1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đối chiếu hành vi từ chối lời đề nghị và lời mời của người mỹ và người việt

249 467 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Chính vì lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu đối chiếu hành vi từ chối lời đề nghị refusing an offer và lời mời refusing an invitation của người Mỹ và người Việt với mo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VƯƠNG THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI ĐỀ NGHỊ VÀ LỜI MỜI

CỦA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VƯƠNG THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI ĐỀ NGHỊ VÀ LỜI MỜI

CỦA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU

Mã số:62220241

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương

Hà Nội – 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được côngbố trong bất kỳ công trình nào khác

Vương Thị Hải Yến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày bỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Vũ Thị Thanh Hương đã luôn dành thời gian cùng tâm huyết ủng hộ, động viên về mặt tinh thần và hướng dẫn, chỉ bảo tận tình về mặt chuyên môn để tôi có thể hoàn thành luận án này

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống;Tạp chí Từ

điển học và Bách khoa thư;Hội thảo khoa học toàn quốc Nghiên cứu và giảng dạy

ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Trường ĐHSP2;Chuyên san KHXH &

NV, tạp chí khoa học ĐH Đà Lạtvà Hội thảo khoa học, Trường ĐH Hùng Vương đã tạo điều kiện cho tôi công bố những kết quả nghiên cứu trong suốt thời gian qua Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Hà Giang- nơi tôi công tác, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thành viên trong gia đình đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Vương Thị Hải Yến

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC BIỂU vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu về hành vi từ chối 7

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 7

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 13

1.2 Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài 17

1.2.1 Lí thuyết hành vi ngôn ngữ 17

1.2.2 Hành vi đề nghị được làm việc gì đó cho ai (offer) và hành vi từ chối lời đề nghị 24

1.2.3 Hành vi mời và hành vi từ chối lời mời 28

1.2.4 Phân biệt hành vi từ chối với các hành vi khác 32

1.2.5 Hành vi từ chối và lý thuyết hội thoại 35

1.2.6 Hành vi từ chối và tính lịch sự 37

1.2.7 Các nhân tố tác động đến hành vi từ chối 38

1.3 Tiểu kết 41

Chương 2 ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI ĐỀ NGHỊ (OFFER) CỦA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT 43

2.1 Các phương tiện biểu đạt HVTC lời đề nghị (offer) của người Mỹ 43

2.1.1 Các phương tiện biểu đạt HVTC trực tiếp lời đề nghị của người Mỹ 43

2.1.2 Các phương tiện biểu đạt HVTC gián tiếp lời đề nghị của người Mỹ 53

2.2 Các phương tiện biểu đạt HVTC lời đề nghị (offer) của người Việt 62

2.2.1 Các phương tiện biểu đạt HVTC trực tiếp lời đề nghị của người Việt 62

2.2.2 Các phương tiện biểu đạt HVTC gián tiếp lời đề nghị của người Việt 70

2.2.3 Sự tương đồng và khác biệt về phương tiện biểu đạt và chiến lược thực hiện HVTC lời đề nghị của người Mỹ và người Việt 78

Trang 6

2.3 Tiểu kết 81

Chương 3 ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI MỜICỦA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT 83

3.1 Các phương tiện biểu đạt HVTC lời mời của người Mỹ 83

3.1.1 Các phương tiện biểu đạt HVTC trực tiếp lời mời của người Mỹ 83

3.1.2 Các phương tiện biểu đạt HVTC gián tiếp lời mời của người Mỹ 96

3.2 Các phương tiện biểu đạt HVTC lời mời của người Việt 105

3.2.1 Các phương tiện biểu đạt HVTC trực tiếp lời mời của người Việt 105

3.2.2 Các phương tiện biểu đạt HVTC gián tiếp lời mời của người Việt 117

3.2.3 Sự tương đồng và khác biệt về phương tiện biểu đạt và chiến lược thực hiện HVTC lời mời của người Mỹ và người Việt 127

3.3 Tiểu kết 130

Chương 4 NHÂN TỐ QUYỀN LỰC VÀ GIỚI TÍNH VỚI SỰ LỰA CHỌNCÁC CHIẾN LƯỢC TỪ CHỐI LỜI LỜI MỜICỦA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT 131

4.1 Phiếu hoàn thiện diễn ngôn (DCT) 131

4.2 Các nghiệm viên 132

4.3.Kết quả nghiên cứu 133

4.3.1 Sự tác động của nhân tố quyền lực tới việc lựa chọn sử dụng các chiến lược từ chối lời mời của người Mỹ và người Việt 133

4.3.2 Sự tác động của nhân tố giới tính tới việc lựa chọn các chiến lược từ chối lời mời của người Mỹ và người Việt 143

4.4 Tiểu kết 156

KẾT LUẬN 158

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

NGUỒN TƯ LIỆU CỦA LUẬN ÁN 170

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC ĐOẠN THOẠI TỪ CHỐI TRONG LUẬN ÁN

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BTNV : Biểu thức ngữ vi

CLTC : chiến lược từ chối

DCT : (discourse completion test) Phiếu hoàn thiện diễn ngôn

TCGT : Từ chối gián tiếp

Các trích dẫn lý luận ngôn ngữ được quy định trong [ ]; các trích dẫn ngữ liệu

được quy định trong ( )

Formatted: Dutch (Netherlands)

Formatted: Dutch (Netherlands)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tần suất sử dụng các CLTC lời đề nghị của người Mỹ và người Việt 79 Bảng 3.1: Tần suất sử dụng các CLTC lời mời của người Mỹ và người Việt 128 Bảng 4.1: Tỷ lệ sử dụng CLTC trực tiếp và CLTC gián tiếp lời mờicủa nghiệm viên

Mỹ - Việt (TT: trực tiếp; GT: gián tiếp) 134 Bảng 4.3: Tỷ lệ sử dụng CLTC trực tiếp và CLTC gián tiếp lời mời của nghiệm viên Mỹ - Việt trong trường hợp người từ chối có vị thế cao hơn người mời 147 Bảng 4.4: Tỷ lệ sử dụng CLTC trực tiếp và CLTC gián tiếp lời mời của nghiệm viên Mỹ - Việt trong trường hợp người từ chối có vị thế ngang bằng người mời 151 Bảng 4.5: Tỷ lệ sử dụng CLTC trực tiếp và CLTC gián tiếp lời mời của nghiệm viên Mỹ - Việt trong trường hợp người từ chối có vị thế thấp hơn người mời 155

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 4.1: Tỉ lệ sử dụng CLTC trực tiếp và gián tiếp lời mời của người Mỹ và người Việt trong trường hợp người từ chối có vị thế cao hơn 136 Biểu 4.2: Tỉ lệ sử dụng CLTC trực tiếp và gián tiếp lời mời của người Mỹvà người Việt trong trường hợp người từ chối có vị thế ngang bằng 140 Biểu 4.3: Tỉ lệ sử dụng CLTC trực tiếp và gián tiếp lời mời của người Mỹ và người Việt trong trường hợp người từ chối có vị thế thấp hơn 143

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong các hành vi ngôn ngữ (HVNN), hành vi từ chối (HVTC) là hành vi phổ quát của mọi ngôn ngữ Cũng như tất cả các hành vi khác, nó chịu sự chi phối của các nhân tố ngôn ngữ và xã hội Tuy nhiên, phương tiện thực hiện hành vi từ chối và các phương tiện ngôn ngữ để biểu hiện từ chối trong mỗi ngôn ngữ, mỗi nền văn hóa lại khác nhau do đặc điểm ngôn ngữ và thói quen tư duy, ứng xử khác nhau của mỗi dân tộc Điểm khác nhau này chính là nguyên nhân dẫn đến những hiểu

lầm, những xung đột trong giao tiếp liên văn hoá

Cùng với sự phát triển của lý thuyết ngôn ngữ học và những nghiên cứu về phép lịch sự trong giao tiếp, hành vi từ chối được xét đến như là một trong những hoạt động ngôn từ gắn với phép lịch sự trong nghi thức giao tiếp Tuy nhiên, ngay

cả khi sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình, chọn lựa một phương tiện biểu đạt từ chối sao cho phù hợp khéo léo, hiệu quả không đơn giản chút nào Bởi lẽ, chúng tôi nhận thấy, việc tạo một lời từ chối không chỉ đơn thuần là theonhững cấu trúc với các tiêu điểm: từ chối ai, từ chối cái gì, từ chối như thế nào mà còn phải tìm hiểu việc

áp dụng hành vi ấy trong những ngữ cảnh khác nhau, ở cácmôi trường khác nhau Đây là một hành vi rất cần sự cẩn trọng tronggiao tiếp vì nó là một hành vi đe dọa thể diện của cả người nói (S)và người nghe (H) Khi đưa ra một lời từ chối, trong tất

cả các quy ước xã hội, người ta đều phải cân nhắc tới yếu tố xã hội như tuổi tác, địa

vị, thậm chí sự có mặt của người khác trong hội thoại để có thể quyết định đưa hay không đưa ra lời từ chối Và nếu như đưa ra lời từ chối, người từ chối phải hết sức

tế nhị, phải “chọn” từ ngữ cho hợp lý với ngữ cảnh, nên nói trực tiếp hay gián tiếp, giọng điệu hay thái độ như thế nào để đạt được mục đích giao tiếp Mục đích ở đây

là đạt được hiệu lực tại lời bất chấp việc bị coi là bất lịch sự hay phá vỡ mối quan hệ vốn có của hai người hay mục đích để đạt được hiệu lực tại lời mà vẫn giữ được mối quan hệ, vẫn được coi là lịch sự, tế nhị…

Cho đến nay, ở Mỹ cũng như ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu

về hành vi từ chối gồm từ chối lời thỉnh cầu (request), lời cầu khiến, lời mời, lời gợi

Trang 11

ý(suggestion) Trong đó, đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu đối chiếu hành

vi từ chối trong tiếng Anh với tiếng Nhật, tiếng Ả rập, tiếng Trung Quốc, hay đối chiếu hành vi từ chối trong tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Nhật Tuy nhiên, hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu đối chiếu hành vi từ chối lời đề nghị được

làm gì đó cho ai (refusing an offer) và lời mời (refusing an invitation) trong hai

ngôn ngữ Anh Mỹ và Việt

Chính vì lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu đối chiếu hành

vi từ chối lời đề nghị (refusing an offer) và lời mời (refusing an invitation) của người Mỹ và người Việt với mong muốn tìm ra được những tương đồng và khác biệt

về phương tiện biểu đạt và sự lựa chọn chiến lược từ chối khác nhau trong hai ngôn ngữ, góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học tiếng Anh ở nước ta và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Vì vậy, đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giao tiếp, tránh những xung đột, những “cú sốc văn hóa”

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các phương tiện biểu đạt chiến lược từ chối lời đề nghị được làm gì đó cho ai (offer) và từ chối lời mời (invitation) của người Mỹ nói tiếng Anh và người Việt nói tiếng Việt

Phạm vi nghiên cứu của luận án là các phát ngôn thuộc lượt lời thứ hai của

đoạn thoại đề nghị được làm gì đó cho ai (anoffer) và mời (aninvitation) Vì vậy,

các phát ngôn từ chối là lời đáp của hành vi hỏi, khen, chê, đánh giá, thỉnh cầu (request) hay các phương tiện biểu thị từ chối không lời như xua tay, lắc đầu, lườm, nheo mày, im lặng không được khảo sát trong luận án này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Thông qua việc nghiên cứu đối chiếu hành vi từ chối lời đề nghị được làm gì

đó cho ai (refusing anoffer) và lời mời (refusing aninvitation) của người Mỹ nói

tiếng Anh và người Việt nói tiếng Việt, luận án hướng đến tìm hiểu sự tương đồng

Trang 12

và khác biệt trong việc sử dụng các phương tiện biểu đạt và chiến lược từ chối trong hai ngôn ngữ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

(1) Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu hành vi từ chối trong và ngoài nước; hệ thống hóa một số cơ sở lý luận làm nền tảng triển khai nội dung luận án (2) Thống kê, miêu tả, phân tích đối chiếu các phương tiện biểu đạt các chiến

lược thực hiện hành vi từ chối lời đề nghị (refusing anoffer) của người Mỹ nói tiếng

Anh và người Việt nói tiếng Việt, chỉ ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ

(3) Thống kê, miêu tả, phân tích đối chiếu các phương tiện biểu đạt các chiến

lược thực hiện hành vi từ chối lời mời (refusing an invitation) của người Mỹ nói

tiếng Anh và người Việt nói tiếng Việt, chỉ ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ

(4) Tìm hiểu sự tác động của nhân tố quyền lực và nhân tố giới tính tới sự lựa chọn sử dụng chiến lược từ chối lời mời của người Mỹ nói tiếng Anh và người Việt nói tiếng Việt

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích hội thoại, phương pháp miêu tả, phương pháp đối chiếu và thủ pháp thống kê

- Phương pháp phân tích hội thoại: được sử dụng để phân tích các đoạn thoại

từ chối lời đề nghị (offer) và từ chối lời mời (invitation) trong các tác phẩm văn học

Mỹ, Việt, các đoạn thoại trong phim truyền hình và đoạn thoại tự nhiên Trên cơ sở

đó, luận án sẽ chỉ ra được các phương tiện biểu đạt và chiến lược từ chối lời đề nghị (offer) và lời mời (invitation) ở cả hai ngôn ngữ

- Phương pháp miêu tả: được sử dụng để miêu tả các phương tiện biểu đạt và các chiến lược từ chối lời đề nghị (offer) và lời mời (invitation) ở cả hai ngôn ngữ

Trang 13

- Phương pháp đối chiếu: Luận án sử dụng đối chiếu hai chiều (tiếng Anh

Mỹ và tiếng Việt) để phân tích nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt

trong phương tiện biểu đạt hành vi từ chối lời đề nghị và lời mời và các chiến lược

từ chối hai hành vi trên giữa người Mỹ và người Việt

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: đươc sử dụng để phân tích các đặc điểm

diễn ngôn của các đoạn thoại từ chối lời đề nghị (refusing an offer) và từ chối lời

mời (refusing an invitation) của người Mỹ và người Việt bao gồm ngữ cảnh, vai

giao tiếp, cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn Trên cơ sở

đó, luận án sẽ chỉ ra được ảnh hưởng của các nhân tố đó tác động đến việc lựa chọn

các phương tiện biểu đạt và chiến lược từ chối lời đề nghị (offer) và lời mời

(invitation) ở cả hai ngôn ngữ

- Thủ pháp thống kê: được sử dụng để làm rõ tỉ lệ sử dụng các chiến lược từ

chối được ưa dùng ở cả hai ngôn ngữ và tần suất sử dụng chiến lược từ chối

(CLTC) trực tiếp và gián tiếp lời mời dưới sự tác động của nhân tố quyền lực và

nhân tố giới tính

4.2 Nguồn tư liệu: được thu thập theo hai nguồn là tư liệu hội thoại và

phiếu hoàn thiện diễn ngôn

- Tư liệu: Các đoạn thoại có chứa hành vi từ chối lời đề nghị (offer) và từ

chối lời mời (invitation) được trích dẫn từ một số bộ phim Mỹ và Việt được phát

sóng trên đài truyền hình Việt Nam; 85 tác phẩm văn học Việt Nam và 35 tác phẩm

văn học Mỹ (xem nguồn tư liệu của luận ántrang 170- 175) Từ hai nguồn tư liệu

trên, tác giả chọn được 2050 đoạn thoại từ chối lời đề nghị (refusing an offer) (trong

đó có 1200 tiếng Anh Mỹ, 850 tiếng Việt) và 1420 đoạn thoại từ chối lời mời

(refusing an invitation) (trong đó có 720 tiếng Anh Mỹ, 700 tiếng Việt) Đây chính

là các ngữ liệu để chúng tôi phân tích, miêu tả phương tiện biểu đạt và chiến lược từ

chối của người Mỹ và người Việt

- Tư liệu phiếu hoàn thiện diễn ngôn (DCT- discourse completion test):

Nguồn ngữ liệu thu thập bằng phiếu hoàn thiện diễn ngôn được sử dụng để phân

tích mối tương quan giữa nhân tố quyền lực, giới tính và việc lựa chọn sử dụng các

chiến lược từ chối lời mời Phiếu khảo sát này được xây dựng bằng tiếng Anh Mỹ

Formatted: Dutch (Netherlands)

Trang 14

và được dịch tương đương sang tiếng Việt gồm ba cảnh huống mời (Chi tiết xin xem

phụ lục 1 và 2 trang 176-179) Phiếu khảo sát bằng tiếng Anh được gửi cho người

Mỹ trả lời Họ là người Mỹ sinh sống ở trong và ngoài nước, thông qua một số fanpage như International Student Association at University of North Iowa; Linguistic Society of America; American Association for Applied Linguistics, Native American Students Association Phiếu khảo sát được thu thập từ tháng 01/2017 đến tháng 11/2017 và đã thu lại được 135 phiếu Sau khi kiểm tra phiếu, chúng tôi lựa chọn được 85 phiếu đáp ứng các yêu cầu của nghiên cứu (người trả lời

là người Mỹ, không có câu hỏi nào bị để trống) Đối với nghiệm viên người Việt, phiếu khảo sát bằng tiếng Việt đã được gửi tới các sinh viên khoa Anh- trường ĐHNN-ĐHQG HN, sinh viên Khoa Luật- ĐHNT Hà Nội, sinh viên Khoa Truyền thông quốc tế- Học viện Ngoại giao HN, du học sinh và nghiên cứu sinh Việt Nam đang sinh sống và học tập ở nước ngoài Với 700 phiếu khảo sát bằng tiếng Việt được phát đi, chúng tôi thu về 365 phiếu Nhằm tạo ra sự tương ứng với số phiếu đáp ứng với yêu cầu nghiên cứu của người Mỹ, chúng tôi cũng rút ngẫu nhiên 85 phiếu đã phát ra cho nghiệm viên người Việt

5 Đóng góp của luận án

5.1 Về mặt lí luận: Luận án góp phần chỉ ra sự tương đồng và khác biệt

trong phương tiện biểu đạt các chiến lược từ chối lời đề nghị và lời mời của người

Mỹ và người Việt;sự tác động của nhân tố quyền lực và nhân tố giới tính tới việc lựa chọn các chiến lược từ chối lời mời của người Mỹ và người Việt

5.2 Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu sẽ có thể được tham khảo

để biên soạn sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tiếng Anh cho người Việt,

và trong lĩnh vực dịch thuật, góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

6 Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục những công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, gồm 4 chương với các nội dung chính sau:

Chương 1- Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương này tác giả

tập trung trình bày hai phần: phần thứ nhất là tổng quan tình hình nghiên cứu hành

Trang 15

vi từ chối trong tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt; phần thứ hai: một số vấn đề lý thuyết

liên quan đến luận án như lý thuyết hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại và lý

thuyết lịch sự

Chương 2- Đối chiếu các phương tiện biểu đạt hành vi từ chối lời đề

nghị (offer) của người Mỹ và người Việt

Chương này tác giả tập trung phân tích các phương tiện biểu đạt cácchiến

lược từ chối lời đề nghị được làm gì cho ai (refusing an offer) của người Mỹ và

người Việt Từ đó, tiến hành đối chiếu giữa hai ngôn ngữ để thấy rõ những điểm

giống và khác nhau trong hai ngôn ngữ

Chương 3- Đối chiếu các phương tiện biểu đạt hành vi từ chối lời mời

(invitation) của người Mỹ và người Việt

Chương này tác giả tập trung phân tích các phương tiện biểu đạt các chiến

lược từ chối lời mời của người Mỹ và người Việt (refusing an invitation), tiến hành

đối chiếu giữa hai ngôn ngữ để thấy rõ những điểm giống và khác nhau trong hai

ngôn ngữ

Chương 4- Nhân tố quyền lực và giới tính với sự lựa chọn các chiến lược

từ chối lời mời của người Mỹ và người Việt

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 2 và chương 3, trong chương 4

tác giả tập trung đi vào khảo sát nhân tố quyền lực, nhân tố giới tính và sự tác động của

hai nhân tố tới sự lựa chọn chiến lược từ chối lời mời của người Mỹ và người Việt

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan nghiên cứu về hành vi từ chối

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu hành vi từ chối đã được thực hiện khá nhiều ở những nước nói tiếng Anh trên thế giới Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy một nghiên cứu nào về hành

vi từ chối lời đề nghị được làm gì đó cho ai (offer) và lời mời giữa người Mỹ và người Việt trong khả năng tác giả có được Những nghiên cứu hiện có đều tập trung

về hành vi từ chối lời cầu khiến, lời thỉnh cầu, lời mời, đề nghị (request) giữa người

Mỹ và người Ả rập, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản Các công trình nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung giải quyết haivấn đề sau:

Thứ nhất, miêu tả các phương tiện biểu đạt, các chiến lược từ chối và đối chiếu hành vi từ chối trong tiếng Anh Mỹ với một số ngôn ngữkhác

Trong đó phải kể đến công trình của ba nhà ngôn ngữ học Leslie M Beebe, Tomoko Takahashi và Robin Liss Welz [47] thuộc trường Đại học Colombia Các tác giả cho rằng: (Từ chối là một 'điểm gắn bó' giao thoa văn hóa đối với người phi bản ngữ từ chối rất phức tạp Trong giao tiếp tự nhiên, từ chối thường liên quan đến một đoạn thoại được đàm phán lâu dài, và nguy cơ đe dọa thể diện đối ngôn là một phần của hành vi ngôn ngữ trong đó mức độ gián tiếp thường xảy ra và hình thức và nội dung của hành vi từ chối thay đổi tùy theo hành vi ngôn ngữ cụ thể, ví dụ: lời mời, yêu cầu, đề nghị hoặc đề xuất Từ chối cũng bị ảnh hưởng bởi các biến thể ngôn ngữ xã hội khác, chẳng hạn như vị thế của đối ngôn[47, 56])

Đối tượng trong nghiên cứu gồm 20 người Nhật nói tiếng Nhật, 20 Mỹ nói tiếng Anh và 20 người Nhật nói tiếng Anh.Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thủ pháp điều tra DCT, gồm 12 tình huống, trong đó: 3 tình huống

đề nghị ai đó làm gì cho mình (request), 3 tình huống mời, 3 tình huống đề nghị được làm gì đó cho ai (offer) và 3 tình huống đưa ra gợi ý (suggestion) nhằm thống

kê các công thức từ chối trong tiếng Anh và tiếng Nhật Kết quả nghiên cứu cho thấy, Beebe và các cộng sự đã đưa ra được 14 công thức ngữ nghĩa (Semantic Formula) để cấu tạo nên hành vi từ chối (trong đó có 03 công thức từ chối trực tiếp

Trang 17

và 11 công thức từ chối gián tiếp) [47, 72-73] Ba công thức ngữ nghĩa từ chối trực

tiếp bao gồm:1) Dùng động từ ngữ vi (Ví dụ: I refuse -Tôi từ chối); 2) Từ phủ định

“không” (Ví dụ: No! - Không); 3) Cách nói phủ định (Ví dụ: I can’t; I won’t; I don’t

think so - tôi không thể, tôi không làm được; tôi không nghĩ thế) Và 11 công thức

ngữ nghĩa từ chối gián tiếp bao gồm:4) Xin lỗi bày tỏ đáng tiếc (Ví dụ: I’m sorry -

Tôi xin lỗi/ tôi rất tiếc); 5) Nêu nguyện vọng (Ví dụ: I wish I could help you … - tôi

ước tôi có thể giúp được anh);6) Trình bày lý do, nguyên nhân (Ví dụ: I have a

headache - tôi bị đau đầu); 7) Đề xuất phương án thay thế (Ví dụ: I’ d rather - nên

chăng…); 8) Nêu điều kiện về tương lai hoặc quá khứ (Ví dụ: If you had asked me

earlier, I would have … - giá mà anh hỏi tôi sớm hơn thì tôi đã có thể…); 9) Đưa ra

lời hứa sẽ nhận lời (Ví dụ: I’ll do it next time - lần sau tôi sẽ ….); 10) Nêu nguyên

tắc (Ví dụ: I never do business… - tôi không bao giờ làm …); 11) Thành ngữ (Ví

dụ: One can’t be too careful - không thể quá cẩn thận); 12) Thử dừng ý định của đối

tượng giao tiếp (Ví dụ: I won’t be any of fun tonight - Tôi chẳng có hứng làm gì tối

nay cả); 13) Thừa nhận khuynh hướng từ chối (Ví dụ: Unspecific or indefinite

reapply lack of enthusiasm - trả lời thiếu nhiệt tình, không đưa ra thời hạn cụ thể);

14) Hỏi lại (Ví dụ: Monday? - Thứ hai á?)

Các công thức ngữ nghĩa từ chối mà Beebe và các cộng sự đưa ra đã trở

thành cơ sở để những công trình nghiên cứu đi sau sử dụng phân tích, đối chiếu

hành vi từ chối trong tiếng Anh Mỹ với các ngôn ngữ khác

Ikoma và Shimura [66] đã sử dụng phiếu hoàn thiện diễn ngôn (DCT) có

chỉnh sửa của Beebe và các cộng sự để điều tra xem liệu có tồn tại sự chuyển di ngữ

dụng trong hành vi từ chối của người Mỹ nói tiếng Nhật hay không Ba nhóm đối

tượng tham gia nghiên cứu gồm 10 người Mỹ học tiếng Nhật, 10 người Mỹ bản ngữ

và 10 người Nhật bản ngữ 12 tình huống được đưa ra bao gồm 3 tình huống đề

nghị ai đó làm gì cho mình (request), 3 tình huống mời (invitation), 3 tình huống đề

nghị được làm gì đó cho ai (offer) và 3 tình huống đưa ra gợi ý (suggestion) Kết

quả nghiên cứu cho thấy, có sự chuyển di ngữ dụng ở tần suất sử dụng công thức

ngữ nghĩa (the frequency of semantic formulas) Trong tình huống từ chối lời yêu

cầu, đề nghị ai đó làm gì cho mình (request), người Nhật bản ngữ thường từ chối

Formatted: Dutch (Netherlands)

Trang 18

trực tiếp và đưa ra các phương án thay thế khi đưa ra lời từ chối với đối ngôn có địa

vị cao hơn hoặc ngang bằng Tuy nhiên, người Mỹ bản ngữ và người Mỹ nói tiếng Nhật ít khi đưa ra các phương án thay thế mà thiên hướng từ chối bằng cách đưa ra

lý do.Trong tình huống từ chối lời mời, người Mỹ bản ngữ và người Mỹ nói tiếng Nhật đều sử dụng phương pháp từ chối trực tiếp nhiều hơn gián tiếp khi từ chối lời mời của người có địa vị cao hơn, ngang bằng hay thấp hơn Tuy nhiên, khi từ chối lời mời của người có địa vị cao hơn, người Nhật sử dụng chiến lược gián tiếp nhiều hơn so với từ chối người có địa vị thấp hơn

Wannaruk [85] nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hành vi

từ chối của người Mỹ và người Thái nói tiếng Anh và tìm hiểu xem có sự chuyển di ngữ dụng từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh của người Thái nói tiếng Anh hay không Đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm người Thái bản ngữ, người Mỹ bản ngữ và người Thái nói tiếng Anh Tất cả các nghiệm viên tham gia nghiên cứu đều là sinh viên tốt nghiệp đại học Các dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phiếu hoàn thiện diễn ngôn Kết quả cho thấy người Thái bản ngữ, người Mỹ và người Thái nói tiếng Anh đều có các chiến lược từ chối giống nhau; tuy nhiên sự chuyển di ngữ dụng xảy ra trong việc lựa chọn các chiến lược từ chối và nội dung của các chiến lược từ chối Xét về góc độ thành thạo về ngôn ngữ, nghiên cứu chỉ ra rằng so với người Thái có trình độ tiếng Anh tốt, người Thái có trình độ tiếng Anh thấp bị ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ nhiều hơn khi đưa ra lời từ chối bằng tiếng Anh vì họ thiếu kiến thức ngữ dụng học ngôn ngữ

Từ những ngữ liệu có được, chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều nghiên cứu về hành vi từ chối trong các bối cảnh liên văn hóa và phi bản ngữ Một số công trình nghiên cứu đối chiếu phương tiện biểu đạt hành vi từ chối và các chiến lược từ chối trong tiếng Anh với các ngôn ngữ khác nhau như Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Ả Rập

đã chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ Trong số các nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến các công trình về hành vi từ chối của người bản ngữ (người Mỹ) và phi bản ngữ (người Hàn Quốc, Mã Lai, Trung Quốc, Ả Rập, Thái Lan, Nhật Bản, Bengali, Tây Ban Nha, Chichewa, Yoruba) trong ngữ cảnh là các buổi tư vấn học tập của Hartford và Bardovi-Harlig [58], nghiên cứu này đã chỉ ra

Trang 19

rằng cả sinh viên bản ngữ và sinh viên phi bản ngữ đều đưa ra lời giải thích khi từ chối Tuy nhiên, so với người bản ngữ, sinh viên phi bản ngữ có xu hướng sử dụng các chiến lược lảng tránh nhiều hơn

Chang [52] đã sử dụng phiếu hoàn thiện diễn ngôn của Beebe và cộng sự (1990) nghiên cứu chuyển di ngữ dụng khi so sánh hành vi từ chối của người Trung Quốc học tiếng Anh với người Mỹ bản ngữ Có 156 sinh viên đại học tham gia nghiên cứu và được chia thành bốn nhóm: 35 sinh viên đại học người Mỹ, 41 sinh viên người Trung Quốc học năm cuối chuyên ngành tiếng Anh, 40 sinh viên người Trung Quốc học năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Anh, và 40 sinh viên người Trung Quốc học năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Tác giả đã chỉ ra rằng người Mỹ ưa thích các chiến lược từ chối trực tiếp, ví dụ như sử dụng công thức ngữ nghĩa từ chối trực tiếp thường xuyên hơn và kèm lý do, trong khi người Trung Quốc học tiếng Anh có khuynh hướng sử dụng các chiến lược từ chối gián tiếp nhiều hơn ví dụ như chiến lược nêu nguyện vọng Điều này cho thấy sự ảnh hưởng từ tiếng

mẹ đẻ đến việc sử dụng chiến lược từ chối của người Trung Quốc nói tiếng Anh Trong khi Chang [52] và Chang [53] so sánh hành vi từ chối của người Trung Quốc nói tiếng Anh và người Mỹ bản ngữ Hong [63] đã nghiên cứu các chiến lược từ chối của người Mỹ học tiếng Trung Quốc và người Trung Quốc bản ngữ Hong đã sử dụng phiếu hoàn thiện diễn ngôn, trong đó những người tham gia được yêu cầu hồi đáp lời mời từ giáo sư đến dự một bữa tiệc năm mới truyền thống của người Trung Quốc Đối tượng tham gia khảo sát là 60 sinh viên đại học sinh sống ở Mỹ, trong đó có 30 người Trung Quốc bản ngữ và 30 người Mỹ học tiếng Trung Quốc thuộc hai trình độ (thành thạo và chưa thành thạo) Các chiến lược từ chối được xác định thông qua các công thức ngữ nghĩa (semantic formulas) và chức năng liên quan đến vị trí của công thức ngữ nghĩa, hoặc trong các hành vi chủ hướng (head acts) (từ chối chính) hoặc trong tham thoại hỗ trợ (supportive moves) Nghiên cứu cho thấy rằng các sinh viên người Mỹ từ chối trực tiếp bằng cách đưa ra lời xin lỗi hoặc lý do để giảm thiểu sự đe dọa thể diện đối ngôn, trong khi người Trung Quốc bản ngữ thường từ chối gián tiếp lời mời đi kèm lời xin lỗi hoặc đưa ra

lý do Hong [63] cũng đã chỉ ra rằng người Trung Quốc bản ngữ có thiên hướng đưa

Trang 20

lý do một cách chi tiết để thuyết phục đối ngôn rằng việc từ chối là do hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của họ Một số người Mỹ cho rằng những lý do chi tiết mà người Trung Quốc học tiếng Anh đưa ra là không phù hợp vì thiếu trung thực [53], nhưng theo quan điểm của người Trung Quốc, lời xin lỗi mà người Mỹ học tiếng Trung đưa ra không thuyết phục lắm và do đó không phù hợp với văn hóa Trung Quốc [63]

Thứ hai, tìm hiểu về những nhân tố tác động đến việc lựa chọn chiến lược từ chối trong tiếng Anh Mỹ và một số ngôn ngữ

Beckers [49] đã so sánh hành vi từ chối của người Mỹ và Đức Tác giả đã sử dụng phiếu hoàn thiện diễn ngôn của Beebe và cộng sự [47] để nghiên cứu sự tác động của ba nhân tố: vị thế xã hội, khoảng cách xã hội và giới tính tới việc lựa chọn

sử dụng chiến lược từ chối Phiếu hoàn thiện diễn ngôn gồm 18 tình huống (từ chối yêu cầu ai đó làm gì (request), từ chối lời mời (invitation), từ chối đề nghị làm gì đó cho ai (offer) và từ chối đề xuất (suggestion)) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người Mỹ thay đổi chiến lược từ chối dựa trên vị thế xã hội, trong khi người Đức thay đổi chiến lược từ chối dựa trên khoảng cách xã hội Người Mỹ sử dụng chiến lược từ chối thẳng bắt đầu bằng từ "No” (không) nhiều hơn người Đức, trong khi người Đức ít từ chối trực tiếp và thường xuyên sử dụng chiến lược tránh né Ngoài ra, người Đức có thiên hướng từ chối gián tiếp bằng việc thể hiện lòng biết ơn và các chiến lược lịch sự đi kèm với lời giải thích nhiều hơn là đưa ra lý do cá nhân để từ chối

Felix-Brasdefer [56] đã nghiên cứu việc thực hiện hành vi từ chối lời mời giữa người Tây Ban Nha, người Mỹ, và người Mỹ học tiếng Tây Ban Nha trong sáu tình huống khác nhau gồm:hai lời mời (invitation), hai thỉnhcầu (request) và hai đề suất (suggestion) xét ở góc độ vị thế xã hội (ngang bằng hoặc cao hơn) thông qua hình thức đóng vai và thuyết trình Kết quả cho thấy người Mỹ học tiếng Tây Ban Nha thực hiện hành vi từ chối khác biệt với người Tây Ban Nha bản ngữ về tần xuất, nội dung, và quan điểm khi thực hiện các chiến lược từ chối Người Mỹ học tiếng Tây Ban Nha sử dụng các chiến lược từ chối trực tiếp nhiều hơn người Tây Ban Nha bản ngữ Một số chiến lược từ chối mà người Mỹ học tiếng Ban Nha Nha

Trang 21

ưa dùng gồm: từ chối thẳng thừng sử dụng từ phủ định “no” (không), từ chối bằng cách sử dụng cách nói giảm nhẹ, từ chối bằng cách đề cao lời mời, bày tỏ sự cảm

ơn Tác giả cũng đã phát hiện thấy chuyển di ngữ dụng tiêu cực trong tần số, nội dung và quan điểm xã hội khi thực hiện các chiến lược từ chối Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc am hiểu văn hóa ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược từ chối hơn là mức độ thành thạo ngôn ngữ

Trong nghiên cứu đối chiếu hành vi từ chối lời thỉnh cầu (request) giữa người Mỹ và người Trung Quốc, Honglin [64, 67] đã kết luận rằng yếu tố văn hoá

đã tác động đến việc lựa chọn chiến lược từ chối của người Mỹ và người Trung Quốc Người Trung Quốc có xu hướng nhấn mạnh tới việc khôi phục mối quan hệ với đối ngôn, trong khi người Mỹ nhấn mạnh giải quyết các vấn đề đang được đề cập Nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ khi thể hiện hành

vi từ chối Cả người Mỹ và người Trung Quốc đều đề cao vấn đề lịch sự và sử dụng

3 chiến lược từ chối trong giao tiếp gồm: từ chối trực tiếp (direct refusal speech act), phủ định khả năng (ability of negation speech act) và từ chối gián tiếp (indirect refusal speech act) Tuy nhiên người Trung Quốc có thiên hướng sử dụng các chiến lược từ chối trực tiếp nhiều hơn người Mỹ Quyền lực xã hội là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược từ chối của người Trung Quốc, trong khi đó khoảng cách xã hội đóng vai trò quan trọng nhất trong việc lựa chọn chiến lược từ chối của người Mỹ Sự khác biệt về giao thoa ngôn ngữ phần lớn là do sự khác biệt về văn hóa Người Mỹ thường đánh giá cao chủ nghĩa cá nhân và sự bình đẳng, trong khi người Trung Quốc đề cao chủ nghĩa tập thể và phân cấp xã hội Liao và Bresnahan [70, 725-726] đã so sánh các chiến lược từ chối lời thỉnh cầu (request) giữa các sinh viên nam và nữ người Mỹ và người Trung Quốc Hai tác giả đã sử dụng phiếu hoàn thiện diễn ngôn trong sáu tình huống thỉnh cầu (request) dựa trên vị thế xã hội (thấp hơn, ngang bằng hoặc cao hơn) nhằm nghiên cứu tác động của nhân tố giới tính tới số lượng chiến lược từ chối mà người Mỹ và người Trung Quốc lựa chọn sử dụng Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả sinh viên nam

và nữ người Mỹ và người Trung Quốc đều sử dụng đến 24 chiến lược khi đưa ra lời

từ chối với người có địa vị cao hơn mình nhiều hơn khi từ chối người có địa vị

Trang 22

ngang bằng Ngoài ra, khi từ chối người có địa vị cao hơn, sinh viên nữ sử dụng nhiều chiến lược từ chối hơn nam giới Hơn thế nữa, sinh viên người Mỹ ưa sử dụng chiến lược từ chối trực tiếp kèm với hồi đáp tích cực như “I’d love to, but…” (Tôi thích, nhưng ), tuy nhiên, sinh viên Trung Quốc hiếm khi sử dụng chiến lược này

Một nghiên cứu nữa về chuyển di văn hóa-xã hội cùng với các yếu tố ảnh hưởng trong việc nhận diện HVTC của người Jordani học tiếng Anh Mỹ do Al-Issa [44] thực hiện Dữ liệu về từ chối đã được thu thập thông qua các bản hoàn thiện diễn ngôn và phỏng vấn Sử dụng công thức ngữ nghĩa như một đơn vị phân tích, cách hồi đáp HVTC của người Jordani đã được so sánh với các cách hồi đáp từ chối của người Anh và người Ả rập Kết quả cho thấy rằng việc chuyển di văn hóa-xã hội ảnh hưởng đến lựa chọn các công thức ngữ nghĩa, độ dài của hồi đáp từ chối và nội dung của các công thức ngữ nghĩa Các trường hợp chuyển di phản ánh các giá trị văn hóa được chuyển di từ tiếng Ả Rập sang tiếng Anh

Các nghiên cứu chúng tôi đề cập trên cho thấy người Mỹ có xu hướng từ chối trực tiếp hơn người Đức và người Trung Quốc (Beckers [49], Chen [54]) Kinjo [68] đưa ra kết luận rằng khi đưa ra lời từ chối với người có địa vị ngang bằng, người Nhật Bản cởi mở hơn và trực tiếp hơn người Mỹ

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu đối chiếu phương tiện biểu đạt từ chối, các chiến lược từ chối trong tiếng Việt với các ngôn ngữ khác nhau Anh, Hán, Nhật và các nhân tố tác động đến lựa chọn chiến lược từ chối Các công trình nghiên cứu của Việt Nam cũng chủ yếu tập trung giải quyết haivấn đề sau:

Thứ nhất, miêu tả các phương tiện biểu đạt, các chiến lược từ chối và đối chiếu hành vi từ chối trong tiếng Việt với một số ngôn ngữkhác

Có một số công trình khảo sát các phương tiện biểu đạt và chiến lược từ chối trong tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Nhật Trần Chi Mai [22] đã miêu tả các phương tiện biểu đạt hành vi từ chối (HVTC) trực tiếp và gián tiếp lời cầu khiến, phân tích các phương thức từ chối trên cơ sở hình thức biểu hiện, diễn đạt ý định từ chối tường minh hoặc hàm ẩn Từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt

Trang 23

lõi là động từ ngữ vi Từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt cõi là từ phủ định

(không, thôi, ứ, khỏi) Từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt cõi và thành phần mở rộng (thành phần mở rộng nêu lý do, bày tỏ sự đáng tiếc…) Cũng theo Trần Chi

Mai [22] phương thức từ chối gián tiếp có rất nhiều kiểu thoại: từ chối gián tiếp theo quy ước và từ chối gián tiếp phi quy ước Trong đó, từ chối gián tiếp theo quy ước (từ chối thông qua cấu trúc cầu khiến, từ chối thông qua cấu trúc trần thuật hay đặt câu hỏi), còn từ chối gián tiếp phi quy ước (đe dọa, chỉ trích, trách cứ…) Nghiên cứu sử dụng phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích định tính, điều tra, phỏng vấn, thống kê, lập bảng biểu, phương pháp đối chiếu trên cơ sở lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ gốc và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu Từ tư liệu thu được, tác giả phân tích hội thoại để tìm ra nết nghĩa ổn định nhất, phân loại và mô tả các phương tiện, phương tiện biểu đạt HVTC trong tiếng Anh và tiếng Việt Tác giả đối chiếu, so sánh HVTC lời cầu khiến trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diễn cấu trúc ngữ nghĩa và các chuyển dịch

Ngô Hương Lan [19] nghiên cứu về HVTC lời cầu khiến ở góc độ cấu trúc- ngữ nghĩa- ngữ dụng, ở bình diện giao tiếp ngôn ngữ, các phát ngôn từ chối thuộc lượt lời thứ hai của đoạn thoại cầu khiến Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, miêu tả, đối chiếu ngôn ngữ, thủ pháp DCT để làm sáng tỏ biểu thức ngữ nghĩa (semantic fomula) từ chối lời cầu khiến tiếng Nhật và tiếng Việt để nêu lên một số tương đồng và khác biệt trong sử dụng các biểu thức ở cả hai ngôn ngữ này

Vũ Tiến Dũng [7] đã khảo sát lịch sự trong tiếng Việt qua một số hành động nói trong đó chiến lược lịch sự trong HVTC cũng được đề cập đến nhưng chưa sâu Tác giả cũng đã chỉ ra có 6 chiến lược lịch sự trong HVTC lời cầu khiến gồm: từ chối bằng cầu xin sự cảm thông, xin tha lỗi; từ chối bằng cách nêu lý do; gợi ý một hướng giải quyết khác; hứa hẹn thực hiện lời cầu khiến của người cầu khiến trong tương lai; sử dụng tiền giả định phản thực; sử dụng xưng hô thích hợp

Có một số công trình nghiên cứu đối chiếu phương tiện biểu đạt hành vi từ chối và các chiến lược từ chối trong tiếng Việt với các ngôn ngữ khác nhau như Nhật, Anh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ Một số nghiên cứu tiêu biểu như:

Trang 24

Nguyễn Phương Chi [5] đối chiếu các chiến lược từ chối lời cầu khiến (request- yêu cầu ai đó làm gì cho mình) trong tiếng Việt và tiếng Anh Thông qua

1500 phiếu khảo sát, tác giả đã chỉ ra được 23 chiến lược từ chối trong tiếng Việt

gồm: viện cớ; nêu tính bất cập của điều được yêu cầu; sử dụng kèm nhã ngữ khi từ chối; tự phủ nhận khả năng; tự vệ; nêu tính vô ích của điều được yêu cầu; che

chắn; trì hoãn; nói thẳng; hỏi lại xác minh thêm để tỏ ý nghi ngờ điều được yêu cầu; bác bỏ; ra điều kiện; quan tâm đến lợi ích của đối ngônnếu thực hiện hành vi được yêu cầu; đề xuất giải pháp khác; xúc phạm thể diện đối ngôn giao tiếp; đề xuất nghịch hướng hành vi được yêu cầu; phủ nhận tiền giả định; trao đổi lợi ích;

sử dụng hàm ý; tỏ thái độ trung dung; lột mặt nạ; mạo nhận lời yêu cầu; và từ chốitheo lối nói gián tiếp

Đoàn Thị Hồng Lan [18] đã tiến hành so sánh hành vi đề nghị ai đó làm gì cho mình và từ chối gián tiếp lời đề nghị giữa tiếng Nhật và tiếng Việt Nghiên cứu

đã tìm thấy 5 phương tiện biểu đạt đề nghị ai đó làm gì cho mình tương đương có trong tiếng Việt và tiếng Nhật gồm: dùng nhóm động từ bổ trợ nhận lợi ích “…hộ tôi/ giùm tôi được không” có tương đương trong tiếng Nhật là “-morau/ -itadaku/ -kureru”, lối nói xin phép hình thức “xin cho phép tôi…”có tương đương trong tiếng Nhật là “-sasete kureru”, động từ thể hiện nguyện vọng “xin/ xin nhờ” có tương đương trong tiếng Nhật là “negau”, thức điều kiện “nếu…thì tốt” có tương đương trong tiếng Nhật là “-ba ii” và cách nói ngập ngừng trong chuỗi lời nói Tuy nhiên những phương tiện này khác với tiếng Nhật gần như chỉ được sử dụng trong giao tiếp chính thức Qua đó, tác giả cũng chỉ ra rằng trong hành vi đề nghị, mức độ gián tiếp của tiếng Việt thấp hơn so với tiếng Nhật Còn trong hành động từ chối lời đề nghị ai đó làm gì cho mình, tác giả nhận thấy tiếng Nhật và tiếng Việt đều sử dụng gián tiếp như một biểu hiện lịch sự trong đề nghị và từ chối Giống như người Nhật, người Việt cũng hay sử dụng chiến lược gián tiếp: đưa ra lý do giải thích lòng vòng, trì hoãn trả lời, lảng tránh trả lời, xin lỗi kết hợp với lý do, khuyết ngôn trong chuỗi lời nói Tuy nhiên, mặc dù xã hội Việt Nam cũng mang tính tôn ti như xã hội Nhật, nhưng nhìn chung, gián tiếp trong tiếng Nhật cao hơn so với tiếng Việt, có những biểu

Trang 25

hiện gián tiếp chỉ có trong tiếng Nhật mà không có trong tiếng Việt: biểu thức “-to omou” (trong đề nghị và từ chối) và biểu thức phủ định-masenka” (trong đề nghị)

Thứ hai, tìm hiểu về những nhân tố tác động đến việc lựa chọn chiến lược từ chối trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ

Lưu Quý Khương [17] và Nguyễn Thị Mỹ Ngân [74] khảo sát cách lựa chọn ngôn từ của người Anh và người Việt khi từ chối gián tiếp một lời mời từ người khác với các đối tượng giao tiếp khác nhau trong 4 tình huống cụ thể nhìn từ góc độ lịch sự Các tác giả đã chỉ ra người Anh và người Việt khi thực hiện từ chối lời mời đều tuân thủ theo nguyên tắc hợp tác và lịch sự thể hiện ở cách sử dụng từ vựng và

cú pháp trong các chiến lược từ chối lời mời giữa hai ngôn ngữ Các chiến lược giao tiếp bị chi phối bởi nhiều nhân tố, đặc biệt là nhân tố văn hoá, cụ thể hơn là nhân tố thể diện và tính lịch sự

Nguyễn Thị Minh Phương [76] đã đề cập tới vấn đề giao thoa văn hóa trong HVTC chỉ ra sự tương đồng và dị biệt giữa yếu tố giới tính; khoảng cách xã hội; và địa vị xã hội trong thể hiện HVTC thỉnh cầu (request) bằng tiếng Anh của người Úc

và người Việt học tiếng Anh Nghiên cứu đã cho thấy, người Việt có khuynh hướng thể hiện từ chối một cách thận trọng hoặc quan tâm Sự hối tiếc, cảm thông, nêu lý

do, xin lỗi, giải thích được người Việt sử dụng nhiều hơn khi đưa ra lời từ chối Người Úc có xu hướng từ chối trực tiếp nhiều hơn, cụm từ "KHÔNG", không sẵn lòng hoặc nghi ngờ … được người Úc ưa dùng Người Úc và người Việt đều có những chiến lược giống nhau trong HVTC khi giao tiếp với những người có khoảng cách xã hội khác nhau Về vấn đề giới tính, cả Người Úc và người Việt đều đưa ra

sự hối tiếc khi từ chối những người khác giới hơn là những người cùng giới Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy hiện nay đã có các công trình về hành vi từ chối nhưng phần lớn chỉ tập trung vào hành vi từ chối lời cầu khiến, lời thỉnh cầu Cho đến thời điểm này,chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống vềHVTC lời đề nghịđược làm gì đó

cho ai (refusing anoffer), HVTC lời mời (refusing aninvitation) và đối chiếu hai

hành vi này giữa người Mỹ và người Việt Trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả

Trang 26

của các công trình đi trước, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu đối chiếu hành

vi từ chối lời đề nghị và lời mời của người Mỹ và người Việt

1.2 Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài

1.2.1 Lí thuyết hành vi ngôn ngữ

1.2.1.1 Khái niệm về hành vi ngôn ngữ

Lý thuyết hành vi ngôn ngữ đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, lý thuyết HVNN mới được đưa vào và áp dụng dụng trong các công trình của Đỗ Hữu Châu [2], Nguyễn Đức Dân [6] Thuật ngữ tiếng Anh "Speech act" khi vào Việt Nam đã được các nhà ngôn ngữ học chuyển dịch bằng nhiều tên gọi khác nhau: hành động nói (Diệp Quang Ban), hành vi ngôn ngữ (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân), hành

vi nói năng (Nguyễn Văn Khang), hành động ngôn từ (Cao Xuân Hạo) Trong luận

án này, chúng tôi sử dụng tên gọi hành vi ngôn ngữ

Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, có điều đây là loại hành động đặc biệt mà phương tiện thể hiện là ngôn ngữ John L Austin, nhà triết học Anh

chính là người đã phát hiện ra bản chất hành động của việc nói năng: “khi tôi nói tức

là tôi hành động”, thể hiện qua công trình nghiên cứu: “How to do thing with words”

Theo J.L Austin [46], người ta thực hiện ba loại HVNN trong một phát ngôn: hành vi tạo lời (locutionary act); hành vi tại lời (illocutionary act); hành vi mượn lời (perlocutionary act)

Hành vi tạo lời: là hành vi người nói sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ

âm, từvựng, các kiểu kết hợp từ để tạo nên một phát ngôn thành phẩm với một dạng thực cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều xác định

Hành vi tại lời: là hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng để tạo ra

hiệu quả thuộc ngôn ngữ, đặt trong một thiết chế xã hội, một môi trường văn hóa- ngôn ngữ nào đó Đó là những hành động như: cảm ơn, xin lỗi, hứa, ra lệnh, đề nghị, thề, bác bỏ…

Hành vi mượn lời: là hành vi thông qua phương tiện ngôn ngữ để gây ra một

hiệu quả ngoài ngôn ngữ, thể hiện qua tác động tâm lý mà phát ngôn đem lại với người nghe

Trang 27

Trong ba loại hành vi này thìhành vi tại lời là đối tượng nghiên cứu của ngữ

dụng học Và khái niệm HVNN hiểu theo nghĩa hẹp chính là hành vi tại lời

Searle [71] cũng tin rằng mỗi khi ai đó thực hiện một HVNN thì người đó có thể thực hiện ba hành vi sau:

Hành vi phát ngôn (utterance act): là hành vi mà người nói sử dụng dòng âm

thanh, từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp để tạo ra phát ngôn giao tiếp

Hành vi mệnh đề (propositional act): là nội dung ý nghĩa của phát ngôn và

nội dung đó có thể nhận xét được là đúng hay sai

Hành vi tại lời (illocutionary act): là sự bày tỏ của người nói cho người nghe

biết chủ ý/ ý định tại lời (illocutinary intention) của mình nói ra một phát ngôn

Có thể nói rằng tư tưởng của Austin và Searle đã tạo nền móng vững chắc cho lý thuyết HVNN Trong những phần tiếp theo, luận án sẽ trình bày những vấn

đề cơ bản của lý thuyết này liên quan đến việc triển khai đề tài

1.2.1.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ (HVNN)

Theo quan sát của chúng tôi, cho đến nay, các nhà ngữ dụng học vẫn chưa thống nhất với nhau chính xác về số lượng các hành vi tại lời, cũng như cách phân loại chúng Ở đây, chúng tôi chỉ nêu sơ lược về hai hướng phân loại của hai nhà nghiên cứu kinh điển của lý thuyết hành vi ngôn ngữ là Austin và Searle

Theo Austin [46], các hành vi tại lời được phân thành 5 lớp lớn như sau:

Phán xử (Verdictive): là những hành vi đưa ra những lời phán xét về một sự

kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ xác

đáng như:xử trắng án, đánh giá, phân tích, phân loại, hủy bỏ, nêu đặc điểm…

Hành xử (Exercitive): là những hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi

hay chống lại một chuỗi hành vi nào đó như: ra lệnh, giới thiệu, van xin, bổ nhiệm,

đặt tên, chỉ huy

Cam kết (Commisive): gồm những hành vi ràng buộc người nói vào những

trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định như: hứa hẹn, kí kết, giao kèo, thoả thuận, thề bồi,

cá cược…

Trang 28

Ứng xử (Behavitive): gồm những hành vi được dùng để trình bày các quan

niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như: khẳng định, phủ định, chối,

trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn ví dụ, báo cáo luận điểm

Trình bày (Expositive): gồm những hành vi phản ứng lại những cách xử sự

của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái

độ đối với hành vi hay số phận của người khác như: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi,

chào mừng, phê phán, chia buồn, nguyền rủa, nâng cốc, chống lại, nghi ngờ

Việc phân loại này có ý nghĩa nhất định đối với việc nhận diện các hành vi ngôn ngữ nói chung và xác lập các hành vi từ chối lời đề nghị và lời mời nói riêng

Sự phân loại trên của Austin được xem là phân loại từ vựng căn cứ vào động từ ngữ

vi Nó chỉ là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo chứ chưa phải là căn cứ đầy đủ, chính xác cho sự phân loại Thêm vào đó, Austin không đưa ra một tiêu chí phân loại nào cụ thể, do vậy, kết quả vẫn mang màu sắc cảm tính Ngoài ra, việc xác định phạm vi từng nhóm không rõ ràng, khiến các hành động bị chồng chéo, vừa ở nhóm này vừa thuộc nhóm khác, hoặc bỏ sót nhất là các trường hợp hành vi trung gian giữa các nhóm

J.R.Searle [80] cho rằng Ausin đã phân loại trên các tiêu chí chồng chéo nhau và không rõ ràng nên đã có những yếu tố không tương hợp được xếp trong một lớp, lại có những hành vi về bản chất cùng loại nhưng được xếp vào các lớp khác nhau Searle cũng cho rằng cần phải xác lập được một hệ thống tiêu chí trước khi đưa ra kết quả phân loại Searle đã đưa ra mười hai tiêu chí (dimensions), trong

đó bốn tiêu chí quan trọng nhất là: Đích tại lời (Illocutionary point); hướng của sự khớp ghép (Direction of fit); trạng thái tâm lý được biểu hiện; nội dung mệnh đề Dựa vào những tiêu chí này mà J.R.Searle đã phân loại các hành vi tại lời thành 5 lớp lớn như sau:

Biểu hiện (Representatives) (còn gọi là trình bày, khảo nghiệm): là hành vi

mà người nói dùng để thông báo, nêu nhận định nào đó có thể đúng hay sai Lớp

này gồm các hành vi như: kể, giải thích, chứng minh , tường thuật, nhận xét …

Ví dụ: (Giám đốc nói với thư ký tại phòng làm việc)

Ngày mai, ban giám đốc họp từ 8 giờ sáng

Trang 29

Câu này ông giám đốc nói với cô thư ký về thời gian của cuộc họp và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin này

Điều khiến (Directives) (còn gọi là chi phối): là hành vi mà người nói dùng

ngôn từ để khiến người nghe thực hiện một hành vi nào đó theo ý của mình Những

HVNN thuộc lớp này gồm: yêu cầu, đề nghị ai đó làm gì cho mình (request), mời,

khuyên nhủ, ra lệnh, sai khiến

Ví dụ: (Thầy giáo nói với cậu học sinh ngồi bàn đầu trong lớp học)

Đừng nói chuyện riêng khi thầy đang giảng bài

Với phát ngôn này, thầy giáo yêu cầu cậu học sinh ngồi bàn đầu không được nói chuyện trong lớp vì điều đó có thể làm cho thầy giáo không giảng được bài

Cam kết (Commissives) (còn gọi là kết ước): là hành vi mà người nói cho

người nghe biết là người đó sẽ làm việc gì đó Những HVNN thuộc lớp này gồm

cam kết, tặng, biếu, hứa hẹn, bảo đảm, đề nghị được làm gì đó cho ai

Ví dụ: (Cậu sinh viên không làm bài tập về nhà nói với thầy giáo trước lớp)

Em hứa với thầy là từ hôm nay em sẽ chăm chỉ học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

Phát ngôn trên của cậu học sinh là một lời hứa với thầy giáo là cậu sẽ chăm chỉ học và làm bài tập đầy đủ Câu này có tiền giả định là trước đây cậu học sinh này lười học và có thể đã bị thầy giáo nhắc nhở

Biểu cảm (Expressives): là hành vi mà qua lời nói người nói bộc bộ trạng

thái tâm lý, tình cảm, thái độ của mình đối với sự tình được đề cập đến trong nội dung của phát ngôn hoặc đối với người nghe Những HVNN thuộc lớp này gồm

cảm ơn, xin lỗi, khiển trách, khen chê, ân hận

Ví dụ: (Cô gái nói với anh công an đã bắt được tên cướp giật điện thoại của mình tại công an phường)

Em xin chân thành cám ơn các anh đã giúp em lấy lại được chiếc điện thoại

đã bị mất

Phát ngôn trên là lời cám ơn của cô gái tới các anh công an

Tuyên bố (Declaratives): là hành vi mà người nói dùng để thay đổi thực tại

Những HVNN thuộc lớp này gồm tuyên bố, buộc tội, bổ nhiệm, khai trừ

Trang 30

Ví dụ: (Giám đốc nói với một nhân viên công ty)

Từ hôm nay, tôi chính thức sa thải anh vì thái độ làm việc không nghiêm túc Bằng phát ngôn này, giám đốc đã đuổi việc người nhân viên ra khỏi công ty

vì thái độ làm việc không nghiêm túc

Có thể nói sự phân loại các hành vi tại lời là một vấn đề hết sức tương đối Bởi lẽ số lượng các hành vi ngôn ngữ là vô cùng lớn và không thể có một số lượng hành vi chung cho mọi ngôn ngữ Trong luận án, chúng tôi chủ yếu sử dụng tiêu chí

và kết quả phân loại của Searle để nhận diện hành vi từ chối lời đề nghị và lời mời của người Mỹ và người Việt

1.2.1.3 Điều kiện sử dụng và phương tiện thực hiện hành vi tại lời

Trên cơ sở phân tích hành vi tại lời, các nhà khoa học cho rằng, để cho các hành vi tại lời được thực hiện một cách hiệu quả đúng với đích của nó thì phải thỏa mãn các điều kiện dùng, mà Austin gọi là những điều kiện may mắn, thuận lợi, và sau này Searle gọi là các điều kiện thỏa mãn Searle [80] khẳng định: mỗi hành vi ngôn ngữ phải tuân theo những điều kiện nhất định, mỗi điều kiện là một điều kiện cần, toàn bộ điều kiện là điều kiện đủ Tác giả đã chia làm 4 loại điều kiện chính như sau:

- Điều kiện nội dung mệnh đề: Chỉ ra bản chất nội dung của hành vi tại lời

- Điều kiện ban đầu (điều kiện chuẩn bị): bao gồm những hiểu biết của S

(người nói) về năng lực, ý định, lợi ích của H (người nghe) và về các mối quan hệ giữa S với H

-Điều kiện chân thực (điều kiện chân thành): Chỉ ra các biểu hiện trạng thái,

tâm lý tương ứng của người nói (S)

- Điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản):là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm

mà S và H bị ràng buộc khi hành động tại lời được phát ra

1.2.1.4 Phương tiện biểu đạt hành vi tại lời

Biểu thức ngữ vi (BTNV): là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành

vi tại lời Nói như vậy có nghĩa là về nguyên tắc, trừ những trường hợp được sử dụng gián tiếp, còn thì có bao nhiêu hành vi tại lời thì có bấy nhiêu kiểu BTNV BTNV là dấu hiệu ngữ pháp - ngữ nghĩa của các hành vi tại lời Nhờ các BTNV

Trang 31

chúng ta nhận biết được các hành vi tại lời Mỗi biểu thức được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ những dấu hiệu này mà các BTNV phân biệt với nhau J

Searle [80] gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời Trong

những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi có một loại động từ được gọi là động từ ngữ vi (performative verbs)

Động từ ngữ vi (ĐTNV): là những động từ mà khi phát ngôn người nói thực

hiện luôn các hành vi tại lời do chúng biểu thị như: hỏi, xin, khuyên, hứa, cảm ơn,

thề, cảnh cáo Nhưng không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng luôn được dùng

theo hiệu lực ngữ vi Austin [46] cho rằng ĐTNV chỉ được dùng theo hiệu lực ngữ

vi với hai điều kiện gồm: chủ ngữ trong phát ngôn ngữ vi ở ngôi thứ nhất và ĐTNV

ở thời hiện tại

Ví dụ 1: Cuộc thoại giữa ngài Morris- ông chủ một cửa hàng với McMurdo- một hội viên trong nhóm Hội tự do tại buổi gặp mặt câu lạc bộ

Morris: I offer you a clerkship in my store

(Tôi muốn mời ông vào làm công trong cửa hàng của tôi.)

McMurdo:I refuse it (tôi từ chối.) (88, 271)

Ví dụ trên cho thấy, offer trong phát ngôn mà Morris đưa ra và refuse trong

câu trả lời của McMurdo là hai động từ ngữ vi vì chúng có chủ ngữ là “I” (tôi) ở

ngôi thứ nhất số ít và động từ ngữ vi offer, refuse ở thời hiện tại

Phát ngôn ngữ vi: là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi tại lời nào đó khi

hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực

Ví dụ 2: Đoạn thoại giữa hai người bạn thân tại căng tin nhà trường

A: Làm thêm ly sinh tố nữa nhé

B: Tao từ chối No lắm rồi (69, 203)

Trong câu trả lời của B, “Tao từ chối” là phát ngôn ngữ vi có chứa động từ ngữ vi “từ chối”đã được B đưa ra để từ chối lời đề nghị của A “Làm thêm ly sinh tố

nữa nhé.”

Theo J L Austin [46], các phát ngôn ngữ vi nguyên cấp (primary) là các phát ngôn không có động từ ngữ vi và những phát ngôn ngữ vi tường minh là những phát ngôn có động từ ngữ vi dùng theo hiệu lực ngữ vi

Trang 32

Ví dụ 3: Cuộc điện thoạigiữa hai người bạn thân

A: Would you like to go out to have dinner with me, tonight?

(Tối nay mình mời cậu đi ăn với mình nhé?)

B: I can‟t go because my mother is very sick, she needs me

(Mình không thể đi được bởi vì mẹ mình ốm và bà ấy cần mình)

Trong ví dụ trên, B đã đưa ra câu trả lời “I can‟t go because my mother is

very sick, she needs me.” (Mình không thể đi được bởi vì mẹ mình ốm và bà ấy cần

mình) để từ chối lời mời đi ăn tối của A Câu trả lời của B được gọi là phát ngôn ngữ vi nguyên cấp vì trong phát ngôn không có động từ ngữ vi từ chối mà sử dụng

từ phủ định “I can’t”

1.2.1.5 Hành vi ngôn ngữ (HVNN) trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Một HVNN có cùng một hiệu lực tại lời có thể được phát ngôn dưới các hình thức khác nhau Căn cứ vào mức độ chân thực thể hiện hành vi tại lời và mức suy ý của người nhận phát ngôn trong những ngữ cảnh cụ thể mà hầu hết các HVNN được phân chia theo hai loại: HVNN trực tiếp và HVNN gián tiếp

HVNN trực tiếp là hành vi mà người nghe có thể nhận diện ra đích tại lời nhờ vào các câu chữ biểu thị chúng mà không cần phải suy ý, không cần dựa vào ngữ cảnh Các HVNN trực tiếp thường được biểu thị bằng các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời Yule [41] cho rằng chúng ta có một hành vi ngôn ngữ trực tiếp khi

có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng

Ví dụ 4: Đoạn thoại giữa hai người đồng nghiệp tại nhà hàng trong giờ nghỉ trưa

A: Ăn thêm cái bánh nữa nhé

B: Mình không ăn đâu

Phát ngôn “Mình không ăn đâu.” của B là từ chối trực tiếp lời mời của A

thông qua việc sử dụng từ phủ định “không”

Trong hành vi tại lời, Searle quan tâm đến hành vi ngôn ngữ (HVNN) gián tiếp (Indirect speech) hơn hành vi ngôn ngữ trực tiếp (direcct speecch) Theo Searle [81], mặc dù hành vi ngôn ngữ gián tiếp không được thực hiện bằng phát ngôn mà theo đó nghĩa đích thực của câu nói không liên hệ trực tiếp với nghĩa theo câu chữ

Trang 33

của câu nhưng người nghe vẫn nhận biết và hiểu được ý nghĩa đó, vì người nói và người nghe cùng có nền hiểu biết chung, nền “tri thức bách khoa” giống nhau và có

sự nhạy cảm nào đó đối với ngữ cảnh giao tiếp Như vậy, HVNN gián tiếp là một hành vi ngôn ngữ được thực hiện bằng hình thức của một hành vi ngôn ngữ khác Nghĩa là một hành vi tại lời được thực hiện gián tiếp phải thông qua một hành vi tại lời khác Cùng một hành vi tại lời có thể tạo ra những hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác nhau Trong giao tiếp hàng ngày, từ chối thường được thực hiện qua hành vi ngôn ngữ giao tiếp bởi vì từ chối luôn luôn thuộc vào số những hành vi ngôn ngữ nhạy cảm, tế nhị, đụng chạm đến thể diện (face) của người nghe Chẳng hạn:

Ví dụ 5: Cuộc điện thoại giữa hai người bạn thân

A: Would you like to go out to have dinner with me, tonight?

(Tối nay mình mời cậu đi ăn với mình nhé?)

B: It is getting cold.(Trời lạnh lắm.) hoặc

B: I have to get up early tomorrow (Ngày mai mình phải dậy sớm.)

Phát ngôn của B “It is getting cold.” (Trời lạnh lắm.) hoặc " I have to get up

early tomorrow” (Ngày mai mình phải dậy sớm.)là lời từ chối gián tiếp lời mời đi

ăn tối của A đưa ra, ngầm nói là B không muốn ăn hoặc không thích ăn hoặc không muốn đi cùng với A

Như vậy, HVNN gián tiếp là một phương tiện tạo ra hàm ý cho phát ngôn H (người nghe) thường phải dựa vào các thao tác suy ý, các phương tiện chỉ dẫn lực ở lời, ngữ cảnh với quan hệ liên nhân giữa S (người nói) và H (người nghe) mới có thể giải mã được

1.2.2 Hành vi đề nghị được làm việc gì đó cho ai (offer) và hành vi từ chối lời đề nghị

1.2.2.1 Hành vi đề nghị được làm việc gì đó cho ai(offer)

Theo từ điển Oxford dictionary [77,1052] “Offer means an act of saying that

you are willing to do something for somebody or give something to somebody” (Đề

nghị nghĩa là hành động nói rằng bạn sẵn sàng làm điều gì đó cho ai đó hoặc cho ai

đó cái gì) Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, hành động đề nghị là

Trang 34

“…Yêu cầu, thường là việc riêng, và mong được chấp nhận …” [25, 308] Như vậy, mục đích của hành động đề nghị là hướng tới hành động tương lai của người nói Nói chung, trong bất kỳ xã hội nào, mọi người đều có xu hướng hợp tác với nhau và giúp đỡ nhau Một cá nhân làm những việc vì lợi ích của người khác để thể hiện thái độ thân thiện và hợp tác ví dụ như đề nghị được làm việc gì đó cho ai Theo phân loại hành vi ngôn ngữ của Searle [80] thì hành vi đề nghị được

làm gì đó cho ai (offer) thuộc nhóm Cam kết (Commissives) Trong đó, người nói

cam kết thực hiện một hành động trong tương lai có lợi cho người nghe Hướng khớp ghép là hiện thực- lời, người nói muốn hiện thực được thay đổi theo mong muốn của mình Điều kiện chân thực là ý định thực hiện hành động của người nói Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của S (người nói) Khi sử dụng động từ

đề nghị được làm gì đó cho ai (offer), người nói thường hạ thấp mình một chút, nhún nhường để tỏ ra lịch sự mặc dù vị thế xã hội cao hơn, ngang bằng hay thấp đều

có thể sử dụng được nó Sự phân biệt này cho thấy hành vi đề nghị được làm gì đó cho ai (offer) khác với hành vi thỉnh cầu ai đó làm gì cho mình (request) Theo sự phân loại HVNN của Searl [80], hành vi thỉnh cầu ai đó làm gì cho mình (request)

thuộc nhóm Điều khiến (Directives), trong đó người nói dùng ngôn từ để khiến người

nghe thực hiện một hành vi nào đó theo ý của mình, có lợi cho người nói

Ví dụ 6: Đức Hồng Y đến nhà tìm bà ngoại của Justine và cô bé đề nghị được giúp ngài

Justine: Do you need us?

(Dạ vâng Ông có cần chúng cháu dẫn đường gặp ngoại không ạ?)

Đức Hồng Y De Bricassart: No, thank you I know my way

(Không, cám ơn cháu Tôi biết đường.) (91, 379)

Ví dụ trên cho thấy, phát ngôn của Justine là lời đề nghị được dẫn Hồng Y

đến gặp bà ngoại “Do you need us?”, còn phát ngôn mà Đức Hồng Y De Bricassart đưa ra là lời từ chối với lời đề nghị mà Justine đưa ra

1.2.2.2 Hành vi từ chối lời đề nghị

Theo từ điểnOxford dictionary [77,551], “Refusing an offer means saying or

showing that you do not want to do or accept the offer of someone” (từ chối một lời

Trang 35

đề nghị có nghĩa là nói hoặc thể hiện rằng bạn không muốn hoặc từ chối thực hiện một đề nghị nào đó.) Như vậy, có thể thấy HVTC lời đề nghị là hành vi hồi đáp đối với hành vi đề nghị tiền vị được làm gì đó cho ai theo hướng không chấp thuận, không đáp ứng những nội dung mà phía đề nghị đề xuất ngay tại thời điểm đề xuất Với ý nghĩa này thì HVTC lời đề nghị có thể là hồi đáp trực tiếp bằng động từ ngữ

vi hoặc các từ phủ định, cũng có thể là hồi đáp từ chối gián tiếp bằng lời trì hoãn hoặc đưa ra phương án thay thế Trong ví dụ 6 ở trên, Hồng Y đã từ chối trực tiếp

lời đề nghị của cô bé Justine và kèm theo lý do “No, thank you I know my way.” (Không, cám ơn cháu Tôi biết đường)

1.2.2.3 Tiêu chí nhận diện hành vi từ chối lời đề nghị

a Ngữ cảnh tình huống

Tiêu chí đầu tiên để nhận diện hành vi từ chối lời đề nghị được làm gì đó cho

ai là phải có một ngữ cảnh tình huống hiện thực tác động đến nhu cầu, quyền lợi của một trong hai bên tham thoại làm tiền đề cho hành vi từ chối lời đề nghị xuất hiện

Ví dụ 7: Cuộc thoại giữa ông Phil và cô con gái Jenny tại phòng khách về việc chưa thấy giấy báo của trường đại học

Ông Phil: Would you like me to telephone them?

(Con có muốn bố gọi điện thoại cho họ không?)

Jenny: No! … I want to get a letter like other people, sir Please

(Không! … Con muốn nhận được thư báo cùng một lúc với chúng bạn.)

(95, 13) Trong ví dụ trên, việc chưa nhận được giấy báo nhập học của cô con gái Jenny là một hiện thực cho việc xuất hiện lời đề nghị của ông bố đưa và tiền đề cho

phát ngôn từ chối của Jenny “No! … I want to get a letter like other people, sir

Please.” (Không! … Con muốn nhận được thư báo cùng một lúc với chúng bạn)

b Nội dung mệnh đề

Trong một cảnh huống xác định, người nói biểu thị nội dung từ chối bằng việc không chấp nhận một thay đổi nào theo hướng lời đề nghị đã được đề xuất trong quan hệ giao tiếp hội thoại Trong đối thoại, tiền ngữ của lời từ chối lời đề nghị là một lời đề nghị được làm gì đó cho ai tạo thành một cặp kế cận với nhau

Trang 36

Trong ví dụ 7, mối quan hệ giữa cô con gái Jenny và ông bố là mối quan hệ thân mật, do vậy cô gái đã từ chối trực tiếp lời đề nghị mà ông bố đưa ra kèm theo

lý do “No! … I want to get a letter like other people, sir Please.” (Không! … Con

muốn nhận được thư báo cùng một lúc với chúng bạn.)

c Các hình thức đánh dấu ý định từ chối

Để thấy được hiệu lực ở lời, bên cạnh việc căn cứ vào ngữ cảnh tình huống, nội dung mệnh đề thì phải căn cứ vào các dấu hiệu hình thức của phát ngôn Một hành vi ngôn ngữ, theo Searle[80], được nhận diện khi nó chứa một/ một vài dấu hiệu hình thức (IFIDs - illocutionary force indicating devices) sau đây: động

từ ngữ vi (refuse/ từ chối), các biểu thức từ chối trực tiếp hoặc gián tiếp, các từ ngữ chuyên dùng như No, not, never, … trong tiếng Anh của người Mỹ và không, thôi, không cần, không thể … của người Việt

Ví dụ 8: Cuộc thoại giữa hai đồng nghiệp trong giờ nghỉ trưa ở một văn phòng

Betty: Um, sorry to interrupt, but can I get you lunch?

(Um, xin lỗi là đã cắt ngang lời cậu, nhưng mình lấy đồ ăn cho cậu nhé?)

Daniel: No, no But you go ahead, thanks

(Không không Cậu cứ lấy cho cậu đi Mình cám ơn) (78)

Ở HVTC lời đề nghị trong phát ngôn trên của cô bạn Daniel xuất hiện từ phủ

định “no, no” là phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời

Ví dụ 9: Cuộc thoại giữa chủ nhà Liễu và anh cảnh sát tại phòng khách

Liễu: Chiều nay, mời các anh ở đây ăn cơm tập thể với gia đình nhà em Tối

nay, có lẽ các anh còn phải đi tìm, nhà em muốn gửi các anh chút bồi dưỡng làm đêm

Anh cảnh sát: Chị cứ giữ lại, khi nào tìm thấy anh ta, dùng tiền này, mua con

lợn ăn mừng, chúng tôi sẽ kéo cả huyện đến (61, 411)

Trong tình huống trên, anh cảnh sát đã từ chối gián tiếp lời đề nghị của Liễu

bằng việc sử dụng từ vựng trong cách thức từ chối gián tiếp “Chị cứ giữ lại, khi

nào tìm thấy anh ta, dùng tiền này, mua con lợn ăn mừng, chúng tôi sẽ kéo cả huyện đến”

1.2.2.4 Hành vi từ chối lời đề nghị trực tiếp và gián tiếp

Từ chối trực tiếp lời đề nghị được làm gì đó cho ai (refusing an offer) là hành vi ngôn ngữ biểu hiện tường minh ý định từ chối thực hiện đề nghị bằng cấu trúc bề mặt

Trang 37

ngôn từ Người nghe trực tiếp nhận biết ý định từ chối mà không cần suy đoán hoặc không dựa vào ngữ cảnh, vào vốn hiểu biết, kinh nghiệm ngôn ngữ của bản thân mình

Ví dụ 10: Lâm gọi điện thoại cho cô người yêu

Lâm: Trưa nay anh đến đón em đi ăn nhé

Phương: Em không đi được đâu Tốt nhất là anh về công ty ăn cơm tập thể

Trong ví dụ trên, Phương đã từ chối trực tiếp lời đề nghị của Lâm đến đón cô

đi ăn trưa bằng cách sử dụng từ phủ định “không … được” nhằm diễn tả ý định từ chối tường minh, thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng (là lời từ chối trực tiếp một lời đề nghị) trong một tình huống phù hợp nhất định Như vậy, hành vi

từ chối trực tiếp lời đề nghị được làm gì đó cho ai tạo hiệu lực tại lời xác định Trên thực tế, từ chối trực tiếp lời đề nghị được làm gì đó cho ai nhiều khi là

“sự thật mất lòng”, đe dọa thể diện của đối ngôn Do vậy, từ chối gián tiếp lời đề nghị được làm gì đó cho ai là một giải pháp hữu hiệu để người nói đạt mục đích giao tiếp của mình, giảm mức độ đe dọa thể diện của cả hai bên tham thoại xuống mức thấp nhất và duy trì được cuộc thoại Từ chối gián tiếp lời đề nghị được làm gì

đó cho ai (refusing an offer) là hành vi ngôn ngữ biểu hiện ý định từ chối, không chấp thuận thực hiện một đề nghị nào đó bằng hình thức hiển ngôn mà người nghe phải dựa vào kinh nghiệm cuộc sống, cảnh huống và vốn ngôn ngữ của mình để nhận diện hàm ý từ chối

Ví dụ 11: Cuộc thoại giữa Dũng và người tài xế khi hai người ra xe

Dũng: Ông để tôi cầm hộ cho đỡ mệt

Người tài xế: Ông còn đau cầm sao được (40, 62) Trong ví dụ trên, khi Dũng đề nghị được giúp người tài xế mang đồ ra xe

nhưng người lái xe từ chối gián tiếp lời đề nghị đó bằng việc nêu ra sự bất cập “Ông

còn đau cầm sao được.” Lời từ chối gián tiếp nàycó thể hiểu là do sức khỏe của

Dũng không đảm bảo để có thể thực hiện được lời đề nghị, và cũng có thể biểu thị một nguyên tắc ngầm rằng đây là nhiệm vụ của người lái xe

1.2.3 Hành vi mời và hành vi từ chối lời mời

1.2.3.1 Hành động mời và hành vi mời

Trang 38

Lời mời là lời nói thể hiện thái độ thân thiện, lịch sự, tôn kính và mến khách của người nói và xuất phát từ lợi ích của cả người nói lẫn người nghe Theo từ điển

Oxford Dictionary [77,685], invite is a verb which means “to call comes; invited

attend (meetings, banquets, etc.)” (Động từ mời có nghĩa là gọi đến; mời tham dự

(các cuộc họp, tiệc chiêu đãi…)).Theo Suzuki [82, 87], “When inviting someone verbally, the inviter utters a speech to convey an aim of inviting Therefore speech acts of invitation arise when a speaker showed their intention to request the participation or presence of the hearer to the certain event, especially which being held by the speaker” (khi mời một người nào đó, người mời phát ra một lời nói truyền đạt mục đích mời Do đó hành vi mời xuất hiện khi người nói thể hiện ý định của mình mong muốn có sự tham gia hoặc có mặt của người nghe tới một sự kiện

cụ thể, đặc biệt sự kiện đó do người nói tổ chức.)

Khi sử dụng động từ mời, người nói thường hạ thấp mình một chút, nhún nhường để tỏ ra lịch sự mặc dù vị thế xã hội cao hơn, ngang bằng hay thấp đều có thể sử dụng được nó Nói một cách khái quát, mời là một nghi thức, trong đó người nói(S) rất đề cao người nghe (H), dành cho người nghe nhiều tình cảm thân thiện Theo G Leech [69], nếu hành động đề nghị ít nhiều đều đụng chạm đến H, riêng hành động mời xét trên nhiều góc độ thì về nguyên tắc H chỉ có thể hưởng lợi và được tôn trọng.Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên [25, 645], hành động mời là “1 Tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì một cách lịch sự,

trân trọng Mời anh đến chơi Đưa tay mời ngồi Kính mời Giấy mời họp Mời cơm

thân mật (trang trọng: mời ăn cơm) 2 Ăn hoặc uống (nói về người đối thoại một

cách lịch sự) Anh mời nước đi Các bác đã mời cơm chưa” Như vậy, mục đích của

hành động mời là hướng tới hành động tương lai của người nghe

Theo phân loại hành vi ngôn ngữ của Searle [80] thì hành vi mời thuộc nhóm

Điều khiến (Directives) Trong đó, đích ở lời là đặt người nghe (H) vào trách nhiệm

thực hiện một hành động nào đó trong tương lai Hướng khớp ghép là hiện thực- lời Trạng thái tâm lý là sự mong muốn của người nói (S) Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe (H)

Ví dụ 11: Cuộc thoại giữa bà chủ nhà trọ với người họa sỹ trẻ tuổi thuê nhà mình

Bà chủ nhà trọ: … Chúng tôi mời cậu ăn cơm tối

Trang 39

Họa sỹ trẻ tuổi: Cám ơn bà Để bữa khác Tối nay cho phép tôi mời cô bé đi

ăn cơm bình dân Biết đâu ăn ở quán đông người cô bé sẽ thích hơn (4, 3)

Trong ví dụ trên, phát ngôn của bà chủ nhà trọ là một lời mời, sử dụng động

từ ngữ vi “mời” Trong đó, đích ở lời là đặt người nghe (cậu họa sỹ trẻ tuổi) vào trách nhiệm thực hiện lời mời trong tương lai Hướng khớp ghép là hiện thực – lời mời Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người họa sỹ trẻ Còn phát ngôn của họa sỹ trẻ “Cám ơn bà Để bữa khác …” biểu thị nội dung từ chối không chấp nhận lời mời đã được bà chủ nhà trọ đề xuất trong quan hệ giao tiếp hội thoại

1.2.3.2 Hành vi từ chối lời mời

Theo từ điển Oxford dictionary [77, 675], “Refusing an invitation means you

are not willing or reject to do something when someone invites you to do It also means you don‟t accept the invitation of someone” (từ chối một lời mời có nghĩa là

bạn không sẵn sàng hoặc từ chối thực hiện lời mời nào đó Nó cũng có nghĩa là bạn không chấp nhận lời mời của một ai đó) Như vậy, có thể thấy hành vi từ chối một

lời mời là “nói với người mời là không nhận điều gì hay không làm điều gì được đề

cập đến trong lời mời.”

1.2.3.3 Tiêu chí nhận diện hành vi từ chối lời mời

a Ngữ cảnh tình huống

Tiêu chí đầu tiên để nhận diện hành vi từ chối lời mời là phải có một ngữ cảnh tình huống hiện thực tác động đến nhu cầu, quyền lợi của một trong hai bên tham thoại làm tiền đề cho hành vi từ chối lời mời xuất hiện

Trong ví dụ 11 ở trên, đoạn thoại giao tiếp giữa bà chủ nhà trọ với người họa sỹ trẻ khi cậu sang xin phép đưa cô con gái bà chủ đi chơi và được mời ăn tối làm tiền đề xuất hiện phát ngôn từ chối của họa sỹ trẻ với lời mời mà bà chủ nhà trọ đưa ra

b Nội dung mệnh đề

Trong một cảnh huống xác định, người nói biểu thị nội dung từ chối bằng việc không chấp nhận một thay đổi nào theo hướng lời mời đã được đề xuất trong quan hệ giao tiếp hội thoại.Trong đối thoại, tiền ngữ của lời từ chối lời mời là một lời mời tạo thành một cặp kế cận với nhau

Ví dụ 12: Cuộc thoại giữa Bà Án và Mai tại phòng khách

Trang 40

Bà Án: Mời cô ngồi

Mai lễ phép: Bẩm bà lớn, con không dám (25,58) Trong đoạn thoại trên, Mai đã từ chối trực tiếp lời mời của bà Án- người có

vị thế xã hội cao hơn bằng cách sử dụng từ phủ định “không dám” đi kèm với cụm

từ lịch sự “bẩm bà lớn”

c Các hình thức đánh dấu ý định từ chối

Ví dụ 13: Cuộc thoại giữa vợ Thủ và ông Hàm tại phòng khách

Vợ Thủ: Bác ở đây chơi, em nấu cơm bác

Ông Hàm: Thôi tôi gặp chú ấy một tý, rồi về ngay có việc (82, 40)

Trong phát ngôn từ chối lời mời của ông Hàm xuất hiện từ “Thôi” là phương

tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời

1.2.3.4 Hành vi từ chối trực tiếp lời mời và hành vi từ chối gián tiếp lời mời

Hành vi từ chối trực tiếp lời mời là hành vi mà người nghe có thể nhận diện

ra đích tại lời nhờ vào các câu chữ biểu thị chúng mà không cần phải suy ý, không cần dựa vào ngữ cảnh Dựa vào hệ thống phân loại của Beebe và các cộng sự của ông [48], hành vi từ chối trực tiếp lời mời thường được biểu thị bằng động từ ngữ vi (ĐTNV), ví dụ: (I refuse- Tôi từ chối), từ phủ định No (không) và cách nói phủ định (I can't-Tôi không thể)

Ví dụ 14: Trong hầm nhốt con tin, Du đưa cho Hoàng Guitar chiếc bánh

Du: Ăn đi!

Trong ví dụ trên, Hoàng Guitar đã từ chối trực tiếp lời mời ăn bánh của Du bằng cách sử dụng từ phủ định “không đói” nhằm diễn tả ý định từ chối tường minh, thực hiện đúng với đích ở lời là không thực hiện lời mời của Du trong tương lai và điều kiện sử dụng (từ chối trực tiếp một lời mời) trong một tình huống phù hợp nhất định Như vậy, hành vi từ chối trực tiếp lời mời tạo hiệu lực tại lời xác định

Trong giao tiếp hàng ngày, từ chối lời mời thường được thực hiện thông qua hành vi từ chối gián tiếp bởi vì từ chối luôn thuộc vào số những hành vi ngôn ngữ

“nhạy cảm”, “tế nhị”, đụng chạm đến thể diện (face) của người nghe Do vậy, từ

Ngày đăng: 16/02/2020, 14:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Vũ Thị Thanh Hương (2002), “Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr. 8-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử ngôn ngữ”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Vũ Thị Thanh Hương
Năm: 2002
16. Phan Thúy Khanh (1996), Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật, Luận án PTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật
Tác giả: Phan Thúy Khanh
Năm: 1996
17. Lưu Quý Khương (2010), “Nghiên cứu hành vi lời nói gián tiếp từ chối lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn Ngữ ( 2), tr. 13-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hành vi lời nói gián tiếp từ chối lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt”, "Tạp chí Ngôn Ngữ
Tác giả: Lưu Quý Khương
Năm: 2010
18. Đoàn Thị Hồng Lan (2010), Lịch sự và gián tiếp trong tiếng Nhật qua hành vi đề nghị và từ chối, Luận văn ths Ngôn ngữ học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự và gián tiếp trong tiếng Nhật qua hành vi đề nghị và từ chối
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Lan
Năm: 2010
19. Ngô Hương Lan (2015), Hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng Việt), LA TS, Học viện KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng Việt)
Tác giả: Ngô Hương Lan
Năm: 2015
20. Đào Thanh Lan (2010), Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt
Tác giả: Đào Thanh Lan
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2010
21. Đào Thanh Lan (2011), “Nhận diện hành động mời và rủ trong tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ (3), tr. 17-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện hành động mời và rủ trong tiếng Việt”, "Tạp chí ngôn ngữ
Tác giả: Đào Thanh Lan
Năm: 2011
22. Trần Chi Mai (2005), “từ chối – chấp nhận và chấp nhận – từ chối”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (1+ 2), tr.51-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: từ chối – chấp nhận và chấp nhận – từ chối”, "Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống
Tác giả: Trần Chi Mai
Năm: 2005
23. Trần Chi Mai (2005), Phương tiện biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh: Liên hệ với tiếng Việt, LA TS, ĐHKHXH & NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh: Liên hệ với tiếng Việt
Tác giả: Trần Chi Mai
Năm: 2005
24. Dương Bạch Nhật (2012), “Nghiên cứu chiến lược lịch sự âm tính trong hành vi mời và từ chối lời mời của người Việt và người Mỹ”, Tạp chí KHCN Đại Học Duy Tân (2), tr. 49- 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Nghiên cứu chiến lược lịch sự âm tính trong hành vi mời và từ chối lời mời của người Việt và người Mỹ”, "Tạp chí KHCN Đại Học Duy Tân
Tác giả: Dương Bạch Nhật
Năm: 2012
25. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2006
26. Nguyễn Phú Phong (2002), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt – Loại từ và chỉ thị từ, NXB đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt – Loại từ và chỉ thị từ
Tác giả: Nguyễn Phú Phong
Nhà XB: NXB đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
27. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp giao văn hóa, NXB đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp và giao tiếp giao văn hóa
Tác giả: Nguyễn Quang
Nhà XB: NXB đại học Quốc gia
Năm: 2002
28. Nguyễn Quang (2004), Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa
Tác giả: Nguyễn Quang
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
29. Nguyễn Văn Quang (1999), Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen, LA TS, ĐHKHXH & NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen
Tác giả: Nguyễn Văn Quang
Năm: 1999
30. Rozzdextvenski, IU (1998), Những bài giảng Ngôn ngữ học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng Ngôn ngữ học đại cương
Tác giả: Rozzdextvenski, IU
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
31. Nguyễn Đăng Sửu (2002), Câu hỏi trong tiếng Anh Mỹ trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Luận án tiến sỹ ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu hỏi trong tiếng Anh Mỹ trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đăng Sửu
Năm: 2002
32. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tế tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tế tiếng Việt
Tác giả: Lý Toàn Thắng
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2005
33. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
34. Nguyễn Đức Tồn (2002), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ớ người Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ớ người Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w