Khác biệt về chính trị,văn hóa, xã hội 11
a) Những yếu tố thuộc hệ thống chính sách thể chế pháp luật
Chế độ chính trị, thể chế pháp luật, hệ thống chính sách là những yếu tố hết sức quan trọng tác động vào nền kinh tế -xã hội nói chung, vào xã hội nông thôn nói riêng Những yếu tố này là những đảm bảo quan trọng để quá trình hội nhập, phát triển kinh tế thị trường Đặc biệt là ở xã hội nông thôn, nơi có số cư dân chiếm tới 90% số người nghèo của cả nước.Ở nước ta,bắt đầu từ sự nghiệp đổi mới, đến nay cơ bản thể chế chính trị của chúng ta là một thể chế chính trị tiến bộ Nhà nước của chúng ta là một nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân Đất nước được xây dựng trên cơ sở của một nền kinh tế đa thành phần, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.Về chính sách kinh tế, chúng ta coi trọng vị thế chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, song luôn có các chính sách đảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, mọi công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, công chức được làm những gì mà pháp luật cho phép, đảng viên được làm kinh tế tư nhân nhưng phải tuân theo luật pháp của Nhà nước, điều lệ của Đảng và các quy định của Trung ương "khuyến khích người lao động tăng thu nhập và làm giàu chính đáng, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả lao động; "khuyến khích làm giàu hợp pháp đối với xóa đói giảm nghèo Coi một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển.Tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã nêu rõ hệ mục tiêu của đổi mới là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và coi đây chính là đặc trưng tổng quát của CNXH Để đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, Đảng khuyến khích tất cả mọi người làm giàu theo pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền mạnh để thực hiện và bảo vệ quyền lực của nhân dân. b) Những yếu tố thuộc về vùng môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng có tác động đáng kể đến bất bình đẳng xã hội
Cơ cấu nghề nghiệp Ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập mức sống, qua đó dẫn đến bất bình đẳng, phân hoá xã hội Những vùng nông thôn chỉ phát triển thuần nông, độc canh cây lúa thường nghèo Những làng xã nào mà phát triển đa ngành, đa nghề hoặc chuyển đổi canh tác từ nông nghiệp sang phi nông hoặc nông –thương hỗn hợp thì dễ giàu Những làng xã có nhiều hộ gia đình phát triển làng nghề, kinh doanh tổng hợp, kết hợp nhiều nghề, nhiều lao động phi nông thì giàu Ngược lại nếu chỉ phát triển thuần nông rất khó giàu Điều này không chỉ được minh chứng ở các vùng kinh tế, địa lý khác nhau mà còn đúng ngay cả trong một vùng.
Yếu tố địa lý, môi trường-tự nhiên
Yếu tố địa lý, môi trường, tự nhiên là những điều kiện hết sức quan trọng dẫn đến phân hoá giầu nghèo, phân tầng xã hội Cư dân sống ở những nơi đất đai màu mỡ, thời tiết thuận hoà, thiên nhiên ưu đãi, giao lưu thuận tiện sẽ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, vươn tới cuộc sống no đủ, khá giả Ngược lại có những người dân sống ở những vùng đất có địa hình nhiều sườn dốc, thời tiết khắc nghiệt, nhiều giông bão, hạn hán, lũ quét Họ sinh sống, sản xuất hết sức khó khăn lại thường xuyên phải chống chọi với thiên tai, dịch bệnh Họ rất khó có được cuộc sống no đủ, khá giả
Gắn với yếu tố địa lý, điều kiện tự nhiên là cơ sở hạ tầng Những cư dân ở các vùng có cơ sở hạ tầng tốt, ven thị trấn, thị tứ, điều kiện giao thông thuận lợi, dịch vụ sản xuất, dịch vụ thương mại, dịch vụ sinh hoạt tốt sẽ có nhiều điều kiện để học hành, giao lưu học hỏi, phát triển nghề nghiệp Họ dễ vươn lên để có cuộc sống khá giả Ngược lại những cư dân sống ở những vùng cơ sở hạ tầng thấp kém, thường rơi vào nhóm xã hội nghèo.
Khác biệt về uy tín vị thế trong cơ cấu xã hội 13
a) Nguồn gốc xuất thân ( gia đình )
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống , có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Chỉ trong gia đình mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng , sâu đậm giữa vợ và chồng , cha mẹ và con cái , anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế Tuy nhiên , mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình , mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội , quan hệ với những người khác ngoài các thành viên trong gia đình Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội Không có cá nhân bên ngoài gia đình , cũng không thể có cá nhân bên ngoài xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội Ngược lại , gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Nhiều thông tin , hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng , đạo đức , lối sống , nhân cách , v.v Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họ trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình Có những vấn đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến cá nhân Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia đình Chính vì vậy , ở bất cứ xã hội nào , giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình b) Sở hữu của cải ( tài sản )
Do sự phát triển của công cụ lao động bằng kim loại vào cuối thời nguyên thủy, con người làm ra một lượng sản phẩm dư thừa.Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội phân hóa giàu nghèo là mối quan hệ bất bình đẳng Người giàu càng trở lên giàu có khi họ có dư thừa nhiều sản phẩm,hoặc chiếm đoạt được, những người yếu thế hơn- người nghèo phải lao động phục vụ cho người giàu.Trải qua nhiều thời kì thì sự phân hoá giàu nghèo ngày càng nhiều. c) Trình độ học vấn
Nhóm các nhân tố thuộc về cá nhân có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp qua lại với nhóm các nhân tố thuộc về xã hội Sự tách ra để phân tích riêng chỉ là tương đối và vì vậy, trong mỗi bước cũng như trong suốt quá trình phân tích, chúng ta luôn gắn kết và khôi phục chúng trong một chỉnh thể thống nhất hữu cơ với nhau Trình độ học vấn của một người nào đó càng cao thì triển vọng đi lên càng tốt và ngược lại nếu trình độ học vấn của một người nào càng thấp thì sự thăng tiến của người đó càng khó khăn Ở các nước phát triển, trình độ học vấn được coi như là "Tấm hộ chiếu" giúp người ta có chiếm lĩnh những công việc tốt, đưa lại thu nhập cao, theo đó là mức sống cao.
Thực tế chỉ ra rằng, những cá nhân có trình độ học vấn cao thì thường năng động hơn những cá nhân có học vấn thấp Nhờ có học vấn cao, người ta có thể nhận được những công việc có chuyên môn cao, họ có khả năng vươn lên đảm nhận những công việc có nội dung phong phú, phức tạp và đương nhiên theo đó là họ sẽ có thu nhập cao, mức sống cao Những người có học vấn thấp, rất khó đảm nhiệm được công việc phức tạp và buộc phải làm những công việc đơn giản, thường là vất vả, lam lũ xong thu nhập lại thấp, mức sống thấp Những cuộc khảo cứu xã hội học chỉ ra rằng, mặc dù một số con em của tầng lớp lao động có năng khiếu và trí thông minh không thua kém gì con em thuộc tầng lớp xã hội có địa vị cao song lại tỏ ra rất khó khăn trong việc nắm lấy những bằng cấp, học vị cao, điều này được giải thích theo hai yếu tố:
+ Hoàn cảnh cũng như điều kiện vật chất của những gia đình thuộc tầng lớp thấp không đảm bảo chu cấp cho việc học tập của con em họ.
+ Sự hạn chế về kiến thức và những giá trị văn hoá của các bậc phụ huynh trong những gia đình thuộc tầng lớp thấp đã ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đối với con cái họ. d) Uy tín trong xã hội
Ngoài những yếu tố trên còn phải kể đến một số yếu tố khác như vị thế xã hội (vốn tổ chức), quan hệ xã hội (vốn xã hội), tài sản, đất đai (vốn kinh tế,…)
- Vị thế xã hội (vốn tổ chức), bao gồm nơi làm việc và chức vụ đảm nhận Các nghiên cứu cho thấy những cá nhân làm việc trong các lĩnh vực có lợi thế nghề nghiệp sẽ có thu nhập cao hơn cùng những người tương tự như họ nhưng phải làm việc ở các nghề nghiệp khác.
- Quan hệ xã hội (được coi là vốn xã hội) là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình thăng tiến cũng như vươn lên làm giàu Rõ ràng rằng hộ gia đình giàu được trợ giúp nhiều hơn từ người thân Qua đó họ lại có thêm cơ hội để giàu thêm.Người nghèo thường ít mối quan hệ, tự ti, tự "đóng" mình, không mạnh dạn mở mang các mối quan hệ Do đó ít nhận được sự giúp đỡ "ra tấm", "ra miếng" để phát triển sản xuất, từ đây mà cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo sẽ tiếp tục đeo đẳng.