1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ

24 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 718,36 KB

Nội dung

Việt Nam giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi.. Bước vào thời kì đổi mới, trước những biến đổi đa dạng, đa c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



Đề tài:

QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ

(Lớp sáng thứ 6 – Tiết 123 – Phòng A109)

GVHD : Th.S Phùng Thế Anh SVTH :

TP.HỒ CHÍ MINH-T6/2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Những nội dung chính: 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CƠ BẢN 3

1 Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam 3

1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo 3

1.2 Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại 4

2 Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giải quyết tranh chấp quốc tế 5

2.1 Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế 5

2.1.1 Luật pháp quốc tế là gì? 5

2.1.2 Vai trò của Luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp 5

2.1.3 Việt Nam với tư cách là thành viên của Liên hiệp quốc đã vận dụng có hiệu quả Luật pháp quốc tế trong vấn đề tranh chấp quốc tế 5

2.2 Giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi 6

2.2.1 Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi 6

2.2.2 Vai trò của tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi trong giải quyết tranh chấp quốc tế 7

2.2.3 Việt Nam giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi 7

2.3 Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực 8

2.3.1 Đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực 8

2.3.2 Vai trò của đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế 9

2.3.3 Việt Nam giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực 10

2.4 Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp pháp lý 10

2.4.1 Biện pháp pháp lý quốc tế là gì? 10

2.4.2 Vai trò của các biện pháp pháp lý trong giải quyết tranh chấp quốc tế 11

2.4.3 Việt Nam giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp lý 11

CHƯƠNG II: KIẾN THỨC VẬN DỤNG 13

Trang 3

1 Thực trạng về giải quyết tranh chấp quốc tế trên thế giới 13

2 Giải quyết tranh chấp quốc tế ở Việt Nam 14

3 Trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng và bảo vệ đất nước 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, hợp tác và liên kết kinh tế trên phương diện toàn cầu là một xu thế tất yếu khách quan Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế hàng đầu của mỗi quốc gia, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển Các quốc gia dù lớn hay nhỏ vẫn đang tìm cách tham gia tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế để mang lại hiệu quả cao nhất cho quốc gia Việt Nam đã và đang bước chân vào quá trình hội nhập quốc tế với những lợi thế và thách thức lớn phải giải quyết Tuy nhiên, việc chọn hợp tác với ai?, trên phương diện nào?, thời điểm nào? Cũng là những câu hỏi khó mà Đảng và Nhà nước ta phải giải quyết

Bên cạnh đó, bất cứ sự hợp tác, thỏa thuận nào cũng đều tìm ẩn những nguy cơ xảy ra mâu thuẫn, bất đồng và xảy ra tranh chấp Hơn nữa, tình hình thế giới tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp, bất ổn và khó lường về ngoại giao giữa các nước trong khu vực và trên thế giới Do đó, đường lối đối ngoại đối với mỗi quốc gia, dân tộc

có một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác ngoại giao, nó được xác định là kim chỉ nan cho công tác đối ngoại, quyết định sự thành bại của công tác đối ngoại Đối với Việt Nam, qua mỗi thời kỳ cách mạng, dựa trên thực tiễn trong và ngoài nước, Đảng ta luôn xác định đường lối đối ngoại phù hợp với điều kiện của đất nước ở thời điểm đó Bước vào thời kì đổi mới, trước những biến đổi đa dạng, đa chiều của tình hình thế giới cũng như trong khu vực, và tình hình nước ta cũng biến đổi to lớn sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, với nhận thức đúng đắn về đối ngoại thời kì mới, tại Đại hội XI của

Đảng đã xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình

và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững mạnh” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia,

tr.235-236)

Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề về giải quyết tranh chấp thực sự rất cần thiết đối với tất cả mọi người, nhất là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước Để mọi người hiểu rõ hơn về quan điểm, chủ trương của Đảng và thấy rằng việc xây dựng và bảo vệ đất nước không phải là của Đảng, của Nhà nước, của các lãnh

Trang 5

đạo cấp cao… mà là của tất cả mọi người yêu nước trên đất nước mà ta đang sống, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, vững mạnh

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến vấn đề, đưa ra những dẫn chứng cụ thể nhất

về đề tài để có cái nhìn toàn diện và chiều sâu theo đúng đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam Làm rõ được: Mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo của Đảng; những đường lối, chủ trương của Đảng về giải quyết tranh chấp quốc tế Từ đó liên hệ thực tế để đưa ra những nhận định, đánh giá đúng đắn nhất, khách quan nhất

Qua đó, thấy rõ được ý nghĩa thiêng liêng cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền, biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xác định trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước

3 Những nội dung chính:

- Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế

- Giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

và đôi bên cùng có lợi

- Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

- Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp pháp lý

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo

Cơ hội: Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo

điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại; hợp tác phát triển kinh tế Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

Thách thức: Những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội

phạm xuyên quốc gia…gây tác động xấu đến nước ta Ngoài ra, nền kinh tế phải chịu sức ép cạnh tranh và tác động của thị trường thế giới, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí gây khủng hoảng kinh tế - tài chính Đặc biệt, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài

“dân chủ”, “dân quyền” chống phá chế độ chính trị, sự ổn định, phát triển của nước ta

Mục tiêu: Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế -

xã hội là lợi ích cao nhất của tổ quốc Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là

để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ khu vực và quốc tế

Nhiệm vụ: Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho

công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Tư tưởng chỉ đạo:

Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam

Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại

Trang 7

Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thức đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh bị đẩy vào thế cô lập

Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội

Kết hợp đối ngoại của Đảng, đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân Xác định hội nhập kinh tế quốc tê là công việc của toàn dân

Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế-xã hội ; giữ gìn bản sắc dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng

và Nhà nước

Giữ vững và tăng cưòng sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đòan thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2 Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại

Đưa các quan hệ đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững

Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp

Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO

Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế

Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại

Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại

Trang 8

2 Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giải quyết tranh chấp quốc tế

2.1 Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc

tế

2.1.1 Luật pháp quốc tế là gì?

Luật pháp quốc tế: là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều

chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể của luật pháp quốc tế (trước hết và chủ yếu là giữa các quốc gia) Quốc gia là một thực thể được cấu thành bởi 3 yếu tố: dân xư, lãnh thổ và chính quyền có chủ quyền Nói đến quốc gia là nói đến chủ quyền quốc gia tức

là nói đến quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế

2.1.2 Vai trò của Luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp

Luật pháp quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển và tồn vong của một quốc gia khi đặt chân vào sân chơi của thế giới:

+ Là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể trong luật pháp quốc tế

+ Là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh của một quốc gia và quốc tế

+ Góp phần phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại

+ Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay

2.1.3 Việt Nam với tư cách là thành viên của Liên hiệp quốc đã vận dụng có hiệu quả Luật pháp quốc tế trong vấn đề tranh chấp quốc tế

Việt Nam là một quốc gia trong cộng đồng thế giới, là thành viên của Liên Hiệp Quốc và chúng ta đã tham gia ký kết nhiều bộ luật, công ước, điều ước quốc tế Như vậy Việt Nam ta có nghĩa vụ và trách nhiệm phải tôn trọng và thực hiện bộ luật quốc tế và đồng thời dựa trên bộ luật quốc tế để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

Về quan hệ song phương, tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa

Trang 9

quan hệ với các đối tác chủ chốt Là thành viên ASEAN, Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Đặc biệt, thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực, làm nồng cốt công tác quản lí biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Toàn cầu hóa làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam trở thành hệ thống pháp luật

mở, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia cùng với các tập quán quốc

tế mà Việt Nam thừa nhận trở thành một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam Thực tiễn đó buộc chúng ta phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các nguồn của Luật pháp quốc tế và các nguồn của luật pháp quốc gia

Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như: APEC, WTO và còn là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiếp Quốc Điều này mang lại cho Việt Nam vị trí và tiếng nói nhất định trên trường quốc tế Đồng thời tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế đất nước ngày càng phát triển

2.2 Giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi

2.2.1 Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi

Độc lập: là quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia của chính người dân sinh

sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao Là tình trạng không bị điều khiển, cai trị bởi một thế lực khác thông qua chủ nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế quốc

Chủ quyền quốc gia: là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về

mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia

Trang 10

Toàn vẹn lãnh thổ: là bảo đảm toàn vẹn vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia

(nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt của một quốc gia theo công ước quốc tế

Đôi bên cùng có lợi: là các quốc gia liên quan cùng thực hiện một hành động,

phát ngôn,… phù hợp với công ước, nguyên tắc quốc tế giúp đem lại lợi ích cho nhau hoặc ích nhất là lợi ích của đôi bên không bị phương hại

2.2.2 Vai trò của tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

và đôi bên cùng có lợi trong giải quyết tranh chấp quốc tế

Tạo ra vị thế bình đẳng giữa các quốc gia trên thế giới: mỗi quốc gia đều có

quyền hạn và nghĩa vụ như nhau trong Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia trên thế giới

Là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch, bất khả xâm phạm của một quốc gia, góp phần bảo vệ an ninh thế giới: không có một nguyên tắc nào có thể thay thế, giữ

vai trò to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế xảy ra Nguyên tắc được xây dựng và hoàn thiện trên sự đồng tình và thống nhất giữa tất cả các quốc gia trên thế giới, không một quốc gia hay tổ chức nào có thể can thiệp sửa đổi nội dung của nguyên tắc

Hạn chế được những cuộc xung đột vũ trang: Nguyên tắc độc lập chủ quyền,

toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi được sử dụng trước và trong giai đoạn đầu của các cuộc tranh chấp, xung đột vũ trang góp phần hạn chế xảy ra chiến tranh, chiến tranh xảy ra không những ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước có liên quan mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác, đến hoà bình, ổn định và sự hợp tác phát triển của khu vực và thế giới

2.2.3 Việt Nam giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi

Việt Nam tôn trọng các nguyên tắc, luật định về chủ quyền lãnh thổ, lợi ích của các quốc gia trên thế giới một cách đúng đắn và luôn tin tưởng vào sự bình đẳng giữa các quốc gia trên thế giới

Việt Nam sử dụng các nguyên tắc về chủ quyền lãnh thổ, toàn vẹn lãnh thổ, đôi bên cùng có lợi trong các cuộc tranh chấp về chủ quyền một cách nghiêm túc, không

“nói một đằng làm một nẻo”, không đi ngược lại với chủ trương của nguyên tắc

Trang 11

Chủ trương của Việt Nam là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích của quốc gia; đồng thời giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định thuận lợi cho phát triển đất nước và các quốc gia trong khu vực cũng như các các quốc gia trên thế giới, tránh xảy ra xung đột vũ trang trong mọi trường hợp Tiên quyết giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, đôi bên cùng có lợi theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc

Trong giải quyết các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của hai bên

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đối ngoại quốc phòng đã chủ động, tích cực mở rộng quan hệ song phương và hoạt động trên các diễn đàn đa phương đê phục vụ cho sự nghiệp đối ngoại chung, gớp phần giải quyết các vấn đề về biển Đông

lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

2.3.1 Đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

Đối thoại là ngồi lại trao đổi với nhau những vấn đề mà các bên tham gia đối

thoại quan tâm Trong ngoại giao, đối thoại được dùng để nói lên quan điểm của khách quan của quốc gia mình và lắng nghe quan điểm của các bên cùng đối thoại Mục đích cuối cùng là đạt được sự thống nhất trong quan điểm và đi đến hành động

Thương lượng là phương tiện dùng để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên Để

dung hòa các lợi ích không cùng chiều này các bên tham gia phải ngồi vào bàn đàm phán, thương lượng Thương lượng là hành vi và quá trình điều hòa quan hệ giữa các bên tham gia, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất Thương lượng là phương tiện cơ bản giúp chúng ta đạt được những điều mà chúng ta mong muốn từ người khác

Sử dụng vũ lực được hiểu là sử dụng sức mạnh vũ trang để chống lại quốc gia có

độc lập chủ quyền; việc sử dụng các biện pháp khác như: kinh tế, chính trị ( phi vũ trang)

Trang 12

chỉ được coi là dùng vũ lực nếu kết quả của nó dẫn đến việc sử dụng vũ lực (gián tiếp

sử dụng vũ lực)

Đe dọa sử dụng vũ lực là hành động hoặc đe dọa tiến hành hành động bằng vũ

trang trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp; cho quân vượt qua biên giới quốc tế, trong đó có giới tuyến hòa giải; thực hiện các hành vi đe dọa trấn áp bằng vũ lực; cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba; tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác; tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác

2.3.2 Vai trò của đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế

Đảm bảo được sự bình đẳng giữa các quốc gia và được tôn trọng của mỗi quốc gia trước công lý quốc tế: chi phối các nguyên tắc khác của luật pháp quốc tế như nguyên

tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế

Giúp các bên liên quan có thể tiếp cận vấn đề một cách trực quan, chính xác:

trong đối thoại, thương lượng các bên sẽ được bày tỏ quan điểm của mình và lắng nghe quan điểm của đối phương trực tiếp hoặc gián tiếp một cách công khai minh bạch với nhau hoặc với cộng đồng quốc tế, thông qua đó các bên có thể phản biện và ghi nhận để đảm bảo lợi ích của quốc gia mình Buộc bên còn lại phải phúc đáp hợp tình, hợp lý, từ

đó vấn đề sẽ dần đến được đích trước công luận quốc tế

Giữ được danh dự, uy tín, quyền và lợi ích của chính quốc: khi tuyệt đối tôn trọng

quy tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thay vào đó là các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, các quốc gia có liên quan đến tranh chấp trước tiên

sẽ đẹp trước cái nhìn của quốc tế, hình ảnh một người bạn thân thiện, đối tác tin cậy, láng giềng hữu nghị, an toàn, ổn định và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc

tế hiện ra, theo sau đó là lợi ích kinh tế sẽ được giữ vững hậu tranh chấp, không hao tổn người và của vô ích cho những đụng độ không đáng có

Hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa các bên có tranh chấp: các vấn đề tranh chấp khi được đưa ra thảo luận, bàn bạc một cách công

Ngày đăng: 20/05/2017, 15:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
2. Đề tài Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay, http://luanvan.co/luan-van/de-tai-duong-loi-doi-ngoai-thoi-ky-doi-moi-va-y-nghia-cua-no-doi-voi-nuoc-ta-hien-nay-50691/ - Ngày truy cập: 11/5/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay
3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, http://tailieu.vn/duong-loi- cach-mang-dcsvn.html - Ngày truy cập: 24/4/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
4. Đường lối đối ngoại của Việt Nam, http://tailieu.vn/doc/duong-loi-doi-ngoai-cu-viet-nam-201352.html- Ngày truy cập: 25/4/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường lối đối ngoại của Việt Nam
5. Phân tích Đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta hiện nay, http://123doc.org/document/1103129-chuyen-de-phan-tich-duong-loi-doi-ngoai-cua-dang-va-nha-nuoc-ta-hien-nay.html - Ngày truy cập: 28/5/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích Đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta hiện nay
6. Bài giảng chính sách đối ngoại, http://tailieu.vn/doc/bai-giang-chinh-sach-doi-ngoai-chuong-8-duong-loi-doi-ngoai-1704857.html - Ngày truy cập: 5/5/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chính sách đối ngoại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w