Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp (Trang 42 - 44)

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây - bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).

Phía tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang Phía đông bắc giáp tỉnh Thái Nguyên Phía đông nam giáp Thủ đô Hà Nội Phía nam giáp tỉnh Hà Tây

Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ

Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Việt Nam với dân số 1,020 triệu người, diện tích hơn 1.231 km2. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm:: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Sông Lô. trong đó thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, cách trung

http://svnckh.com.vn 43

tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25km, cách Cảng biển: Cái Lân -Tỉnh Quảng Ninh, cảng Hải Phòng- Thành phố Hải Phòng khoảng 150 km.

Với vị trí địa lí và thủy văn thuận lợi, hệ thống giao thông của Vĩnh Phúc phát triển khá sớm. Ngay từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhằm mục đích khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh và các vùng lân cận, thực dân Pháp đã triển khai xây dựng hệ thống giao thông vận tải bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Hiện nay, quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang chạy qua địa phận Vĩnh Phúc với trên 50 km, song song với đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc. Quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ 2C từ Vĩnh Yên qua Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô đi Tuyên Quang. Đây là những tuyến đường bộ mang tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc. Bên cạnh đó, các đường nối từ vùng đồng bằng lên miền núi cũng khá phong phú, như đường 12, 13, 23, 40, 129... với tổng chiều dài trên 302 km. Hệ thống giao thông đường thuỷ cũng được chú ý và khá phát triển, nhất là trên hệ thống sông Hồng, Sông Lô. Đường hàng không, ngay từ năm 1941, phát xít Nhật đã cho xây dựng sân bay Hương Gia trên địa bàn Vĩnh Phúc nhằm phục vụ cho nhu cầu quânsự. Hoà bình lập lại tại khu vực Đa Phúc - Kim Anh, Nhà nước ta đã xây dựng sân bay quân sự Đa Phúc, về sau sân bay này được cải tạo xây dựng thành sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc.

So với các tỉnh, thành trong cả nước, Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số thuộc loại trung bình. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1 triệu người sinh sống, trong đó người Kinh chiếm trên 97%, người Sán Dìu chiếm 2,5%, dân cư thuộc các thành

http://svnckh.com.vn 44

phần dân tộc khác có số lượng ít chủ yếu đến Vĩnh Phúc do quá trình chuyển cư và hôn nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp (Trang 42 - 44)