1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BIỆN PHÁP QUẢN lý CÔNG tác GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM lớp ở các TRƯỜNG THPT HUYỆN tân CHÂU, TỈNH tây NINH

129 478 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Tác giả Hà Nhật Thăng đã giới thiệurất cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường phổ thông, nộidung công tác chủ nhiệm và hướng dẫn thực hiện một số nội dung công tácchủ nhiệm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HUỲNH VĂN CHỚ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, năm 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HUỲNH VĂN CHỚ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hiền

Hà Nội, năm 2014

Trang 3

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Hiền

đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Gíáo dục và Đào tạo Tây Ninh, Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp ở 4 trường THPT và các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp dữ liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong nghiên cứu thực tế để làm luận văn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô

và các bạn quan tâm góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 7 năm 2014

Tác giả

Huỳnh Văn Chớ

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Dự kiến đóng góp của đề tài 4

9 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN

CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6

1.2 Lý luận về quản lý trường THPT 8

1.2.1 Quản lý 8

1.2.2 Quản lý giáo dục 11

1.2.3 Quản lý trường THPT 12

1.3 Lý luận về công tác GVCN lớp 16

1.3.1 Vị trí, vai trò GVCN lớp 16

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp 18

1.3.3 Nội dung công tác GVCN lớp 20

1.4 Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THPT 20

1.4.1 Khái niệm quản lý công tác chủ nhiệm lớp 20

1.4.2 Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp 21

1.4.3 Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp 22

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

của hiệu trưởng trường THPT 26

1.5.1 Yếu tố khách quan 26

1.5.2 Yếu tố chủ quan 28

Kết luận chương 1 30

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH 31

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 31

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Châu,

tỉnh Tây Ninh 31

2.1.2 Khái quát tình hình phát triển GD - ĐT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh 32

2.2 Thực trạng công tác GVCN lớp ở các trường THPT huyện Tân Châu,

tỉnh Tây Ninh 35

2.2.1 Về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ GVCN 35

2.2.2 Nhận thức và thái độ của CBQL và GV về tầm quan trọng

của công tác chủ nhiệm lớp 38

2.2.3 Nhận thức và thái độ của CBQL và GV về trò của GVCN lớp 39

2.2.4 Nhận thức và thái độ của CBQL và GV đối với nội dung công tác

chủ nhiệm lớp 41

2.2.5 Thực trạng thực hiện nội dung chủ nhiệm lớp của GVCN 43

2.3 Thực trạng quản lý công tác GVCN lớp của hiệu trưởng các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh 45

2.3.1 Việc xây dựng kế hoạch QL công tác chủ nhiệm lớp 46

2.3.2 Công tác tuyển chọn và bổ nhiệm GVCN lớp 47

2.3.3 Việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và nghiệp vụ công tác

chủ nhiệm lớp cho GVCN 48

2.3.4 Việc xây dựng mối quan hệ giữa GVCN lớp với các lực lượng giáo dục 49

2.3.5 Việc kiểm tra công tác chủ nhiệm 52

2.3.6 Công tác thi đua, khen thưởng 55

2.3.7 Hiệu quả các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp 57

2.4 Đánh giá thực trạng quản lý công tác GVCN lớp của hiệu trưởng

các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh 59

2.4.1 Ưu điểm, hạn chế 59

2.4.2 Nguyên nhân 60

Kết luận chương 2 62

Trang 7

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GVCN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG

THPT HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH 64

3.1 Các nguyên tắc khi xây dựng các biện pháp 64

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu GD phổ thông 64

3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa 64

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 65

3.1.4 Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 65

3.1.5 Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả 66

3.2 Các biện pháp QL công tác GVCN lớp 66

3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nghiệp vụ

cho GVCN lớp 66

3.2.2 Biện pháp 2: Lập kế hoạch công tác GVCN lớp 72

3.2.3 Biện pháp 3: Chú trọng công tác tuyển chọn và phân công

GVCN lớp một cách phù hợp 77

3.2.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa

GVCN lớp với các lực lượng GD để nâng cao hiệu quả công tác GVCN lớp 80

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của GVCN lớp 85

3.2.6 Biện pháp 6: Phát huy tác dụng công tác thi đua, khen thưởng đối với

GV làm công tác chủ nhiệm lớp 90

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 95

3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

QL công tác GVCN lớp ở các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh 97

3.4.1 Mục đích, phương pháp, đối tượng khảo nghiệm 97

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 97

Kết luận chương 3 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê độ tuổi CBQL các trường THPT 33

Bảng 2.2: Số lượng lớp và HS từ năm học 2011-2012 đến 2013-2014 34

Bảng 2.3: Số lượng và chất lượng GVCN năm học 2013-2014 35

Bảng 2.4: Cơ cấu giới tính, độ tuổi trung bình và thâm niên công tác

của GVCN năm học 2013-2014 37

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về vai trò của GVCN lớp 40

Bảng 2.6: Khảo sát ý kiến của CBQL và GV đối với nội dung công tác chủ nhiệm lớp41 Bảng 2.7: Khảo sát ý kiến của CBQL và GV đối với việc thực hiện

nội dung công tác chủ nhiệm lớp 44

Bảng 2.8: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch QL công tác chủ nhiệm 46

Bảng 2.9: Thực trạng về tổ chức bồi dưỡng GVCN 48

Bảng 2.10: Sự phối hợp của GVCN trường THPT với các lực lượng GD 49

Bảng 2.11: Số lần tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm 52

Bảng 2.12: Thời điểm tổ chức biểu dương, khen thưởng GVCN lớp 55

Bảng 2.13: Hiệu quả các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp 58

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp QL công tác GVCN lớp 98

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Nhận thức và thái độ của CBQL và GV về tầm quan trọng của công tác

chủ nhiệm lớp 39

Biểu đồ 2.2: Hình thức kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm 53

Biểu đồ 2.3: Hình thức khen thưởng GVCN lớp 56

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục học sinh ở nước ta nóichung và ở tỉnh Tây Ninh nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực và đạt đượcnhiều thành tích đáng kể Song vẫn còn tình trạng một bộ phận HS không tíchcực học tập, chưa ngoan, thậm chí sa sút về đạo đức, lối sống Một trongnhững nguyên nhân của tình trạng này là do HS chưa xác định được mục tiêuphấn đấu, chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn Đồng thời, sự lỏng lẻotrong việc QL nền nếp, kỷ cương trường học và những tác động tiêu cực từ xãhội, các yếu tố không muốn từ nền tảng gia đình cũng làm ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng giáo dục học sinh Ngoài ra, một nguyên nhân cơ bản dẫnđến tình trạng nêu trên là công tác GVCN ở các trường còn nhiều yếu kém

Công tác GVCN lớp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nền nếp,

kỷ cương trường học, góp phần vào việc GD toàn diện HS Tuy nhiên trongthời gian qua, công tác GVCN ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Châu,tỉnh Tây Ninh vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém như chưa được quan tâm đúng mức,công tác QL của hiệu trưởng chưa thật sự khoa học và năng lực đội ngũ GVCN cònnhiều hạn chế Trong khi đó, ngành GD - ĐT của Huyện vẫn chưa có đề tài nàonghiên cứu một cách đầy đủ về công tác này nên việc tìm ra các biện pháp QLcông tác GVCN phù hợp với thực trạng các trường THPT ở địa phương nhằmgóp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện HS huyện Tân Châu là vấn đềcấp thiết Vì vậy tôi lựa chọn vấn đề “Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh” làm

đề tài nghiên cứu cuối khóa học thạc sỹ QLGD

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng QL công tác GVCN lớp ở cáctrường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, từ đó đề xuất biện pháp QLcông tác GVCN lớp của hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDtoàn diện cho HS ở các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý công tác GVCN lớp ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý công tác GVCN lớp ở các trường THPT huyện TânChâu, tỉnh Tây Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Việc QL công tác GVCN lớp ở các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnhTây Ninh có những hạn chế nhất định Nếu đề xuất được các biện pháp QLcông tác GVCN phù hợp với các trường THPT trong Huyện và áp dụngchúng một cách đồng bộ, triệt để thì sẽ có thể nâng cao nhận thức, năng lực,nghiệp vụ cho đội ngũ GVCN, từ đó góp phần nâng cao chất lượng GD toàndiện cho HS ở các trường THPT huyện Tân Châu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của QL công tác GVCN lớp ở trường THPT.

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các biện pháp QL công tác GVCN lớp ở các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Trang 12

5.3 Đề xuất biện pháp QL công tác GVCN lớp ở các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

6.3 Phạm vi về thời gian

Số liệu tổng quan và khảo sát lấy từ năm học 2011-2012 đến năm học2013-2014

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Đọc và phân tích sách báo, tài liệu nghiên cứu, tạp chí liên quan tớinội dung nghiên cứu của đề tài

- Phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung về lý luận QLGD,thực tiễn GD,…

- Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành GD vềcông tác GVCN lớp

Trang 13

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các phiếu trưng cầu ý kiến vớimột hệ thống câu hỏi đã được biên soạn sẵn nhằm thu thập những thông tincần thiết về vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: Tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu thông tin

từ thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp và QL công tác GVCN lớp của hiệutrưởng các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

- Phương pháp chuyên gia: Liên hệ, gặp gỡ các thầy, cô giáo có nhiềukinh nghiệm về lĩnh vực đang nghiên cứu để trao đổi, nghe sự tư vấn, địnhhướng cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL và GV, đặc biệt là GVCN

về các vấn đề có liên quan đến công tác chủ nhiệm và quản lý công tác chủnhiệm ở trường THPT

7.3 Các phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê toán học

để xử lý và phân tích các số liệu từ các phiếu hỏi thu thập được nhằm kiểmchứng giả thuyết khoa học và xác định tính khả thi của đề tài

8 Dự kiến đóng góp của đề tài

- Đề tài phát hiện thực trạng công tác GVCN lớp và các biện pháp QLcông tác GVCN lớp đang sử dụng ở các trường THPT huyện Tân Châu, tỉnhTây Ninh

- Đề xuất được 06 biện pháp QL công tác GVCN lớp ở các trườngTHPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; đồng thời góp phần vào việc phổ biếnkinh nghiệm QL công tác GVCN lớp trong các trường THPT

9 Cấu trúc luận văn

Trang 14

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các bảng

biểu, danh mục chữ viết tắt và các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm

Trang 15

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Từ thế kỷ thứ XVI, nhà GD Tiệp Khắc (nay là cộng hoà Séc)J.A.Cômenxki (1592 - 1670) là người đầu tiên đưa ra hình thức tổ chức dạyhọc “lớp - bài” Theo đó, những HS có trình độ tương đương, lứa tuổi tươngđương, tâm sinh lý tương đồng được tập hợp lại thành một đơn vị lớp; chươngtrình dạy học được phân ra bao gồm nhiều môn học, mỗi môn học có số bàihọc nhất định, có thời gian mở đầu và kết thúc, năm học được chia ra thànhnhiều học kỳ Lý thuyết về tổ chức dạy học theo hình thức “lớp - bài” vẫn cònnguyên giá trị và được duy trì cho đến ngày nay

Để giúp hiệu trưởng QL lớp học một cách hiệu quả, đội ngũ GVCN bắtđầu hình thành Ở Việt Nam, người GVCN xuất hiện trong cuộc cải cách GDlần thứ nhất năm 1950 trong các nhà trường vùng tự do GVCN là người thaymặt hiệu trưởng QL hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp học, có vai trò đặcbiệt trong việc GD HS Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày càng đặt ranhững yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực đối con người, GVCN lại càng có

vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp GD nước nhà

Xuất phát từ tầm quan trọng của người GVCN, công tác chủ nhiệm và

QL công tác chủ nhiệm luôn được Ngành GD - ĐT và các nhà nghiên cứukhoa học quan tâm Các vấn đề về có liên quan đến công tác chủ nhiệm đượcnghiên cứu, bàn luận dưới nhiều góc độ khác nhau Tại Hội thảo công tácGVCN ở trường THPT do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở GD phối

Trang 16

nêu lên một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác chủ nhiệm, chẳng hạnnhư các tác giả: Hà Nhật Thăng có bài viết về “Một vài điểm mới trong côngtác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông”, Nguyễn Dục Quang đề cập về

“Phương hướng nâng cao năng lực GD cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ởtrường phổ thông”, Đặng Quốc Bảo bàn về “Giáo viên chủ nhiệm lớp ởtrường phổ thông - quan niệm và một số kiến giải”, Mạc Văn Trang nêu lên

“Sứ mệnh và vai trò của giáo viên chủ nhiệm”, Bên cạnh đó, nhiều CBQL

GD tham gia báo cáo tham luận về chỉ đạo, QL công tác chủ nhiệm ở các địaphương khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Lai Châu, Ninh Bình, Nghệ An,Bình Phước, Tiền Giang, Vĩnh Long, [6]

Một số công trình nghiên cứu về công tác chủ nhiệm đã thể hiện sựquan tâm sâu sắc của các nhà khoa học Tác giả Hà Nhật Thăng đã giới thiệurất cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường phổ thông, nộidung công tác chủ nhiệm và hướng dẫn thực hiện một số nội dung công tácchủ nhiệm lớp trong quyển sách “Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trườngphổ thông”, NXB Giáo dục, năm 1998 Tác giả Nguyễn Thị Bình chủ biênquyển “Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiệnnay”, NXB Đại học Sư phạm, năm 2011 Quyển sách đã giới thiệu rất cụ thể,chi tiết những vấn đề chung về GVCN lớp ở trường phổ thông và những nộidung cần quan tâm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay.Trong quyển “Lý luận giáo dục”, NXB Đại học Sư phạm, năm 2010, tác giảPhan Thanh Long (chủ biên) đã dành riêng một chương để trình bày về chứcnăng của người GVCN lớp, nhiệm vụ, nội dung công tác chủ nhiệm lớp, cácphương pháp tác động GD của người GVCN và những phẩm chất, năng lực

sư phạm của người GVCN lớp

Trong những năm gần đây, một số tác giả đã chọn nghiên cứu đề tàiluận văn thạc sĩ khoa học GD chuyên ngành QLGD về QL công tác GVCN

Trang 17

lớp ở trường THPT tại các địa phương khác nhau như: Trần Châu Hoàn(2010), “Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp

ở trường THPT huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng”; Nguyễn VănThành (2011), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủnhiệm lớp ở trường THPT huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”; Nguyễn VănChương (2012), “Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ởtrường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” Tuy nhiên, hiện nay trên địabàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh chưa có một tác giả nào nghiên cứu mộtcách đầy đủ, khoa học về đề tài QL công tác GVCN lớp ở cấp THPT Việcnghiên cứu tìm ra những biện pháp khả thi để QL công tác GVCN lớp ở cáctrường THPT huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sẽ góp phần nâng cao chấtlượng GD toàn diện HS trên địa bàn Huyện trong thời gian tới

1.2 Lý luận về quản lý trường THPT

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Khi xã hội loài người xuất hiện, các nhóm người bắt đầu hình thành đểthực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cánhân riêng lẻ, QL xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗlực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung

C Mác coi quản lý (quản lý xã hội) là chức năng được sinh ra từ tínhchất xã hội hoá lao động Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triểncủa xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua QL Ôngviết: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hànhtrên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà nhữnghoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức lànhững chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ

Trang 18

thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợpthành cơ thể sản xuất đó Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình,nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [18; tr.29]

Theo Từ điển Giáo dục học, QL là hoạt động hay tác động có địnhhướng, có chủ định của chủ thể QL đến khách thể QL trong một tổchức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổchức [14; tr.326]

Theo Trần Quốc Thành, dưới góc độ hành động, QL được hiểu là chỉhuy, điều khiển, điều hành Chủ thể QL điều khiển hoạt động của thuộc cấpbằng cách tổ chức họ lại, đưa họ vào guồng máy bằng các quy định và điềukhiển các đối tượng khác, có thể là các vật hữu sinh hoặc là các vật thể vôtri vô giác, nhằm để đạt được mục tiêu đã đề ra [29; tr.2]

Theo Nguyễn Ngọc Quang thì QL là tác động có mục đích, có kế hoạchcủa chủ thể QL đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thểQL) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến [25; tr.24]

Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là một trong những người đầutiên tiếp cận và nghiên cứu QL một cách khoa học và có hệ thống Ông chorằng: QL là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểurằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [19; tr.31]William Henry Koontz khẳng định rằng: QL là một hoạt động thiếtyếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt đượccác mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của QL là hình thành một môitrường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm vớithời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất [20; tr.31]

Các khái niệm trên tuy khác nhau nhưng có một số điểm chung trongquan niệm về QL Đó là hoạt động QL có sự tham gia của chủ thể QL và đối

Trang 19

tượng QL; QL luôn hướng đến việc đạt được một hoặc một tập hợp mụcđích cụ thể thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.

Từ việc phân tích, tổng hợp và khái quát các nhận định về QL trongcác khái niệm nêu trên có thể xác định: QL là sự tác động có ý thức của chủthể QL lên đối tượng QL thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức,lãnh đạo và kiểm tra điều chỉnh nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức

đã đề ra

1.2.1.2 Chức năng quản lý

Có nhiều cách phân chia chức năng QL nhưng nhiều người chorằng QL có bốn chức năng cơ bản, đó là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnhđạo và kiểm tra

* Chức năng lập kế hoạch:

Lập kế hoạch là quá trình chuẩn bị đối phó với những sự thay đổi vàtính không chắc chắn bằng việc trù liệu những cách thức hành động trongtương lai [18; tr.39]

Lập kế hoạch là bước khởi đầu và trọng yếu trong quá trình QL, là cơ

sở để thực hiện các chức năng của QL Nhà QL phải xác định các mục tiêucho bộ máy tổ chức, những công việc và biện pháp cần làm trong tương lainhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra

* Chức năng tổ chức:

Tổ chức là quá trình thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân

và bộ phận sao cho họ có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để đạtđược mục tiêu của tổ chức

Chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh của một tổ chức nếuviệc tiếp nhận, phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tiến hành một cáchhợp lý, khoa học Điều này phụ thuộc vào năng lực của nhà QL trong việc

Trang 20

sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức.

* Chức năng lãnh đạo hay chỉ đạo:

Lãnh đạo là khả năng tác động, thúc đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo ngườikhác để đạt được những mục tiêu đã đề ra [18; tr.47]

Nhà QL thực hiện chức năng chỉ đạo bằng cách làm cho thuộc cấp tựnguyện phục tùng mệnh lệnh, làm đúng kế hoạch và nhiệm vụ được phâncông; đồng thời cũng cần phải khơi dậy động lực, kích thích sự năng động,tính sáng tạo của con người trong công việc bằng các biện pháp cụ thể nhưđộng viên, khen thưởng và kể cả trách phạt

* Chức năng kiểm tra:

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của QL, không có kiểm tra làkhông có QL Nó cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc điều chỉnh, đổi mớicông tác QL ở các khâu trước đó như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo nhằmtừng bước nâng cao chất lượng hoạt động và QL hoạt động của tổ chức

Tóm lại, các chức năng của QL có mối quan hệ thống nhất, tác độngqua lại lẫn nhau và là tiền đề của nhau Ở giai đoạn này, chức năng này lànền tảng và là điểm tựa cho giai đoạn kia, chức năng kia Chúng vận động

và luân chuyển tạo nên một chu trình QL, giúp duy trì sự tồn tại và tạo nên

Ở cấp độ vĩ mô, QLGD được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể QL vào hệ thống GD quốc dân nhằm huy động và tổ

Trang 21

chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển

GD, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia [31; tr.5]

Theo Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân, QLGD được hiểu là những tácđộng tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quyluật) của chủ thể QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhấtđến các cơ sở GD là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quảmục tiêu phát triển GD, ĐT thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội [17; tr.10]

Ở cấp độ vi mô, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể QL vào hệ thống tổ chức GD của nhà trường nhằm điềukhiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng,đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình GD đạt được mục đích, mục tiêu đãxác định với hiệu quả cao nhất [31; tr.6]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý giáo dục thực chất là tácđộng đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học,giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệtđược những tính chất trường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa ViệtNam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượngmới” [25, tr32]

Đối với cấp độ vi mô, QLGD diễn ra trong phạm vi một cơ sở GD (mộtnhà trường) Vì thế, thuật ngữ “quản lý nhà trường” có thể xem là đồngnghĩa với QLGD ở tầm vi mô

1.2.3 Quản lý trường THPT

1.2.3.1 Khái niệm trường THPT

Theo Điều 26, Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, GD phổ thông baogồm: GD tiểu học, GD THCS và GD THPT Tương ứng với các cấp GD

Trang 22

phổ thông là trường tiểu học, THCS và THPT Trường THPT gồm 3 khốilớp: 10, 11 và 12, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cholứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt Sau khi tốtnghiệp hệ GD này, HS được nhận bằng Tốt nghiệp THPT (có giai đoạnđược gọi là Bằng Tú tài) Trường THPT được lập tại các địa phương trên cảnước, đứng đầu là Hiệu trưởng, được sự QL trực tiếp của Sở GD và ĐTtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trường hoạt động theo Điều lệtrường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ

GD và ĐT ban hành

Nhà trường là nơi được tổ chức và hoạt động theo một mục đích xácđịnh, với một nội dung giáo dục có chọn lọc, có hệ thống, với nhữngphương pháp giáo dục khoa học, với đội ngũ thầy giáo được đào tạo, đượctrang bị cả về kiến thức, năng lực chuyên môn và đạo đức Nhà trường còn

là nơi được trang bị những phương tiện, điều kiện ngày một hoàn thiện để

có khả năng đào tạo thế hệ trẻ liên tục trong một thời gian dài [18; tr.178]

Như vậy trường THPT là một cơ sở GD (nhà trường) trong hệ thốnggiáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục, Điều

lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học

1.2.3.2 Khái niệm quản lý nhà trường THPT

QL nhà trường, QL trường THPT là một hình thức QLGD ở tầm vi mô.Đối tượng QL của nhà trường bao gồm nhiều yếu tố như con người, các hoạtđộng GD và cơ sở vật chất, Song bản chất của QL nhà trường là QL conngười (GV và HS) Trong nhà trường, GV và HS là đối tượng QL, chịu sự tácđộng của chủ thể QL hay hiệu trưởng Ở một góc độ nào đó, họ cũng là chủthể QL như: tổ trưởng QL GV trong tổ chuyên môn; GV bộ môn QL HS mìnhgiảng dạy; GVCN QL HS lớp chủ nhiệm; ban cán sự lớp QL thành viên trong

Trang 23

tổ; các tổ, nhóm HS tự quản trong trường, lớp, Tất cả tham gia một cách chủđộng, tích cực vào hoạt động QL chung của nhà trường, biến nhà trường trởthành hệ tự QL.

Theo tác giả Trần Kiểm, QL nhà trường là QL hoạt động GD trong nhàtrường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đếncác hoạt động GD, đến con người (GV, cán bộ nhân viên và HS), đến cácnguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, ), đến các ảnh hưởng ngoàinhà trường một cách hợp quy luật (quy luật QL, quy Luật Giáo dục, QL tâm

lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội, ) nhằm đạt mục tiêu GD [17; tr.11]

Cũng có thể xem QL nhà trường (một cơ sở GD) là những tác động tựgiác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) củachủ thể QL nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể QL nhà trường (giáo viên,nhân viên và người học,…) nhằm đưa các hoạt động GD và dạy học của nhàtrường đạt tới mục tiêu GD [11; tr.20]

Như vậy, QL nhà trường, trong đó có QL trường THPT, có thể hiểu là

QL hoạt động GD của nhà giáo, hoạt động học tập và rèn luyện của ngườihọc, các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu GD

1.2.3.3 Mục đích quản lý nhà trường

Mục đích của QL nhà trường là nâng cao chất lượng GD và ĐT, đưanhà trường từ trạng thái hiện có tiến lên một trạng thái mới có chất lượng hơn.Mục đích cuối cùng của QLGD là tổ chức quá trình GD có hiệu quả để ĐTmột lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống vàphấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội

Mục đích của QLGD còn là xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồnlực GD, hướng các nguồn lực đó phục vụ cho việc tăng cường hệ thống GD

và chất lượng GD [23; tr.136]

Trang 24

1.2.3.4 Nguyên tắc quản lý nhà trường

Để đảm bảo sự thành công trong mọi hoạt động của nhà trường, côngtác QL phải thực hiện các nguyên tắc sau đây:

- Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộcông tác GD trong nhà trường về: chuyên môn, tư tưởng, chính trị, đạo đức,văn thể, lao động hướng nghiệp và GD quốc phòng,

- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo các công việccủa nhà trường Động viên và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các tập thể

GV, cán bộ công nhân viên cùng tham gia vào công tác QL nhà trường Pháthuy vai trò chủ động, tích cực của các lực lượng GD đối với sự nghiệp GD.Đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể sư phạm

- Nguyên tắc QL quan trọng nhất là QL theo chất lượng Mỗi trườnghọc phải có sứ mệnh, mục tiêu và chính sách chất lượng, công bố các tiêu chí,tiêu chuẩn chất lượng, phải phấn đấu để đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia

- Đảm bảo nguyên tắc tính khoa học trong trong hoạt động QL, đó là ápdụng kỹ thuật QL gồm bốn khâu: kế hoạch hóa, thực hiện, kiểm tra và điềuchỉnh Mỗi công việc cần mục tiêu cụ thể, được tổ chức thực hiện chu đáo, cókiểm tra uốn nắn, điều chỉnh kịp thời [23; tr.137]

1.2.3.5 Nội dung quản lý nhà trường

Nội dung QL trường học được hiểu là tất cả những hoạt động mà người

hiệu trưởng phải QL Trong quyển Những vấn đề cơ bản của khoa học

QLGD, tác giả Trần Kiểm chia hoạt động QLGD, đồng thời cũng là hoạt động

QL trường học, thành 5 nội dung có tính ước lệ như sau:

- Điều hành các hoạt động GD, bao gồm: hoạt động dạy và học, hoạtđộng lao động, hoạt động văn - thể - mỹ, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại

Trang 25

khóa, hoạt động GD diễn ra trong nhà trường, ngoài xã hội, ở gia đình, Cáchoạt động GD này mang tính chất chuyên môn, học thuật và tính GD.

- Điều hành các quan hệ như: quan hệ giữa người dạy và người học,quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ giữa các bộ phận QL cùng cấp,

- Điều hành các nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, )nhằm khai thác, huy động tiềm năng của các nguồn lực phục vụ một cách cóhiệu quả việc thực hiện mục tiêu GD theo yêu cầu của xã hội

- Điều hành các tác động khách quan đối với hệ thống GD và hệ thốngQLGD Đối với nhà QL ở bất kỳ cấp nào cũng đều phải xử lý mối quan hệgiữa GD và môi trường, tức là phải điều hành những tác động khách quan,biến chúng thành những nhân tố tích cực có lợi cho GD

- Điều hành công tác QL của bản thân chủ thể QL (hiệu trưởng) [17;tr.297]

1.3 Lý luận về công tác GVCN lớp

1.3.1 Vị trí, vai trò GVCN lớp

Sự thành công hay thất bại của một lớp học đều ảnh hưởng đến hoạtđộng chung của nhà trường Người GVCN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, từ đó góp phần xây dựng vàphát triển nhà trường Thuật ngữ “GVCN” được sử dụng thường xuyên trongcác trường học, đặc biệt là ở các cấp học tiểu học, THCS, THPT,

Quyển Sổ công tác GVCN trường tiểu học, THCS và THPT năm học2012-2013 nêu rằng: GVCN là người đại diện cho hiệu trưởng QL toàn diện

HS một lớp ở một trường phổ thông [27; tr.50]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, có thể coi GVCN là một nhà QL - nhà

QL không có dấu đỏ [6; tr.26]

Trang 26

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình, GVCN là thành viên của tập thể sưphạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhàtrường và cha mẹ HS QL và chịu trách nhiệm về chất lượng GD toàn diện HSlớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ởlớp chủ nhiệm.

Đối với tập thể HS và tập thể lớp, GVCN là nhà GD và là người lãnhđạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diệnmọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ tráchdựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi

HS trong lớp

Trong quan hệ với các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường,GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách HS và là cầunối giữa gia đình, nhà trường và xã hội [1; tr.7]

Từ những quan niệm nêu trên có thể hiểu GVCN là người:

- Chịu trách nhiệm QL, GD toàn diện HS một lớp

- Vạch ra kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các nội dung theo

kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện các nội dung GD đối với HS

- Có vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành, phát triển nhâncách HS và là cầu nối giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường

Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của người GVCN lớp,đầu mỗi năm học hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhàtrường để tuyển chọn, phân công một trong số GV giảng dạy của mỗi lớp đảmnhiệm công tác GVCN lớp đúng theo Điều lệ trường trung học Tuy nhiên,khi phân công GVCN, hiệu trưởng phải chú ý những yêu cầu cơ bản đối vớingười GVCN Đó là:

Trang 27

- Có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu, làm việc vớitinh thần trách nhiệm cao; có tình thương yêu và sức thuyết phục đối với HS.

- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; có đủ năng lực sưphạm như: nắm vững kiến thức cơ bản về tâm lý học, GD học; có khả năngxây dựng kế hoạch chủ nhiệm, bồi dưỡng ban cán sự lớp; có khả năng GD,định hướng sự phát triển nhân cách tốt đẹp cho HS; có khả năng nhận xét,đánh giá kết quả rèn luyện của HS; có khả năng phối hợp các lực lượng GDtrong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác GD HS

- Nên có điều kiện thuận lợi, đặc biệt là về thời gian và sức khỏe tốtnhằm giúp họ hoàn thành nhiệm vụ được giao

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp

- GVCN là người cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể HS

- GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng, ban giám hiệu, các tổ chức trongnhà trường, các GV bộ môn với tập thể HS lớp mình phụ trách

- GVCN có chức năng phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiệnmục tiêu GD ở lớp mình phụ trách [21; tr.203]

1.3.2.2 Nhiệm vụ của GVCN lớp

Nhiệm vụ của GVCN được quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý như:

Trang 28

- Công văn số 7092/BGDĐT-GDTrH, ngày 10/8/2006 của Bộ trưởng

Bộ GD và ĐT về việc hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và THPT nămhọc 2006-2007

- Điều 3 và Điều 4 của Quy định về chế độ làm việc đối với GV phổthông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21/10/2009của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT

- Điều 30 và Điều 31 của Điều lệ trường THCS, trường THPT vàtrường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT

Từ các văn bản pháp lý của Bộ GD và ĐT, có thể khái quát nhiệm vụcủa GVCN bao gồm:

- GVCN có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của GV bộ môntheo quy định tại Điều lệ trường trung học

- Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức

GD sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng HS và của cả lớp

- Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,phương pháp GD bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàncảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS

- Thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch đã xây dựng

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các GV bộmôn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, cácđoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và

GD HS của lớp mình chủ nhiệm

- Nhận xét, đánh giá xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học, đề nghịkhen thưởng và kỷ luật HS, đề nghị danh sách HS được lên lớp, danh sách HS

Trang 29

phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ởlại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ HS.

- Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động GD và rèn luyện

HS do nhà trường tổ chức

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

- Theo dõi tình hình tổ chức dạy và học tự chọn của lớp mình phụtrách; theo dõi kết quả học tập tự chọn của HS; tổng kết, xếp loại và ghi kếtquả học tập của HS theo quy định

1.3.3 Nội dung công tác GVCN lớp

- Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm

- Lập kế hoạch chủ nhiệm

- Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung GD toàn diện

- Liên kết với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để GDhọc sinh

- Đánh giá kết quả GD học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDDT,ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành Quy chếđánh giá xếp loại HS THCS và THPT

- Quản lý, giám sát việc ghi chép, bảo quản các loại hồ sơ của HS theoquy định của trường

1.4 Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THPT

1.4.1 Khái niệm quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nội dung QL của hiệutrưởng nhà trường QL công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động lập kế hoạch, tổ

Trang 30

chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp của nhà trườngnhằm nâng cao hiệu quả GD toàn diện HS

1.4.2 Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Quản lý đội ngũ GVCN và các hoạt động của GVCN là nội dung quantrọng trong QL công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

* Quản lý đội ngũ GVCN:

- Đội ngũ GVCN là một trong những nhân tố chủ đạo trong trong việc

GD toàn diện HS nên việc QL đội ngũ GVCN trong các trường học phải đượchiệu trưởng và CBQL GD quan tâm đúng mức

- Quản lý đội ngũ GVCN lớp bao gồm tuyển chọn, bổ nhiệm (hay phâncông), hướng dẫn, bồi dưỡng GVCN và đánh giá công tác chủ nhiệm Muốnlàm tốt công tác này, hiệu trưởng phải căn cứ vào biên chế lớp, đội ngũ GV

và tình hình thực tế của đơn vị để tuyển chọn, bổ nhiệm GV làm công tác chủnhiệm lớp Vào đầu năm học, nhà trường phải tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡngnghiệp vụ cho GVCN vì trong đơn vị không GV nào giống nhau về năng lực

và kinh nghiệm chủ nhiệm Việc bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp cần phải đượcthực hiện thường xuyên trong suốt năm học Định kỳ, hiệu trưởng phải tổchức đánh giá công tác chủ nhiệm của nhà trường, rút ra ưu điểm, hạn chế,nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoạtđộng QL công tác chủ nhiệm

* Quản lý các hoạt động của GVCN:

Để thực hiện nhiệm vụ GD toàn diện HS, GVCN phải tác động bằngnhiều biện pháp khác nhau đến đối tượng HS Mỗi biện pháp tác động đượcthực hiện qua các hoạt động của GVCN Để đảm bảo hiệu quả công tác chủnhiệm lớp, hiệu trưởng phải QL chặt chẽ các hoạt động của GVCN bao gồm:

- Việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của từng GVCN

Trang 31

- Việc các GVCN lớp tổ chức thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp đãđược hiệu trưởng phê duyệt.

- Việc các GVCN lớp chỉ đạo thực hiện cụ thể các nội dung GD toàndiện HS theo kế họach chủ nhiệm đã được hiệu trưởng phê duyệt

- Việc các GVCN lớp kiểm tra, nhận xét và đánh giá kết quả GD HSnhư thế nào (cả nội dung và các hình thức, biện pháp đánh giá HS)

Về mặt lý luận, hiệu trưởng quản lý công tác GVCN, nhưng tùy hoàncảnh, điều kiện tực tế ở mỗi nhà trường THPT mà hiệu trưởng có thể phâncông cho phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục đạo đức trực tiếp quản

lý công tác này Tuy nhiên, hiệu trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm trước cấptrên và xã hội trong quản lý công tác GVCN lớp

1.4.3 Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Theo Từ điển Tiếng Việt, biện pháp là cách làm, cách giải quyết mộtvấn đề cụ thể [24; tr.64]

Biện pháp QL có thể được xem là cách thức QL, giải quyết các vấn đề

ở một lĩnh vực nào đó nhằm để đạt được mục tiêu đã đề ra

Biện pháp QL công tác GVCN lớp có thể được hiểu là cách thức QL,giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác GVCN của hiệu trưởngnhằm nâng cao hiệu quả GD toàn diện HS

Hiệu quả của QL công tác chủ nhiệm phụ thuộc vào sự lựa chọn cácbiện pháp QL đúng và phù hợp Không có biện pháp QL nào áp dụngchung cho công tác chủ nhiệm ở tất cả các nhà trường vì bản thân các biệnpháp QL mang tính thực tiễn Cho nên khi xác định biện pháp QL công tácchủ nhiệm, hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường.Biện pháp càng sát với tình hình thực tiễn thì hiệu quả việc QL càng cao.Song, các biện pháp QL không phải tồn tại một cách riêng lẻ, rời rạc, mà

Trang 32

chúng mang tính hệ thống và luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Biệnpháp này là tiền đề, là cơ sở cho việc thực hiện biện pháp kia Các biệnpháp thúc đẩy, bổ sung cho nhau nhằm mang lại hiệu quả cho việc QLcông tác chủ nhiệm của nhà trường

Hiệu trưởng trường THPT QL công tác chủ nhiệm lớp bằng hệ thốngcác biện pháp sau:

* Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:

- Lập kế hoạch là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhấtcủa QL trường học bởi vì đây là bước xác định trước phải làm gì, làm như thếnào, làm khi nào và ai sẽ làm

- Kế hoạch công tác chủ nhiệm là một trong những kế hoạch quan trọngcủa nhà trường, góp phần định hướng và nâng cao chất lượng GD HS Khixây dựng kế hoạch, hiệu trưởng phải căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụtrọng tâm năm học của nhà trường; đồng thời, phải thực hiện bước phân tíchmôi trường GD (môi trường bên trong: tình hình HS, đội ngũ GV, điều kiệnthực tế của đơn vị, và môi trường bên ngoài như: tình hình địa phương, sựquan tâm của các tổ chức đoàn thể, phụ huynh HS đến công tác GD HS, ) đểthu thập thông tin cần thiết làm cơ sở đầu tiên cho việc đề ra mục tiêu trong

kế hoạch công tác

- Hiệu trưởng phải luôn ý thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việclập kế hoạch công tác chủ nhiệm Nó là nền tảng, là cơ sở định hướng chohoạt động QL công tác chủ nhiệm của nhà trường Ngoài ra, việc lập kế hoạchgiúp hiệu trưởng QL công tác chủ nhiệm một cách toàn diện, khoa học, cótrọng tâm và mang lại kết quả cao

Trang 33

* Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:

- Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là tiến trìnhchuyển các nội dung và biện pháp trong kế hoạch thành những hoạt động trênthực tế nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra một cách có hiệu quả

- Trong khi việc xây dựng kế hoạch là xác định một cách rõ ràng

“phải làm gì”, “làm như thế nào”, “làm khi nào” và “ai sẽ làm”, thì việc thựchiện nhắm vào tìm câu trả lời cho câu hỏi hỏi “Làm thế nào để biến các ýtưởng trong bản kế hoạch trở thành hiện thực?” Nghĩa là phải phân công,xác định các yếu tố có liên quan cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch càng cụthể, chi tiết càng tốt Điều này có tầm quan trọng đặc biệt trong khâu tổ chứcthực hiện kế hoạch, quyết định kế hoạch sẽ đạt được kết quả đến đâu so vớimục tiêu đề ra

- Khâu giám sát thực hiện công việc cũng đóng vai trò quan trọng trongviệc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm Việc giám sát giúp ngườihiệu trưởng thu thập những thông tin cần thiết điều chỉnh những vấn đề chưaphù hợp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh những sai sóttrong quá trình thực hiện kế hoạch Đồng thời, những thông tin này là căn cứ

để đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm cho hoạt động QL và công tác chủnhiệm của nhà trường

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:

- Chỉ đạo hay lãnh đạo thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp làbiện pháp làm cho đội ngũ GVCN làm việc một cách tự nguyện, đúng theotinh thần kế hoạch và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được phân công; giúpkhơi dậy động lực, kích thích sự năng động, tính sáng tạo của đội ngũGVCN bằng những biện pháp cụ thể

- Ở bước này, người hiệu trưởng phải truyền cảm hứng, khơi dậy động

Trang 34

lực, kích thích sự năng động, tính sáng tạo cho GVCN để họ biết như thếnào là tốt nhất và làm thế nào để thực hiện có hiệu quả kế hoạch của nhàtrường Lúc này chính người hiệu trưởng phải dùng mọi phương pháp đểGVCN thực thi tốt nhất những nội dung trong kế hoạch bởi vì những ýtưởng nêu trong kế hoạch chủ yếu là do GVCN thực hiện chứ không phảinhững thành viên khác trong nhà trường.

* Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:

- QL công tác GVCN của hiệu trưởng gồm nhiều nội dung, trong đó cónội dung kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Một kế hoạch dù được xây dựnghoàn hảo đến đâu, trong quá trình thực hiện vẫn có thể nảy sinh những vấn

đề cần giải quyết, vì thế người hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi vàkiểm tra việc thực hiện kế hoạch Nếu thực hiện tốt việc kiểm tra sẽ đảmbảo cho công tác GVCN nói riêng và tất cả các mảng hoạt động của nhàtrường nói chung đạt được mục tiêu với hiệu quả cao

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm cần phải đượclàm một cách thường xuyên, số lần và nội dung kiểm tra phải được phân bốhợp lý Khi kiểm tra, CBQL nhà trường phải dựa vào các tiêu chuẩn đãđược xây dựng trước đó để kiểm tra, không nên thực hiện theo cảm tính và ýmuốn chủ quan của người kiểm tra Công tác kiểm tra bao gồm: đánh giátình hình thực hiện kế hoạch và điều chỉnh, sửa đổi những sai lệch tronghoạt động của GVCN

* Ngoài ra, một biện pháp quan trọng giúp hiệu trưởng nâng cao hiệu quả QL công tác chủ nhiệm lớp, đó là quản lý bằng hình thức thi đua, khen thưởng.

- Có nhiều hình thức động viên, khích lệ GV làm việc tốt hơn Biểudương, khen thưởng là một trong những biện pháp tạo động lực thúc đẩy đội

Trang 35

ngũ GVCN làm việc một cách tận tụy, có tinh thần trách nhiệm Đây xemnhư là sự xác nhận và đánh giá cao công sức đóng góp của GVCN trongviệc thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường

- Tuy nhiên, việc biểu dương, khen thưởng phải hết sức thận trọng và

có nghệ thuật; biểu dương, khen thưởng phải đúng người, đúng việc và đúnglúc Nếu thực hiện biện pháp động viên khích lệ này không hợp lý thì nó sẽkhông mang lại hiệu quả, thậm chí có thể phản tác dụng

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THPT

1.5.1 Yếu tố khách quan

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:

Mỗi vùng miền, mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xãhội hoàn toàn khác nhau Các đặc điểm về vị trí địa lý, diện tích, địa hình,

và các đặc điểm về dân cư (số dân, dân tộc, mật độ dân số, trình độ laođộng), cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đều có sự tác động đến côngtác GVCN lớp Điều kiện kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi hay khókhăn ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả thực hiện các nội dung công tác chủnhiệm của người GV Cho nên việc quản lý công tác GVCN lớp của hiệutrưởng cũng chịu sự ảnh hưởng nhất định bởi yếu tố này Nếu nắm vững cácđặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương sẽ giúp quản

lý công tác GVCN lớp hiệu quả hơn

* Bối cảnh lịch sử - xã hội:

- Sự bùng nổ của việc sử dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực đã tácđộng không nhỏ đến công tác QL Chính sự phát triển vượt bậc của khoahọc kỹ thuật và công nghệ đã hỗ trợ đắc lực cho việc QL nhà trường nóichung và QL công tác GVCN nói riêng Hiện nay nhiều trường THPT đã sử

Trang 36

dụng các phần mềm QL các nguồn lực như quản lý học sinh, giáo viên, tàichính, cơ sở vật chất, Điều này đã góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả

QL trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tácGVCN lớp

- Bên cạnh đó, sự hội nhập với quốc tế của đất nước có sự ảnh hưởngnhất định đến công tác QL ở các trường THPT Sự giao lưu với các nền vănhóa trong thời kỳ mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL đổi mới

tư duy trong QLGD, nâng cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và bắt kịp sự phát triển từng ngàycủa thế giới Hội nhập mang lại các điều kiện hỗ trợ nâng cao chất lượng QLtrường học, bao gồm cả trong QL công tác GVCN lớp ở trường THPT như:tài liệu, phương tiện, kinh nghiệm QL từ các nền giáo dục quốc tế, các môhình QL mới, tiên tiến, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước ta Tuynhiên, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hộinhập quốc tế và các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường xã hội cũng tạo ranhững ảnh hưởng không mong muốn đến việc QL công tác GVCN lớp KhiCBQL học tập kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc, không có sựchọn lọc và không làm tốt công tác định hướng thông tin, dư luận sẽ rất dễdẫn tới đi chệch hướng so với mục tiêu GD ĐT con người Việt Nam

* Cơ chế chính sách:

- Quyền hạn, trách nhiệm của hiệu trưởng đã được quy định rõ trongcác văn bản pháp lý; tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn phổbiến tình trạng hiệu trưởng trường THPT chưa thể sử dụng hết quyền hạncủa mình trong việc thực thi nhiệm vụ, mà trước hết là việc phân quyền tựchủ tuyển dụng GV Chỉ khi hiệu trưởng thực sự chủ động trong việc tuyểndụng GV thì nhà trường mới có điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng độingũ GV Từ đó, nhà trường sẽ quy hoạch, đào tạo và tuyển chọn những GV

Trang 37

giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để đảm nhận nhiệm vụ GVCN lớp,bởi vì GVCN lớp là người đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần nângcao chất lượng GD toàn diện HS của nhà trường Thêm vào đó, chính sáchthu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ đối với GV nói chung và đặc biệt là GVCNgiỏi nói tiêng ở nhiều địa phương chưa được quan tâm thỏa đáng đã ảnhhưởng đến chất lượng đội ngũ GV đứng lớp và GVCN ở các trường THPT.

- Quy định về chế độ đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp cũng ảnhhưởng đến QL công tác GVCN Đối với nhiều GV, số tiết tiêu chuẩn để làmcông tác GVCN theo quy định hiện hành và thi đua - khen thưởng chưa thật

sự đủ sức tạo động lực thúc đẩy người GV đầu tư đúng mức cho công tác

Vì thế, việc QL công tác GVCN lớp của hiệu trưởng ở các trường THPTcũng gặp khó khăn

* Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp:

Cơ cấu về số lượng, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, kinh nghiệm và trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệmkhông đồng đều dẫn tới việc tổ chức thực hiện các nội dung công tácGVCN, gây ảnh hưởng đến hoạt động QL công tác GVCN lớp của ngườihiệu trưởng

1.5.2 Yếu tố chủ quan

* Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục:

Để nâng cao chất lượng GD toàn diện HS, hiệu trưởng cần có nhậnthức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác GVCN lớp ở trườngTHPT, từ đó có quan điểm chỉ đạo tập trung, ưu tiên cho công tác GVCNlớp Nhận thức đúng đắn của đội ngũ CBQL đối với công tác GVCN là yếu

tố đầu tiên dẫn đường cho hoạt động QL công tác GVCN một cách hiệuquả Cho nên, có thể nói rằng nhận thức của người hiệu trưởng có ảnh

Trang 38

hưởng đến QL công tác GVCN lớp ở trường THPT.

* Phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống người của người hiệu trưởng

có ảnh hưởng nhất định đến việc QL công tác GVCN ở trường THPT.Khi người hiệu trưởng hội tụ đủ các phẩm chất cần thiết của một nhà QLthì họ sẽ đáp ứng được các yêu cầu trong công tác QL về mọi mặt trongnhà trường

- Quản lý là hoạt động mang tính khoa học, nên người hiệu trưởngphải nắm vững các quy luật có liên quan đến quá trình QL hoạt động củanhà trường, hay nói khác hơn là nắm vững hệ thống lý luận về QL, QLnhà trường và QL công tác GVCN lớp Hiệu trưởng phải được trang bịđầy đủ kiến thức về khoa học QL và có khả năng vận dụng chúng trongquá trình QL để biến mục tiêu của về công tác GVCN của nhà trường trởthành hiện thực

- Ngoài ra, kinh nghiệm của hiệu trưởng cũng ảnh hưởng đến QL côngtác GVCN lớp

* Uy tín của người hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm QL tất cả các mặthoạt động của nhà trường Việc thực hiện mục tiêu và sứ mệnh của nhàtrường có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn người hiệu trưởng.Nếu hiệu trưởng có uy tín, sự tín nhiệm cao đối với phụ huynh HS và độingũ GV thì việc thực hiện các chức năng QL công tác GVCN lớp ở đơn vịmình sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn

Trang 39

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản

về các vấn đề QL, QLGD, QL trường THPT, quản lý công tác GVCN lớp;

đã khẳng định được QL trường THPT là quản lý giáo dục ở tầm vi mô; đãxác định được quản lý công tác chủ nhiệm lớp là một trong các nhiệm vụquan trọng của quản lý trường học nói chung, trường THPT nói riêng; đãkhái quát được các nội dung và biện pháp quản lý công tác GVCN lớp củahiệu trưởng trường THPT Trong luận văn này, tác giả đề cập đến các biệnpháp quản lý công tác GVCN lớp của hiệu trưởng trường THPT theo tiếpcận các chức năng quản lý; đồng thời đã nêu được các yếu tố chủ quan vàkhách quan ảnh hưởng đến việc quản lý công tác GVCN lớp của hiệutrưởng các trường THPT

Những kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 1 sẽ là nền tảng lý thuyếtcho việc điều tra, phân tích thực trạng ở chương 2 và đề xuất các biện pháp

QL công tác GVCN lớp ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Châu,tỉnh Tây Ninh ở chương 3 tiếp theo

Trang 40

Chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH 2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Huyện Tân Châu được thành lập vào năm 1989, là một huyện phía bắccủa tỉnh Tây Ninh, gồm 12 xã, thị trấn, có diện tích lớn nhất tỉnh Tây Ninh,1.101,067 km² (chiếm khoảng 1/4 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh) Phía tâygiáp huyện Tân Biên, phía nam giáp huyện Dương Minh Châu và thành phốTây Ninh, phía đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước và phía bắc giáp đấtnước Campuchia Huyện nằm trên tỉnh lộ 785, có sông Sài Gòn chạy dọc theophía đông

Kinh tế của Huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp Các loại cây đượctrồng phổ biến ở Tân Châu là cao su, mía, khoai mì và mãng cầu Đây là cácloại cây chủ lực giúp phát triển kinh tế của Huyện Đời sống của người dântừng bước được cải thiện trong thời gian qua; tuy nhiên kinh tế đại bộ phậnngười dân vẫn còn nhiều khó khăn, mức sống thấp

Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Huyện khá ổn định, thu hút nhiềungười dân từ các tỉnh đến làm ăn, sinh sống Huyện có tổng số dân là 24.702người; có 15 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ94,14%, Khơme 1,82%, Hoa 0,19% và các dân tộc khác 3,85% Hiện nay, có

15 tôn giáo được nhà nước công nhận hoạt động hợp pháp trên toàn Huyện

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, 2013).

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w