ra ở các ngôn ngữ này còn có những mô hình cấu trúc khác, đó là các câu khẳng định và câu hỏi có giá trị PĐ, và ngược lại các từ PĐ kép và các câu hỏi-

PĐ lại có ý nghĩa khẳng định Các sắc thái ý nghĩa thay đổi theo ngữ điệu, thức cũng như thái độ của người nói Ví dụ, đối với các lối nói PĐ trong tiếng Việt và tiếng Thái, thì trong tiếng Việt, bên cạnh mô hình PĐ bình thường bằng cách dùng một từ PĐ đứng trước động từ, còn có một lối PĐ phổ biến khác là dùng các từ nghi vấn hoặc các thành tố nghi vấn khác trong câu hỏi Như trong tiếng Việt, các từ

Trang 28

25

nghi vấn như ai, gì, đâu được dùng trong câu hỏi để biểu thị ý PĐ hoặc không nhất

trí, ví dụ:

(1a) Hình như anh cầm quyển sách của tôi phải không?

Câu (1a) là ví dụ về một câu hỏi mở đầu Ba câu sau đây cho thấy những cách

PĐ của tiếng Việt:

(1b) Ai cầm!

(1c) Tao cầm đâu!

(1d) Tao cầm bao giờ! [48, 2]

Theo Sophana, trong tiếng Thái cũng như tiếng Việt, có cách nói PĐ gián tiếp Các sắc thái nghĩa cũng thay đổi theo ngữ điệu, thức (mood) và thái độ của người nói, ví dụ:

„Cô ấy đẹp phải không?‟

(11b) สวยอาร้าย [sua^j ?a:&ra!:i]

„Cô ấy đẹp gì!‟

(11c) เพี้ยนไปแล้วเหรอ [pia!n paj lI!:w rE:^]

„Cậu không bình thường à?‟ (Cậu điên rồi à?)

(11d) ผิดแล้วเธอ ดูให้ดีอีกที [pHi@@@@@@`t lI!:w tHE: du: ha%j

di: ?i@@`:k tHi:]

„Có vẻ như anh không đúng Anh thử xem lại đi! ‟

pHi$:&sU#a&sa&mu@t] [48, 4-5]

„Cô ấy là năng Phi Sua Samut!‟ (“năng” trong tiếng Thái nghĩa là “con”,

dùng khi gọi đứa con gái mà mình không thích)

Câu (11b)-(11c) là câu PĐ Còn câu (11d)-(11e) là câu khẳng định

Cuối cùng Sophana đi đến kết luận là câu PĐ và câu khẳng định trong tiếng Thái và tiếng Việt có nhiều sắc thái khác nhau Sự thể này cho thấy xu hướng thiên

Trang 29

26

về gián tiếp của người Việt và người Thái trong chiến lược BB Đôi khi, người nói không dám diễn đạt ý PĐ trực tiếp, không muốn làm tổn thương tình cảm của người nghe Đó là lí do giải thích tại sao việc vận dụng những cách nói gián tiếp như vậy

là rất phổ biến, đặc biệt trong khẩu ngữ, nơi có giao tiếp mặt đối mặt

Nguyễn Thị Kim Dung (2006) đã bước đầu nghiên cứu “hành động phản

bác” trong luận văn thạc sĩ “Hành động phản bác trong tiếng Việt” Luận văn này sử dụng hai nguồn cứ liệu chính: cứ liệu là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt, được quan sát và ghi lại trung thành và cứ liệu được trích từ các tác phẩm văn học

Lí thuyết sử dụng trong luận văn là: lí thuyết HĐNT của Austin và Searle, lí thuyết phép lịch sự của Leech, Brown và Levinson

Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng “HĐ phản bác liên quan đến sự phản ứng đối lập của người nói về một điều gì đó, có thể đúng hay sai HĐ phản bác thuộc nhóm hành vi xác nhận / nhận định Phản bác bao giờ cũng giả định một HĐ nhận định đi trước Vì vậy, muốn làm rõ bản chất của HĐ phản bác, phải đặt phản bác trong tương quan, trong thế song hành với HĐ nhận định đi trước Muốn phản bác thành công, cần có những luận cứ và các lập luận thích hợp Lí thuyết lập luận sẽ giúp soi sáng bình diện nội dung và hình thức của HĐ phản bác (bản chất các luận cứ, việc

sử dụng những tác tử lập luận trong HĐ phản bác v.v.)” [14, 31-32]

Cũng như các tác giả đi trước, Nguyễn Thị Kim Dung phân chia 2 loại HĐ phản bác trong tiếng Việt: HĐ phản bác trực tiếp và HĐ phản bác gián tiếp

1) Phản bác trực tiếp: là hình thức phản bác có chứa những từ ngữ biểu thị ý

nghĩa phản bác, phủ định như: đâu, gì, sao, nào, bao, không, chẳng…Những từ

ngữ này được sử dụng trong những khuôn cú pháp thích hợp, có thể xem là dấu hiệu ngôn hành của HĐ phản bác trong tiếng Việt Phản bác trực tiếp có 5 loại sau đây:

1.1) Cấu trúc dùng từ, ngữ phiếm định Dùng từ đâu, gì, nào, bao và sao 1.2) Cấu trúc dùng từ, ngữ PĐ Dùng từ không, chẳng và chưa

1.3) Một số cấu trúc phản bác CD: theo cấu trúc : P thì có, Còn P chán, P đấy

chứ, P chứ, Ai lại C và Với, với chả

7

Hệ ký hiệu ngữ âm trong tiếng Thái dùng theo Kanchana Naksakun (1977)

Trang 30

27

1.4) Cấu trúc dùng từ mà: Ai mà, Thế mà cũng và Có B gì mà A

1.5) Phản bác trong phương ngữ Ví dụ: phương ngữ miền Trung

- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím

Em lấy chồng rồi trả yếm cho anh

- Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh

Yếm em em mặc, yếm chi anh anh đòi (Ca dao)

2) Phản bác gián tiếp: là phản bác thường không thể hiện bằng một hình thức nhất định do đó nó có nhiều cách thể hiện Ý nghĩa phản bác chỉ hiểu được nhờ vào tình huống giao tiếp và những quy ước của cộng đồng Phản bác gián tiếp có 5 loại sau đây:

2.1) Phản bác thông qua các HĐGT

2.2) Phản bác bằng hình thức đánh giá ngược lại

2.3) Phản bác thông qua HY

2.4) Sử dụng hình thức phản lập luận

2.5) Phản bác thông qua thái độ

Có thể nói luận văn của Nguyễn Thị Kim Dung là công trình đi sâu nhất nghiên cứu HĐBB (mà tác giả gọi là “phản bác”) trong tiếng Việt, và đã nêu ra được nhiều phương tiện BB Tuy nhiên, những phương tiện này vẫn còn thiên về liệt kê, chưa thực sự được phân tích sâu sắc, và nhất là chưa có độ khái quát thích hợp, cách phân loại phương thức BB còn nhiều chồng chéo Chẳng hạn cái gọi là phương thức “phản bác trong phương ngữ” thực ra là một dạng của những phương thức phản bác gián tiếp mà thôi Khi người con gái trong ca dao nói “Yếm em em mặc, yếm chi anh anh đòi” thì cô đã phản bác bằng cách chất vấn TGĐ của việc đòi yếm (muốn đòi ai cái gì thì phải có TGĐ là người ấy đã mượn mình cái đó)

Đặc biệt, trong nội dung của luận văn này có những ví dụ phân tích câu BB

mà chúng tôi không đồng ý, chẳng hạn:

“Thằng anh quát lên:

- Cầm đi đồ mất dạy Bố mà ở nhà bố sẽ giết mày

Trang 31

28

- Mất dạy hả? Có đứa nào được dạy dỗ gì đâu mà mất (Mùa hoa cải bên sông

- Nguyễn Quang Thiều)” [14, 34]

Nguyễn Thị Kim Dung phân tích câu BB trên đây (in đậm) như là cách người nói chất vấn sự tồn tại của A, mà A là điều kiện tồn tại của B theo luật suy diễn lôgích “không A thì không B” để BB B Đây là lối phản bác trực tiếp nội dung của nhận định trước đó, phủ định hoàn toàn tiền ngôn của người đối thoại (Anh nói tôi

là đồ mất dạy, nhưng thực tế là không có đứa nào được dạy dỗ gì cả, cho nên nhận định của anh là không đúng với thực tế, là vô lý Tôi khẳng định với anh là tôi không được dạy dỗ chứ không phải là người được dạy dỗ mà “mất dạy” như anh nói) Theo chúng tôi, những trường hợp như trên đây chỉ là những trường hợp phản bác mang tính siêu ngôn ngữ, chơi chữ

Cuối cùng Nguyễn Thị Kim Dung đã trình bày về “Đặc trưng văn hóa của HĐ phản bác trong tiếng Việt” Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng “Người Việt có câu:

“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Đó chính là sự thể hiện của lối ứng xử trọng tình, tế nhị, ý tứ của người Việt Bởi họ ý thức được rất rõ sức mạnh của lời nói: “Lời nói đọi máu”, “Được lời như cởi tấm lòng”… Cho nên người Việt rất chú ý đến lời ăn tiếng nói, nói làm sao cho phải, cho thấu tình đạt lý

là cả một nghệ thuật trong giao tiếp Phản bác trực tiếp là HĐNT rất dễ làm mất thể diện của người đối thoại Nếu như buộc phải phản bác trực tiếp thì người nói thường sử dụng kèm theo những biểu thức điều biến để làm giảm nguy cơ làm mất thể diện người nghe Chẳng hạn, có thể dùng các lời rào đón, các quán ngữ tình thái như: Nói khi vô phép, Nói bác đừng giận… Việt Nam là một nước nông nghiệp, tổ chức xã hội truyền thống chịu nhiều ảnh hưởng của Nho Giáo, một xã hội rất tôn trọng tôn ti trật tự Điều đó thể hiện rất rõ trong văn hóa ứng xử của người Việt Chính vì vậy mà họ luôn “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đặc biệt là khi phải nói những lời phản bác [14, 102-104] Những nhận xét như vậy, theo chúng tôi, là đúng, nhưng cần được khảo sát sâu hơn nữa thì mới thật sự thuyết phục

Nguyễn Quang Ngoạn (2007) có bài viết “Một số chiến lược phản bác

thường dùng trong tiếng Việt” Đối với Nguyễn Quang Ngoạn, “phản bác xảy ra khi

Trang 32

29

một người không đồng ý với nhận xét, đánh giá của một người khác về một vấn đề nào đó và phản bác cũng xảy ra khi một người không chấp nhận đề xuất mà một người khác đưa ra Phản bác một người nghĩa là ta có thể đã xúc phạm đến nhu cầu được thừa nhận bởi người khác hoặc nhu cầu được tôn trọng quan điểm riêng của

họ Do vậy, phản bác là một HĐ có nguy cơ đe dọa thể diện cao” [38, 39]

Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, Nguyễn Quang Ngoạn chỉ trình bày một số chiến lược phản bác thông dụng hàng ngày trong tiếng Việt theo phương thức liệt kê, giải thích ngắn gọn kèm một vài dẫn chứng minh họa Thực ra bài viết này không phân tích phản bác thông qua HY và TGĐ như nội dung trong luận án của chúng tôi, mà chỉ liệt kê các chiến lược của phản bác và trình bày cách sử dụng những chiến lược đó

Trong bài viết này, Nguyễn Quang Ngoạn liệt kê được tất cả 26 chiến lược

Đó là: phản bác thẳng thừng, rào đón (che chắn), tỏ ra không chắc chắn, tỏ ra hoài nghi, xin lỗi, nêu lí do bất khả kháng, mong thông cảm, sử dụng lối nói vô nhân xưng, khuyên nhủ, giả vờ đồng ý, khái quát hóa, sử dụng câu hỏi tu từ, khẳng định cái tôi, tỏ ra tôn kính, tỏ ra quan tâm đến người nghe, hứa hẹn, yêu cầu giải thích thêm, nhận diện đồng nhóm, đưa ra điều kiện, mỉa mai, đổ cho người khác, mắng nhiếc, lặp lại, khen ngợi hay cảm ơn, sử dụng yếu tố nhấn mạnh và một số chiến lược khác

Ví dụ chiến lược phản bác sử dụng yếu tố nhấn mạnh:

“Người nói có thể làm cho sự phản bác của mình rõ ràng hơn bằng những yếu

tố nhấn mạnh Dĩ nhiên là nhiều từ nhấn mạnh như “hoàn toàn”, “nhất thiết”…, trong nhiều trường hợp, cũng có thể được dùng như là những dấu hiệu rào đón Các

cụm từ nhấn mạnh khác mà ta thường gặp là: khá, rất, vô cùng, cực kì, chẳng… tí

nào, không… tí nào, còn lâu, còn khuya… Thí dụ:

(25) - (Chỉ nói lung tung thôi Chị già rồi mà.)

- Không già tí nào đâu chị ơi” [38, 44]

Trang 33

30

Như ví dụ trên, Nguyễn Quang Ngoạn chỉ phân tích là theo cấu trúc “không…

tí nào” là chiến lược phản bác sử dụng yếu tố nhấn mạnh nhưng không phân tích

thêm là câu đó người phản bác nhấn mạnh về cái gì

Cuối cùng Nguyễn Quang Ngoạn đưa ra một số nhận xét và lưu ý khi vận dụng các chiến lược phản bác, đồng thời nhấn mạnh “tuy giới thiệu được một số chiến lược giao tiếp và một số đặc điểm nhận diện các chiến lược đó nhưng chúng tôi chưa có điều kiện nói rõ hơn và cũng khó lòng nói rõ hơn ai hay dùng chiến lược nào và dùng khi nào với mục đích gì vì việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, như chúng ta đều biết, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như tình huống giao tiếp (ở đâu, khi nào), không khí giao tiếp (trang trọng hay thân mật), khoảng cách giữa các tham thể giao tiếp (thân, quen hay xa lạ), vị thế giao tiếp của mỗi người (thấp hơn, ngang bằng hay cao hơn) Do đó việc sản sinh và diễn giải một phát ngôn như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào từng cảnh huống giao tiếp cụ thể” [38, 45]

Những nhận xét trong bài viết trên đã đưa ra một số gợi ý cho chúng tôi trong việc phân tích bác bỏ gắn với ngữ cảnh giao tiếp

1.4.3 Hai chiến lược: bác bỏ trực tiếp và bác bỏ gián tiếp

Như trên đây đã có dịp đề cập một cách khái quát, HĐBB được thực hiện bằng

Đức Dân (2000) về BBTT và BBGT:

a) “P thì có” Đây là cách khẳng định P để bác bỏ một khẳng định Q trước đó;

P trái với Q

b) “Không A mà lại bảo là A” Đây là cách trực tiếp BB A

c) “A mà lại B (ư)?” Đây là cách BB theo luật suy diễn modus tollens: chất vấn hệ quả để BB tiền đề

d) “Có B gì đâu mà A?” Đây là cách BB theo suy diễn HY: chất vấn về điều kiện cần của A

8 Theo lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John L Austin (1965) và John R Searle (1969) nghĩa là “direct speech” (nói trực tiếp) và “indirect speech” (nói gián tiếp)

Trang 34

Ví dụ: - A Thằng con tôi dạo này hư quá

- B Nó còn ngoan chán

(Trong câu trả lời trên, người nói không khen đứa bé ngoan, mà là BB mức độ

“hư quá” Có thể nó hư nhưng chưa phải “hư quá”)

- A Nhanh lên kẻo hết giờ

Nguyễn Đức Dân (1983) đã nêu ra quan hệ giữa HĐBB và câu PĐ sau đây:

- Hai kiểu câu phủ định: sự phủ định miêu tả và sự phủ định bác bỏ

1) “Trong quá trình ngôn ngữ, khi tư duy về các sự vật, các hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng, người ta có thể xây dựng các phán đoán khẳng định về thuộc tính và mối quan hệ của sự vật với nhau Ví dụ:

“Căn phòng trang trí đơn giản, trên tường không có tranh, trên bàn không có hoa,…”

Các câu PĐ trên là hành vi khẳng định một thuộc tính không A của sự vật Câu PĐ kiểu này gọi là “câu PĐ miêu tả”

2) Trong quá trình giao tiếp, nếu một người khẳng định, trực tiếp hay gián tiếp, về một thuộc tính A của sự vật, nhưng nếu người khác cho rằng ý kiến đó không đúng và BB ý kiến đó, như thế người thứ hai đã thực hiện một hành vi PĐ, hay là hành vi BB Ví dụ:

Trang 35

32

(1) X: Ngôi nhà kia cao

Y: (a) Ngôi nhà kia đâu có cao!

(b) Ngôi nhà kia không cao!

(2) X: Ngôi nhà kia không cao

Y: (a) Ngôi nhà kia mà không cao!

(b) Ngôi nhà kia cao!

(3) X: Anh Bốn tốt hơn anh Ba

Y: (a) Anh Bốn tốt hơn anh Ba thế nào được!

(b) Anh Bốn không tốt hơn anh Ba!

Trên đây, lời đáp của Y đều là những hành vi PĐ Hành vi này được thể hiện bằng những câu có dạng thức khác nhau, hoặc là PĐ, như 1 và 3, hoặc là khẳng định như 2b Những câu PĐ ứng với hành vi PĐ này gọi là những câu PĐ BB Về hình thức, để tạo những câu PĐ BB, người ta có thể dùng các từ kèm không, chẳng, chưa nhưng cũng có thể dùng những từ sao, nào, đâu, gì,…

3) Với sự phân biệt trên, các từ sao, nào, đâu, gì,… là những từ đặc trưng cho dạng thức BB, trong khi đó các từ không, chẳng, chưa được dùng với hai chức năng: PĐ miêu tả và PĐ BB

Ví dụ: X: Màu này đẹp quá

Y: Màu này mà đẹp!

Ở câu đáp người đã dùng từ mà để thể hiện một dạng thức BB; không thể nói rằng ở đây đã dùng ngữ điệu đề thay cho từ không trong cách bày tỏ ý phủ định

- Những đặc điểm của câu phủ định bác bỏ

Theo Nguyễn Đức Dân, có thể phân biệt câu PĐ miêu tả với câu PĐ BB ở 4 điểm sau đây:

1) Trong câu PĐ miêu tả , không thể dùng các từ đâu, nào, sao, gì,…

2) Sự PĐ miêu tả có thể xuất hiện trong bất cứ một thời điểm nào của quá trình giao tiếp, trực tiếp hay gián tiếp, thậm chí đó là sự khẳng định phi ngôn ngữ

Trang 36

33

3) Sự BB và TGĐ Một câu nói, ngoài thông báo hiển ngôn còn thường mang những thông tin khác nữa không hiện ra trực tiếp ở câu chữ; trong nhiều trường hợp thông tin đó là TGĐ của câu đã cho

- Con anh Ba đã đi bộ đội

Ít nhất, câu trên có hai TGĐ là: a) Anh Ba đã có con

b) Con anh Ba ít ra đã 18 tuổi

TGĐ của một câu là điều kiện dùng của câu đó Khi điều kiện dùng mà sai thì câu trở thành vô nghĩa, nó không có giá trị đúng mà cũng không có giá trị sai Trong trường hợp này, người ta không PĐ câu mà chỉ PĐ điều kiện dùng của nó: Người ta BB TGĐ của một câu, nếu TGĐ của nó sai Ví dụ, với câu “Con anh Ba

đã đi bộ đội” nếu TGĐ của nó bị sai, thì người ta BB bằng cách BB hay chất vấn TGĐ của nó: c) Anh Ba đâu đã có con

d) Con anh Ba nào đã được 18 tuổi (mà đi bộ đội)

1.4.5 Phân biệt hành động từ chối và hành động bác bỏ

M.A.K Halliday (1985) đã có một chương nói về nghĩa liên nhân của câu

nói, là “Clause as exchange” (Cú như là sự trao đổi) trong cuốn “An Introduction to Functional Grammar” (Dẫn luận ngữ pháp chức năng) Theo chúng tôi, những gì được trình bày trong chương này có thể giúp phân biệt từ chối và BB Trong chương này, Halliday nói đến một bình diện ý nghĩa khác của tiểu cú (another aspect of the meaning of the clause), đó là như một sự trao đổi (as exchange) Tiểu

Trang 37

34

cú cũng được tổ chức như là một sự kiện tương tác gồm có người nói hay người viết

và người nghe Halliday dùng thuật ngữ “người nói” để chỉ chung cả người nói lẫn người viết Trong HĐ nói năng, người nói và người nghe chấp nhận cho mình những trò diễn cụ thể, trong những lượt lời thích hợp Ví dụ, khi đặt một câu hỏi, người nói nhận vai trò người tìm thông tin và yêu cầu người nghe nhận vai trò người cung cấp thông tin Có hai kiểu vai diễn ngôn (speech role) đứng đằng sau

các kiểu trò diễn cụ thể hơn, đó là cho (giving) và yêu cầu (demanding) Người nói

cho người nghe một cái gì đó (ví dụ: một vài thông tin) hoặc yêu cầu ở người nghe một cái gì đó “Cho” có nghĩa là “mời nhận” (inviting to receive), và “yêu cầu” có nghĩa là “mời cho” (inviting to give) Người nói không chỉ làm một cái gì đó cho mình mà còn yêu cầu ở người nghe một cái gì đó Như vậy, HĐ (act) nói năng có thể được gọi một cách phù hợp hơn là một sự tương tác (interact) Có hai thứ có thể trao đổi, đó là trao đổi thông tin (exchanging information) và trao đổi hàng hóa- & -dịch vụ (exchanging goods- & -services)

Halliday đã nêu ra ví dụ về vai trò của người nói và người nghe như sau:

người nghe khi đến lượt lời mình]

[72, 69] Trong trường hợp trên đây, người nói không những có thể đưa ra bất kì một phạm vi rộng lớn những câu trả lời khác nhau cho các câu hỏi, hay tiến hành một mệnh lệnh theo các cách khác nhau; mà anh ta còn có thể từ chối (refuse) hoàn toàn không trả lời câu hỏi, hay cung cấp những hàng hóa- & -dịch vụ

Trang 38

35

Theo Halliday, trao đổi thông tin (exchanging information) phức tạp hơn trao đổi hàng hóa- & -dịch vụ (exchanging goods- & -services), bởi vì trong trao đổi thông tin người nghe không phải chỉ thuần túy nghe mà còn bị / được yêu cầu đóng một vai trò trong diễn ngôn để khẳng định (affirm), BB (deny), hay cung cấp (supply) phần thông tin bị mất Ví dụ: “Hôm nay là thứ ba - Ồ, không thể thế được” Những ví dụ trên có thể giúp phân biệt HĐ từ chối và HĐBB Đối với trường hợp “từ chối”, phát ngôn đi trước là một yêu cầu HĐ như “Give me that teapot!”, phát ngôn đi sau có thể là chấp thuận (All right, I will) hoặc từ chối (No, I won‟t) Còn đối với trường hợp “BB”, phát ngôn đi trước là một nhận định, như “Hôm nay

là thứ ba”, còn phát ngôn đi sau đó (Ô, không thể thế được) là phát ngôn BB Người nói cho rằng hôm ấy không thể là thứ ba được

Nguyễn Phương Chi (2004) đã viết luận án “Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn

hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)” Theo Nguyễn Phương Chi, HĐ từ chối là “Một hành vi phản ứng, có hiệu lực tại lời

và vì thế là một hành vi tại lời: từ chối Hành vi từ chối được người nói dùng để đáp lại một hành vi nào đó trong số các hành vi có hiệu lực tại lời là: đề nghị, yêu cầu,

ra lệnh, mời, xin… của một người khác đã thực hiện trước đó Theo đó, hành vi từ chối, cũng như hành vi trả lời, hành vi đồng ý… có thể xem như là những hành vi hậu vị (post-event-acts), còn hành vi đề nghị, cũng như hành vi hỏi, hành vi đề xuất… có thể xem như là những hành vi tiền vị (pre-event-acts) Về mặt ngữ nghĩa,

theo sự xác định của Wierzbicka (1987) thì việc từ chối có nghĩa là “không, tôi sẽ

không làm việc đó” khi trả lời một phát ngôn của một người khác mà trong phát ngôn này anh ta đã thông báo cho chúng ta biết rằng anh ta muốn chúng ta làm một việc gì đó và rằng anh ta chờ đợi chúng ta làm việc đó Ví dụ:

1 - Con lên nhà khách, bác Bảng muốn hỏi gì con đấy

- Thôi con chả lên

2 - Thế thì ông để con dắt ông vậy

- Thôi anh ở đây đợi các ông kia” [7, 40-41]

Trang 39

36

Trong luận án này, Nguyễn Phương Chi còn nói đến quan hệ giữa HĐBB và

HĐ từ chối Nguyễn Phương Chi cho rằng “Chiến lược BB được xây dựng trên cơ

sở sự đánh giá của người từ chối đối với giá trị nội dung của lời yêu cầu, đề nghị Hành vi từ chối bằng cách sử dụng chiến lược này được sử dụng trong trường hợp người từ chối nhận thấy nội dung đề nghị, yêu cầu… là vô giá trị, hoàn toàn vô ích, không thực tế, vô nghĩa, có hại… Ví dụ:

- Em báo cảnh sát nhé

- Đừng nói linh tinh, đây là việc chính đáng, anh đã nhận lời người ta rồi Hành vi sử dụng chiến lược BB có mức độ đe dọa thể diện cao Có thể xem như nó nằm ở phạm vi chót của các hành vi sử dụng chiến lược “tính vô ích” và

“tính bất cập” Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành vi từ chối BB không xuất phát từ sự đánh giá nội dung đề nghị, yêu cầu… là có hại, vô giá trị… mà xuất phát

từ thái độ bất chấp của người từ chối Ví dụ:

- Dậy đi mày! Trưa lắm rồi!

- Mày làm gì mà nhắng lên thế? Trưa thì trưa, tao cần gì

Do đó chiến lược BB được thường được sử dụng khi người từ chối có vai xã hội cao hơn vai người đề nghị, yêu cầu” [7, 84]

Theo quan sát của chúng tôi, Nguyễn Phương Chi có vẻ đã xem từ chối là một dạng của BB, cụ thể đã xem từ chối là dạng thức BB đối với những hành vi đề nghị, yêu cầu đi trước Như đã có dịp trình bày ở trên, chúng tôi chủ trương phân biệt từ chối và BB, theo đó từ chối là khước từ thực hiện HĐ được dẫn xuất bởi những HĐNT thuộc nhóm điều khiển đi trước, còn BB là phủ nhận thông tin được nêu ra ở những HĐNT thuộc nhóm xác tín hay biểu kiến đi trước

Trần Chi Mai (2005) cũng viết luận án về từ chối với đề tài “Phương thức

biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt)” Trần Chi Mai cho rằng “Hành vi từ chối trong giao tiếp là một trong những cách ứng xử thường nhật nhằm không thực hiện một việc nào đó mà người cùng đối thoại yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo… Do là lượt lời thứ hai trong đối thoại và thường là sự tiếp nhận có khuynh hướng tiêu cực, có nguy cơ cắt đứt hoặc gián

Trang 40

37

đoạn cuộc thoại Hành vi từ chối thường là lượt lời không được ưa dùng Loại hành

vi ngôn ngữ này thường có cấu trúc phức tạp và chỉ xuất hiện trong những điệu kiện nhất định Các nguyên nhân gây nên một hành vi từ chối rất đa dạng Mọi yếu tố

trong ngữ cảnh đều có thể là những yếu tố gây nên hành vi từ chối” [37, 30-31]

Trong luận án này, Trần Chi Mai còn nói đến HĐBB để phân biệt với HĐ từ chối Trần Chi Mai cho rằng “Hành vi BB thuộc nhóm hành vi phủ định và BB, là hình thức đối lập với nhận định, đánh giá Ví dụ:

- Cô mặc áo đỏ xinh thật

- Thế mà bảo là xinh, mặt gì mà dài như cái bơm ấy

Dạng thức của BB có thể dùng hình thức của những PĐ thông thường, nhưng cũng có những hình thức đặc chuyên dùng để BB Tác giả Nguyễn Đức Dân (1999) đưa ra giả thuyết cho con đường hình thành hành vi BB: “Sự BB là một hành vi phái sinh của một hành vi khác Đó là một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, tức là một hiệu lực tại lời, được tạo thành từ các hành vi chất vấn, từ chối, thanh minh… Điều

này được nảy sinh từ lôgích nội tại của ngôn từ” [11, 395] Những từ như đâu, sao,

được là “những từ phiếm định có chức năng tạo câu BB Chúng trở thành các tác tử

BB” [11, 396] Những từ phiếm định tạo thành câu BB mang HY từ chối như: nào,

gì đâu, (có) bao giờ, có đâu, nào có, sao, sao được… Ví dụ:

- Mẹ ơi, lấy hộ con cái khăn trên bàn với

- Mẹ lấy sao được Mà con tự làm lấy đi chứ” [37, 32-33]

Nói tóm lại, tuy có những điểm giao nhau (BB và từ chối có thể dùng chung một số từ ngữ có ý phủ định) hoặc gần gũi nhau (BB và từ chối có thể được hiểu là những HĐ phái sinh của nhau), nhưng sự phân biệt giữa BB và từ chối là khá rõ ràng: BB là phủ nhận thông tin từ một xác tín trước đó (hiển ngôn hoặc hàm ngôn), còn từ chối là không chấp thuận một HĐ thuộc nhóm khuyến lệnh (trực tiếp hay gián tiếp) trước đó Sự phân biệt quan trọng này là một trong những cơ sở quan trọng để chúng tôi chọn tư liệu và triển khai những nghiên cứu của mình trong luận

án

1.4.6 Cặp thoại xác tín / bác bỏ trong lí thuyết hội thoại

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2002), Viê ̣t Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viê ̣t Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2002
2. Thái Duy Bảo (1988), Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh - Việt, Luâ ̣n án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh - Việt
Tác giả: Thái Duy Bảo
Năm: 1988
3. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Tổng hợp Hà Nội
Năm: 1998
4. Đỗ Hữu Châu (Chủ biên), Cao Xuân Hạo (1998) Tiếng Việt 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 12
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học (tập I), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học (tập I)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
6. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học tập hai ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chi ́ Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học tập hai ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
7. Nguyễn Phương Chi (2004), Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ khoa học ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)
Tác giả: Nguyễn Phương Chi
Năm: 2004
8. Nguyễn Đức Dân (1983), “Phủ định và bác bỏ”, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr. 27-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ định và bác bỏ”, "Tạp chí Ngôn ngữ số 1
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1983
9. Nguyễn Đức Dân (1987), Lô gích ngữ nghĩa cú pháp, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gích ngữ nghĩa cú pháp
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1987
10. Nguyễn Đức Dân (1990), “Logích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả”, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr. 5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả”, "Tạp chí Ngôn ngữ số 1
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1990
11. Nguyến Đức Dân (1999), Lô gích và tiếng Việt, Nxb bản Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lô gích và tiếng Việt
Tác giả: Nguyến Đức Dân
Nhà XB: Nxb bản Giáo dục
Năm: 1999
12. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học (tập một), Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học (tập một)
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
13. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
14. Nguyễn Thị Kim Dung, (2006), Hành động phản bác trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ khoa học ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành động phản bác trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung
Năm: 2006
15. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2000
16. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
17. Phạm Đức Dương (2007) Có một vùng văn hóa Mekong (Does a Mekong Cultural Area Exist?), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có một vùng văn hóa Mekong (Does a Mekong Cultural Area Exist?)
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
18. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2000
19. Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa-ngữ dụng câu hỏi chính danh (Trên ngữ liệu tiếng Việt), Luận án Phó Tiến sĩ khoa học ngữ văn,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa-ngữ dụng câu hỏi chính danh (Trên ngữ liệu tiếng Việt)
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1996
20. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp (1996), “Cấu trúc đề thuyết của một kiểu câu tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 3, tr. 22-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc đề thuyết của một kiểu câu tiếng Việt”, "Tạp chí Ngôn ngữ số 3
Tác giả: Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w