1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn giải quyết về bồi thường thiệt hại

15 772 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 139 KB

Nội dung

cứu chuyên sâu về các khía cạnh của chế định này, tiếp cận với những bất cập đang tồn tại hiện nay sẽ là chìa khóa để chúng ta bổ sung, hoàn thiện qui định pháp luật về trách nhiệm bồi t

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Thực tiễn giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Tòa án nhân dân

Thành phố Lai Châu

PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ

Mục đích của Pháp luật khởi nguồn từ chính những nhu cầu thường ngày của mổi con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã hội của Nhà Nuớc, nảy sinh từ các nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu sản xuất cũng như các nhu cầu khác trong cuộc sống hàng ngày Những nhu cầu ngày càng tăng đó của con người đòi hỏi phải có những phương tiện pháp lý mới nhằm điều chỉnh và ổn định xã hội Do vậy sự ra đời của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với tư cách là một chế định dân sự độc lập, đảm bảo quyền và lợi ích của người

bị thiệt hại là một điều tất yếu Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

là nhằm khôi phục lại các quyền tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức, pháp nhân, nhà nước Để việc tiến hành bồi thường thiệt hại được diễn ra thuận lợi và bảo đảm quyền lợi cho chủ thế bị thiệt hại, yêu cầu cần xác định được đúng đối tượng có trách nhiệm, có khả năng đế thực hiện nghĩa vụ bồi thường, tạo ra tính khả quan cho công tác thực thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại và đảm bảo được nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là phải kịp thời và toàn bộ

Cùng với thời gian, pháp luật về chế định này đã trải qua nhiều gian đoạn phát triển, kế thừa được tinh hoa, tiến bộ của pháp luật thời kỳ trước nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề, bất cập khi đối mặt với sự đi lên, sự toàn cầu hóa của xã hội, khoa học kĩ thuật Việc nghiên

Trang 2

cứu chuyên sâu về các khía cạnh của chế định này, tiếp cận với những bất cập đang tồn tại hiện nay sẽ là chìa khóa để chúng ta bổ sung, hoàn thiện qui định pháp luật về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng

Nhận thức được tầm quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Thực tiễn giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Tòa án

nhân dân Thành phố Lai Châu ” để nghiên cứu trong bài Báo cáo thực tập Hi vọng góp một cái nhìn khách

quan về vấn đề này.

Trong khuôn khổ của một bài Báo cáo, em không thể trình bày hết các vấn đề liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà chỉ tập trung nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp cụ thể, thông qua thực tế giải quyết tại Tòa án Thành phố, để thấy được những kết quả đạt được, những khó khăn gặp phải Từ đó đưa ra nhận xét, và các giải pháp kiến nghị để giải quyết các vụ việc dân sự liên quan đến vấn đề này

Do hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian nghiên cứu, bài làm của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô nhìn nhận vào yếu tố cố gắng bên cạnh yếu tố chất lượng của bài viết

Em xin chân thành cám ơn !

Phần II QUÁ TRÌNH TÌM HIỀU VÀ THU THẬP THÔNG TIN

1.Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin

Ngay từ khi lựa chọn đề tài viết báo cáo tại đơn vị thực tập em đã nhận thức và xác định công

Trang 3

việc đầu tiên của mình cần làm là tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến nội dung báo cáo Được làm việc với thực tiễn và tiếp xúc với môi trường kỷ luật cao Nên tuy thời gian thực tập chưa nhiều, nhưng được sự quan tâm của các cán bộ trong ngành Toà án Đặc biệt là các cán bộ, các thẩm phán, thư ký trong Toà đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc làm quen dần với công việc, cùng với sự cố gắng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, em đã thu thập được nhiều vấn đề

bổ ích cho bản thân và cho việc viết đề tài của mình

Quá trình làm việc như:

- Tham dự phiên toà, nghiên cứu các hồ sơ bản án đã xét xử đã giúp em có được những suy nghĩ tích cực cho quyết định chọn đề tài của mình, đó là một lợi thế lớn cho việc thu thập thông tin của em, bên cạnh đó để có được cái nhìn bao quát nhất về đề tài

“Thực tiễn giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Toà án nhân dân Thành phố Lai Châu” với sự giúp đỡ của các Thư ký hướng dẫn trực tiếp em đã được

đọc và nghiên cứu về những vụ án tranh chấp, từ giai đoạn lập hồ sơ cho đến khi chuẩn

bị tiến hành xét xử, được tham dự vào các buổi hoà giải

- Sau phiên toà được trao đổi với thẩm phán về những vấn đề chưa rõ trong vụ án vừa xét xử đó

- Ngoài ra để tìm hiểu tình hình thực tiễn những vụ việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vài năm trở lại đây em đã được làm việc trực tiếp tại phòng thường trực, vào sổ thụ lý, sổ kết quả, tổng hợp các số liệu thống kê, được tống đạt giấy

tờ cùng các thư ký

- Được đi thực tế về địa phương nơi có những vụ việc xảy ra để tìm hiểu, thu thập chứng cứ

2 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin là một biện pháp quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin Nếu lựa chọn được một phương pháp thích hợp, đúng đắn, khoa học phù hợp với từng hoạt động cụ thể sẽ giúp cho những thông tin thu thập được có tính khách quan, trung thực và toàn diện Ngược lại nếu sử dụng phương pháp sai lầm sẽ dẫn đến việc những thông tin thu được không phản ánh đúng bản chất của sự việc mà chúng ta cần xem xét có thể làm quá trình tìm hiểu và thu tập thông tin mất nhiều thời gian, hiệu quả thu thập thông tin thấp, dẫn tới việc người đi thu thập thông tin đi sai hướng, lạc đề

Để có được kết quả cao trong việc thu thập tài liệu, đánh giá được những tài liệu đã thu thập

Trang 4

được em đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin.

- Phương pháp nghiên cứu kết hợp phương pháp quan sát- phân tích khi tiếp xúc các hồ sơ vụ việc bồi thường mà Tòa đã giải quyết

- Phương pháp thống kê, liệt kê, tổng hợp và phương pháp so sánh, phương pháp logic hệ thống được sử dụng khi xem xét sổ thụ lý, lấy các số liệu thống kê

- Phương pháp phỏng vấn được áp dụng trong các buổi trao đổi với thẩm phán, thư ký Toà Tất cả các phương pháp trên đều được kết hợp rất hài hoà nên có tác dụng lớn trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu

3 Nguồn thu thập thông tin.

Thời gian về thực tập tại TAND Thành phố Lai Châu, bên cạnh việc cố gắng tìm tòi, học hỏi các kiến thức thực tiễn bổ ích trang bị cho mình không chỉ phục vụ yêu cầu học mà cả yêu cầu

ra làm thực tế sau này và tìm hiểu thu thập để làm báo cáo chuyên đề thực tập Vì vậy, điều quan trọng là phải xác định được đúng đắn mình muốn tìm hiểu và thu thập cái gì? và những

tư liệu đó có ở đâu( nguồn chứa đựng thông tin)? Nhận thức được việc đó nên em đã sự dụng các nguồn cơ bản sau đây để có được những thông tin sử dụng trong bài viết này, cụ thể:

1 Sổ thụ lý các vụ việc dân sự => cho ta biết số lượng các vụ đã được thụ lý trong các năm từ

đó giúp ta đối chiếu, so sánh từng năm để rút ra nhận xét

2 Sổ kết quả xét xử các vụ việc dân sự => cho ta biết số lượng các vụ đã được xét xử, thời gian xét xử, kết quả xét xử, tìm ra được lý do huỷ án, sửa án đối với từng vụ

3 Báo cáo kết quả tổng kết các năm (2013, 2014, và 2015) => cho ta số liệu tổng hợp về các

vụ bồi thường ngoài hợp đồng đã thụ lý, đã giải quyết, tỷ lệ giải quyết so với số vụ thụ lý

4 Kết luận của TAND Thành phố

5 Sổ quyết định đưa vụ việc ra xét xử và sổ quyết định hoãn phiên toà

6 Hồ sơ vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã giải quyết qua một số năm => cho ta biết nội dung của vụ việc và phân loại các trường ợp thường gặp Các vụ việc điển hình của từng loại được lấy làm ví dụ điển hình trong báo cáo

4 Kết quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin

Từ các nguồn được sử dụng để thu thập thông tin, tư liệu Em đã chắt lọc và tổng hợp các thông tin cần thiết để cung cấp cho báo cáo của mình và kết quả thu thập được như sau:

Trang 5

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thụ lý

Giải quyết

Thụ lý

Giải quyết

Thụ

Giải quyết

- Thiệt hại trong lĩnh vực sản xuất kinh

doanh

Thụ lý

Giải quyết

Thụ lý

Giải quyết

Thụ

Giải quyết

- Thiệt hại do nhà cửa, công trình khác

gây ra

- Thiệt hại do vi phạm quyền lợi người

tiêu dùng

PHẦN III- KẾT QUẢ XỬ LY THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC

Do điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau nên bài báo cáo không đi lại các vấn đề mang tính lý luận mà chỉ khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tập trung nghiên cứu về thực trạng các tranh chấp và giải quyết trên địa bàn Đồng thời, bài viết còn đưa

ra một số đánh giá, nhận xét cũng như đề xuất một số ý kiến chủ quan nhằm góp phần hoàn thiện phần nào những thiếu sót, hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn

1 Đánh giá chung pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 6

- Với sự ra đời của BLDS, các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ghi nhận mottj cách tương đối đầy đủ Sự ghi nhận đó tạo ra cơ sở pháp lý cho Tòa án giải quyết những tranh chấp liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, góp phần quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong giao lưu dân sự

- Kể từ khi BLDS có hiệu lực, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành

số lượng đáng kể các văn bản hướng dẩn về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Tuy nhiên ở múc độ khái quát có thể thấy các quy định của pháp luật vẩn tồn tại một số bất cập, như các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại chưa có sự gắn kết với BLDS, mang tính nguyên tắc, gây ra tình trạng khó áp dụng Còn tồn tại những khoảng trống chưa được điều chỉnh trước yêu cầu phát sinh trong thực tiển

2 Thực trạng giải quyết các vụ việc dân sự lien quan đến Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

2.1 Về số liệu thụ lý và giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Tòa án Thành phố.

Qua bảng số liệu thụ lý và giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Tòa án Thành phố ta thấy, cùng với công tác xét xử, các quy định về Bồi thường thiệt hại trong BLDS đã phát huy hiệu lực thực tế trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh Quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được quan tâm và giải quyết đáng kể

Bên cạnh những kết quả đạt được, những số liệu trên cũng cho thấy:

• Tình trạng thiệt hại về tài sản và sức khỏe tính mạng, nhân phẩm đối với các cá nhân tổ chức ngày một gia tăng Cụ thể:

- Thiệt hại về tài sản tăng 5 vụ, từ 4 vụ năm 2013 lên 9 vụ năm 2015

- Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cũng tăng 05 vụ, từ 7 vụ năm 2013 lên 12 vụ Đây là các trường hợp xảy ra nhiều nhất và chiếm đa số

- Do đó tổng số các vụ cũng tăng thêm 9 vụ, từ 16 vụ năm 2013 lên 25 vụ năm 2015

• Số liệu án đã Thụ lý và số liệu án đã giải quyết cũng có sự chênh lệch:

- Năm 2013 thụ lý 16 vụ, giải quyết được 12 vụ

- Năm 2014 thụ lý 19 vụ, giải quyết được 15 vụ

Trang 7

- Năm 2015 thụ lý 16 vụ, giải quyết được 18 vụ

• Các trường hợp tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra rải rắc, nhưng chủ yếu nằm ở thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật gây ra Cụ thể:

- Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chiếm 4 vụ

- Thiệt hại do súc vật gây ra chiếm 8 vụ

- Thiệt hại do cây cối gây ra là 3 vụ

- Thiệt hại do nhà cửa, công trình khác gây ra là 1 vụ

- Thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dung là 3 vụ

2.2 Một số nét về thực trạng hoạt động xét xử các vụ việc lên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Tòa án Thành phố.

- Qua thực tiển công tác xét xử tại Tòa án cho thấy, hiệu quả công tác xét xử đạt hiệu quả tương đối cao Các quy định pháp lý được áp dụng hợp lý và đúng đắn Giải quyết triệt để đa số các vụ việc Tuy nhiên trong quá trình xét xử loại tranh chấp này, Tòa án vẩn còn gặp một số khó khăn về năng lực cũng như thẩm quyền Một số vụ phải chuyển hồ sơ lên Tòa tỉnh giải quyết

- Qua đó, chứng tỏ trong quá trình xét xử loại tranh chấp này, Tòa án còn gặp rất nhiều khó khăn về năng lực cũng như thẩm quyền Nhiều vụ phải chuyển hồ sơ lên Tòa tỉnh giải quyết

2.3 Ví dụ điển hình:

Ví dụ 1 Ngày 6/6/2014 Tòa án nhân dân Thành phố Lai Châu tiếp nhận đơn

khởi kiện của ông Đào Văn Thanh, 48 tuổi, trú tại Tổ 2 Phường Quyến Thắng kiện và yêu cầu đòi bồi thường đối với cơ sở kinh doanh, sản xuất nước mắm Lộc Xuân trên địa bàn Thành phố, sản xuất nước mắm kém chất lượng, lạm dụng chất phụ gia, chất bảo quản, nhập hàng kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc Về dán các nhãn mác thương hiệu uy tín, nổi tiếng như Phú Quốc, Cà Ná, nhằm lừa đảo, móc túi khách hàng, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng Gây hậu quả khách hàng là bà Lê Thị Thắm-vợ ông Thanh bị ngộ độc Đây là trường hợp

Trang 8

vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, gian lận về sản xuất kinh doanh, vi phạm về

vệ sinh an toàn thực phẩm, xâm phạm sức khỏe tính mạng con người

Sau khi điều tra và làm rõ, Tòa án đã ra quyết định đóng cửa, ngừng hoạt động đối với cơ sở kinh doanh, sản xuất nước mắm Lộc Xuân Xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Mai Văn Trường-chủ cơ sở số tiền là 15 triệu đồng Buộc ông Trường phải bồi thường cho ông bà Thanh số tiền là 10 triệu

Ví dụ 2: Ngày 27/7/2015 Tòa án nhân dân Thành phố Lai Châu tiếp nhận đơn

khởi kiện của vợ chồng anh Nguyễn Đức Thọ, trú tại Phường Quyến Tiến kiện và yêu cầu đòi bồi thường đối với anh Nguyễn Mạnh Đạt với nội dung như sau: Ngày 24/7/2015 anh Đạt uống rượu say, điều khiển xe máy chạy quá tốc độ, gây tai nạn đối với cháu Nguyễn Hoàng Hoài Nam-con của vợ chồng anh Thọ

Trên cơ sở điều tra cho biết, anh Đạt đã uống rượu khi lái xe, chạy quá tốc độ, chiếc xe đã quá cũ không đảm bảo an toàn và gây tai nạn Lổi hoàn toàn thuộc

về anh Đạt, và hậu quả là cháu Nam bị rạn xương sườn.

Do đó, Tòa đã quyết định, xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Đạt về lổi sử dụng rượu bi khi tham gia giao thông, chạy quá tốc độ Tịch thu xe máy do không đảm bảo an toàn và là phương tiện gây tai nạn Buộc anh Đạt phải bồi thường cho vợ chồng anh Thọ số tiền viện phí và chăm sóc cháu Nam là 8 triệu đồng.

3 Những thuận lợi về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Về pháp luật:

Với hệ thống qui phạm cơ bản, rõ ràng, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề, pháp luật về Bồi thường ngoài hơp đồng đã thực sự phù hợp với thực tế, đặc biệt là đã thể hiện những quan điểm đổi mới phù hợp với cơ chế mới – cơ chế thị trường và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay

Không chỉ vậy, các qui định của pháp luật về Bồi thường ngoài hợp đồng cũng đã tạo được khung pháp lí khả thi, phần nào tạo thuận lợi cho công tác giải quyết của Tòa án cũng như các

cơ quan có thẩm quyền, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ việc dân sự, tạo thuận lợi cho công việc giải quyết tranh chấp không bị chồng chéo, hiện tượng án tồn đọng giảm hẳn, đảm

Trang 9

bảo hiệu quả những quyền và lợi ích mà nhân dân đáng được hưởng khi xảy ra thiệt hại.

- Về nhận thức:

Trình độ hiểu biết của pháp luật của người dân ngày càng được nâng lên Họ có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình giúp cho Toà án giải quyết công việc được nhanh chóng

- Về chuyên môn

Trình độ chuyên môn của các thẩm phán, thư ký ngày càng được nâng lên Các khoá tập huấn

về việc áp dụng các văn bản pháp luật được tổ chức giúp cho cán bộ trong Toà áp dụng pháp luật một cách đúng đắn và kịp thời

4 Những hạn chế trong công tác giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Song song với những mặt tích cực đó,trong quá trình triển khai trên thực tiễn, việc thực hiện, giải quyết các vụ kiện cáo liên quan đến Bồi thường thiệt hại đã gặp không ít khó khăn, trở ngại, nảy sinh nhiều bất cập bởi nhiều qui phạm chưa dự trù hết các tình huống trên thực tế , nhiều nội dung còn chưa hợp lí, chưa rõ ràng, cơ chế thực hiện, giải quyết các kiện cáo, tranh chấp về Bồi thường ngoài hợp đồng chưa thực sư đem lại hiệu quả

Một trong những tồn tại và hạn chế lớn nhất của pháp luật về Bồi thường ngoài hợp đồng trong BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay chính là sự thiếu hụt rất nhiều qui định hoặc qui định còn quá chung chung, không rõ ràng dẫn đến khó khăn trong áp dụng của toàn hệ thống pháp luật Cụ thể như sau:

- Về mặt pháp lý: Chế định về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn chưa thống nhất, nằm rải rác ở rất nhiều văn bản pháp luật gây khó khăn trong việc áp dụng, mất nhiều thời gian trong việc đối chiếu so sánh

+ Về nguyên tắc bồi thường, khoản 2 Điều 605 BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ –

HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có qui định về mức giảm bồi thường khi do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình Tuy nhiên, các qui định này còn rất chung chung, chưa cụ thể hóa số tiền được giảm là bao nhiêu, điều này có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật ở các nơi không thống nhất

Trang 10

+ Về thời hiệu khởi kiện Điều 607 qui định thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại là hai

năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm không quá dài cũng không quá ngắn đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại Tuy nhiên, quy định về thời hiệu khởi kiện như trên sẽ không đảm bảo nguyên tắc bồi thường “toàn bộ và kịp thời” trong một số trường hợp đặc biệt khi hậu quả của hành vi xâm phạm không phải hai năm mới biểu hiện hết ra được

+ Về cách xác định thiệt hại Việc xác định tổn thất về tinh thần hiện nay thường

không có cơ sở, các tòa án thường dựa vào thực tế sự việc để quyết định nên thường mỗi tòa đưa ra một hướng giải quyết khác nhau Tổn thất tinh thần là khái niệm trìu tượng vì vậy cần đưa ra cơ sở để xác định mức tổn thất tinh thần trong từng trường hợp cụ thể

- Việc thu thập chứng cứ còn nhiều khó khăn Tranh Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thường là các loại tranh chấp phức tạp Quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu của các đương sự lại thường gặp phải sự thiếu thiếu thiện chí của các cá nhân, cơ quan liên quan

- Một bộ phận người dân thành phố Lai Châu là các đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức cũng như hiểu biết pháp luật nói chung và kiến thức Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng còn hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp

- Một số cán bộ Tòa án nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế Nghiên cứu hồ sơ vụ

án không kỹ, chưa xem xét kết quả toàn diện hồ sơ vụ án, chưa nghiên cứu kỹ các Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao cũng như các văn bản pháp luật khác liên quan giải quyết không đúng yêu cầu khởi kiện của đương sự Cá biệt có một số thẩm phán tinh thần làm việc chưa cao, nên giải quyết một số vụ án có tình tiết phức tạp còn tỏ ra lúng túng, bị động, chưa tìm ra được tiến độ giải quyết hết vụ án dẫn đến quá hạn luật định

Về cách xác định thiệt hại Việc xác định tổn thất về tinh thần hiện nay thường

không có cơ sở, các tòa án thường dựa vào thực tế sự việc để quyết định nên thường mỗi tòa đưa ra một hướng giải quyết khác nhau Tổn thất tinh thần là khái niệm trìu tượng vì vậy cần đưa ra cơ sở để xác định mức tổn thất tinh thần trong từng trường hợp cụ thể

5 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.

Ngày đăng: 23/03/2017, 10:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w