Góp phần phát triển đô thị, ổn định xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp (Trang 26)

Bên cạnh những thành công về kinh tế, các khu công nghiệp còn tham gia, đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống xã hội. Với việc thiết lập mô hình khu công nghiệp, đô thị đã góp phần hình thành các khu đô thị mới gắn với phát triển

http://svnckh.com.vn 27

cụm công nghiệp, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới. Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, văn hoá, thể thao… góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội.

1.3.3. Mối quan hệ giữa đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với phát triển cụm công nghiệp

1.3.3.1. Thu hút FDI, hút công nghệ do phát triển cụm công nghiệp nghiệp

Phát triển cụm công nghiệp là một trong những nhân tố thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài - nguồn vốn đặc biệt quan trọng với nền kinh tế các nước đang phát triển. Trong quá trình tìm kiếm địa chỉ đầu tư, các nhà đầu tư luôn cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và lợi ích thu được.

Với sự phát triển của cụm công nghiệp, đã có nhiều lợi thế nổi bật, tạo ra sức hút lớn với một số lượng lớn các nhà đầu tư trong, ngoài nước bỏ vốn đầu tư và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các nhân tố thuận lợi khiến nhà đầu tư quyết định đầu tư vào cụm công nghiệp bao gồm: nguồn lao động, cơ sở vật chất, chính sách, dịch vụ hỗ trợ.

- Về nguồn lao động, có thể thấy tại các nước đang phát triển tình trạng dư thừa lao động khá phổ biến, từ đó kéo theo giá nhân công rất rẻ, như vậy, nhà đầu tư có thể lợi dụng điểm này, để tận dụng nhân công giá rẻ, giảm bớt chi phí từ đó có được phần lợi nhuận lớn hơn.

- Các nước đang phát triển với nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá rẻ cũng là lí do thu hút các nhà đầu tư. Đầu tư vào cụm công nghiệp với lợi thế nằm gần các nguồn nguyên liệu, có vị trí địa lý thuận lợi, gần các bến cảng, sân bay… giúp nhà đầu tư vừa tiết kiệm chi phí nguyên liệu, vừa tiết

http://svnckh.com.vn 28

kiệm chi phí vận chuyển, đi lại, đồng thời hoạt động sản xuất cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, cụm công nghiệp còn được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, không đòi hỏi tốn nhiều công sức cho việc xây dựng nhà xưởng, các yếu tố trên khiến lựa chọn của nhà đầu tư dễ dàng hơn, đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cho hoạt động đầu tư kinh doanh.

- Khung chính sách của các cụm công nghiệp khá thông thoáng, đầy đủ, minh bạch và có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư: sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, tài chính và về thủ tục hành chính.

- Dịch vụ hỗ trợ trong cụm công nghiệp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn: sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về giá cả, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ cũng như tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp. Việc này, không những đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn tạo ra một hệ thống đồng nhất với hiệu quả quản lý cao hơn và khả năng thích ứng với thay đổi của thị trường nhanh hơn.

Có thể thấy rõ ràng, các yếu tố của cụm công nghiệp là môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển cụm công nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn sẽ là biện pháp để thu hút FDI, bổ sung vào tổng nguồn vốn phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội.

1.3.3.2. Nhà đầu tƣ tham gia cụm công nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh

Việc tham gia vào cụm công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất. Họ có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, có được các hỗ trợ tốt hơn do mức độ tập trung quy mô của một lĩnh vực, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ phía chính phủ và thụ hưởng các dịch vụ công do hiệu quả tập trung của nhu cầu.

http://svnckh.com.vn 29

Việc hình thành các cụm công nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và cải tiến. Ngoài việc thúc ép các doanh nghiệp phải gia tăng năng suất, sức ép cạnh tranh trong các cụm buộc họ phải cải tiến liên tục. Sức ép cạnh tranh do các khách hàng muốn có sự lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn trong cụm cũng làm cho các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến.

http://svnckh.com.vn 30

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC

2.1. Thực trạng phát triển công nghiệp ô tô và thu hút FDI tại Việt Nam

2.1.1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam Nam

2.1.1.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất thế giới, khoảng 8%/ năm, đang là thị trường ô tô nóng bỏng nhất nhì thế giới, điều này đã được khẳng định rất rõ qua các số liệu thống kê về mua bán và sử dụng ô tô.

Hoà nhịp cùng sự phát triển chung của ngành công nghiệp ô tô châu Á, Việt Nam cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển. Quá trình đó có thể chia thành các thời kỳ sau:

- Giai đoạn 1 (Từ trước năm 1945): chủ yếu là các hãng xe của Pháp như Renault, Peugeot, Citroen. Xe được nhập từ Pháp bán thông qua các gara vừa để trưng bày, vừa để bán, sửa chữa và bảo hành sản phẩm.

- Giai đoạn 2 (từ năm 1954 - 1975): chuyển đổi các nhà máy cơ khí trong quân đội sang làm nhiệm vụ sản xuất một số phụ tùng thay thế cho xe của Trung Quốc và Liên Xô viện trợ, có thể kể đến các Nhà máy ô tô 1/5, Nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo vv.,.

- Giai đoạn 3 (từ năm 1975 - 1991): giai đoạn này tính bao cấp của các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô không còn nữa, máy móc chế tạo đã quá lạc hậu và cũ nát vì vậy một loạt các nhà máy cơ khí phải chuyển sang sản xuất các mặt

http://svnckh.com.vn 31

hàng thông dụng hơn, ngành công nghiệp ô tô hầu như không còn vai trò trong khi đó nhu cầu ngày càng phát triển do đòi hỏi khách quan của nền kinh tế.

- Giai đoạn 4 (Từ 1991 đến nay): đứng trước yêu cầu đòi hỏi của thị trường ô tô Việt Nam, nhà nước ta đã xem xét lại cách tổ chức xây dựng và phát triển nền công nghiệp ô tô Việt Nam. Chúng ta thiếu vốn, thị trường nhỏ hẹp song nhu cầu đòi hỏi rất nhiều loại xe, tự thân vận động là rất khó. Vì vậy, chính phủ đã quyết định lựa chọn hình thức: kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng hình thức liên doanh cho ngành công nghiệp này. Cho đến nay, chính phủ đã chính thức cấp giấy phép cho 14 liên doanh ô tô nhưng hiện nay chỉ có 11 liên doanh cho ra sản phẩm, 2 liên doanh đang tiến hành xây dựng nhà máy và chuyển giao công nghệ và 1 liên doanh bị giải thể. Các hãng xe này có công suất thiết kế tổng cộng lên tới gần 163.000 xe/ năm. Sản phẩm chủ yếu của các liên doanh này là xe du lịch 4 - 7 chỗ, xe van, xe minibus, xe bus, xe tải thông dụng từ 1,2 đến 7,5 tấn.

11 liên doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang sản xuất lắp ráp ô tô đó là:

- Công ty ô tô Mekong.

- Xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô Hòa Bình (VMC). - Công ty ô tô Việt Nam Daewoo (Vidamco).

- Công ty liên doanh ô tô Vinastar.

- Công ty liên doanh Mercedes - Benz Việt Nam. - Visuco

- Công ty liên doanh Vietindo Daihatsu. - Công ty Toyota Việt Nam.

- Công ty TNHH Ford Việt Nam.

http://svnckh.com.vn 32

2.1.1.2. Một số chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam Nam

- Chính sách thuế quan

+ Áp đặt mức thuế cao đối với xe nhập khẩu và hạn chế tối đa nhập khẩu miễn thuế. Hàng rào thuế quan và phi thuế này thời gian qua đã được phát huy hết hiệu quả để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước còn non trẻ.

+ Tỷ lệ bảo hộ áp dụng cho nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU) và linh kiện lắp ráp dạng CKD như sau (xem bảng 3):

Bảng 2.1. Biểu thuế và tỷ lệ bảo hộ theo mức độ hoàn chỉnh của xe Mức độ hoàn chỉnh (

từ cao xuống thấp)

Thuế nhập khẩu

VAT Thuế tiêu thụ đặc biệt Tỷ lệ bảo hộ 1/1998-12/2008 Xe nguyên chiếc (CBU) 60 % 150% 210% Linh kiện lắp ráp dạng CKD2 55% 30-50% 55-155% 1/2009-nay Xe nguyên chiếc CBU, xe du lịch 5 chố 100% CIF 10% (hay 20% CIF) 100% (hay 220% CIF) 340% Linh kiện lắp ráp dạng CKD2, xe du lịch 20% CIF 10% (hay 12% CIF) 5% (hay 6.6% CIF) 38.6% CIF

Nguồn : Bộ Kế hoạch và đầu tư-2009

Bảng trên cho thấy, tỷ lệ bảo hộ của chính phủ Việt Nam đối với xe nguyên chiếc nhập khẩu là rất cao - đây được coi là tỷ lệ bảo hộ tuyệt đối. Việc áp dụng đánh cả thuế nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt làm cho giá bán xe nhập khẩu cao hơn so với giá bán xe lắp ráp trong nước rất nhiều. Hơn nữa, các thủ tục để được cấp phép mua xe nhập khẩu rất phiền hà, gây không ít khó

http://svnckh.com.vn 33

khăn cho các tổ chức muốn mua xe nhập. Đây cũng chính là một biện pháp phi thuế quan rất hiệu quả.

Tuy nhiên, việc bảo hộ quá cao này đã làm đội giá xe ô tô mới nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn 289% so với ở Mỹ và giá xe ô tô sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam cao hơn 163% so với giá xe sản xuất lắp ráp ở Mỹ. Đây chính là sự thiệt thòi lớn mà người tiêu dùng Việt Nam đang phải gánh chịu.

Chỉ khi các doanh nghiệp lắp ráp ô tô đạt được tỉ lệ nội địa hoá cao, Việt Nam mới có thể có được một ngành công nghiệp ô tô theo đúng nghĩa đồng thời lợi ích của người tiêu dùng mới được đảm bảo, như vậy, khi ngành công nghiệp này chưa đủ lớn thì chính sách thuế bảo hộ cao vẫn còn phải được áp dụng để phát huy những tác dụng cần thiết.

Thực tế cho thấy kết quả sau hơn 10 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa cho ra những chủng loại xe hiệu quả thực sự phù hợp với môi trường và hoàn cảnh của riêng Việt Nam.

- Chính sách nội địa hoá

Chính sách nội địa hoá đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam kém mạnh dạn hơn so với ở các nước ASEAN như Thái Lan, Malayxia và Philippine. Đối với iai đoạn hoàn thiện xe, chính sách hiện nay của Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất ô tô phải tiến hành nội địa hoá 5% vào năm thứ 5 và 30% vào năm thứ 10. Trong khi, Thái Lan yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá phải đạt 60% vào năm thứ năm. Phải chăng đây chính là một trong những lý do chính gây nên tình trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển chậm chạp hơn so với các nước trong khu vực.

Mục đích của chính sách nội địa hoá hiện nay là nhằm khuyến khích thành lập các cơ sở cung cấp linh kiện phụ tùng trong nước.

http://svnckh.com.vn 34

Tuy nhiên, các chính sách của Nhà nước thời gian qua chưa đồng bộ và thiếu ổn định, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành. Nhiều chính sách còn mang tính nhất thời và chưa tính đến lợi ích lâu dài của ngành.

- Một số chính sách khác:

Ngoài các chính sách trên, chính phủ luôn quan tâm đến ngành công nghiệp ô tô và có những chính sách ưu đãi đặc biệt khác tạo điều kiện thuận lợi và lôi cuốn nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Với các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài, ưu đãi các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện nhiều hơn ưu đãi các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, chính phủ đang tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành công nghiệp này.

2.1.2.Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

2.1.2.1. Tình hình đầu tƣ FDI vào Việt Nam

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan trong thu hút luồng vốn FDI. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/6/2010, vốn thực hiện 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. So với dự kiến giải ngân từ đầu năm thì tiến độ giải ngân này là phù hợp.

Trong 6 tháng đầu 2010, có 121dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 525triệu USD,bằng 10,7% so với cùng kỳ năm 2009.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 6 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đăng ký đầu tƣ vào Việt Nam 8,43 tỷ USD, bằng 80,9% so với cùng kỳ 2009.

- Theo hình thức đầu tƣ: hình thức liên doanh, có 71 dự án mới với tổng vốn đăng kí 1,305.8 triệu USD; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 2 dự án với tổng vốn đăng kí 87,5 triệu USD, cụ thể qua biểu đồ 1 sau.

http://svnckh.com.vn 35

Biểu đồ 2.1. FDI theo hình thức đầu tƣ tính tới 15/12/2009

77.7 62.6 61.2 18.4 30.9 27.6 2 2.8 7.8 1.8 3.7 3.3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

số dự án tổng vốn đầu tư đăng kí ( USD)

Vốn thực hiện (USD)

100% vốn nước ngoài Liên doanh hợp đồng hợp tác KD Các hình thức khác

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và đàu tƣ, Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (2009), Đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2009, http://fia.mpi.gov.vn.

- Đối tác đầu tƣ

Trong 6 tháng đầu 2010, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2tỷ USD chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,77 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,22 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn nhất. Tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, cụ thể được thể hiện ở biểu đồ 2 sau.

http://svnckh.com.vn 36

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn đầu tƣ theo vùng lãnh thổ tính đến 15/12/2009

62.6 24.8 12.6 47.8 18 34.2 52.1 20.8 27.1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Số dự án Tổng vốn đăng kí Tổng vốn thực hiện

Vùng KTTĐ phía Nam Vùng KTTĐ phía Bắc Các địa bàn còn lại

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và đàu tƣ, Cục đầu tƣ nƣớc ngoài (2009), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2009, http://fia.mpi.gov.vn.

2.1.2.2. Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Nam

Đối ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đến hết năm 2006, đã có 17 doanh nghiệp FDI được ấp giấy phép đầu tư, trong đó có 12 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng 1 tỷ USD, tổng năng lực sản xuất đạt khoảng 150.000 xe/năm. Tính đến năm 2006, các doanh nghiệp này đã bán được 270.000 chiếc ô tô, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 1,5 tỷ USD. Đến hết

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)