1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải quyết tranh chấp quốc tế

20 433 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 242,5 KB

Nội dung

Do vậy các quốc gia phải sử dụng các tổ chức trọng tài QT hay các biện pháp hòa bình khác Dựa vào tư cách chủ thể hay quyền năng chủ thể luật QT, có thể chia ra:  Tranh chấp giữa các qu

Trang 1

BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ 3 BAI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GỈAI QUYẾT TRANH CHẤP QT

I Định nghĩa tranh chấp QT

Trên cơ sở tôn trọng quan hệ, tăng cường hiểu biết trong các lĩnh vực QT, việc hợp tác giữa các quốc gia ngày càng gia tăng Xu hướng hội nhập càng tăng thì số lượng các tranh chấp QT cũng gia tăng tương ứng

 phát sinh nhu cầu cần phải giải quyết những tranh chấp QT như thế nào để vừa bảo đảm kỷ cương luật pháp QT, vừa đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể

Hiện nay, tuy có rất nhiều văn bản hướng dẫn, cộng đồng QT vẫn chưa thống nhất định nghĩa tranh chấp

QT là gì, cấu thành của tranh chấp QT ra sao

Ví dụ: Trong công cuộc đấu tranh chống khủng bố QT, khái niệm tội phạm chính trị vẫn là quan điểm của pháp luật từng nước luật QT chỉ quan tâm đến việc giải quyết như thế nào

Nhìn chung, tranh chấp QT là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể của luật QT thể hiện những bất

đồng xung đột về những vấn đề cơ bản của quan hệ QT cũng như các ý kiến quan điểm khác nhau trong việc giải thích và áp dụng luật QT

2 Đặc điểm

Chủ thể của tranh chấp QT phải là các chủ thể của luật QT: quốc gia, các tổ chức liên chính phủ,

các dân tộc đanh dành độc lập, chủ thể đặc biệt như Vatican ( khác với pháp nhân thể nhân của luật quốc gia)

Ví dụ: Tranh chấp giữa Trung quốc và VN về hiệp định thương mại

Ví dụ: Chính phủ VN ký hợp đồng với công ty Mobi Oil để khai thác dầu khí  xảy ra tranh chấp giữa công ty Mobi Oil và chính phủ VN đây không phải là tranh chấp QT vì công ty Mobi Oil chỉ là pháp nhân, khôn gphải là chủ thể của luật QT

Quan hệ QT nơi phát sinh tranh chấp phải là quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật QT

(công pháp QT  khác với hệ thống tư pháp QT hay pháp luật quốc gia )

Ví dụ: Chính phủ A thiết lập quan hệ ngọai giao với quốc gia B và thỏa thuận đặt trụ sở cơ quan ngọai giao trên lãnh thổ của nhau Dựa trên qui định của công ứơc Viên về việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập trụ sở, quốc gia B đã thuê 1 căn nhà trên lãnh thổ của quốc gia A và thỏa thuận sử dụng luật quốc gia

để xử lý việc tranh chấp về hợp đồng thuê nhà Néyu có tranh chấp thì đây không phải là đối tượng điều chỉnh của luật QT do nơi phát sinh tranh chấp là lãnh thổ của quốc gia A và đã thỏa thuận sử dụng luật quốc gia để xử lý

Ví dụ: Hàng điện tử chỉ đóng thuế 5% theo luật của WTO mà luật VN lại qui định thuế suất 10% Mỹ có

thể đem tranh chấp này ra kiện với WTO do đây là tranh chấp QT

 Phân biệt giữa tranh chấp QT và “tình thế” tranh chấp ( từ điều 34 hiến chương LHQ ) nhằm xác định quyền bỏ phiếu của các nước thành viên hội đồng bảo an LHQ

Hội đồng bảo an bao gồm 5 nước ủy viên thường trực và 10 nước thành viên không thường trực nếu 1 trong các nứơc này tranh chấp thì sẽ mất quyền bỏ phiếu nhằm đảm bảo nguyên tắc bất thành văn “ không

ai được làm quan tòa cho hành động của chính mình “ Nhưng nếu chỉ là 1 tình thế tranh chấp thì các quốc gia thành viên của hội đồng Bảo an vẫn còn quyền bổ phiếu

Việc phân biệt tranh chấp QT và “tình thế” tranh chấp được dựa trên Chủ thể của tranh chấp

Ví dụ: Trường hợp Đông Timo muốn ly khai khỏi Indonesia Vì Đông Timo chưa phải là chủ thể cuả luật

QT nhưng vẫn có khả năng ảnh hưởng đến hòa bình an ninh thế giới nên đây chỉ là tình thế tranh chấp

Tranh chấp QT phải là những xung đột mà bên kia không chấp nhận hay chỉ chấp nhận 1 phần những yêu cầu, đòi hỏi của bên này

Ví dụ: Nếu Trung quốc đã không chấp nhận những yêu cầu rút quân của VN thì đây là tranh chấp QT.

Nhưng khi Trung quốc xin lỗi về việc hiểu lầm tại khu vực biên giới thì đây chỉ là tình thế tranh chấp Nếu

VN không đưa ra những phản đối, những yêu cầu hay đòi hỏi về hành động gây hấn của Trung quốc thì đây cũng chỉ là tình thế tranh chấp

 Tình thế tranh chấp là 1 khái niệm rộng hơn tranh chấp ( dựa trên cở sở pháp lý là điều 34 hiến chương LHQ): Trước mỗi một tranh chấp QT phải là 1 tình thế tranh chấp, nhưng không phải mọi tình thế tranh chấp đều dẫn đến tranh chấp QT Ngay cả khi tranh chấp đã được giải quyết thì không phải là tình thế tranh chấp đã luôn luôn được giải quyết

Ví dụ: Giữa Ấn độ và Pakixtan vẫn còn tình thế tranh chấp tuy tranh chấp đã được giải quyết

3 Phân lọai tranh chấp QT

Chú ý Bản chất của luật QT là sự thỏa thuận

Trang 2

Mục đích của việc phân lọai là để xác định biện pháp hòa bình nào sẽ được áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Dựa trên số lượng các bên tham gia tranh chấp, có thể phân ra 2 lọai:

 Tranh chấp song phương ( giữa 2 chủ thể luật QT )

Ví dụ Tranh chấp về Quần đảo Trường sa giữa VN và Trung quốc

 Tranh chấp đa phương ( giữa 3 chủ thể luật QT trở lên ), gồm 2 lọai ,

Ví dụ Tranh chấp về Quần đảo Hòang sa giữa VN, Philipin, Malaysia …

Tranh chấp đa phương khu vực

Tranh chấp đa phương tòan cầu

Căn cứ vào tính chất của tranh chấp, có thể phân ra:

 Tranh chấp về chính trị: là những tranh chấp giữa các bên liên quan đến các yêu cầu đòi hỏi phải thay đổi các qui định hiện hành gắn liền với quyền và nghĩa vụ của các bên hữu quan ( biên giới và lãnh thổ  rất dễ gây ra nguy hiểm cho nền hòa bình an ninh QT )

Ví dụ tranh chấp biên giới giữa VN và Trung quốc : nguyên trạng và hiện trạng

 Tranh chấp về pháp lý: là tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên thểhiện trong các điều ước QT hay các tập quán QT ( thường liên quan đến vấn đề giải thích và áp dụng các điều ứơc QT )

Ví du Cách giải thích nội dung của hiệp định thương mại Việt Mỹ

 Về nguyên tắc, tòa án QT không giải quyết các tranh chấp chính trị Do vậy các quốc gia phải sử dụng các tổ chức trọng tài QT hay các biện pháp hòa bình khác

Dựa vào tư cách chủ thể hay quyền năng chủ thể luật QT, có thể chia ra:

 Tranh chấp giữa các quốc gia,

 Tranh chấp giữa các tổ chức QT,

 Tranh chấp giữa quốc gia và tổ chức liên chính phủ ( Ví dụ tranh chấp giữa ASEAN và Trung quốc )

Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của luât QT có thể phân ra:

 Tranh chấp ngọai giao,

 Tranh chấp về biên giới lãnh thổ,

 Tranh chấp về kinh tế

 việc phân lọai chỉ mang tính tương đối do có nhiều tranh chấp vừa mang tính chất này vừa mang tính chất kia  tòa có thẩm quyền định danh để quyết định giải quyết hay không

Ví dụ Tranh chấp biên giới giữa Trung quốc và VN vừa là tranh chấp về chính trị ( hiện trạng và nguyên

trạng ) vừa là tranh chấp về pháp lý ( hiệp định pháp thanh )

5 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp QT

Ghi chú: Sự khác biệt giữa luật QT và luật quốc gia

Trình tự xây dựng qui phạm /Dấu hiệu chủ thể /Đối tượng điều chỉnh Biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật QT

Bản chất của luật QT là sự thỏa thuận  thẩm quyền giải quyết tranh chấp trước tiên thuộc về thẩm quyền của các bên tranh chấp: Đây là đặc điểm của riêng luật QT

 Thẩm quyền của các bên tranh chấp

Ví dụ: Trung quốc VN có thể cùng tự thỏa thuận việc chọn cơ quan tài phán nào để giải quyết, không cơ

quan QT nào có thẩm quyền mặc định để xét xử những tranh chấp cụ thể này

 Các cơ quan tài phán QT: bao gồm

Tòa án QT: thuật ngữ pháp lý QT chung chỉ các cơ quan giải quyết các tranh chấp QT bằng con đường tòa án

Trọng tài QT

 Các cơ quan của các tổ chức QT liên chính phủ

Ví dụ: Mặc dù không phải là cơ quan tài phán, Hội đồng bảo an LHQ vẫn có thẩm quyền giải quyết tranh

chấp biên giới giữa VN và Trung quốc nếu VN Trung quốc yêu cầu

Hội đồng các bộ trưởng kinh tế ASEAN cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp QT trong khối ASEAN nếu được yêu cầu

 Suy cho cùng, việc chọn các cơ quan giải quyết tranh chấp luôn là thẩm quyền của các bên tranh chấp

6 Vai trò của luật QT trong việc giải quyết các tranh chấp QT

Vai trò chung của luật QT:

Là nhân tố để bảo vệ hòa bình an ninh QT

Là công cụ để đảm bảo cho việc phát triển các quan hệ QT theo chiều hướng văn minh nhân đạo

Trang 3

Thúc đẩy sự hợp tác QT giữa các cộng đồng QT

Bảo đảm sự phát triển bình thường các quan hệ QT trong trật tự pháp lý

Xác định những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc cho các chủ thể của luật QT là phải giải quyết những

tranh chấp QT bằng các biện pháp hòa bình (nguyên tắc cấm dùng vũ lực và nguyên tắc giải quyết những tranh chấp QT bằng các biện pháp hòa bình)  được coi là xương sống của pháp luật QT (qui phạm mệnh lện jus cogen) liên quan đến lĩnh vực giải quyết tranh chấp QT

 Thừa nhận quyền tự do lựa chọn các biện pháp hòa bình (điều tra, trung gian, hòa giải, … ) để giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể QT  tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận (luật quốc gia không có vai trò này) Được ghi nhận (điều 33 hiến chương LHQ, tuyênbố của đải hội đồng LHQ về các nguyênt ắc của luật QT)

 Thành lập 1 hệ thống các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp QT (Được ghi nhận trong hiến chương LHQ)

7 Ý nghĩa của việc giải quyết các tranh chấp QT

 Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp, đặc biệt là bên có vị thế yếu hơn

Ví dụ Nicaragua kiện Mỹ mà Mỹ vắng, tòa án LHQ vẫn xử vắng mặt và Nicaragua thắng

 Góp phần thúc đẩy việc thực thi tuân thủ luật QT  Tạo nên nhận thức việc tuân thủ pháp luật là chính vì lợi ích của chính người tuân thủ

 Góp phần duy trì hòa bình và an ninh QT, thúc đẩy quan hệ hợp tác QT

Ví dụ Việc giải quyết tranh chấp về biên giới trên đất liền 1999 và biên giới trên biển 2000 giữa VN và

Trung quốc  đã ảnh hưởng tốt đến nền hòa bình an ninh cũng như hợp tác kinh tế giữa 2 nước cũng như giữa các nước trong khu vực

8 Nguồn luật liên quan đến giải quyết tranh chấp QT

 Hiến chương LHQ  là tổ chức QT liên chính phủ lớn nhất trên thế giới (có 192 thành viên ) với mục đích bảo vệ hòa bình an ninh QT cũng như phát triển hợp tác QT  Hiến chương LHQ đã dành tòan

bộ Chương 6 qui định về thủ tục giải quyết các tranh chấp QT, ngòai ra chương 14 cũng chứa đựng các qui phạm

 Qui chế tòa án QT LHQ  là bộ phận không thể tách rời của hiến chương LHQ

 Công ước LaHaye 1907 về các cơ chế qui trình giải quyết các tranh chấp QT (con đường trọng tài

và rất nhiều các biện pháp hòa bình khác)  nhưng không mang tính ràng buộc do luật QT luôn tôn trọng việc thỏa thuận, ý chí của các bên liên quan

 Những qui định, các điều khỏan trong các điều ước QT song phương hay đa phương hay trong các văn bản phụ lục đính kèm các điều ước QT cũng chức dựng các qui phạm giải quyết các tranh chấp QT

Ví dụ: Các hiệp định song phương thường qui định việc thành lập hội đồng trọng tài ad hoc để giải quyết

các tranh chấp : trong vòng 6 tháng mỗi bên tranh chấp phải xác định 2 trọng tài Sau đó 4 trọng tài này

sẽ xác định trọng tài thứ 5 làm chủ tịch hội đồng trọng tài để xét xử

II Các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp QT

Từ 1917 đánh dấu sự ra đời của luật QT hiện đại, bắt đầu điều chỉnh không chỉ các quốc gia phát triển mà bao gồm các quốc gia có những nền tảng pháp lý rất khác nhau

Trong luật QT cũ (trứơc 1917) cũng đã có những biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp QT ( hiệp định đình chiến, hòa bình ) Nhưng cũng ghi nhận những nguyên tắc phản động : quyền chiến tranh, quyền thuộc địa  Chiến tranh được xem là biện pháp hợp pháp để mở rộng lãnh thổ

Luật QT hiện đại (sau 1917) đã cấm chiến tranh, cấm sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp mà phải sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết

1 Định nghĩa

Các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp QT được hiểu là các phương tiện cách thức mà các chủ thể của luật QT có nghĩa vụ phải dùng để giải quyết các tranh chấp bất đồng trên cơ sở các nguyên tắc hòa bình gỉai quyết tranh chấp QT để duy trì hòa bình an ninh QT phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

2 Hệ thống các biện pháp hòa bình

Cơ sở pháp lý

 Điều 33 hiến chương LHQ liệt kê danh mục các biện pháp hòa bình  các bên có nghĩa vụ phải sử dụng để giải quyết tranh chấp QT

 Hiệp định khu vực hay các biện pháp hòa bình khác mà các bên tự chọn

Câu hỏi : Phân tích các biện pháp hòa bình trong điều 33 theo hướng :

Danh mục các biện pháp hòa bình trong điều 33 hiến chương LHQ đã đầy đủ chưa? Gỉai thích

Trang 4

Danh mục chưa đầy đủ do còn có cụm từ “hay các biện pháp hòa bình khác mà các bên tự chọn “ như môi giới  thể hiện nguyên tắc thỏa thuận trong giải quyết tranh chấp

Các bên tranh chấp có nghĩa vụ bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình hay không?

Việc phải áp dụng các biện pháp hòa bình là nghĩa vụ bắt buộc Cơ sở pháp lý là nguyên tắc “cấm dùng

vũ lực “và “các bên phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”

Các bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn các biện pháp hòa bình hay không?

Các bên tranh chấp có quyền cùng nhau tự do lựa chọn các biện pháp hòa bình miễn là các biện pháp ấy mang lại hiệu quả cao nhất Nhưng họ vẫn có thể bị giới hạn lựa chọn nếu họ đã thỏa thuận trước bằng văn bản việc giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán hay trọng tài ad hoc.

Các bên tranh chấp có quyền kết hợp nhiều biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp giữa họ hay không?Có Do bản chất của luật QT là thoả thuận

Ngòai các biện pháp hòa bình trong điều 33, các bên tranh chấp có đựơc quyền tìm kiếm các biện pháp hòa bình khác hay không?Có Do bản chất của luật QT là thoả thuận

3 Phân lọai các biện pháp hòa bình

Theo điều 33, có thể phân ra

Gỉai quyết trực tiếp: đàm phán,

Gỉai quyết gián tiếp (thông qua sự trợ giúp của bên thứ 3)

Hay

Nhóm 1: Các biện pháp ngọai giao:

Đàm phán: Gặp gỡ trực tiếp

Điều tra, trung gian, hòa giải: thông qua sự trợ giúp của bên thứ 3 và các quyết định của bên thứ 3 để giải quyết tranh chấp sẽ không có giá trị pháp lý

Nhóm 2: Các biện pháp tư pháp (nhóm các cơ quan tài phán QT) bao gồm

Trọng tài QT Tòa án QT

 thông qua sự trợ giúp của bên thứ 3 và các quyết định của bên thứ 3 để giải quyết tranh chấp sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tranh chấp

Nhóm 3 : Thông qua các tổ chức QT hay hiệp định khu vực

 thông qua sự trợ giúp của bên thứ 3 và tùy thuộc vào qui định của từng tổ chức QT hay nội dung hiệp định mà các quyết định để giải quyết tranh chấp sẽ có giá trị pháp lý ở các mức độ khác nhau

4 Đàm phán

Khái niệm: Đàm phán để giải quyết tranh chấp QT là sự gặp gỡ song phương hay đa phương giữa các bên

tranh chấp nhằm để giải quyết những xung đột giữa họ với nhau

Chú ý Khác với đàm phán ký kết điều ứơc QT ở

Mục đích của đàm phán để giải quyết tranh chấp QT là gỉai quyết tranh chấp  khác với mục đích của đàm phán ký kết điều ứơc QT là đi đến ký kết điều ước song phương hay đa phương làm nguồn của luật QT

Đàm phán để giải quyết tranh chấp QT là 1 biện pháp hòa bình để gỉai quyết tranh chấp

 Trong khi đó đàm phán lại là 1 giai đọan bắt buộc của qui trình ký kết điều ước QT để làm ra các qui định của pháp luật QT

Là sự gặp gỡ song phương hay đa phương giữa các chủ thể QT để các bên có cơ hội trực tiếp nêu ra chính kiến về một vấn đề được quan tâm

Hình thức:

Trực tiếp nhưng có nghĩa rất rộng, diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau (nguyên thủ quốc gia, đại sứ đặc mệnh tòan quyền, bộ trưởng chuyên môn thậm chí phải tổ chức hội nghị QT đa phương trong 1 số trường hợp ) Ví dụ tranh chấp ở quần đảo Trường sa

Kết qua:

Có thể đạt kết quả giải quyết dứt điểm tranh chấp nhưng cũng có thể thất bại, có thể có mối liên hệ với các biện pháp hòa bình khác (các biện pháp hòa bình khác có thể là kết quả của những lần đàm phán trước, và đến lượt các biện pháp hòa bình khác lại có thể là nguyên nhân dẫn đến vòng đàm phán tiếp theo)

Ưu thế:

Không có sự tham gia của bên thứ 3, không bị chi phối bởi những quan điểm của bên thứ 3 trong quá trình giải quyết

Trang 5

Trong quá trình đàm phán, các bên trực tiếp gặp gỡ nhau, nói ra những tâm tư nguyện vọng, giúp các bên hiểu rõ những mong muốn của nhau

Không thông qua bên thứ 3 nên ít bị tốn kém về tiền bạc (thời gian xử trung bình là 3 năm, tối đa có thể tới 11 năm; cho dù tòa án QT không thu án phí nhưng chi phí theo đuổi vụ kiện vẫn rất lớn : dịch thuật, luật sư, ăn ở đi lại … )

Tiết kiệm được thời gian và chủ động được thời gian của các bên tranh chấp

5 Điều tra

Biện pháp giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi 1 ủy ban điều tra do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập Các bên thường áp dụng biện pháp này sau khi đã áp dụng các biện pháp ngọai giao khác mà vẫn chưa giải quyết đựơc

Nhiệm vụ của ủy ban điều tra là tìm kiếm những nguyên nhân diễn biến sự kiện dẫn đến sự bất đồng ý kiến giữa các bên

Thành phần của ủy ban điều tra có thể bao gồm công dân của các bên tranh chấp Ủy ban điều tra sẽ chấm dứt họat động khi họ thông qua được kết lụân điều tra (thường bằng con đường biểu quyết)  Nhưng không có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp

Ví dụ Anh và Nga không thống nhất việc Nga bắn lầm tàu Anh nên đã thành lập ủy ban điều tra

Ghi chú: Thường các bên rất ít khi nhường nhịn nhau trong giai đọan tiền xét xử, hòa giải ngọai trừ bên đã có nhiều kinh nghiệm về việc xét xử,

6 Trung gian và hòa giải

Trên thực tế, việc phân biệt trgian với hòa giải khá khó khăn: do trung gian thường dễ trở thành hòa giải

Ví du: Nga làm trung gian cho tranh chấp giữa Ấn độ và Pakixtan Nhưng khi gặp nhau, Ấn độ và

Pakixtan đồng đề nghị Nga tham gia hòa giải, sọan thảo hiệp định giải quyết tranh chấp Bên trung gian

sẽ tìm cách cho các bên tranh chấp tiếp xúc với nhau  khi các bên tranh chấp đã gặp nhau thì bên trung gian chấm dứt vai trò Trung gian có thể được thành lập do các bên tranh chấp hay do sáng kíên của bên thứ 3)

Ví dụ: Tranh chấp Nga – Grudia được tổng thống Đức tự đứng ra làm trung gian

Hòa giải cũng là sự tham gia của bên thứ 3, cũng thông qua 1 ủy ban hòa giải, có thể được thành lập do các bên tranh chấp hay do sáng kíên của bên thứ 3 nhưng bên thứ 3 này không phải là bên hòa giải  có thể đưa ra các giải pháp, sọan thảo 1 hiệp định đình chiến, yêu cầu rút bớt yêu cầu hay tham vọng của các bên để các bên có thể tiếp cận và giải quyết hòa giải hiệu quả hơn

Ví dụ: Ucraina xung đột với Grudia, Hungary đứng ra đưa sáng kiến đề nghị Nga làm hòa giải

Hòa giải có thể mang tính cá nhân cũng như tập thể : Mỹ, Nga, EU thường làm hòa giải trong các tranh chấp QT

 Vai trò của hòa giải rộng hơn, tham gia từ đầu đến khi kết thúc quá trình giải quyết, có tính năng động hơn so với trung gian

7 Trọng tài QT

Trọng tài là 1 cơ quan giải quyết các tranh chấp QT trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên với thành phần trọng tài là do các bên lựa chọn, dựa trên các qui định của pháp luật QT để giải quyết các tranh chấp QT Tuân thủ trọng tài: Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết các tranh chấp, thẩm quyền xét xử chỉ phát sinh khi các bên thỏa thuận sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp

Thành phần của hội đồng trọng tài bao gồm các trọng tài viên, thường là số lẻ ( 1, 3, 5, 7 : do các bên thỏa thuận ) để biểu quyết quyết định ( mỗi bên chọn 2 trọng tài viên, sau đó 4 trọng tài viên đã được chọn sẽ chỉ định trọng tài viên thứ 5 mang quốc tịch của nước thứ 3 làm chủ tịch hội đồng trọng tài)

Quyết định của trọng tài có gia trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp

Các bên tranh chấp có thể là các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ,

Có thể xử lý các tranh chấp về chính trị lẫn pháp lý

Các lọai trọng tài:

Trọng tài thường trực: là trọng tài được thành lập trên cơ sở 1 điều ước QT ( thường là đa

phương )

Ví dụ: Công ứơc La Hay 1907 về việc thành lập 1 tòa trọng tài thường trực: lập danh sách các trọng tài

viên mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn để giải quyết 1 tranh chấp cụ thể nào đó  nhưng thường chỉ

áp dụng cho các nước tham gia công ước La Hay Qui trình thủ tục tố tụng được qui định rõ nhưng công ước vẫn khuyến khích các bên rút gọn, đơn giản hóa nếu hiệu quả hơn Trường hợp có bên cố tình trì hõan không lựa chọn trọng tài viên hay 4 trọng tài viên không thể chọn được chủ tịch hội đồng trọng tài

Trang 6

thì chủ tịch trung tâm trọng tài hay chánh án tòa QT sẽ có quyền chỉ định người được quyền làm chủ tịch hội đồng trọng tài

Thực tế, các nứơc thường sử dụng trọng tài ad hoc

Trọng tài vụ việc (lâm thời) là trọng tài không thường trực, do các bên tranh chấp thỏa thuận thành

lập (có thể thỏa thuận thành lập trứơc hay sau khi có tranh chấp) và cũng thường có 5 người Ngòai việc chọn trọng tài viên, các bên phải thỏa thuận về trình tự trọng tài (thường thì các bên sẽ mượn thủ tục trình

tự tố tụng của công ước Lahay để sử dụng khi chưa thông thuộc các thủ tục pháp lý để tự xây dựng qui trình riêng)

Ưu thế của trọng tài QT (so với tòa án QT)

 Trọng tài xử lý các tranh chấp về chính trị lẫn pháp lý (trong khi đó, tòa án QT chỉ giải quyết tranh chấp về pháp lý )

 Các bên tranh chấp có thể là các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ hay các chủ thể đặc biệt của luật QT (trong khi đó, tòa án QT chỉ giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia )

 Thành phần hội đồng trọng tài do các bên lựa chọn nên rất linh họat (trong khi đó tòa án QT không cho quyền lựa chọn : tòan bộ 15 thẩm phán thường trực của tòa án QT đều tham dự xét xử )

 Trình tự thủ tục tố tụng do các bên tranh chấp qui định, thỏa thuận nên các bên có khả năng kiểm sóat họat động của trọng tài ( trong khi đó tòa án QT không cho phép rút gọn quy trình thủ tục tố tụng tiêu chuẩn)

 Phán quyết của trọng tài thường không mang tính đối nghịch rõ ràng  sau khi giải quyết tranh chấp, các bên vẫn có thể tiếp tục gặp gỡ và giao dịch bình thường

 Biện pháp trọng tài giải quyết kín, không công khai  Đảm bảo danh dự các bên liên quan, giữ bí mật các qui trình kỹ thuật của các bên

 phương thức trọng tài thường được sử dụng

8 Tòa án QT

Là 1 thuật ngữ pháp lý QT chung để chỉ cơ quan tư pháp giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng con đường tư pháp

Ghi chú: khác với tòa chỉ xét xử những tội phạm chống nhân lọai : tội phạm chiến tranh, tội ác diệt chủng, phân biệt đối xử, hủy diệt môi trường  Tòa Tokyo, tòa Nuremberg xử tội phạm chiến tranh thế giới lần 2, tòa án QT về Nam tư, Ruanda, Campuchia  đều họat động có qui chế nhưn gkhông xét xử các tranh chấp giữa các quốc gia Tòa án hình sự QT Roma mới ra đời ngày 1/7/2003 có trụ sở đóng tại LaHay cũng chỉ để xét xử những tội phạm chiến tranh  Một số thành viên hội đồng Bảo an đã không ủng hộ việc thành lập tòa Roma do cho rằng đây là chức năng hiện có của Liên hiệp quốc

Các lọai tòa án QT

 Tòa án QT của LHQ /Tòa án QT của EU

 Tòa án QT về nhân quyền châu Au /Tòa án QT về nhân quyền châu Phi

 Tòa án QT về luật biển (thành lập trên cơ sở công ước biển 1982)

 Đều họat động theo qui chế riêng

 Đều giải quyết 1 hay 1 số lĩnh vực chuyên môn nhất định (trong đó tòa án QT LHQ có thẩm quyền giải quyết đa năng hơn)

 Gỉai quyết tranh chấp về pháp lý mà thôi (liên quan đến việc giải thích điều ước, việc bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật QT)

 Thường là cơ quan của 1 tổ chức QT ( Ví dụ tòa án LHQ là cơ quan tư pháp của LHQ, tòa án EU là cơ quan tư pháp của EU trừ Tòa án QT về luật biển được thành lập trên cơ sở 1 điều ước trong CƯ biển

1982 )

Trình tự tố tụng gồm 2 giai đọan : Tố tụng viết /Tố tụng nói

Phán quyết của tòa có giá trị ràng buộc với các bên tranh chấp

Ghi chú: Chế định trọng tài có từ xưa trong khi chế định tòa án chỉ mới ra đời gần đây ( tòa

QT đầu tiên thành lập năm 1908 của 5 nước Trung mỹ , tòa án QT của tổ chức QT hội quốc liên ( pháp viện thường trực của hội ( tổ chức liên chính phủ lớn nhất trong thế chiến 1 nhằm duy trì hòa bình ) nhưng đã tan rã khi thế chiến 2 sắp bắt đầu  1945 LHQ ra đời, lập ra 6 hội đồng trong đó có TAQT.

Tòa án QT (tòa án công lý QT của LHQ) có qui chế họat động riêng là 1 phần của hiến chương LHQ, có thẩm quyền giải quyết đa năng hơn  nhưng không phải là cơ quan cưỡng chế tập trung thường trực của cộng đồng QT: tòa không có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia

Ưu thế của Tồ n QT(so với Trọng ti QT)

Trang 7

 Trong khuôn khổ họat động của tòa án QT, tranh chấp QT có thể được giải quyết triệt để và có hiệu quả (do trọng tài phải giải quyết các vấn đề chính trị nên thường không triệt để)

 Phán quyết của tòa án QT thường đảm bảo đựơc tính công bằng và khách quan

 Các quyết định của tòa thường được các bên tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh (tuy có những trường hợp không chấp hành nhưng rất hãn hữu)

Ví dụ: Trong tranh chấp Nicaragua kiện Mỹ, Mỹ đã không tuân thủ phán quyết của tòa án QT, tuy

Nicaragua đã chiếu theo điều 94 hiến chương LHQ yêu cầu thực hiện bản án  nhưng khi đưa ra biểu quyết thì các qui định trong hiến chương LHQ đã không lường trước được việc Mỹ sử dụng quyền phủ quyết

9 Gỉai quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức QT

Các tổ chức QT đều có cơ chế giải quyết tranh chấp khác nhau

A Gỉai quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức QT chuyên môn của LHQ

Ghi chú: Hiện nay, LHQ có 5 cơ quan chính:

Đại hội đồng là cơ quan tòan thể nhưng là cơ quan không thường trực (có 192 nước thành viên, mỗi nước có 5 người thdự họp, họp thường niên vào ngày thứ 3, tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm ) Ngòai ra

có thể tổ chức họp bất thường khi có yêu cầu

Hội đồng Bảo an : là cơ quan thường trực ( bao gồm 5 nước ủy viên thường trực và 10 nước thành viên : nhiệm kỳ 2 năm, chia ra theo khu vực, có thể được bầu lại )  có nhiệm vụ duy trì hòa bình an ninh QT

Hội đồng kinh tế xã hội : thực hiện hợp tác QT trên cơ sở các bên cùng có lợi

Ban thư ký LHQ : cơ quan mang tính hành chính, rất cồng kềnh ( sau khi đã tinh giảm 9,000 người thì hiện nay vẫn còn 15,000 nhân viên )

Tòa án QT

Hiện nay, LHQ có 17 tổ chức QT chuyên môn: tổ chức hàng hải, hàng không, lương thực FAO, UNESCO

…  là các tổ chức QT liên chính phủ do đây là những tổ chức được thành lập theo thỏa thuận của các quốc gia, nhân danh các quốc gia để họat động, thành lập theo 1 điều ước QT  Đây là chủ thể của luật QT

Hội đồng kinh tế xã hội của LHQ được thành lập để thực hiện chức năng hợp tác QT trên cơ sở cùng có lợi và có quyền thay mặt LHQ ký kết các điều ước QT Hội đồng kinh tế xã hội của LHQ đã ký kết các điều ước QT song phương với 17 tổ chức nhằm mục đích phối hợp với LHQ thực hiện các công tác chuyên môn nhất định: đây là các cơ quan chuyên môn của LHQ Các cơ quan chuyên môn của LHQ

không nhất thiết phải do LHQ thành lập Ví dụ YPAO? được thành lập năm 1944 trong khi LHQ chỉ ra đời 1 năm sau đó ( 1945 )

 Mỗi tổ chức QT chuyên môn có thiết lập qui trình riêng để giải quyết các tranh chấp phát sinh Ví dụ các điều ước QT thường có điều khỏan qui định: khi tranh chấp phát sinh, trước tiên các bên sẽ giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán nếu không giải quyết được thì mới đem ra giải quyết bằng tòa án

QT LHQ

B Giải quyết tranh chấp QT trong khuôn khổ các liên đòan, tổ chức QT khu vực

Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG, EU, ASEAN, liên đòan các nứơc châu Phi, liên đòan các nứơc Ả rập … thường có cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên

10 - Gỉai quyết các tranh chấp QT trong các hiệp định khu vực

Các hiệp định khu vực phát xuất từ các tchức QT khu vực hay do các tổ chức QT này xây dựng nên

Ví du: nghị định thư Manila 1996 giải quyết tranh chấp QT về thương mại giữa các nước ASEAN là 1 trong những biện pháp hòa bình để giải quýêt tranh chấp QT

Khi chọn biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp QT thì các bên cũng đã chọn thẩm quyền giải quyết tranh chấp QT

Trang 8

BÀI 2 MỘT SỐ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QT

I Gỉai quyết tranh chấp QT trước các cơ quan của LHQ

LHQ là tổ chức có 192/202 quốc gia trên thế giới tham gia, nhằm mục đích duy trì hòa bình và an ninh

QT, thực hiện hợp tác QT trên nhiều lĩnh vực

1 Giải quyết tranh chấp QT trứơc hội đồng bảo an LHQ

Nhiệm vụ của hội đồng của hội đồng bảo an được qui định ở diều 34-38 của hiến chương LHQ  có thẩm quyền giải quyết tranh chấp QT

A Thẩm quyền của hội đồng bảo an giải quyết tranh chấp định danh

Tranh chấp định danh là những tranh chấp mà sự kéo dài của nó có thể gây nguy hiểm cho nền hòa bình

an ninh QT Hội đồng bảo an có thể giải quyết tranh chấp

 Theo đề nghị của 1 quốc gia hay 1 số quốc gia

 Theo kiến nghị của đại hội đồng

 Theo kiến nghị của tổng thư ký LHQ

 Theo qui định của hiến chương LHQ

Theo đề nghị của 1 quốc gia hay 1 số quốc gia

Thẩm quyền giải quyết được qui định ở diều 35 của hiến chương LHQ

Các quốc gia thành viên nào cũng có quyền đề nghị hội đồng bảo an xem xét các tranh chấp QT kéo dài có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến nền hòa bình an ninh QT (các tranh chấp QT được qui định ở điều 34) Bất kỳ quốc gia không thành viên nào cũng có quyền yêu cầu hội đồng bảo an xem xét tranh chấp QT nếu: Quốc gia đó là 1 bên trong tranh chấp và Quốc gia phải cam kết giải quyết các tranh chấp QT bằng các biện pháp hòa bình được qui định tại điều 33 hiến chương LHQ

 LHQ mở rộng cho rất nhiều chủ thể có quyền kiến nghị nhằm tạo nên tinh thần có trách nhiệm đối với

sứ mệnh của cộng đồng QT

Nếu dự định yêu cầu thẩm quyền xét xử của đại hội đồng, quốc gia cần cân nhắc quan điểm của các nước thành viên và khả năng thành viên thường trực hội đồng bảo an có thể sử dụng quyền phủ quyết Về nguyên tắc, hội đồng bảo an LHQ có thể yêu cầu được xử lý các tranh chấp QT đang được đại hội đồng giải quyết (theo điều 11, 12 và 14, 16 của hiến chương) Trong khi đó đại hội đồng không thể can thiệp lấy

về các tranh chấp QT mà hội đồng bảo an đang giải quyết

Theo qui định của hiến chương, hội đồng bảo an được hiểu là có thể có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết tranh chấp ngay cả khi không có quốc gia nào yêu cầu Khi các đối tượng liên quan cố tình tảng lờ những tranh chấp QT có thể gây nguy hiểm thì hội đồng bảo an vẫn có quyền thực hiện các tác nghiệp: mời các bên tranh chấp ngồi lại với nhau để giải quyết, có quyền đưa ra những giải pháp, đề nghị cho các bên lưu ý, có quyền lưu ý chấp nhận các biện pháp do các bên đưa ra nhằm bảo đảm giải quyết tranh chấp

QT hiệu quả nhất (qui định ở điều 36, 37 hiến chương)

 Hội đồng bảo an tích cực tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp QT định danh với vai trò điều tra

(điều 34) vai trò trung gian (điều 36), vai trò hòa giải: các quyết định, đề nghị này đều không có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan

Thẩm quyền của hội đồng bảo an giải quyết tranh chấp theo kiến nghị của đại hội đồng và tổng thư ký LHQ

Hội đồng bảo an cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu đại hội đồng LHQ hay tổng thư ký LHQ

có kiến nghị

B Gỉai quyết các tranh chấp thông thường

Tranh chấp thông thường là những tranh chấp mà sự kéo dài của nó không gây nguy hiểm cho nền hòa bình an ninh QT: các tranh chấp về kinh tế, về cách giải thích các điều ước QT …

Thẩm quyền giải quyết của hội đồng bảo an được qui định tại điều 38 : không qui định về tính chất tranh chấp, chỉ quy định có thẩm quyền khi các bên tranh chấp đồng thanh nhờ giải quyết  Giải quyết với tư cách cơ quan hòa giải : đưa ra giải pháp hòa giải nhưng quyết định này không có giá trị ràng buộc

2 Đại hội đồng LHQ

Là 1 cơ quan tòan thể nhưng không thường trực  điều 35 ghi nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp (nhưng phải tuân theo các qui định điều 11, 12 cũng như 14, 16 ) nếu như được các bên tranh chấp yêu cầu giải quyết

Khi dự định yêu cầu thẩm quyền xét xử của đại hội đồng bảo an, quốc gia cần cân nhắc quan điểm của các nước thành viên do quyết định hợp pháp của đại hội đồng phải có được hơn 2/3 tổng số quốc gia thành viên thông qua

Trang 9

Các thành viên thường trực hội đồng bảo an cũng có thể sử dụng quyền phủ quyết  Hội đồng bảo an LHQ có thể đưa tranh chấp QT đang được đại hội đồng giải quyết lên xử lý ( theo điều 11, 12 và 14,16 của hiến chương ) Trong khi đó đại hội đồng không thể can thiệp lấy về các tranh chấp QT mà hội đồng bảo an đang giải quyết

Tổng thư ký LHQ cũng có thể đóng vai trò là bên trung gian hay bên hòa giải nếu như được các bên tranh chấp yêu cầu

3 Tòa án QT của LHQ (tòa án công lý QT của LHQ)

Hội quốc liên, trong quá trình thực hiện tôn chỉ đã bị 1 số quốc gia lớn lợi dụng để thực hiện mưu đồ chính trị  do vậy các quốc gia khác rút lui không tham dự tổ chức này Về cơ chế, tòa án QT hội quốc liên độc lập với hội quốc liên

Trong khi đó, tòa án QT của LHQ là 1 bộ phận gắn liền với tổ chức LHQ, thẩm quyền của tòa án QT LHQ được xác định qua qui chế tòa án và hiến chương LHQ

A Cơ cấu tổ chức của tòa án QT LHQ

Thẩm phán của tòa án QT LHQ (điều 2 qui chế tòa án QT LHQ)

Là cơ quan họat động theo cơ chế tòan thể, khi có tranh chấp thì tòan bộ 15 thẩm phán của tòa sẽ cùng tham gia xét xử Số lượng thành viên bao gồm 15 thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm Lần bầu chọn đầu tiên sẽ bầu ra 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm, 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm, 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm

 bảo đảm thành phần của tòa luôn luôn đổi mới, tránh khả năng tiêu cực phát sinh

Có cơ chế làm việc độc lập giữa các thẩm phán với nhau cũng như với quốc gia mà họ mang quốc tịch, thẩm phán cũng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao

Việc bầu chọn không phụ thuộc vào quốc tịch của thẩm phán, có thể là quốc gia thành viên hay là quốc gia không thành viên, nhưng không cho phép 2 thẩm phán có cùng quốc tịch ( nếu thẩm phán nào có 2 quốc tịch thì sẽ dựa vào nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu để chứng minh và phân định )

Thực tế, trong thành phần tòa luôn có 5 thẩm phán của 5 quốc gia thường trực hội đồng bảo an LHQ, các thẩm phán thành viên còn lại được bầu chọn với lưu lý về việc phân bố theo địa lý nhằm bảo đảm sự có mặt của các hệ thống pháp luật trên thế giới

Ứng cử viên cho vị trí thẩm phán phải có đạo đức tốt + phải đạt tiêu chuẩn xét xử cao nhất của quốc gia,

có thể là những luật gia rất am hiểu luật QT, có uy tín cao trên thế giới Sau đó được bầu chọn, các thành viên của tòa sẽ tự bình chọn chánh án và phó chánh án tòa

Thẩm phán ad hoc:

Là các thẩm phán do các bên tranh chấp lựa chọn vào trong thành phần xét xử của tòa, khi các bên tranh chấp không có thẩm phán của mình nằm trong thành phần thường trực của tòa

Ví dụ Khi phát sinh tranh chấp VN – Trung Quốc, do VN không có thẩm phán trong thành phần xét xử

thường trực của tòa nên có quyền chọn 1 thẩm phán ad hoc đưa vào

Tiêu chuẩn của các thẩm phán ad hoc cũng được qui định tại điều 2 ( thực tế thường được chọn trong danh sách các ứng cử viên đã trượt lần bầu chọn chính thức )

Tòa không qui định thẩm phán thường trực có quốc tịch của quốc gia liên quan đến tranh chấp phải từ chối xét xử Nhưng nếu thẩm phán này chính thức từ chối thì quốc gia không có thẩm phán thường trực sẽ mất quyền đề nghị chọn thẩm phán ad hoc  nhằm tạo tâm lý cân bằng về quyền lợi giữa các bên tranh chấp

Theo qui định, tối thiểu chỉ cần 9 thẩm phán là hội đồng xét xử đã có thể tiến hành giải quyết  tránh tình trạng thông đồng vắng mặt để trì hõan việc xét xử Thực tế, thành phần tòa có thể tăng lên đến 19 ngừoi

Ví dụ: khi tòa hợp nhất vụ kiện của quốc gia A kiện quốc gia C và quốc gia B kiện quốc gia C thì quốc

gia C có thể có 2 thẩm phán ad hoc ( 15+1+1+2)

Phụ thẩm:

Do các bên tranh chấp yêu cầu hay do tòa lựa chọn, là những chuyên gia giỏi trong những lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật đang phát sinh tranh chấp  giúp tòa tiếp thu những ý kiến đóng góp, làm sáng tỏ tranh chấp và giúp xử lý tranh chấp khách quan hơn, tốt hơn Các phụ thẩm sẽ tham dự trong suốt tòan bộ phiên tòa nhưng không có quyền bỏ phiếu biểu quyết

Thư ký tòa:

Khác với ban thư ký của LHQ giúp công việc hành chính cho LHQ  thư ký của tòa chỉ làm việc cho tòa,

là những nhân viên giỏi trong lĩnh vực hành chính lẫn tư pháp, có thể là chuyên viên chuyên trách hay nhân viên hợp đồng, được LHQ trả lương

Tòa đặc biệt

Trang 10

Điều 26, 29 qui chế tòa QT qui định : thành phần tòa chỉ cần có 5 thậm chí 3 thẩm phán để xét xử  là sự tiếp thu những ưu điểm của trọng tài QT : thể hiện khả năng có thể rút gọn thành phần xét xử để tiết kiệm thời gian, chi phí, đạt hiệu quả cao nhất

B Chức năng

Đưa ra các kết luận tư vấn

Theo qui định tại điều 96 hiến chương và điều 65 qui chế của tòa:

Khỏan 1 điều 96 hiến chương qui định các đối tượng sau có quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn về mọi vấn đề : đại hội đồng, hội đồng bảo an  kết luận không có giá trị pháp lý ràng buộc, chỉ mang tính chất khuyến nghị

Khỏan 2 điều 96 HC qui định các đối tượng sau có quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn: các cơ quan khác của LHQ + các tổ chức QT chuyên môn của LHQ (17) nhưng phải đáp ứng 2 điều kiện

 Phải được đại hội đồng cho phép

 Chỉ hỏi những vấn đề mang tính chuyên môn của mình

 kết luận cũng không có giá trị pháp lý ràng buộc, chỉ mang tính chất khuyến nghị

 Các quốc gia và các tổ chức QT liên chính phủ khác như EU, ASEAN … sẽ không có quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn Việc tòa quyết định cho kết luận tư vấn hay không là thẩm quyền của tòa

Ví dụ: WHO gởi tòa yêu cầu tư vấn về việc các quốc gia có quyền được sử dụng vũ khí hạt nhân hay

không khi có chiến tranh  tòa đã bác yêu cầu này trong khi lại chấp nhận câu hỏi này của đại hội đồng LHQ do vũ khí hạt nhân trong chiến tranh không phải là lĩnh vực chuyên môn của WHO

Gỉai quyết các tranh chấp QT

Chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, không bao gồm giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức

QT, giữa quốc gia và tổ chức QT, hay giữa cá nhân và quốc gia …

Có thể giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia không thành viên nếu đáp ứng được 2 điều kiện

 Quốc gia không thành viên phải cam kết thực hiện các qui định của hiến chương

 Phải tuân thủ những thủ tục, thực hiện các yêu cầu của đại hội đồng LHQ

Cá biệt có thể giải quyết trường hợp tranh chấp cho cá nhân khi vấn đề tranh chấp có liên hệ rất chặt chẽ với quyền lợi quốc gia đến mức có thể xem là tranh chấp giữa quốc gia và quốc gia

Ví dụ: tranh chấp về các quyền lợi lợi ích hợp pháp của công dân khi ở nước ngòai có liên quan chặt chẽ

đến chủ quyền quốc gia

Tòa không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên mà phải do các bên tranh chấp yêu cầu, dựa vào 1 trong 3 phương thức sau:

 Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc ( chấp nhận thỏa thuận thỉnh cầu )

 Khi có tranh chấp xảy ra, các bên cùng ngồi lại cùng viết chung 1 đơn, cùng ký yêu cầu tòa giải quyết, nêu rõ tên của các bên tranh chấp, vấn đề cần giả quyết, mục đích mong muốn yêu cầu đề nghị của các bên, có thể chọn nguồn luật để giải quyết

 Chấp nhận trước thẩm quyền của tòa trong các đìêu ước QT

 Khi các bên cùng tham gia 1 điều ước QT mà thẩm quyền tranh chấp của tòa QT đã được nêu ra trong 1 điều khỏan của công ước  Chỉ cần 1 bên đưa đơn là tòa sẽ có thẩm quyền xét xử  phát sinh nguyên đơn bị đơn

Ví dụ: VN Trung quốc là thành viên của công ước quyền trẻ em, VN có quyền yêu cầu tòa giải

quyết thông qua việc chứng minh thẩm quyền tranh chấp của tòa QT đã được nêu ra trong 1 điều khỏan của công ước

 Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa

 Quốc gia A có thể gởi đến tòa 1 tuyên bố đơn phương nêu rõ quốc gia chấp nhận thẩm quyền xét xử của tòa trong những vấn đề cụ thể, khi có tranh chấp với các quốc gia có cũng có tuyên bố đơn phương trong những vấn đề tương tự  phát sinh nguyên đơn bị đơn

 Tòa án không qui định hình thức cụ thể của tuyên bố, chỉ cần thể hiện rõ quan điểm

về việc tòa QT có thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong những lĩnh vực cụ thể

 Quốc gia có thể rút lại tuyên bố đơn phương và cũng có thể tuyên bố bảo lưu để hạn chế bớt những thẩm quyền xét xử của tòa

Ví dụ: Đầu tiên, Mỹ tuyên bố đơn phương cho tòa QT có thẩm quyền xét xử tranh chấp mọi lĩnh

vực Nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố này và chỉ bảo lưu cho việc áp dụng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải

 Quốc gia có thể rút lại thậm chí hủy tuyên bố bảo lưu

Ngày đăng: 25/02/2017, 01:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w