1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đối chiếu hành động bác bỏ trong tiếng thái và tiếng việt (Tóm tắt trích đoạn)

19 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 868,65 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu đối chiếu hành động bác bỏ HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái và tiếng Việt có thể cho thấy những nét tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tính lịch s

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

SIRIWONG HONGSAWAN

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ

TRONG TIẾNG THÁI VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu đối chiếu hành động bác bỏ (HĐBB) trên cứ liệu tiếng Thái và tiếng Việt có thể cho thấy những nét tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tính lịch sự, về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ (HĐNT) của hai dân tộc Hiện nay vẫn còn ít tài liệu tham khảo cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài về các HĐNT xét theo góc độ đối chiếu, đặc biệt là đối chiếu tiếng Thái với tiếng Việt Khi nói đến những nghiên cứu về ngữ dụng học và đặc biệt về hành động (HĐ) giao tiếp có liên quan đến tiếng Thái và tiếng Việt, người ta chỉ chủ yếu nhắc đến một số luận văn thạc sĩ và một vài (rất ít) luận án tiến sĩ của Thái Lan và Việt Nam Quả thật, từ năm

1996 đến nay có một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ thực hiện tại Thái Lan và Việt Nam sử dụng lý thuyết “Hành động ngôn từ ” của John L Austin và John R Searle Ở Thái Lan có những luận văn và luận án như “The Speech Act of Apologizing in Thai” (วัจนกรรมการขอโทษในภาษาไทย) của Thasanee Makthavornvattana (1998), “The

Wanitchanon (1998), “Linguistic Device in Examination in Chief, Cross-Examination,

ในการพิจารณาคดี) của Sareeya Thabthan (2000), “Responding to Apologies in Thai” (การตอบรับค าขอโทษในภาษาไทย) của Passapong Pewporchai (2002), “Indirectness as

(กลวิธีการสื่อสารโดยการพูดอ้อมในภาษาญี่ปุ่น) của Watcharachai Khobluang (2004),

(กลวิธีการแสดงความเห็นโต้แย้งในภาษาไทย) của Supasinee Pothiwit (2004), v.v Còn trong văn liệu tiếng Việt, đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu như: “Ngữ nghĩa-ngữ dụng câu hỏi chính danh (Trên nghĩa-ngữ liệu tiếng Việt)” của Lê Đông (1996), “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” của Nguyễn Quang (1999), “Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (các hành thức thoại dẫn)”

Trang 3

của Mai Thị Hảo Yến (2000), “Cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại” của Đặng Thị Hảo Tâm (2002), “Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)” của Nguyễn Phương Chi (2004), “Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)” của Trần Chi Mai (2005), “Hành động phản bác trong tiếng Việt” của Nguyễn Thị Kim Dung (2006), v.v Có thể thấy, trong một bối cảnh nghiên cứu chung như vậy, việc nghiên cứu HĐBB trong phối cảnh đối chiếu giữa tiếng Thái và tiếng Việt quả thật là một khoảng trống cần được bổ khuyết càng sớm càng tốt Ngày nay trong xu thế hội nhập của toàn cầu hóa, việc thương lượng, đàm phán kinh tế giữa các quốc gia là lĩnh vực của những chấp thuận và BB, vậy cần phải biết cách

BB và biết cách giữ hòa khí v.v Đối với HĐBB, chúng tôi cho rằng đây là một đề tài nghiên cứu đầy hứa hẹn vì cấu trúc ngôn ngữ dùng để thực hiện HĐBB rất phong phú Đặc biệt là HĐNT này liên quan đến một loạt nhân tố ngữ dụng thú vị, chẳng hạn như phải chọn chiến lược bác bỏ (BB) như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng những biểu thức điều biến (modification) nào để có thể bảo đảm được tính lịch sự Có thể nói

BB là một trong những HĐ dễ làm mất lòng người đối thoại nhất, vì thế việc nghiên cứu loại HĐNT này sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trung tâm nhất của ngữ dụng học Theo từ điển tiếng Việt (1997) của Hoàng Phê (Chủ biên), BB là: “…bác đi, gạt đi không chấp nhận” [40, 22] Còn theo từ điển tiếng Việt (2001) của Bùi Quang Tịnh, BB là: “không nạp, không nhận” [57, 30] Hiệu lực của lời nói BB được Nguyễn Thị Thìn (2003) mở rộng, cụ thể hóa ở phương diện phạm vi, đó là: “…phủ định một lời khẳng định, đoán định, phê phán buộc tội trước đó của người đối thoại” [55, 174] BB là một trong những HĐ dễ đe dọa đến thể diện người nghe nhất cho nên trong tiếng Thái và tiếng Việt có những chiến lược làm giảm thiểu sự mất thể diện Ở đây, cũng cần phân biệt

BB với từ chối BB khác với từ chối vì BB là BB về mặt thông tin, tức là có một người đưa ra một nhận định (tiếng Anh gọi là “statement” hoặc “assertion”) sau đó có người phủ định (PĐ) thông tin đó Còn từ chối là không chấp nhận lời mời Ví dụ, có người mời: “Em có muốn đi ăn cơm với anh không?” Người được mời có thể từ chối: “Em

không đi được vì em có hẹn rồi”

Trang 4

Mặc dù tiếng Thái và tiếng Việt có nguồn gốc khác nhau (tiếng Thái có nguồn gốc

“Thái Kadai” và tiếng Việt có nguồn gốc “Nam Á” [96, 1] ), có diện mạo ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp khác nhau, chúng tôi vẫn đặt ra giả thuyết nghiên cứu là: bên cạnh những điểm khác biệt thì HĐNT nói chung và BB nói riêng trên cứ liệu hai thứ tiếng ắt có nhiều điểm tương đồng, thể hiện những phương diện chung nào đó trong chiến lược giao tiếp Việc tìm hiểu HĐBB theo hướng đối chiếu, so sánh như vậy là rất quan trọng trong việc dạy và học tiếng với tư cách là một ngoại ngữ

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng của luận án là HĐBB, một loại HĐNT luôn luôn đe dọa xúc phạm thể diện, và do đó nó đặt ra nhiều vấn đề có liên quan về lịch sự, về ứng xử văn hóa Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của luận án là HĐBB trong tính toàn diện của nó Việc nghiên cứu HĐBB trong tính toàn diện, nhiều chiều kích của nó sẽ cho phép hiểu sâu hơn những đặc trưng văn hóa ứng xử của người Thái Lan và người Việt Nam

2.2 Cũng như các HĐ khác, BB có trường hợp gián tiếp, có trường hợp trực tiếp Khi nào người ta bác bỏ gián tiếp (BBGT) là vấn đề rất thú vị, có liên quan đến những nguyên tắc giao tiếp chung, nhưng cũng liên quan đến những đặc thù văn hóa riêng của các cộng đồng dân tộc

2.3 HĐBB là HĐ có rất nhiều dấu hiệu tường minh (explicit), đã ổn định hay đang trên đường ổn định Trong trường hợp lí tưởng nhất, khi dấu hiệu BB là ổn định, có thể

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ sau đây:

3.1 Khảo sát HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái và tiếng Việt

3.2 Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt

1 Ở đây, cần nhắc lại rằng bác bỏ không nhất thiết phải dùng câu phủ định (đây là trường hợp chọn lối bác bỏ gián tiếp), và ngược lại, câu phủ định không nhất thiết chỉ dùng để bác bỏ, mà có thể dùng để miêu tả cũng như thực hiện nhiều hành động ngôn từ khác

Trang 5

3.3 Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với HĐBB, qua đó đưa ra những nhận xét về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy của hai dân tộc Thái và Việt được thể hiện qua HĐBB

4 Đóng góp mới của luận án

Về ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và ngữ nghĩa-ngữ dụng Sau nữa, đối với một loại HĐNT có nhiều điểm thú vị như BB, luận án cũng đặt cho mình nhiệm vụ bước đầu giải thích những tương đồng, khác biệt của HĐ này trong tiếng Thái và tiếng Việt từ góc độ tư duy và văn hóa

Về ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi cho rằng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có tác dụng tích cực trong việc biên soạn các tài liệu giảng dạy và xây dựng phương pháp học ngoại ngữ theo lí thuyết HĐNT, ứng dụng trong lĩnh vực dịch thuật, góp phần tăng sự hiểu biết về phép lịch sự, về ứng xử văn hóa ngôn từ và về phương thức tư duy của người Thái Lan và người Việt Nam Tất cả đều là chìa khóa cho sự hợp tác thành công và có hiệu quả giữa hai dân tộc

5 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu: Để làm sáng tỏ HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái và

tiếng Việt, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp qui nạp

và phương pháp diễn dịch, vận dụng chúng một cách linh hoạt, trong đó phương pháp qui nạp là phương pháp chủ đạo

Phương pháp qui nạp được thực hiện qua việc thu thập tư liệu về HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt, từ đó đi đến khái quát hóa hai chiến lược BB với những biểu hiện cụ thể của chúng

Phuơng pháp diễn dịch được thể hiện trong luận án thông qua nguyên lí lịch sự, diễn giải nguyên lí này với tư cách là nguyên lí phổ quát chi phối giao tiếp ngôn từ nói chung và BB nói riêng

Đi vào những vấn đề cụ thể, luận án sử dụng một loạt các thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ học như thủ pháp miêu tả định tính, thủ pháp so sánh đối chiếu và thủ pháp phân tích

Trang 6

ngữ cảnh Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp khảo sát mang tính xã hội học,

áp dụng cho các phiếu điều tra HĐBB

5.2 Tư liệu nghiên cứu: Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn chính sau đây:

5.2.1 Tư liệu chính được rút ra từ những phiếu điều tra HĐBB của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tiếng Thái và Ngôn ngữ học của Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Chulalongkorn, Băng Cốc, Thái Lan và sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn Ngữ học của Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Số lượng của phiếu điều tra cho mỗi ngôn ngữ là 100 phiếu, được phát bằng cách gửi thư điện tử và phát trực tiếp Những câu trả lời tiêu biểu được người viết chọn để làm ví dụ cho luận án Trong trường hợp có phát ngôn BB hay mà chúng tôi chưa hiểu rõ hoặc muốn tìm hiểu thêm về ý nghĩa và cách sử dụng phát ngôn đó, chúng tôi sẽ phỏng vấn thêm bằng cách chát online, gửi thư điện tử, hoặc hỏi trực tiếp chủ nhân của lời BB đó 5.2.2 Ngoài ra không thể không kể đến những phát ngôn BB được quan sát từ thực

tế tiếng Thái và tiếng Việt vì người viết luận án trực tiếp trải nghiệm môi trường sinh ngữ trong cả hai xã hội Thái Lan và Việt Nam

5.2.3 Một số phát ngôn BB được chọn lọc và suy ngẫm dựa trên tư liệu quan sát được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong các ấn phẩm chính thức về ngôn ngữ học trong tiếng Thái và tiếng Việt

Cả 3 phương pháp trên vừa mang tính ngoại quan (extrospective) (quan sát, thu thập

tư liệu) nhưng vừa mang tính nội quan (introspective), có tính đến những đánh giá chủ quan của bản thân người viết luận án

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm bốn chương:

Chương thứ nhất: Phần cơ sở lí thuyết Chương này nhấn mạnh vào lí thuyết HĐNT

của John L Austin và John R Searle Sau đó là lí thuyết về nguyên lí lịch sự của Penelope Brown và Stephen C Levinson, cùng một số vấn đề có liên quan khác như vấn

Trang 7

đề cặp thoại (xác tín / BB), tiền giả định (TGĐ) và hàm ý (HY) Tất cả nhằm đến mục đích là nêu ra một cái phông (background) tri thức cần thiết cho việc tìm hiểu HĐBB

Chương thứ hai: Miêu tả về HĐBB trong tiếng Thái

Chương thứ ba: Miêu tả về HĐBB trong tiếng Việt

Chương thứ tư: Đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt trong HĐBB giữa

tiếng Thái và tiếng Việt Trong chương này, một số khuôn mẫu của HĐBB trong hai ngôn ngữ sẽ được xem xét tỉ mỉ Chương này cũng phân tích nguyên lí lịch sự, cách ứng

xử văn hóa có liên quan và cách thức tư duy được thể hiện trong HĐBB của người Thái

và người Việt

7 Kết quả có thể đạt đƣợc

7.1 Trong phối cảnh so sánh, luận án đi đến xác định những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của các phát ngôn được dùng để thực

hiện HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt, nghiên cứu phép lịch sự cùng những đặc trưng

văn hóa-tư duy được thể hiện trong HĐBB nói riêng và hoạt động giao tiếp liên nhân nói chung trong tiếng Việt và tiếng Thái

7.2 Kết quả của luận án này có thể giúp cho việc biên soạn các sách dạy tiếng Thái

và tiếng Việt theo định hướng giao tiếp Kết quả của luận án cũng có thể được áp dụng để nâng cao chất lượng biên-phiên dịch Thái-Việt có liên quan đến HĐBB nói riêng và HĐNT nói chung

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Lý thuyết “Hành động ngôn từ”(Theory of Speech Act)2 của John L Austin và John R Searle

1.1.1 Lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John L Austin

1.1.1.1 Bối cảnh ra đời của “How to Do Things with Words”

Austin, nhà triết học thuộc trường phái Triết học “Theo nội hàm” (Intentionalist), là người đầu tiên đưa ra quan niệm về “Hành động ngôn từ ” (Speech Act), trình bày tại Trường Đại học Harvard, được in thành sách với tên gọi “How to Do Things with Words” năm 1962 sau khi ông mất Trong cuốn này Austin đã phát biểu một mệnh đề rất

quan trọng đến nỗi bất kì ai đọc nó đều phải nhớ, đó là “khi tôi nói tức là tôi hành động”

(When I say, (…) I do) [64, 6] Nghĩa là, nói năng là một HĐ giống như các HĐ khác của

con người, có điều đây là loại HĐ được thực hiện bằng lời HĐ của người nói gây ra biến đổi nào đó trong thực tế và những ảnh hưởng nào đó ở đối tượng tiếp nhận

1.1.1.2 Những “Hành động ngôn từ” theo quan điểm của John L Austin

Trước hết, trong thực tiễn hành ngôn, Austin phân biệt 2 kiểu câu:

gì đó với ý nghĩa tương đối ổn định và người ta có thể nhận xét câu nói đó là đúng hay sai

Ví dụ: Chị Siriwong là nghiên cứu sinh, người Thái Lan

Câu này là đúng nếu có bằng chứng thực tế chứng minh như hộ chiếu, lí lịch khoa học v.v của chị Siriwong

2 Tên gọi “Lý thuyết hành động ngôn từ” dùng theo Cao Xuân Hạo (2005) cho hợp với thuật ngữ tiếng Thái vì tiếng Thái gọi “hành động ngôn từ” là “วัจนกรรม” [wa!t&ca&na!?&kam], วัจน [wa!t&ca&na!?] là ค าพูด [kHam&pHu#:t] nghĩa là “lời nói”, tiếng Anh dùng từ “speech”, còn กรรม [kam] là การกระท า [ka:n&kra&tHam] nghĩa là “hành động”, tiếng Anh dùng từ “act” Vì vậy, tất cả có nghĩa là “hành động của lời nói” Hiện nay còn có một số cách dịch khác: “Hành vi ngôn ngữ” (Nguyễn Đức Dân, 2000; Đỗ Hữu Châu, 2003),

“Hành vi nói năng” (Nguyễn Văn Khang, 1999), “Hành động phát ngôn” (Nguyễn Thị Thìn, 2003), v.v

3 Thuật ngữ dùng theo Cao Xuân Hạo (2005)

Trang 9

Câu ngôn hành (Performative Sentence) là câu mà người nói không nhằm để nói về một cái gì đó mà là để thực hiện HĐ Câu ngôn hành khác với câu tường thuật ở chỗ không thể đánh giá được là đúng hay sai theo chân lí

Ví dụ: I bet you six pence it will rain tomorrow [64, 5]

„Tôi đánh cược 6 xu với bạn là mai trời sẽ mưa.‟

Câu này thể hiện HĐ đánh cược của người nói, theo đó nếu ngày mai trời không mưa thì người nói phải đưa cho người nghe 6 xu, và ngược lại

Sau đó, ông tiếp tục phát triển tư tưởng của mình, khi cho rằng tất cả câu nói đều là ngôn hành, tức nói (saying) cũng là HĐ, có điều cần phân biệt ngôn hành tường minh (explicit), tức có dấu hiệu ngôn ngữ chỉ ra loại HĐ đang được thực hiện, và ngôn hành nguyên cấp (primary), tức trường hợp không có dấu hiệu ngôn ngữ đặc thù, chỉ có thể nhận biết được nhờ vào ngữ cảnh

Hơn thế nữa, theo Austin, khi ta nói ra một câu cụ thể trong một ngữ cảnh nào đó, ta

sẽ thực hiện không phải một HĐ mà là đồng thời 3 kiểu HĐNT sau đây:

1) Hành động tạo lời (Locutionary act) là HĐ mà người nói sử dụng các yếu tố ngôn ngữ và quy tắc ngữ pháp để tạo ra câu nói ít nhiều có nghĩa Đây chỉ là nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, chưa tính đến bất kì hàm ý gì trong câu nói

Ví dụ: Sáng nay trời mưa rất nhiều, bố ạ (con nói với bố)

Câu này chỉ có nghĩa đơn giản là người con muốn thông báo cho bố biết tình hình thời tiết sáng nay

2) Hành động tại lời (Illocutionary act) là HĐ mà cả người nói và người nghe hiểu được “lực ngôn trung” (Illocutionary force) của phát ngôn Lực ngôn trung là ý nghĩa thật

sự của phát ngôn trong một hoàn cảnh giao tiếp hiện thực Ví dụ: HĐ chào, hỏi, khen,

xin lỗi, từ chối, bác bỏ, v.v

Ví dụ: Áo dài của bạn đẹp lắm? (bạn nói với bạn)

Câu này có “Lực ngôn trung” là người nói muốn khen áo dài của người nghe

Theo Austin, “Hành động tại lời” phân ra 2 kiểu sau đây:

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương , Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà

Nội

2 Thái Duy Bảo (1988), Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh - Việt, Luận án

Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội

3 Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà

Nội

4 Đỗ Hữu Châu (Chủ biên), Cao Xuân Hạo (1998) Tiếng Việt 12, Nxb Giáo dục, Hà

Nội

5 Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học (tập I), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

6 Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học tập hai ngữ dụng học, Nxb Giáo

dục, TP Hồ Chí Minh

7 Nguyễn Phương Chi (2004), Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng xử của hành

vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ khoa

học ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội

8 Nguyễn Đức Dân (1983), “Phủ định và bác bỏ”, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr 27-34

9 Nguyễn Đức Dân (1987), Lô gích ngữ nghĩa cú pháp, Nxb Đại học và Trung học

Chuyên nghiệp, Hà Nội

10 Nguyễn Đức Dân (1990), “Logích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả”, Tạp

chí Ngôn ngữ số 1, tr 5-8

11 Nguyến Đức Dân (1999), Lô gích và tiếng Việt, Nxb bản Giáo dục, TP Hồ Chí

Minh

12 Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học (tập một), Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí

Minh

13 Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Ngày đăng: 10/05/2017, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w