1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú THCS ở tỉnh yên bái trong giai đoạn hiện nay

30 76 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 87,84 KB

Nội dung

GVCNL có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của tập thể lớp và tác động đến sự phát triển nhâncách của từng học sinh trong tập thể đó, chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất

Trang 1

Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, với những bước tiến nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - côngnghệ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội; kinh tế tri thức ngàycàng đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất Đó là những cơ hội và cũng là nhữngthách thức lớn cho mọi quốc gia Trong bối cảnh đó, giáo dục được xem là một trong những nhân tố quyếtđịnh tương lai của các dân tộc Điều đó đòi hỏi giáo dục phải phù hợp với thời đại Hầu hết các nước trênthế giới đã và đang tiến hành cải cách giáo dục, nhằm đáp ứng một cách năng động, hiệu quả hơn, trực tiếphơn những nhu cầu phát triển đất nước

Nghị quyết Số: 29-NQ/TWngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ Đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tưtưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổimới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở Giáo dục vàĐào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậchọc, ngành học

Chất lượng giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu của hoạt động giáo dục Chất lượng giáo dục phản ánhmức độ thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục, quá trình tổ chức và thực hiện cáchoạt động giáo dục Chất lượng giáo dục không tốt thì mục tiêu giáo dục không đạt được Trong thời giangần đây, chất lượng giáo dục đã được sự quan tâm, chú ý của mọi người trong xã hội Giáo dục ngày càngphát triển cả qui mô, phương thức giáo dục và mạng lưới các cơ sở giáo dục Đối với công tác Giáo dục vàĐào tạo thì đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng Chính vì vậy, xây dựng

và phát triển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục

và của tất cả các nhà trường

Ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS, người GVCNL có vai trò hết sức quan trọng, vì lứa tuổi học sinhTHCS từ 11 – 14 tuổi đang rất cần có sự giúp đỡ và định hướng của người lớn Nếu không, với vốn kinhnghiệm sống ít ỏi của mình, các em sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh, nhất là mặt tráitrong nền kinh tế thị trường như hiện nay ở nước ta

Trước hết người GVCNL được coi là người thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục họcsinh của một lớp học, là người gần gũi thân mật, là người hướng dẫn, chỉ đạo, khuyên nhủ học sinh mỗikhi các em gặp khó khăn

Trang 2

GVCNL có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của tập thể lớp và tác động đến sự phát triển nhâncách của từng học sinh trong tập thể đó, chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớpmình.

Để tổ chức các hoạt động giáo dục đạt kết quả, người GVCNL cần phải có một hệ thống các kỹ năng nhấtđịnh Trong mỗi kỹ năng, họ phải thực hiện một chuỗi những thao tác và việc làm có quan hệ mật thiết vớinhau Vì vậy, đòi hỏi mỗi người phải cố gắng trau dồi, rèn luyện thường xuyên để thực hiện các kỹ năngmột cách thành thạo

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà trường, người Hiệu trưởng cần phải quan tâm đến đội ngũGVCNL, đây là lực lượng chủ đạo trong công tác giáo dục đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtrong nhà trường Nội trú

Xây dựng đội ngũ GVCNL giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mụctiêu giáo dục ở nhà trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS

Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự tiến bộ, trưởng thành của từng tập thể lớp học, gắn liềnvới sự tiến bộ và trưởng thành của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các GVCNL Chất lượng giáo dục toàndiện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục của từng giáo viên chủ nhiệm đốivới lớp mà họ phụ trách Công tác GVCNL là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hoạt động củanhà trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Chất lượng giáo dục làchất lượng của sản phẩm của nhà trường và chất lượng sản phẩm này phải đáp ứng yêu cầu sử dụng của xãhội trong từng thời kỳ

Với những lý do trên, tôi chọn Sáng kiến kinh nghiệm "Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay" để nghiên cứu.

2.Thời gian thực hiện và triển khai SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện và triển khai từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2018.

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận về công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp và việc Quản lí công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở.

1.1 Những khái niệm cơ bản của SKKN.

a Giáo dục và Giáo dục toàn diện

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm

lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoavăn hoá dân tộc của nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừngtiến lên Các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều định nghĩa về giáo dục:

Trang 3

- Theo “Từ điển Giáo dục” (NXB Từ điển bách khoa): “Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thôngqua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹnăng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triểnnăng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích , mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia laođộng sản xuất và đời sống xã hội”

- Theo Đặng Vũ Hoạt và Nguyễn Hữu Dũng: “Giáo dục là một nhu cầu tất yếu của xã hội và sự xuất hiệnhiện tượng giáo dục là một tất yếu lịch sử Nó diễn ra theo cơ chế những thế hệ đi trước truyền lại chonhững thế hệ đi sau những kinh nghiệm tích luỹ được và thế hệ sau tiếp thu nó làm phong phú thêm vốnkinh nghiệm đó Chính nhờ cơ chế này những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần của loài ngườikhông những không bị mai một đi mà điều quan trọng là lại được phát triển không ngừng”

Từ các định nghĩa trên, ta thấy giáo dục là một khái niệm cơ bản thường được dùng trong khoa học và thựctiễn đời sống xã hội Ta có thể hiểu một cách chung nhất: Giáo dục là hoạt động chuyển giao hệ thống trithức cho thế hệ sau nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân – xã hội, đảm bảo sự tồn tại và pháttriển xã hội Khái niệm giáo dục còn được phân nhỏ về ngoại diên và nội hàm thành các khái niệm: Giáodục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội; về nội dung giáo dục thì có: Giáo dục ý thức công dân,giáo dục văn hoá- thẩm mỹ, giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục thể chất – quân sự, giáo dục môitrường, giáo dục dân số, giáo dục giới tính, giáo dục phòng chống ma tuý…

Giáo dục được coi là khởi nguồn của sự phát triển Không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triểnnào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá Chính nhờ có giáo dục mà các di sản tư tưởng và kỹ thuậtcủa các thế hệ trước được truyền lại cho thế hệ sau Các di sản này được tích luỹ ngày càng phong phú làmcho xã hội phát triển

Giáo dục toàn diện: Theo Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng: “Giáo dục toàn diện là những biện pháptổng thể của nhà trường, gia đình và xã hội tác động tới học sinh, sinh viên nhằm hình thành và phát triểntất cả các mặt: trí tuệ, đạo đức, sức khoẻ và nhân cách con người nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc và cuộc sống hạnh phúc của mỗi cá nhân Giáo dục toàn diện trong nhà trường thường biểu hiện ởnội dung giáo dục bao gồm đầy đủ các mặt: đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục nghề nghiệp…phùhợp với điều kiện và đặc điểm đặc thù của từng cấp học, bậc học”

“Thực hiện giáo dục toàn diện nhằm đào tạo những người lao động có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có

đạo đức, có tri thức văn hoá, có sức khỏe và có kỷ luật “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên” Giáo dục truyền thống cách mạng, văn hoá dân tộc xuyên suốt các

hoạt động và mọi hình thức giáo dục Ở đây, việc chú trọng cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả giảngdạy và học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhànước phù hợp với từng bậc học, cấp học là hết sức quan trọng, quan tâm đến việc tăng cường học ngoạingữ, tin học”

b Quản lý, chức năng quản lý

Trang 4

Quản lý: Mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗlực của một tổ chức, bất luận tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và qui mô ra sao, đều cần đến hoạt động quản

lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình Vậy hoạt động quản lý là gì ?

- Theo Đại từ điển tiếng Việt, quản lý là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan:quản lý lao động, quản lý cán bộ, quản lý công việc’’ hoặc quản lý là: “Trông coi, giữ gìn, theo dõi việc gì:quản lý hồ sơ lý lịch, quản lý vật tư.”

- Quản lý có thể xét theo ngữ nghĩa: Quản lý = Quản + Lý, quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”, quá trình “Lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp đổi mới hệ vào thế “phát triển” Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc “Quản”, tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức

dễ trì trệ, tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến việc “Lý” tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức, đổi mới mà

không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức không bền vững

Trong “Quản” phải có “Lý”, trong “Lý” phải có “Quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động:

Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nộilực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)

Các định nghĩa khác:

- Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xãhội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quiluật khách quan

- Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể và đối tượng quản lý quacon đường tổ chức; là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản

lý, lãnh đạo cùng hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội

Chức năng quản lý: Nhiều người đã khái quát hoá hoạt động quản lý thành một quá trình đạt đến mục tiêu

của tổ chức bằng cách thực hiện bốn chức năng:

+ Chức năng kế hoạch hóa

+ Chức năng tổ chức

+ Chức năng chỉ đạo thực hiện

+ Chức năng kiểm tra đánh giá

Bốn chức năng này được coi như bốn công đoạn tạo nên một chu trình quản lý Các chức năng này cóquan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen với nhau và đều cần đến thông tin quản lý Ta có thể mô hình hóa hoạtđộng quản lý như một chu trình với các chức năng đó như sau:

Sơ đồ 1: Chu trình quản lý

Trang 5

Trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng,hiệu quả giáo dục Người quản lý cần phối hợp và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và tin lựccủa tổ chức để đạt được mục tiêu giáo dục Khái niệm "Quản lý giáo dục", chủ yếu có hai cấp độ: Cấp vĩ

mô và cấp vi mô

- Đối với cấp vĩ mô: Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định như là tác động có hệ thống, có kế hoạch,

có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ

Bộ đến các trường, các cơ sở giáo dục khác, ) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục xã hội chủ nghĩa chothế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của chủ nghĩa xã hội, cũng như của cácqui luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em, thiếu niên và thanh niên

- Đối với cấp vi mô: Trường học là một thiết chế xã hội trong đó có diễn ra quá trình đào tạo, giáo dục với

sự hoạt động tương tác của hai nhân tố: “Thầy – Trò” Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong

guồng máy của Hệ thống giáo dục quốc dân nó là đơn vị cơ sở

Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáoviên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường

Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức làđưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ, với từng học sinh

Tóm lại, quản lý trường học về bản chất là quản lý con người (tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh) vàquản lý các nguồn lực cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục của nhà trường Do đó, có thể hiểu quản lý trườnghọc là những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (lãnh đạo trường học) đến giáo viên, học sinh và các cán

Trang 6

bộ khác nhằm tận dụng các nguồn lực hướng vào đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường Tiêu điểm làthúc đẩy quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trườngtiến lên trạng thái mong muốn.

d Vai trò quản lý của Hiệu trưởng

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền bổ nhiệm, công nhận

- Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụquản lý trường học

* Theo điều 19 của Điều lệ trường THCS Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức bộ máy nhà trường;

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

+ Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việcthực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên;

+ Quản lý và giáo dục học sinh;

+ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiệnQuy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

+ Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành

Trong các nhà trường cần xây dựng những mô hình quản lý có tính mềm dẻo, linh hoạt Người giáo

viên cần có cơ hội tương tác nhiều hơn với người đứng đầu nhà trường Vì vậy, mô hình quản lý ' 'hợp tác" ''cộng tác" cần được hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn, trên cơ sở tính năng động và sáng tạo của người Hiệu trưởng Nhờ đó người Hiệu trưởng có thể đảm đương vai trò '' người lãnh đạo chuyên môn" và người quản lý cao nhất.

1.2 Nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở

a Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông.

Trong nhà trường phổ thông người GVCNL có vị trí, vai trò rất quan trọng:

- GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng, Nhà nước và mục tiêu, kếhoạch của ngành giáo dục và đào tạo trong một lớp học - đơn vị cơ bản của nhà trường

- GVCNL là người trực tiếp quản lí giáo dục toàn diện học sinh trong một lớp học: cụ thể hoámục tiêu, kế hoạch và chương trình hành động của nhà trường ở từng lớp học GVCNL có trách nhiệm

Trang 7

tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các hoạt động của lớp mình, chịu trách nhiệm trước nhà trường

và hội đồng nhà trường về chất lượng giáo dục toàn diện của lớp mình

- GVCNL là đầu mối của sự phối hợp trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinhtrong lớp học, thống nhất mối liên hệ và mọi tác động giáo dục, liên kết, phối hợp với giáo viên bộ môn,Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội khác để thống nhấtcác biện pháp giáo dục học sinh trong lớp

- GVCNL là cầu nối giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác với tập thể học sinh và mỗi

cá nhân học sinh: truyền đạt và tổ chức thực hiện những kế hoạch, nội qui, nền nếp, các chỉ thị, yêucầu của Hiệu trưởng đến từng học sinh trong lớp học Đồng thời GVCNL cũng báo cáo cho Hiệutrưởng những thông tin từ phía học sinh, phản ánh kịp thời và đầy đủ diễn biến của tập thể học sinh vàtừng cá nhân học sinh về những tâm tư nguyện vọng, đề đạt kiến nghị của học sinh để giúp Hiệutrưởng quản lí có hiệu quả hơn

Người GVCNL trước hết phải thực hiện tốt nhiệm vụ của người thầy giáo nói chung đó là mẫu mực

về đạo đức, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nắmvững mục tiêu giáo dục và đào tạo, kế hoạch và chương trình hoạt động của nhà trường (gồm mục tiêu cấphọc, chỉ thị của ngành, chương trình giảng dạy các môn học, kế hoạch năm học của nhà trường, các vănbản hướng dẫn liên quan đến vấn đề giáo dục và dạy học) để có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục Ngoài công tác chủ nhiệm lớp, người GVCNL còn đảm nhậngiảng dạy một môn học ở lớp mình và các lớp khác do đó cần xác định rằng giảng dạy tốt là điều kiện cầnthiết để tạo ra uy tín của người GVCNL trước tập thể và cá nhân học sinh, làm tăng hiệu quả của công tácGVCNL

b Nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Nắm vững học sinh một cách toàn diện là nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của mỗi học sinh, điềukiện hoàn cảnh gia đình của học sinh, những mối quan hệ của cá nhân học sinh, nắm vững tính cách vànhững hành vi đạo đức, trình độ, khả năng của học sinh, tìm hiểu những nhu cầu năng lực của họcsinh…Qua đó người GVCNL có thể dự báo xu hướng phát triển nhân cách của từng học sinh trong lớp

để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học phù hợp với điều kiện và khả năng của từnghọc sinh

- GVCNL cần thăm hỏi gia đình học sinh, tìm hiểu và trò chuyện với các bậc phụ huynh để nắmđược những điều kiện ảnh hưởng tới học sinh Việc tìm hiểu nắm vững hoàn cảnh sống nói chung của từnghọc sinh là hết sức quan trọng Nó giúp GVCNL biết được nguyên nhân và các yếu tố tích cực hoặc tiêucực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh Đồng thời biết được phương pháp giáo dụccủa gia đình (tốt hay chưa tốt) để có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình lựa chọn phương pháptác động phù hợp

- Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với cha mẹ học sinh, Hội phụ huynh học sinh trong việc giáo dục

Trang 8

Hội phụ huynh học sinh là một trong những lực lượng giáo dục có ảnh hưởng lớn đến quá trình họctập và rèn luyện của học sinh Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là cần thiết và tạo ranhững điều kiện thuận lợi để học sinh học tập và rèn luyện.

Gia đình là môi trường giáo dục - lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến họcsinh Vì vậy giáo dục gia đình trở thành một bộ phận quan trọng trong việc giáo dục học sinh Giáo dục giađình có những đặc trưng riêng, nên nhà trường phải liên kết với gia đình để đảm bảo tính thống nhất toànvẹn của quá trình giáo dục, có như vậy thì giáo dục gia đình mới phát huy được ảnh hưởng và cùng với nhàtrường giáo dục học sinh có hiệu quả Chính GVCNL là người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kếtnày GVCNL giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và mục tiêu, kếhoạch phấn đấu của lớp trong từng năm học Trên cơ sở đó, GVCNL thống nhất với gia đình về yêu cầu,nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục GVCNL cũng đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết để họcsinh học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu giáo dục của nhà trường

- Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc xây dựng tập thể học sinh: Tập thể học sinh trong nhà trường được coi

là môi trường, phương tiện để giáo dục mỗi học sinh, trong đó mỗi thành viên đều có điều kiện để pháttriển toàn diện Tác dụng giáo dục của tập thể học sinh là rất lớn nếu ta xây dựng được những tập thể họcsinh vững mạnh

- Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc giáo dục mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp: Sự trưởng

thành của tập thể lớp có sự đóng góp của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể ấy Sự trưởng thành của mỗi

cá nhân không thể tách rời sự trưởng thành của tập thể Mục đích cuối cùng của toàn bộ quá trình giáo dục

là hình thành nhân cách cho mỗi học sinh Do đó giáo dục mỗi thành viên của tập thể lớp là một trongnhững nội dung công tác quan trọng của người GVCNL

- Giáo dục đạo đức, pháp luật và nhân văn cho học sinh: Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện đạo đứctrong học sinh; có kiểm tra, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, nhóm, tổ hàng tuần, hàng tháng,học kỳ, năm học Tuỳ theo từng thời điểm và tình hình cụ thể của lớp, của trường, của địa phương, đấtnước để chọn chủ đề phù hợp

- Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ học sinh: GVCNL thông quatập thể lớp đề ra những yêu cầu học tập đối với các em, xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, giúp các

em xác định rõ nghĩa vụ học tập của mình, xác định được động cơ thái độ học tập đúng đắn, tích cựctìm tòi biện pháp hay, tốt để đạt kết quả học tập cao nhất

- Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp: căn cứ vào kế hoạch chung của nhàtrường, dựa vào tình hình cụ thể của lớp, GVCNL cần xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để giáo dục họcsinh Cần tổ chức các hoạt động này một cách hệ thống, vừa sức với học sinh để vừa có hiệu quả giáo dụcvừa có hiệu quả kinh tế GVCNL giúp các em tìm hiểu về nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, của địa phương.Đối với học sinh lớp 12 cần hướng dẫn, giúp đỡ các em lựa chọn được nghề thích hợp với khả năng củacác em và yêu cầu của xã hội

Trang 9

- Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí: GVCNL cần quan tâm

cố vấn cho cán bộ lớp, cán bộ đoàn tổ chức cho cả lớp vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khoẻ như: các tròchơi, các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan du lịch, cắm trại, xem triển lãm, xem phim tập thể, thithanh lịch, thi tìm hiểu về văn hoá xã hội, tìm hiểu về truyền thống nhà trường, địa phương, hoạt động giaolưu văn hoá giữa các trường Qua các hoạt động này giúp các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ,phát triển thể chất, tăng cường sức khoẻ, hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản như: lòng yêu nước,yêu quê hương, tình cảm thầy trò, tinh thần tập thể, lòng nhân ái Đồng thời hình thành các phẩm chất cánhân: trung thực, kỷ luật, khiêm tốn, tự trọng, kiên trì, dũng cảm, lễ phép, lịch sự, tế nhị, biết tự kìm chếtạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, hình thành ý thức, năng lực hoà nhập vào cộng đồng xã hội sau này

c Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

GVCNL là người giáo viên bộ môn, được hiệu trưởng phân công phụ trách quản lý một tập thể lớp

về mọi mặt, do vậy người GVCNL trước hết phải có phẩm chất của người giáo viên (nhà sư phạm): cóphẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng và năng lực vững vàng, có sứckhoẻ tốt GVCNL phải thực hiện các chức năng rất quan trọng là giáo dục học sinh lớp mình, góp phầnhình thành nhân cách của học sinh, thực hiện mục tiêu giáo dục, do đó người GVCNL phải phấn đấu vàrèn luyện mình theo các yêu cầu đặc trưng sau:

- GVCNL phải có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng

tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng

- GVCNL phải thật sự là người say mê, nhiệt tình với công tác chủ nhiệm, “tất cả vì học sinh thân yêu”, có lòng nhân ái rộng lớn, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- GVCNL phải là người có chuyên môn vững vàng, có tay nghề cao

- GVCNL phải có sự khéo léo đối xử sư phạm, phải có uy tín với học sinh và cha mẹ học sinh

- GVCNL không ngừng rèn luyện, hình thành những kỹ năng sau:

Kỹ năng nắm vững học sinh và tập thể học sinh một cách toàn diện; kỹ năng tiếp cận đối tượng ( họcsinh, phụ huynh, các đối tượng xã hội cần giao tiếp); năng lực cảm hoá, thuyết phục, xây dựng uy tín; kỹnăng kế hoạch hoá công tác GVCNL; kỹ năng tổ chức lãnh đạo mọi hoạt động tập thể; kỹ năng phối hợpvới các lực lượng giáo dục học sinh

1.3 Quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trong nhà trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở.

Trong nhà trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở, Hiệu trưởng là người đại diện chức trách hànhchính, là người quản lý và lãnh đạo cộng đồng giáo dục, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hànhchính và chuyên môn, chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân, tổ chức và quản lý mọi hoạt động củanhà trường theo đường lối giáo dục của Đảng

Trang 10

Với tư cách là nhà quản lý, người Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhàtrường, quản lý mọi tổ chức trong nhà trường Hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ có kết quả cao khiHiệu trưởng biết huy động sự tham gia đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp của các bộ phận trong trường trong

đó có đội ngũ GVCNL Sự phát triển của nhà trường, chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện của nhàtrường phải kể đến sự đóng góp đáng kể của đội ngũ GVCNL

Đội ngũ GVCNL là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục, là đội ngũ trợ lý quan trọng, trực tiếp quản

lý toàn diện các lớp học sinh; Báo cáo cho hiệu trưởng những thông tin cần thiết về học sinh, về tập thểlớp, về các hoạt động giáo dục theo định kỳ và đột xuất Chính họ biết khai thác và phát huy sức mạnhtổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhàtrường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở

a Xác định mục tiêu và lập kế hoạch cho công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Trong nhà trường, đơn vị tổ chức cơ bản để giảng dạy và học tập là lớp học Để quản lý trực tiếp mộtlớp học nhà trường cử ra những giáo viên giỏi, nhiệt tình để làm chủ nhiệm lớp GVCNL là người thaymặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện một lớp học GVCNL là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tậphợp, đoàn kết học sinh trong tập thể, có vai trò lớn trong tổ chức mọi hoạt động của lớp, nhằm giáo dụchọc sinh Họ chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh của mình Sau khi xác định mục tiêu người Hiệu trưởng phải đưa ra các biện pháp cải tiến công tác GVCNL

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác GVCNL

- Qui định mối liên hệ thường xuyên giữa Ban giám hiệu với GVCNL (họp giao ban, định kỳ báo cáo,…)

- Đề ra được qui chế hoạt động cho tổ GVCNL và từng GVCNL Hiệu trưởng hướng dẫn GVCNLxây dựng nội dung công tác GVCNL, coi trọng hình thức, nội dung sinh hoạt, hoạt động tự quản; xây dựngtập thể lớp, chi đoàn vững mạnh toàn diện…Những nội dung thi đua thật cụ thể, chi tiết cho từng hoạtđộng, cho từng thời kỳ, từng nội dung thi đua

- Có kế hoạch chung của nhà trường về các hoạt động ngoại khoá, lao động, văn nghệ, thể dục thểthao… để GVCNL chủ động đề ra kế hoạch hoạt động của lớp mình

- Tạo điều kiện cho GVCNL được được rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ Những yêu cầu côngviệc của người quản lý đưa ra phải có tính thực tế và cái đích cuối cùng của mọi công việc là phải có tácdụng giáo dục cao

b Bố trí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Việc phân công GVCNL đầu năm cần:

- Căn cứ vào qui mô nhà trường: số học sinh, số lớp, số giáo viên hiện có

- Phân lớp chủ nhiệm cho giáo viên phải có giờ dạy trên lớp, ưu tiên môn có nhiều giờ

Trang 11

- Cố gắng đảm bảo cho GVCNL theo liên tục bốn năm liền đối với một lớp, trường hợp đặc biệt mớithay GVCNL.

- Đối với lớp mũi nhọn của nhà trường phải bố trí GVCNL là người có chuyên môn vững vàng, phảidạy môn được chú ý đầu tư ở lớp đó

- Đối với những lớp có học sinh "cá biệt", có nhiều học sinh yếu thì bố trí GVCNL cứng rắn, giàu

kinh nghiệm trong công tác giáo dục, có những phẩm chất như : nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ…

c Động viên và theo dõi công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

- Một trong những việc làm cần thiết của Hiệu trưởng nhà trường là phải phát động các phong trào thi đuatrong nhà trường một cách thường xuyên, liên tục, sôi nổi mang lại hiệu quả cho công tác giáo dục Hiệutrưởng cần xây dựng được những chỉ tiêu, tiêu chí, lượng hoá tối đa các nội dung cho cả năm học, cho từng

kỳ, cho từng đợt thi đua phù hợp với đối tượng học sinh ở các khối lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho việcđánh giá chính xác, công bằng

- Sau mỗi đợt thi đua, sau mỗi học kỳ, cuối năm học có sơ kết tổng kết đánh giá và vạch ra được mặtmạnh, mặt yếu để có phương hướng phấn đấu, khắc phục Hiệu trưởng cần coi trọng đúng mức việc tuyêndương, khen thưởng đối với những lớp có thành tích, những cá nhân học sinh có tiến bộ, có nhiều thànhtích

- Phải nhìn nhận, đánh giá công lao của các GVCNL một cách công bằng, khen chê kịp thời

- Kịp thời động viên, khuyến khích đội ngũ GVCNL khi họ đạt được kết quả tốt trong công tác.

- Kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sai sót trong công tác giúp họ vượt qua những khó khăn gặp phải và tạocác điều kiện cần thiết để GVCNL hoàn thành nhiệm vụ

- Quan tâm, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần cho các hoạt động thuộc công tác GVCNL Tạo

điều kiện để các đoàn thể hoạt động phát huy hết tác dụng đối với nhà trường

d Kiểm tra công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Chất lượng văn hoá được thể hiện khá cụ thể, rõ ràng, song chất lượng giáo dục đạo đức khó địnhlượng, khó đánh giá Do vậy việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL của Hiệu trưởng sao cho kháchquan, khoa học, có hiệu quả là vấn đề cần được lưu ý, hiệu trưởng cần kiểm tra thường xuyên (đột xuất,định kỳ), kiểm tra phải có đánh giá Hiệu trưởng kiểm tra công tác GVCNL thông qua hoạt động của cáclớp, thông qua xếp loại thi đua hàng tuần, thông qua hồ sơ, báo cáo hàng tháng, học kỳ…, cần lưu ý việc kiểm tra đánh giá học sinh của GVCNL sao cho đảm bảo sự thống nhất chung trong toàn trường (tránhtrường hợp GVCNL quá dễ dãi hoặc quá khắt khe,…), hướng dẫn GVCNL đánh giá hạnh kiểm học sinhsát với các tiêu chí chung

2 Thực trạng về về công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp và việc Quản lí công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Trang 12

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái

Yên Bái thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc với 30 dân tộc chung sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếmgần 60%, đông là dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái Yên Bái có 81 xã trên 180 xã, phường, thị trấn thuộcvùng đặc biệt khó khăn, 2 huyện thuộc diện nghèo nhất cả nước Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ

XVIII (2015) đã xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp của ngành giáo dục Yên Bái là “Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; ưu tiên phát triển giáo dục mũi nhọn và giáo dục vùng cao”.

Yên Bái có tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng, khoáng sản đa dạng, phong phú Trong đó có một sốkhoáng sản có trữ lượng lớn như đá quý, đá hoa trắng ở Lục Yên, đá vôi xám ở Lục Yên, Yên bình làmnguyên liệu cho sản xuất xi măng, nguyên liệu gốm sứ (Fenlspát, cao lanh ), quặng sắt ở Văn Yên, Trấn Yên

và Văn Chấn…

Nền kinh tế Yên Bái đang dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá Từ năm 2010 đến nay tỷ trọng nông,lâm công nghiệp tăng mạnh Các vấn đề kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng tiếp tục được phát triển theochiều hướng tích cực

2.2 Một số nét khái quát về Giáo dục và Đào tạo hệ thống trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học

cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Từ thập niên 90 đến nay, dưới sự định hướng, lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp;được sự quan tâm sâu sắc, sự phối hợp và tạo điều kiện của các ban ngành, các tổ chức đoàn thể; hệ thốngcác trường PTDTNT đã được đầu tư: Cơ sở vật chất khang trang, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn, ở, họctập cho con em đồng bào các dân tộc của tỉnh Yên Bái Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo đủ sốlượng, đồng bộ về cơ cấu

Các trường PTDTNT chú trọng công tác tổ chức dạy học nâng cao chất lượng, quán triệt mục tiêu giáo dụctoàn diện, đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực chuyên môn, yêu thương và tôn trọng học sinh, tráchnhiệm trước nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp “trồng người” Các trường tổ chức triển khai việc giáo dụchướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông cho 100% học sinh lớp cuối cấp; các hoạt động lao động, văn hoá,thể thao và tổ chức đời sống nội trú cho học sinh phù hợp với tính chất đặc thù của trường như: sinh hoạtvăn nghệ, thể dục thể thao; các trò chơi dân gian, các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm tháng Chú trọng công tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng lao động thông qua sinh hoạt tập thể, hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp Tổ chức nấu ăn 3 bữa/ngày cho học sinh, quản lý tốt học sinh ở nội trú 24/24 giờ;duy trì việc thực hiện nội quy nền nếp theo quy định Với những hoạt động đó, các trường PTDTNT từngbước khẳng định vị trí là trung tâm chất lượng quan trọng trong hệ thống giáo dục dân tộc của tỉnh, là nơitạo nguồn nhân lực chất lượng cho vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn

Đến năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh có 9 trường PTDTNT với 88 lớp, 2.981 học sinh, trong đó có 7 trườngtrung học cơ sở, 64 lớp, 2.109 học sinh; học sinh người dân tộc thiểu số cấp THCS, được học tại cáctrường phổ thông dân tộc nội trú chiếm tỷ lệ 7,12% Trong tổng số 7 trường PTDTNT THCS có 06 trườngđạt Chuẩn Quốc gia: Trường PTDTNT THCS huyện Yên Bình, Văn Chấn, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang

Trang 13

Chải, Văn Yên Trong các kỳ thi học sinh giỏi các trường PTDTNT trong tỉnh đạt hàng trăm giải học sinhgiỏi cấp tỉnh, cấp huyện.

2.3 Thực trạng về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và việc quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

ở Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác GVCNL và việc quản lý công tác GVCNL ở các trường Phổ thôngDân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái Chúng tôi thấy mặc dù có nhiều thuận lợi và ưuđiểm nhưng cũng còn nhiều khó khăn, bất cập:

a Những thuận lợi và ưu điểm

- Khi nhận lớp, GVCNL đều tìm hiểu học sinh về mặt chất lượng học tập, rèn luyện ở lớp dưới, hoàncảnh gia đình, nhu cầu, khả năng, đặc điểm của từng học sinh Từ đó xây dựng kế hoạch công tác GVCNL

và đưa vào sổ chủ nhiệm của GVCNL

- Các GVCNL đều quan tâm, thực hiện đủ các chương trình giáo dục chung như: Thực hiện nền nếpcác tiết học, các tiết ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt cuối tuần…

- GVCNL đều có kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt và thực hiện có hiệu quả

- GVCNL phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý, giáo dục học sinh thông qua các buổi họp cha

mẹ học sinh Cuối mỗi kỳ, GVCNL thông báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và tình hìnhchung của lớp cho cha mẹ học sinh và nhận được những thông tin cần thiết của học sinh từ gia đình

- GVCNL đã thực hiện tốt chủ trương dân chủ hoá trường học, công khai nội dung chương trìnhgiáo dục và đào tạo, công khai việc cho điểm, đánh giá, công khai kết quả thi đua, khen thưởng, kỷluật học sinh; đặc biệt thực hiện tốt các qui trình đánh giá xếp loại về hạnh kiểm, văn hoá của họcsinh, tôn trọng ý kiến thể lớp GVCNL đã phát huy vai trò của cán bộ lớp trong việc tổ chức tự quảncủa học sinh, đặc biệt giúp các em tổ chức các hoạt động tập thể ngoài giờ, hoạt động nhân đạo…

- Những hình thức khen thưởng được GVCNL sử dụng kịp thời đã tác động mạnh mẽ đến học sinh

Đó là động lực thúc đẩy sự cố gắng vươn lên ở học sinh, kích thích ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn,tin tưởng vào khả năng của bản thân

- Một yếu tố rất quan trọng nữa đòi hỏi ở người thầy làm công tác chủ nhiệm lớp là: Thầy phải luônkhách quan, công bằng trong việc đánh giá học sinh Điều này vô cùng quan trọng, vì trong con mắt họcsinh thầy bao giờ cũng là tấm gương sáng để học sinh noi theo

- Về mặt quản lý, các trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều nhậnthức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác GVCNL Các trường đều ưu tiên cho công tácGVCNL; khi phân công chuyên môn đều căn cứ vào khả năng quản lý, chuyên môn của giáo viên, mỗitrường đều thành lập tổ GVCNL do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng trực tiếp quản lý có nghị quyết và

kế hoạch hoạt động riêng cho tổ GVCNL

Trang 14

- Kết quả công tác GVCNL là một trong những nội dung chính được dùng để đánh giá, xếp loại thiđua của giáo viên trong năm học và trong công tác kiểm tra, thanh tra của các cấp quản lý giáo dục.

b Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Ở các trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngoài việc học tập, traudồi và chiếm lĩnh tri thức còn có các hoạt động ngoài giờ, vui chơi, giải trí, ăn, ở, ngủ, nghỉ tại trường.Nhưng hiện nay vì nhiều lý do khách quan (kinh phí, thời gian, công tác quản lý học sinh,…) nên việc tổchức các hoạt động ngoài giờ lên lớp không được các nhà trường, GVCNL quan tâm tổ chức thườngxuyên

- Mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh trong lớp còn có những khoảng cách nhất định, GVCNLchưa thực sự gần gũi, quan tâm đến tất cả các học sinh trong lớp Do điều kiện của tỉnh miền núi, gia đìnhhọc sinh ở xa trường, đường xá đi lại khó khăn nên việc đến thăm gia đình học sinh của GVCNL còn hạnchế, vì vậy sự phối kết hợp giữa GVCNL với gia đình học sinh chưa thường xuyên Thường thì GVCNLchỉ gặp cha( mẹ) học sinh thông qua các kỳ họp phụ huynh đầu năm học, cuối kỳ một và kết thúc năm học,nhưng không phải gia đình nào cũng đi họp đầy đủ, có những gia đình gần như phó mặc con cho nhàtrường, GVCNL

- Một hạn chế cần nhắc đến là những hình thức xử phạt học sinh ở các trường Phổ thông Dân tộc nội trúTrung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn nhiều bất cập Như áp dụng những hình phạt quá khắt khe, xửphạt nặng những khuyết điểm nhỏ của học sinh Những hình phạt đó không những không đem lại tác dụngtích cực, thúc đẩy học sinh tiến bộ, nhiều khi còn phản tác dụng giáo dục, tạo nên ấn tượng không tốt trong

ý thức học sinh và phụ huynh học sinh

- Một bộ phận GVCNL thiếu nhiệt tình, việc quản lý giáo dục học sinh còn xem nhẹ, sự phối kết hợpgiữa GVCNL với các lực lượng giáo dục trong xã hội chưa chặt chẽ do đó công tác quản lý giáo dục họcsinh còn gặp nhiều khó khăn Một số ít giáo viên đánh giá học sinh chưa công bằng, một số GVCNL chưa

thực sự là “tấm gương sáng" cho học sinh noi theo, do đó hiệu quả công tác GVCNL không cao Một số

trường còn thiếu giáo viên, nhân viên nên việc lựa chọn GVCNL gặp khó khăn, GVCNL phải dạy nhiềugiờ, do đó không dành nhiều thời gian và công sức cho công tác chủ nhiệm lớp

- Hiện nay ở nhiều trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái điều kiện làmviệc của GVCNL còn chưa được đảm bảo (cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho hoạt độngngoài giờ còn nghèo nàn) Một số Ban giám hiệu chưa coi trọng đúng mức công tác GVCNL, chưa biếtphát huy tác dụng hoặc chưa quan tâm giúp đỡ kịp thời đội ngũ GVCNL

- Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy những năm gần đây công tác GVCNL trong nhà trường Phổ thông Dântộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa được coi trọng đúng như vị trí, vai trò của nó trongcông tác giáo dục, vì các lý do sau :

+ Về chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận Ở một sốtrường, Hiệu trưởng chưa tạo điều kiện, môi trường tối ưu cho GVCNL hoạt động hiệu quả Do đó dẫn

Trang 15

tới tình trạng nhiều giáo viên không muốn làm công tác GVCNL vì quyền lợi không hơn gì giáo viênkhác mà trách nhiệm lại nặng nề, hao tổn sức lực, tinh thần, thời gian nhiều hơn Nhiều GVCNL muốnxin thôi để đầu tư vào giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn phấn đấu trở thành giáo viên giỏi hơn

là GVCNL giỏi

+ Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác GVCNL, nêntrong công tác thực tế ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhiềuthầy, cô còn lúng túng, gặp khó khăn

+ Do xu thế chung của xã hội (nhiều thầy, cô, học sinh, cha mẹ học sinh) chỉ quan tâm đến dạyhọc văn hoá, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện

+ Trong điều kiện hiện đại, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, học sinhtiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, rất dễ bị lôi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tư tưởng bàngquan, thói quen hưởng thụ, lười lao động; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào nhà trường như : vănhoá phẩm đồi truỵ, hút thuốc lá, chia bè phái gây gổ đánh nhau, nghiện trò chơi điện tử,…

+ Một số giáo viên không muốn làm công tác GVCNL một phần do ngại đối đầu, giáo dục học sinh “cá biệt’’ Những học sinh này thường xuyên quậy phá, vi phạm nội qui, qui chế của trường, của lớp gây ảnh hưởng

tới phong trào thi đua của lớp Việc giáo dục các em thường gặp nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả nhưmong muốn Điều đó tạo ra tâm lý chán nản, làm giảm ngọn lửa nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ trong lòng ngườigiáo viên

+ Một số phụ huynh còn che đậy, lấp liếm những sai lầm khuyết điểm của con em mình, thườngkhông muốn hoặc không cộng tác với nhà trường và GVCNL để có các hình thức giáo dục kịp thời, vìkhông muốn con mình bị phạt hay bị xử lý kỷ luật Cá biệt còn có trường hợp phụ huynh không chấp nhậnhình thức kỷ luật của nhà trường do bênh con, xót con…

- Việc động viên khen thưởng cho GVCNL còn ít hoặc chưa kịp thời

- Các cấp quản lý giáo dục từ Phòng Giáo dục đến các nhà trường chưa tổ chức hội nghị rút kinhnghiệm về công tác GVCNL; sinh hoạt chuyên đề về công tác GVCNL

Những lý do trên là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác giáo dục của GVCNL ở cáctrường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái Để khắc phục được tình trạng nàybên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của từng GVCNL cần có sự phối hợp, giúp sức từ các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường, đồng thời phải có sự ủng hộ nhiệt tình của chính học sinh Vậy làm thế nào đểhọc sinh yêu trường, yêu lớp, kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè, tích cực rèn luyện và học tập ? Đó lànhững câu hỏi đặt ra cần được các nhà quản lý trường học : Ban giám hiệu và các GVCNL giải đáp

3 Các biện pháp quản lí công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong giai đọan hiện nay

3.1 Lập kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Ngày đăng: 13/11/2019, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo. Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay.NXB ĐHQG Hà Nội, năm 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giảipháp
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý, khoa Sư phạm ĐHQG, Hà Nội. Những quan điểm giáo dục hiện đại, tập bài giảng ở khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý", khoa Sư phạm ĐHQG, HàNội. "Những quan điểm giáo dục hiện đại
5. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục . NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
6. Đặng Vũ Hoạt – Nguyễn Hữu Dũng. Giáo dục học đại cương. NXB Giáo dục, Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Nguyễn Kỳ - Bùi Trọng Tuân. Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục, Hà Nội 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục
8.Hà Nhật Thăng. Hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1.Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam
10. Nguyễn Như Ý ( chủ biên). Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Đại từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w