Vấn đề giải quyết các tranh chấp quốc tế được ghi nhận trong Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợptác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chươ
Trang 1ĐỀ TÀI BÀI TẬP CÁ NHÂN CHUYÊN NGÀNH: LUẬT CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Tên đề tài:
LIÊN HỢP QUỐC VỚI VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUỐC TẾ
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU………
1 Tính cấp thiết của đề tài:………
2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:……….……
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:……….……
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:………
5 Những đóng góp của đề tài:……….………
6 Kết cấu của đề tài:……….………
B NỘI DUNG……….………
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ:………… ……… ………
1.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế:……….………
1.1.1 Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế:…….……
1.1.2 Mối quan hệ giữa nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế với các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế……
………
1.2 Các phương pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế:….….………
1.2.1 Giải quyết trực tiếp tranh chấp:……….………
1.2.2 Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba:………
1.2.3 Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế:………
1.2.4 Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán:………
CHƯƠNG 2 LIÊN HỢP QUỐC VỚI VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ……….………
2.1 Khái quát các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc về giải quyết tranh chấp:…….………
2.2 Giải quyết tranh chấp trong các cơ quan của Liên hợp quốc:…….……
2.2.1 Đại hội đồng Liên hợp quốc với việc giải quyết tranh chấp:……
Trang 32.2.2 Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với việc giải quyết tranh chấp: 2.2.3 Ban thư ký Liên hợp quốc với việc giải quyết tranh chấp:….….… 2.2.4 Tòa án công lý Liên hợp quốc với việc giải quyết tranh chấp:….….
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH
CHẤP QUỐC TẾ……….……… 3.1 Quan điểm của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế……… 3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giải quyết tranh chấpquốc tế tại Việt Nam:………….……….3.3 Thực tiễn một số tranh chấp quốc tế của Việt Nam:………….……… 3.3.1 Tranh chấp trong phân định Vịnh Bắc Bộ:……….……….……… 3.3.2 Tranh chấp về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa:……… …
C KẾT LUẬN:….………
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:…….……….
Trang 4A MỞ ĐẦU.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề giải quyết các tranh chấp quốc tế được ghi nhận trong Tuyên bố
về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợptác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đạihội đồng thông qua theo Nghị quyết số 2625 năm 1970 Các nước thànhviên Liên hợp quốc đều tuân theo nguyên tắc này để giải quyết các bấtđồng, xung đột hay tranh chấp có tính chất quốc tế Tuy nhiên, trong thựctiễn có nhiều trường hợp việc áp dụng các biện pháp để giải quyết cáctranh chấp quốc tế giữa các quốc gia chưa được thật sự bình đẳng, chưa đạtđược sự nhất trí, bởi không ít trường hợp việc giải quyết các tranh chấpdẫn đến việc ký kết các hiệp định ngừng bắn hoặc ký hiệp định hòa bìnhmột phần do sự thu xếp của một số thế lực quốc tế, khiến cho một bên hoặccác bên tham gia tranh chấp đều phải chịu tổn thất hay không công bằng.Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác giữa các quốc gia ngàycàng mở rộng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến nhữngtranh chấp quốc tế Để bảo đảm được lợi ích của các bên tranh chấp nóiriêng mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh quốc tế nói chung,Hiến chương Liên hợp quốc đã liệt kê rất nhiều những biện pháp để tạo cơhội cho các chủ thể liên quan tự lựa chọn trong quá trình giải quyết tranhchấp quốc tế Vậy những phương thức giải quyết tranh chấp được ghi nhậnnhư thế nào trong luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, cũngnhư cơ chế giải quyết tranh chấp trong pháo luật Việt Nam Quan tâm đến
vấn đề này em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Liên hợp quốc với vấn đề giải
quyết tranh chấp quốc tế” làm đề tài bài tập cuối kỳ.
2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
Trang 5+ Phân tích quan điểm của Đảng ta về các đường lối, chính sáchtrong trong vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế Thông qua đánh giákhách quan về thực tiển giải quyết các tranh chấp quốc tế Đề xuất và luậnchứng quan điểm, ý kiến, giải pháp, định hướng xây dựng các nguyên tắcgiải quyết các tranh chấp phù hợp
Trang 63 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiển về nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế trong khuônkhổ các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm hoàn thiện các tưtưởng chỉ đạo, mang tính định hướng trong quá trình giải quyết các tranhchấp; cũng như thấy được vị trí, vai trò, quyền hạn của các cơ quan chuyênmôn của Liên hợp quốc trong giải quyết trng chấp quốc tế bằng hòa bình
Từ đó, liên hệ với pháp luật Việt Nam, đánh giá thực trạng, và đề xuất giảipháp
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy phạm pháp luật Quốc tế
và Việt Nam trực tiếp điều chỉnh việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, cụthể là chú trọng đến nội dung lựa chọn, vận dụng nguyên tắc hòa bình
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của các quy định
trong pháp luật Quốc tế được quy định cụ thể trong Hiến chương của Liênhợp quốc và các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trongcách thức giải quyết các tranh chấp quốc tế Bên cạnh đó, đề tài cũng tiếpcận những kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ngoài
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin, trong đó chú trọng cácphương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch
sử và cụ thể Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng một số phương pháp của các bộmôn khoa học khác như luật học so sánh, xã hội học, lý thuyết hệ thống
5 Những đóng góp và nghĩa của đề tài.
Trang 7- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về nguyên tắc chỉ đạo trong giải quyếttranh chấp bằng con đường hòa bình trong quan hệ quốc tế hiện nay.
- Góp phần hoàn thiện pháp luật nước ta về các quan điểm chỉ đạo củaĐảng, chính sách đối ngoại của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nướcta
- Những kết quả của đề tài sẽ hi vọng sẽ góp một cái nhìn toàn diện, kháchquan về cách thức giải quyết tranh chấp quốc tế, chú trọng nguyên tắc hòabình, thỏa thuận giữa các quốc gia, tránh xung đột, giữ vững tình hình anninh khu vực và trên thế giới
6 Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần Mục lục, phần Mở đầu, và Kết luận, nội dung của đề tài được
bố cục thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương I Lý luận chung về giải quyết tranh chấp quốc tế
Chương II Liên hợp quốc với vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế.
Chương III Việt Nam với vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế
Trang 8CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUỐC TẾ 1.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế.
Hiện nay, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ là xu hướng tất yếu mà các quốc gia lựa chọn.Nhưng sự gia tăng quan hệ hợp tác quốc tế lại tiềm ẩn nguy cơ nảy sinhmâu thuẫn, bất đồng trong quá trình chủ thể thiết lập các mối quan hệ hợptác quốc tế, thậm chí số lượng tranh chấp thường tỷ lệ thuận với tốc độphát triển của quan hệ quốc tế Do đó, để các cuộc tranh chấp không diễnbiến theo chiều hướng xấu hơn gây ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh thếgiới, luật quốc tế và Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã ghinhận hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nguyên tắc bắt buộcchung đối với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế
1.1.1 Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
Việc sử dụng một số biện pháp hòa bình như ngoại giao, đàm phán,trung gian, hòa giải…để giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấpquốc tế nói riêng đã được biết đến từ rất sớm trong quan hệ quốc tế
Năm 1945 Hiến chương Liên hợp quốc ra đời đã trịnh trọng tuyên bố
“Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tếcủa họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, anninh quốc tế và công lý”, khẳng định giải quyết các tranh chấp quốc tế làmột nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia
Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế nghiêm cấm cácquốc gia sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp với nhau, một mặtxác lập nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp giải quyết bằng các biệnpháp hòa bình, mặt khác cũng quy định các bên tham gia vào tranh chấp cóquyền lựa chọn các biện pháp hòa bình thích hợp để giải quyết Pháp luật
Trang 9quốc tế không quy định một công thức giải quyết bắt buộc, cứng nhắc chomỗi loại hình tranh chấp nhất định, việc sử dụng một phương thức cụ thểnào hoàn toàn do các bên liên quan thỏa thuận lựa chọn, chỉ với điều kiện
đó phải là những biện pháp hòa bình Tại Điều 33 Khoản 2 Hiến chươngLiên hợp quốc đã quy định cụ thể các biện pháp hòa bình mà các bên tranhchấp có thể lựa chọn như: đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, bằngcon đường tư pháp, sử dụng những cơ quan hoặc những hiệp định khu vực,hay các biện pháp hòa bình khác do họ lựa chọn Hòa bình giải quyết tranhchấp quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia, cần phải nỗ lựcgiải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng nhằm duy trìhòa bình và an ninh quốc tế Thực tiễn cho thấy, phương pháp đàm phán làphương pháp thường được các quốc gia sử dụng để giải quyết các tranhchấp hoặc bất đồng, đây là phương pháp tốt để giải quyết nhanh chóngtranh chấp quốc tế, bảo đảm quyền bình đẳng của các bên, dễ đi đến thỏathuận nhượng bộ lẫn nhau Ngoài ra, biện pháp thông qua tổ chức quốc tế,
tổ chức khu vực để giải quyết tranh chấp cũng được cộng đồng quốc tếquan tâm trong những năm gần đây như WTO, EU, ASEAN
Hành vi tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế sẽ làm hạnchế đáng kể sự xuất hiện của những tranh chấp Mặt khác, điều này cũnggóp phần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả tranh chấp nếu chúng nảy sinhtrong đời sống quốc tế Việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòabình chiếm một vị trí và vai trò hết sức quan trọng góp phần ổn định quan
hệ quốc tế, duy trì và bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới, tạo điều kiện choquan hệ quốc tế phát triển
1.1.2 Mối quan hệ giữa nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế với các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có giá trị bắt buộc chung,chúng thực hiện hai chức năng quan trọng là ổn định quan hệ quốc tế và ấn
Trang 10định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó tạođiều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển.
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có mối quan hệ qua lại với nhautrong một chỉnh thể thống nhất, chỉ khi tồn tại trong sự tác động qua lạichúng mới có khả năng hoàn thành các chức năng của mình Vì thế khi giảithích và áp dụng từng nguyên tắc, các chủ thể phải đối chiếu, so sánh vàxem xét nó trong mối quan hệ với tất cả các nguyên tắc khác, điều này đãđược khẳng định trong Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm
1970 về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, mọinguyên tắc đều phải nhằm mục đích đảm bảo cho việc gìn giữ hòa bình.Giải quyết tranh chấp không chỉ tuân thủ đúng nguyên tắc giải quyết hòabình các tranh chấp quốc tế còn phải bảo đảm và phù hợp với tất cả cácnguyên tắc cơ bản khác theo quy định của Hiến chương và luật pháp quốc
tế, các bên không chỉ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực màcòn phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việcnội bộ của các quốc gia Mặt khác, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luậtquốc tế nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung sẽ góp phần đáng kể hạnchế các tranh chấp phát sinh
Trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, nguyêntắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế có mối quan hệ đặc biệt vớinguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực Tuy nhiên, hainguyên tắc vẫn tồn tại song song như là hệ quả tất yếu của nhau vì giảiquyết hòa bình nghĩa là không được dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũlực, nhưng nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lựclại không loại trừ việc sử dụng vũ lực một cách hợp pháp hay nói cáchkhác là nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực cótồn tại những ngoại lệ được chấp nhận, ví dụ như khi một quốc gia tiến
Trang 11hành quyền tự vệ hợp pháp, hoặc sử dụng các biện pháp vũ trang và phi vũtrang của Hội đồng bảo an theo Điều 39, Điều 42 đến Điều 47 Hiếnchương Liên hợp quốc.
Tóm lại giữa các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế không có sự phânchia theo nghĩa cao thấp mà chúng phụ thuộc nhau, tồn tại trong mối quan
hệ tác động qua lại, trong một chỉnh thể thống nhất Mọi tranh chấp quốc tếphải được tiến hành giải quyết trên cơ sở những cam kết không sử dụng vũlực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng độc lập, chủ quyền cũng nhưkhông can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
1.2 Các phương pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Luật quốc tế đã ghi nhận nhiều phương pháp hòa bình để giải quyếtcác tranh chấp quốc tế, việc lựa chọn phương pháp nào, hay sự kết hợp cácphương pháp phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp, vào tính chất củatừng tranh chấp, xung đột và thiện chí giải quyết của các bên Từ thực tiễngiải quyết tranh chấp quốc tế có các phương thức giải quyết cơ bản sau:
Giải quyết trực tiếp tranh chấp
Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba
Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán
1.2.1 Giải quyết trực tiếp tranh chấp
Đây là phương thức được thực hiện thông qua việc đàm phán giữa cácbên tranh chấp để giải quyết những vấn đề mà các bên quan tâm Đàmphán có vị trí hết sức quan trọng và thường được các bên ưu tiên lựa chọn
áp dụng trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, thươnglượng, để tìm ra giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, tiến hành đàmphán về bất cứ vấn đề gì mà các bên quan tâm
Trang 12Các cuộc đàm phán đều phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng, tôntrọng, và thiện chí giải quyết tranh chấp, có tính đến sự nhượng bộ lẫnnhau bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp là các bên thamgia có những quan điểm trái ngược nhau dẫn đến những mâu thuẫn, bấtđồng không thỏa thuận được, chính vì vậy để giải quyết được vấn đềkhông thể tránh khỏi cần có sự nhượng bộ nhất định nào đó từ các bên
Về hình thức, đàm phán có thể được tiến hành ở hội nghị quốc tế hoặcđàm phán thông qua trung gian Đàm phán ở hội nghị được áp dụng đốivới tranh chấp hai bên hoặc nhiều bên, đàm phán ở hội nghị đảm bảo chocác bên tham dự thể hiện được quan điểm của mình, đảm bảo quyền lợicủa các bên trực tiếp tham gia tranh chấp và các bên có lợi ích liên quankhác Hình thức này thường được các nước chưa đủ mạnh về tiềm lực quân
sự, kinh tế sử dụng để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của các nước, các tổchức quốc tế và dư luận tiến bộ trên thế giới Đàm phán thông qua trunggian là việc các bên tham gia tranh chấp không trực tiếp trao đổi quanđiểm, lập trường,ý chí của mình mà thông qua trung gian, thường là Tổngthư ký Liên hợp quốc hay đại diện đặc biệt của Liên hợp quốc cùng thamdự
Đàm phán giúp các bên có thể nắm bắt được tâm lý và phản ứng củanhau một cách trực tiếp, qua đó các bên có thể tác động đến quan điểm vàmong muốn của nhau bằng cách thức cụ thể để từ đó đi đến sự thống nhấtchung, tìm ra giải pháp dung hòa lợi ích của các bên, đẩy nhanh tiến độgiải quyết tranh chấp, thúc đẩy sự phát triển của luật quốc tế thông quaviệc ký kết các hiệp định song phương và đa phương Nhưng bên cạnh đó,muốn đạt được kết quả thì khi tiến hành phương thức đàm phán đòi hỏi cácbên có một kế hoạch đàm phán linh hoạt trong giải quyết các tình huống,đặc biệt trong các cuộc đàm phán đa phương tại các tổ chức quốc tế, hộinghị quốc tế có nhiều đại diện tham dự Đàm phán khó có thể sớm đạt
Trang 13được kết quả, bị kéo dài về mặt thời gian vì những lý do như mâu thuẫn vềquyền, lợi ích, quan điểm của khối hay quan điểm của nhóm nước… Tuyvẫn tồn tại hạn chế, nhưng có thể khẳng định đây là một trong những biệnpháp hữu hiệu và thông dụng nhất Giải quyết tranh chấp bằng đàm phán
có thể giải quyết triệt để tranh chấp, duy trì được quan hệ hợp tác tốt đẹpgiữa các quốc gia, nhưng cũng có thể dừng lại ở sự thỏa thuận của các bên
mở ra khả năng áp dụng biện pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấpnhư trung gian, hòa giải, lập ra các ủy ban điều tra, hay quyết định đưatranh chấp ra giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án
1.2.2 Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba
Khác với giải quyết trực tiếp tranh chấp, phương thức giải quyết thôngqua bên thứ ba ngoài các bên tranh chấp còn có sự tham gia của bên thứ ba
- bên không tham gia tranh chấp Bên thứ ba có thể là: các quốc gia, tổchức quốc tế hay cá nhân nổi tiếng như Tổng thư ký Liên hợp quốc, cácnguyên thủ quốc gia, nhà ngoại giao quốc tế bên thứ ba này sẽ tham giatích cực để dàn xếp các bên tranh chấp gặp gỡ, tiến hành đàm phán, nhưngtùy vào từng giải pháp cụ thể mà mức độ tham dự vào tiến trình giải quyếtcác tranh chấp của bên thứ ba cũng khác nhau Giải quyết thông qua bênthứ ba bao gồm các phương thức sau:
Trung gian :
Trung gian là phương thức giải quyết tranh chấp mà ở đó, bên thứ badàn xếp các bên tranh chấp gặp gỡ, ngồi vào bàn đàm phán và cùng thamgia vào quá trình đàm phán với các bên tranh chấp với mục đích dung hòalợi ích các bên, đưa ra những giải pháp cụ thể khuyến nghị các bên áp dụngnhưng trách nhiệm lựa chọn giải pháp cuối cùng thuộc về các bên tham giatranh chấp Khi thực hiện vai trò trung gian, bên thứ ba phải tuân thủnguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội
bộ của các bên tranh chấp
Trang 14Có thể thấy, trung gian là phương pháp quan trọng và hữu hiệu trongviệc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình, là mô hìnhgiải quyết các vấn đề mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn để giải quyếttranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Hòa giải
Cùng với trung gian, hòa giải được tiến hành với sự tham gia của bênthứ ba Với tư cách là bên thứ ba tham gia tích cực vào quá trình giải quyếttranh chấp, bên hòa giải có phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ rộng hơn, thểhiện ở việc tham gia vào đàm phán từ đầu cho đến khi kết thúc, thậm chí
có thể điều khiển cả cuộc đàm phán, đưa ra kiến nghị hoặc đưa ra đề nghịthay đổi yêu sách của các bên tranh chấp nhằm làm cho các bên xích lạigần nhau hơn
Nhiệm vụ của bên hòa giải là dung hòa yêu sách của các bên tranh chấp
và hòa giải giữa các bên, nhưng kiến nghị của họ cũng không có tính chấtbắt buộc đối với các bên tranh chấp Trong thực tế khác với bên trung gian,vai trò của bên hòa giải thể hiện qua việc tham gia tích cực trong cuộc đàmphán, có thể đưa ra các kiến nghị cùng cách giải quyết của mình và soạncác dự thảo để các bên thảo luận chứ không thuần túy chỉ đứng ra như mộtbên cùng tham dự đàm phán
Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải
Ủy ban điều tra có nhiệm vụ xác định các yếu tố, sự kiện dẫn tới tranhchấp Ủy ban hòa giải có nhiệm vụ lớn hơn, xác định các yếu tố, sự kiệndẫn tới tranh chấp đồng thời nêu ra giải pháp cho việc giải quyết tranhchấp, nhưng giải pháp của Ủy ban hòa giải chỉ có tính chất khuyến nghị,không có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp Thực tiễn hoạtđộng của Ủy ban điều tra không chỉ làm sáng tỏ và xác định các sự kiện,các yếu tố liên quan đến vụ việc mà còn đánh giá và đưa ra những sángkiến hay đề nghị nhằm tìm được giải pháp để chấm dứt xung đột, đề cập
Trang 15đến nguyên nhân, hậu quả của tranh chấp, bình luận về yêu sách đòi hỏicủa các bên.
Như vậy giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba bao gồm những phương thức quan trọng và hữu hiệu trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình, là mô hình giải quyết các vấn
đề một cách hiệu quả mà các bên có thể lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
1.2.3 Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
Hiện nay trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế, việc giải quyết tranhchấp quốc tế không chỉ là quyền hạn mà còn là chức năng của các tổ chức
đó Mặc dù, các quốc gia trên tinh thần hợp tác nhằm hướng tới lợi íchchung và đảm bảo lợi ích quốc gia, nhưng tranh chấp vẫn xảy ra là điềukhó tránh khỏi, vì vậy để bảo đảm cho sự hợp tác, phát triển ổn định và hàihòa trong khuôn khổ tổ chức thì việc xây dựng các cơ chế giải quyết tranhchấp là cần thiết Các tổ chức quốc tế khác nhau cũng có những quy định
và hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau, nhưng điển hình là 3 hìnhthức:
Thứ nhất: trong cơ cấu các tổ chức quốc tế có thành lập các cơ quan
chuyên trách giải quyết tranh chấp như Tòa án công lý quốc tế của Liênhợp quốc là cơ quan tài phán quốc tế trong khuôn khổ hoạt động của tổchức này, có chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia
Thứ hai: tổ chức quốc tế không thành lập một cơ quan giải quyết
tranh chấp hoàn toàn độc lập, chuyên trách mà một số cơ quan của tổ chứcquốc tế đó sẽ có chức năng giải quyết khi tranh chấp xảy ra như Tổ chứcthương mại thế giới WTO (Đại hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệmtrách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp)
Thứ ba: có sự kết hợp của cả hai hình thức trên như tổ chức quốc tế
Liên hợp quốc, mặc dù có riêng một cơ quan tài phán với chức năng giải
Trang 16quyết tranh chấp là Tòa án công lý quốc tế, nhưng các cơ quan chính kháccủa Liên hợp quốc là Hội đồng bảo an, Đại hội đồng, Ban thư ký vẫn thamgia vào quá trình giải quyết tranh chấp với những phạm vi và mức độ khácnhau
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của WTOđược giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, nhanh chóng, hiệuquả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp Căn cứ vào Thỏa thuận
về giải quyết tranh chấp (DSU), các thành viên có thể lựa chọn cho mìnhcác biện pháp giải quyết tranh chấp khác nhau như: tham vấn, môi giới,hòa giải, trung gian, kể cả việc lựa chọn thiết chế tài phán quốc tế khác nhưtài phán trọng tài quốc tế
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Theo Hiến chương ASEAN, khi có tranh chấp xảy ra, các bên tranhchấp có quyền lựa chọn tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết tranhchấp, dù đó là biện pháp ngoại giao hay tài phán, trao đổi quan điểm trựctiếp hay thông qua bên thứ ba, được quy định hay không quy định trongHiến chương
- Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) nay là Liên minh Châu Phi (AU)
Trong khuôn khổ của tổ chức này, việc giải quyết tranh chấp giữacác nước thành viên bằng biện pháp đàm phán, trung gian, hòa giải vàtrọng tài là một nguyên tắc bắt buộc Hiến chương của OAU có quy định
về môi giới, trung gian, hòa giải và trọng tài nhằm can thiệp kịp thời nhữngtranh chấp trong khu vực Các cơ quan chính của OAU như Hội đồngthường trực, Hội nghị tham vấn các bộ trưởng ngoại giao, Hội nghị thường
kỳ những người đứng đầu quốc gia và chính phủ - cơ quan cao nhất của
Trang 17AU có quyền thông qua các quyết định về các vấn đề quan trọng của ChâuPhi, trong đó có các tranh chấp về lãnh thổ và các xung đột về biên giới.
1.2.4 Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán
Về bản chất, tài phán quốc tế là cách thức hòa bình để giải quyếttranh chấp bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp, do các quốc gia tự lựachọn, nhìn chung các cơ quan tài phán quốc tế tồn tại chủ yếu dưới haidạng là tòa án và trọng tài quốc tế
Trọng tài quốc tế
- Quyết định của trọng tài có giá trị pháp lí bắt buộc với các bêntranh chấp Đối với các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụngđiều ước quốc tế thì tòa trọng tài được đánh giá là biện pháp hữu hiệu,công bằng và hợp lý trong trường hợp các biện pháp ngoại giao áp dụngkhông thành công
- Quyết định của trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực pháp lí bắtbuộc đối với các bên tranh chấp, quyết định của trọng tài chỉ được xét lạitrong trường hợp có những sự kiện mới có ảnh hưởng cơ bản đến nội dungquyết định mà trước đó trọng tài chưa được biết đến
Tòa án công lý quốc tế
- Cũng như với trọng tài, các bên tham gia tranh chấp có thể lựachọn đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa Tòa án công lý quốc tế là cơquan tư pháp chính của Liên hợp quốc nhằm giải quyết tranh chấp giữa cácquốc gia Quyết định của Tòa án công lý quốc tế được thông qua theonguyên tắc đa số Cùng với chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốcgia, Tòa án công lý quốc tế còn đưa ra kết luận tư vấn cho các cơ quan, tổchức của Liên hợp quốc
Tòa án quốc tế Luật biển (thành lập ngày 1/8/1996)
Trang 18Tòa án quốc tế về Luật biển có thẩm quyền giải quyết các tranh chấpgiữa các quốc gia thành viên, cũng như tất cả các thực thể khác không phải
là quốc gia thành viên của Công ước trong các trường hợp liên quan tớiviệc quản lý và khai thác vùng - di sản chung của toàn thể loài người.Ngoài ra, Tòa án về Luật biển còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấpliên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước trong lĩnh vực thực hiệncác quyền chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với cácquyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp,
và ống dẫn ngầm, đối với việc nghiên cứu khoa học biển, đối với các tàinguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế
Ngoài ra, còn phải kể đến một số tòa án khu vực như Tòa án Liênminh Châu âu, Tòa án nhân quyền Châu Âu…
Như vậy, để giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòabình, các bên tranh chấp có thể áp dụng các phương pháp khác nhau Tuynhiên, tiến độ giải quyết tranh chấp, hiệu quả giải quyết tranh chấp… bịchi phối rất nhiều bởi thiện chí của chính các bên tranh chấp