THỨ TỰ TRONG LUẬN VĂN 2 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG BÀI THU HOẠCH MÔN CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG “Quan điểm, ch.
0 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG BÀI THU HOẠCH MÔN CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG “Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tôn giáo và những kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với Tín ngưỡng, Tôn giáo ở Việt nam hiện nay ” Học viên: PHẠM MINH TUẤN Mã số học viên: FF171027 Lớp: Hoàn chỉnh CCLLCT, K68-C07(2017-2018) 1 HÀ NỘI – 2018 MỞ ĐẦU Mỗi một quốc gia, do những đặc điểm về đại lý, dân cư, lịch sử, kinh tế, xã hội, và nhất là cơ tầng văn hoá khác nhau đã hình thành những đặc điểm riêng về tín ngưỡng, tôn giáo Cũng vậy, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có những đặc điểm riêng Ở Việt Nam có cả những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, có cả tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Công giáo, Tin lành; có cả tôn giáo bên ngoài du nhập vào như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, có cả tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao đài, Phật giáo Hoà Hảo ở Việt Nam có cả tôn giáo hoàn chỉnh, có cả những hình thức tôn giáo sơ khai; có cả những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định, có cả những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo như nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo cụ thể Qua học tập và nghiên cứu học phần Chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng; cụ thể là bài giảng của PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân về Chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay em đã lựa chọn nội dung “Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tôn giáo và những kết quả thực hiện chính sách, 2 pháp luật đối với Tín ngưỡng, Tôn giáo ở Việt nam hiện nay ” để làm bài thu hoạch NỘI DUNG I- NHỮNG QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO 1 Về phương hướng Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 2 Về quan điểm, chính sách Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật Hai là, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân 3 dân Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị Nước ta hiện nay có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo, phân bố ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước Vì vậy, công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ, chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật 4 Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo 3 Những chính sách cụ thể đối với tôn giáo, tín ngưỡng Thể chế hóa quan điểm đổi mới của Đảng, năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 69/NĐ-CP, Quy định về các hoạt động tôn giáo, sau đó năm 1999, được thay bằng Nghị định số 26/NĐCP Ngày 29 tháng 6 năm 2004 Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký Lệnh công bố Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo gồm VI chương với 41 điều Sau hơn mười năm năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, theo chỉ đạo của Trung ương, từ 2014 việc xây dựng dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được triển khai Sau hơn hai năm soạn thảo, lấy ý kiến của chức sắc, tín đồ các tôn giáo, của các cấp các ngành và ngoài xó hội, sau nhiều lần thảo luận, ngày 18 tháng 11 năm 2016, Quốc hội khóa XIV Nước Cộng hũa Xó hội chủ nghĩa Việt Nam đó bỏ phiếu chính thức thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, và bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 là văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Tuy nhiên, các hoạt động tín nguỡng, hoạt động tôn giáo cũng liên quan đến các quy phạm pháp luật “chuyên ngành” khác Cụ thể: Luật Đất đai, Luật Di sản văn hóa, Luật giáo dục, Luật Y tế, Nghị quyết 23/2003/QH.11, ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội Khóa 11 Về nhà đất do nhà nước quản lý, bố trớ, sử 5 dụng trong quỏ trỡnh thực hiện chớnh sỏch quản lý nhà đất và cải tạo XHXN trước 01 tháng 7 năm 1991, khi giải quyết vấn đề cơ sở thờ tự, đất đai tôn giáo; Luật Xuất bản khi giải quyết vấn đề in ấn xuất bản; Luật Giáo dục khi giải quyết vấn đề đào tạo chức sắc, nhà tu hành- người chuyên hoạt động tôn giáo; Luật văn hóa, Luật Di sản văn hóa khi giải quyết vấn đề lễ hội tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo; Luật giáo dục khi giải quyết việc tôn giáo tham gia hoạt đông giáo dục; Luật y tế khi giải quyết việc tôn giáo tham gia hoạt động y tế II KẾT QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Trước hết nói về sinh hoạt tôn giáo, tín đồ các tôn giáo đều thực hiện các sinh hoạt tôn giáo bình thường tại gia đình và nơi thờ tự theo nghi lễ truyền thống của tôn giáo mình Một số sinh hoạt của một số tôn giáo, nhất là những tôn giáo có phạm vi địa phương, mới ra đời hoặc mới truyền vào, vì lý do nào đó trước đây không thực hiện, thì từ khi đổi mới đến nay đều được phục hồi Đặc biệt thời gian gần đây, nhiều sinh hoạt tôn giáo diễn ra quy mô lớn kéo dài thời gian mà trước đây không thực hiện được Ví dụ như: Hội thánh Cao Đài Tây Ninh khi công nhận tư cách pháp nhân trong dịp Lễ hội Diêu Trỳ cung (Rằm tháng tám - 1997) có đến hơn 200 ngàn người tham dự; Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo ra mắt trong dịp Lễ Khai đạo (1999) có khoảng 500 ngàn lượt người tham dự; Đại lễ Phật đản, Vesak 2008 tại Hà Nội có và chục ngàn tăng ni, phật tử và khách quốc tế từ 40 nước tới dự; Lễ Hội La Vang của Giáo hội Công giáo hàng năm đều thu hút đến hàng trăm lượt người hành hương, riêng Lễ khai mạc Năm Thánh của Giáo hội Công giáo (2009) tại Sở Kiện, Hà Nam là nơi gặp gỡ của gần 100 ngàn người đến từ mọi miền của đất nước và khách quốc tế; Lễ kỷ niệm 100 năm Tin lành đến Việt 6 Nam (2011) ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thu hút hàng vài chục ngàn lượt tín đồ, chức sắc và khách quốc tế tới tham dự, v.v và v.v Về việc công nhận tổ chức tôn giáo Trước đổi mới chỉ có 03 tổ chức được Nhà nước công nhận (01 tổ chức Phật giáo- Giáo hội Phật giáo Việt Nam), 01 tổ chức Công giáo (Hội đồng Giám mục Việt Nam), 01 tổ chức Tin lành (Hội thánh Tin lành Việt Nam- miền Bắc) Từ khi đổi mới đến nay có thêm 31 tổ chức được công nhận, như: 10 tổ chức Cao Đài, gồm: Hội thánh Cao Đài Tây Ninh, Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên, Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, Hội thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo, Hội thánh Truyền giáo Cao Đài, Hội thánh Cao Đài Chơn Lý, Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu, Hội thánh Cao Đài Chơn Lý, Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan, Hội thánh Cao Đài Việt Nam (Bình Đức); 09 tổ chức Tin lành, gồm: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội Cơ đốc Truyền giáo Việt Nam, Hội thánh Cơ đốc Phục Lâm Việt Nam, Hội thánh Bắp tít Việt Nam (Ân điển Nam phương), Hội thánh Bắp tít Việt Nam (Nam phương), Hội thánh Mennô-nai Việt Nam, Hội thánh Trưởng lóo Việt Nam, Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, Hội thánh Ngũ tuần Việt Nam; 03 tổ chức Hồi giáo (Ban Đại diện Hồi giáo TP Hồ Chí Minh, Ban Đại diện Hồi giáo tỉnh An Giang, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni tỉnh Ninh Thuận, 01 tổ chức Bà-la-môn,… Đến năm 2011, cả nước có tất cả 37 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Cùng với việc công nhận tư cách pháp nhân, các tổ chức tôn giáo xây dựng đường hướng hoạt động tiến bộ: gắn bó với dân tộc, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, ủng hộ, tham gia công cuộc đổi mới của đất nước Về việc mở trường đào tạo chức sắc Trước đổi mới chỉ có một số lớp của Phật giáo, Công giáo, từ khi đổi mới tới nay đó cú 11 trường đào tạo chức sắc trỡnh độ đại học Cụ thể: 04 Học viện của Phật giáo, gồm: Học Việt Phật 7 giáo Hà Nội, Học viện Phật giáo Huế, Học viện Phật giáo TP Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo Nam tông Khơ-me; 07 Đại chủng viện của Công giáo, gồm: Đại Chủng viện Thánh Giu-se Hà Nội, Đại Chủng viện Vinh ThanhNghệ An, Đại Chủng viện Huế, Thừa Thiên – Huế, Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang- Khỏnh Hũa, Đại Chủng viện Thánh Giu-se TP Hồ Chí Minh, Chủng viện Thánh Quí- Cần Thơ, Đại Chủng viện Thánh Giu-se Xuân LộcĐồng Nai; u01 của Tin lành Thỏnh Kinh thần học viện TP Hồ Chớ Minh Ngoài ra cũn 40 trường Cao đẳng và trung cấp Tổng số học viên đang học tại các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo khoảng gần 10.000 người Cũng từ khi đổi mới tới nay, có trên dưới 1.000 chức sắc các tôn giao đi tu học nước ngoài ở bậc thạc sỹ, tiến sỹ (riêng Phật giáo là 650 người) Về việc xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự Trước đổi mới hầu như không có hoạt động này, từ khi đổi mới đến nay, hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo (hơn 20.000 cơ sở bằng 80%) được sủa chữa, trong đó có đến 1/3 được trùng tu sửa chữa ở quy mô lớn, đồng thời có khoảng 2.000 cơ sở được xây mới Tính riêng hai năm 2010, 2011 cả nước có 500 cơ sở tôn giáo được xây mới, 600 cơ sở tôn giáo được trùng tu quy mô lớn Chỉ tính thời gian gần đây, trên căn bản nhu cầu về nơi thờ tự, chính quyền các địa phương đó cấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở tôn giáo Điển h ình như việc chính quyền TP Hà Nội cấp hơn 10ha xây dựng Học viện Phật giáo Hà Nội; chính quyền TP Đà Nẵng cấp 5.000 m2 xây dựng Trụ sở của Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, 10.000 m2 mở rộng Tòa Giám mục Đà Nẵng; chính quyền TP Cần Thơ cấp 11 ha xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, chính quyền Quảng Trị cấp thêm 15 ha mở rộng khuôn viên Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang; chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp 10 ha xây dựng Thiền viện Bạch Mã; chính quyền TP Hải Phòng cấp 10.000 m2 xây dựng nhà hưu dưỡng cho các linh mục, tu sỹ của Giáo phận Hải Phòng; chính 8 quyền tỉnh Ninh Bình cấp 15.000 m2 xây dựng Trung tâm mục vụ Giáo phận Phát Diệm,.v.v và v.v Về in ấn xuất bản Trước đổi mới gần như không có hoạt động xuất bản kinh sách tôn giáo, từ khi đổi mới, nhất là từ 1999- khi Nhà Xuất bản Tôn giáo thành lập đến nay có khoảng 4.000 đầu sách được xuất bản, với số lượng hàng chục triệu bản (riêng Kinh Thánh xuất bản gần 01 triệu bản) Hiện nay ở Việt Nam có 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động,… trong đó có những tờ báo, tạp chí có uy tín như: Văn hóa Phật giáo, Phật học, Khuông Việt, Giác Ngộ (của Giáo hội Phạt giáo Việt Nam), Hiệp Thông, Công Giáo và Dân Tộc (của Giáo hội Công giáo Việt Nam), Mục Vụ, Thông Công (của Tin lành), Cao Đài (của đạo Cao Đài), Hương Sen (Phật giáo Hũa Hảo),… Các hoạt động quốc tế của các tổ chức, các nhân tôn giáo đước tăng cường Ngoài các hoạt động quốc tế bình thường mang tính tổ chức hoặc giao lưu với các tổ chức tôn giáo quốc tế, các tôn giáo ở Việt Nam tham gia rất tích cực các hội nghị, các diễn đàn tôn giáo ở khu vực và quốc tế, như: đối thoại Liên tín ngưỡng Á - Âu (ASEM), đối thoại Liên tín ngưỡng khu vực châu Á Thái Bình Dương, hợp tác liên tín ngưỡng giữa các nước của Phong trào Không liên kết, đối thoại nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ, dối thoại nhân quyền Việt Nam - EU, các hợp tác liên tín ngưỡng do tổ chức Các tôn giáo vỡ Hũa bỡnh thực hiện,…Và từ sau đổi mới, 1990 đến nay, Việt Nam đã có quan hệ không chính thức với Vatican qua 18 lần hai bên gặp làm việc ở Roma hoặc Hà Nội, hai lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2007) và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2009) gặp Giáo hoàng Benedicto XVI, và gần đây, từ năm 2011, Chính phủ Việt Nam đồng ý đại diện Tòa thánh Vatican được vào Việt Nam trong mối quan hệ với Giáo hội Công giáo Việt Nam và Chính phủ Việt Nam,… 9 - Cùng với chuyển biến các hoạt động tôn giáo như nói trên, thời gian qua Nhà nước đã giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo phát sinh trong vùng dân tộc thiểu số Trong khoảng thời gian hơn hai chục năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân đạo Tin lành phát triển nhanh trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc (năm 1975 ở Tây Nguyên chỉ có hơn 50 ngàn người theo đạo Tin lành ở 200 buôn, đến nay tăng lên gần 500 ngàn người ở 18.000 buôn; năm 1986 xuất hiện một số người Hmông theo đạo Tin lành nay tăng lên đến 135 ngàn người theo ở gần 800 bản) Lẽ đương nhiên việc theo đạo là quyền của công dân, nhưng việc tăng nhanh số người theo đạo Tin lành đó gõy ra sự xung đột văn hóa giữa văn hóa tín ngưỡng tại chỗ với văn hóa, lối sống Tin lành làm mất ổn định xó hội, trong đó có việc những phần tử cực đoan lợi dụng gây mất ổn định chính trị ở một số nơi KẾT LUẬN Trong quá trình vận động cách mạng, cũng như trong quá trình quản lý đất nước điều hành xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có chính sách đúng đắn với tôn giáo qua các thời kỳ và giai đoạn của cách mạng trước đổi mới công chính sách đối với tôn giáo đó đạt được nhiều kết quả quan trọng, đồng bào các tôn giáo cùng với toàn dân làm nên những thắng lợi to lớn của dân tộc Tuy nhiên, do yêu cầu của cách mạng chống xâm lược, do nhận thức còn hạn chế, nên chính sách đối với tôn giáo có những lúc chưa thực hiện được đầy đủ Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã nhìn lại và đổi mới một cách căn bản đối với tôn giáo, từ quan điểm, nhận thức, đến chủ trương, chính sách, từ nội dung công tác đến tổ chức thực hiện và những vấn đề cần lưu ý Kết quả của chính sách tôn giáo thời kỳ đổi mới đó làm chuyển biến căn bản đời sống tôn giáo ở Việt Nam Điều đó góp phần vào sự phát 10 tiển và ổn định chính trị của đất nước thời đổi mới, góp phần vào công tác đối ngoại và đấu tranh ngoại giao trong điều kiện mở của và hội nhập TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bài giảng của PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân – Viện Ngiên cứu Tôn giáo, Tín ngưỡng– Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2 Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (http://dangcongsan.vn) 11 12 13 ... tơn giáo, tín ngưỡng; cụ thể giảng PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân Chính sách tơn giáo Đảng Nhà nước ta em lựa chọn nội dung ? ?Quan điểm, chủ trương, sách Đảng Nhà nước Tôn giáo kết thực sách, pháp luật. .. luật Tín ngưỡng, Tôn giáo Việt nam ” để làm thu hoạch NỘI DUNG I- NHỮNG QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TƠN GIÁO Về phương hướng Hoạt động tơn giáo công tác tôn giáo. .. hội tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo; Luật giáo dục giải việc tôn giáo tham gia hoạt đông giáo dục; Luật y tế giải việc tôn giáo tham gia hoạt động y tế II KẾT QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT