Trình bày các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tếĐàm phán trực tiếp Là biện pháp giải quyết tranh chấp giựa trên sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thê Luật quốc tế để trao
Trang 1Trình bày các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Đàm phán trực tiếp
Là biện pháp giải quyết tranh chấp giựa trên sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thê Luật quốc tế để trao đổi, thương lượng, bàn bạc nhằm hướng tới việc giải quyết vấn đề mà các bên cùng quan tâm
Tiến hành dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế Diễn ra ở các cấp khác nhau Có thể là đàm phán song phương hoặc đa phương
Ưu điểm so với các biện pháp khác
+ Các bên gặp gỡ trực tiếp đưa ra quan điểm, cùng bàn bạc, thảo luận
+ Tiến hành bất kỳ lúc nào mà không bị hạn chế về thời gian và không gian
+ Thông qua đàm phán không chỉ giải quyết được tranh chấp mà các bên còn hiểu nhau hơn, thúc đẩy quan hệ giữa các bên phát triển
+ Độc lập, các thể lực bên ngoài không thể can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp
Hạn chế so với các biện pháp khác: Không có bên trung lập để dung hòa lợi ích của các bên
khi tranh chấp trở nên gay gắt
Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba
Môi giới, trung gian, hòa giải
Bên thứ ba không liên quan đến vụ tranh chấp có thể là quốc gia, tổ chức quốc tế, hay cá nhân đứng ra giúp đỡ các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp
Bên thứ ba đứng ra làm môi giới, trung gian, hòa giải có thể tự đứng ra hoặc theo đề nghị của các bên tuy nhiên phải được sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp
Ý kiến của bên thứ ba chỉ mang tính chất khuyền nghị, không có giá trị pháp lý bắt buộc
Sự khác biệt giữa các biện pháp thể hiện ở vai trò và mức độ tham gia của bên thứ ba
- Môi giới: bên thứ ba dàn xếp, thuyết phục các bên ngồi vào bàn đàm phán, ngồi rồi thì môi giới té
- Trung gian: không chỉ dàn xếp, thuyết phục các bên mà còn tham gia vào quá trình giải quyết TC, dung hòa quan điểm làm cho các bên xích lại gần nhau hơn
- Hòa giải: bên thứ ba tham gia từ đầu đến cuối quá trình giải quyết tranh chấp, có thể làm chủ tọa phiên đàm phán
=> Hiện nay không phân biệt rạch ròi 3 phương thức này
VD:
-Thái Lan với tranh chấp biển Đông (nhưng không phát huy hiệu quả)
- Toà Thánh thành công trong việc làm trung gian hoà giải giữa Hoa Kỳ và Cuba
Ủy ban điều tra
Ủy ban điều tra được thành lập với nhiệm vụ giúp các bên hiểu một cách rõ ràng, khách quan về các yếu tố, sự kiện dẫn đến tranh chấp trên cơ sở đó các bên có thể thương lượng để dàn xếp giải quyết tranh chấp.Thỏa thuận giữa các bên về thành lập Ủy ban hòa giải có thể được ký trước khi tranh chấp phát sinh hoặc sau khi nó phát sinh Thành viên không UBĐT không nhân danh cho bất kì cho bên nào gồm cả công dân của các bên tranh chấp và công dân nước thứ ba, thường là các nhà ngoại giao, luật gia có kinh nghiệm
Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ủy ban điều tra.Trên cơ sở báo cáo điều tra, Ủy ban điều tra soạn thảo báo cáo kết luận gửi các bên tranh chấp Báo cáo này không có tính chất bắt buộc như quyết định của TAQT hay Trọng tài quốc tế
Ủy ban hòa giải
Việc thỏa thuận thành lập, cơ cấu tổ chức như UBĐT, khác ở chỗ
- Ủy ban hòa giải có nhiều quyền hạn hơn Ủy ban điều tra: không chỉ xác định thực tế các yếu tố, các sự kiện dẫn tới tranh chấp mà còn đề xuất các giải pháp cho việc giải quyết tranh chấp
- Trường hợp Ủy ban hòa giải được quy định trong ĐƯQT như một ủy ban thường trực, thành viên Ủy ban hòa giải
sẽ được lựa chọn từ danh sách các hòa giải viên đã được lập sẵn dựa trên sự đề cử của các quốc gia thành viên ĐƯQT