1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay

26 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 166,5 KB

Nội dung

- GVCNL có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của tập thểlớp và tác động đến sự phát triển nhân cách của từng học sinh trong tập thể đó, chịu trách nhiệm trước nhà trường về ch

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra chủ trương đổi mới toàn

diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý,

nội dung phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam "

Hiện nay chất lượng giáo dục toàn diện của nước ta đã có chuyển biếnbước đầu Sự nghiệp giáo dục ngày càng được toàn xã hội quan tâm

- Chất lượng giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu của hoạt độnggiáo dục Chất lượng giáo dục phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục,nội dung, phương pháp giáo dục, quá trình tổ chức và thực hiện các hoạtđộng giáo dục Chất lượng giáo dục không tốt thì mục tiêu giáo dục khôngđạt được Trong thời gian gần đây, chất lượng giáo dục đã được sự quan tâm,chú ý của mọi người trong xã hội Giáo dục ngày càng phát triển cả qui mô,phương thức giáo dục và mạng lưới các cơ sở giáo dục Đối với công tác giáodục và đào tạo thì đội ngũ giáo viên đóng một vai trò quan trọng Điều 15

Luật giáo dục năm 2005 đã ghi: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục"

- Ở trường Trung học phổ thông(THPT), người giáo viên chủ nhiệmlớp (GVCNL) có vai trò hết sức quan trọng, vì lứa tuổi học sinh THPT từ 15– 18 tuổi đang rất cần có sự giúp đỡ và định hướng của người lớn Nếukhông, với vốn kinh nghiệm sống Ýt ỏi của mình, các em sẽ khó tránh khỏinhững ảnh hưởng không lành mạnh, nhất là mặt trái của nền kinh tế thịtrường hiện nay ở nước ta

- Trước hết người GVCNL được coi là người thay mặt Hiệu trưởng làmcông tác quản lý và giáo dục học sinh của một lớp học, là người gần gũi thânmật, là người hướng dẫn, chỉ đạo, khuyên nhủ học sinh mỗi khi các em gặpkhó khăn, là người cố vấn tin cậy của chi đoàn lớp

- GVCNL có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của tập thểlớp và tác động đến sự phát triển nhân cách của từng học sinh trong tập thể

đó, chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình

- Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự tiến bộ, trưởng thành củatừng tập thể lớp học, gắn liền với sự tiến bộ và trưởng thành của đội ngũ giáoviên, đặc biệt là các GVCNL Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

Trang 2

phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục của từng giáo viên chủnhiệm đối với lớp mà họ phụ trách Công tác GVCNL là một bộ phận quantrọng trong tổng thể các hoạt động của nhà trường phổ thông nhằm nâng caochất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Chất lượng giáo dục là chấtlượng của sản phẩm của nhà trường và chất lượng sản phẩm này phải đápứng yêu cầu sử dụng của xã hội trong từng thời kỳ

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn

tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp quản lý công tác GVCNL củaHiệu trưởng trường THPT trong giai đoạn hiện nay, trước hết áp dụng chocác trường THPT tỉnh Yên Bái

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động quản lý công tác GVCNL hiện nay ở các trường THPT tỉnh

Yên Bái

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý công tác GVCNL của Hiệu trưởng ở trường THPT

tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài và các vấn đề liên quan

4.2 Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệmlớp và việc quản lý công tác này ở các trường Trung học phổ thông tỉnh YênBái trong giai đoạn hiện nay

4.3 Đề ra các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp, gópphần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của các trường Trung học phổthông, mà trước hết là các trường Trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý công tác GVCNL là một trong những việc làm quan trọngthường xuyên ở nhà trường, nếu áp dụng các biện pháp đề ra trong luận văn sẽgóp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện ở các trường THPT tỉnh YênBái

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 3

- Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận của việc quản

lý công tác GVCNL ở trường THPT

- Đề xuất được một số biện pháp quản lý công tác GVCNL ở trườngTHPT phù hợp với thực tiễn trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm quản lýcông tác GVCNL đã có nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhàtrường và góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cáctrường THPT tỉnh Yên Bái

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng 2 nhóm phươngpháp nghiên cứu:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

8.1 Giới hạn của đề tài

Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở một số trường

THPT tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay (2006 – 2010)

8.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở thực tế của công tác của

giáo viên chủ nhiệm lớp và biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở batrường THPT thuộc ba vùng khác nhau thuộc tỉnh Yên Bái

9 Cấu trúc nội dung luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và việc

quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và việc

quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường Trung học phổ thôngtỉnh Yên Bái

Chương 3: Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu

trưởng trường Trung học phổ thông ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay

Trang 4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

VÀ VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Khi đề cập đến công tác GVCNL đã có nhiều tài liệu, công trình nghiêncứu, tìm hiểu, phân tích, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:

- Cải tiến việc quản lý đội ngũ GVCNL của Hiệu trưởng trường phổ

thông (Đề tài cấp trường) - của Lưu Xuân Mới (Chủ nhiệm đề tài) Trường

Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 1998

- Giáo dục học (Chương XVI Người GVCNL) - của Phạm Viết

Vượng NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004

- Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung

học phổ thông - của Hà Nhật Thăng (Chủ biên) NXB Đại học Quốc gia HàNội, năm 2004

- Công tác GVCNL ở trường Phổ thông - của Hà Nhật Thăng (Chủ

biên) NXB Giáo dục, Hà Nội 2006

Một số không nhiều bài báo, tư liệu khác viết về công tác GVCNL nh:

- Rèn luyện một số kĩ năng làm công tác GVCNL cho sinh viên Cao đẳng

sư phạm - của Vũ Đình Mạnh Tạp chí Giáo dục số 126 (11/2005).

- Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm công tác GVCNL cho sinh

viên Cao đẳng sư phạm - của Vũ Đình Mạnh Tạp chí Giáo dục số 135 (Kỳ 1-4/2006)

Ở tỉnh Yên Bái, vấn đề quản lý công tác GVCNL trong trường THPT

thường được Hiệu trưởng các trường THPT quan tâm, song nó chỉ tồn tại ởdạng những kinh nghiệm trên báo cáo sơ kết, tổng kết năm học của các nhàtrường

1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo dục, giáo dục toàn diện

1.2.1.1 Giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt

và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục

mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc của nhân loại được

kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên

Trang 5

Có thể hiểu một cách chung nhất: Giáo dục là hoạt động chuyển giao

hệ thống tri thức cho thế hệ sau nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cánhân – xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển xã hội

1.2.1.2 Giáo dục toàn diện

Theo Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng: “Giáo dục toàn diện là

những biện pháp tổng thể của nhà trường, gia đình và xã hội tác động tới học sinh, sinh viên nhằm hình thành và phát triển tất cả các mặt: trí tuệ, đạo đức, sức khoẻ và nhân cách con người nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo

vệ Tổ quốc và cuộc sống hạnh phúc của mỗi cá nhân Giáo dục toàn diện trong nhà trường thường biểu hiện ở nội dung giáo dục bao gồm đầy đủ các mặt: đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục nghề nghiệp…phù hợp với điều kiện và đặc điểm đặc thù của từng cấp học, bậc học”

1.2.2 Quản lý, chức năng quản lý

1.2.2.1 Quản lý

Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý

là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.

Một định nghĩa khác: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể

quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạtđộng của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phùhợp với qui luật khách quan

1.2.2.2 Chức năng quản lý

Chu trình quản lý gồm bốn chức năng: Lập kÕ hoạch, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra Các chức năng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen với nhau

và đều cần đến thông tin quản lý

1.2.3 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.3.1 Khái niệm chung

Theo Nguyễn Kỳ - Bùi Trọng Tuân: "Quản lý hệ thống giáo dục có thể

xác định như là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến các trường, các cơ sở giáo dục khác, ) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của chủ nghĩa xã hội, cũng như của các qui luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em, thiếu niên và thanh niên"

Trang 6

Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người (tập thể cán bộ,giáo viên và học sinh) và quản lý các nguồn lực cơ sở vật chất – thiết bị giáodục của nhà trường Do đó, có thể hiểu quản lý trường học là những tác độngtối ưu của chủ thể quản lý (lãnh đạo trường học) đến giáo viên, học sinh vàcác cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn lực hướng vào đẩy mạnh các hoạtđộng của nhà trường Tiêu điểm là thúc đẩy quá trình đào tạo thể hệ trẻ, thựchiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lêntrạng thái mong muốn.

1.2.3.2 Quản lý trường Trung học phổ thông

Luật Giáo dục năm 2005, Điều 54 qui định:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhàtrường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận

- Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đượcđào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học

- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổnhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do thủ tướng Chính phủ quyđịnh; đối với các trường ở cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhànước về dạy nghề quy định

Trong các nhà trường cần xây dựng những mô hình quản lý có tính

mềm dẻo, linh hoạt Mô hình quản lý ''hợp tác", ''cộng tác" cần được hình

thành và phát triển mạnh mẽ hơn, trên cơ sở tính năng động và sáng tạo củangười Hiệu trưởng Nhờ đó người Hiệu trưởng có thể đảm đương vai trò

''người lãnh đạo chuyên môn" và người quản lý cao nhất

1.2.4 Biện pháp quản lý

- Biện pháp quản lý là cách quản lý, cách giải quyết những vấn đề liên

quan đến quản lý

- Biện pháp quản lý công tác GVCNL là cách làm, cách quản lý, cách

giải quyết những vấn đề thuộc công tác GVCNL nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông

1.3 Nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông

1.3.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông

1.3.1.1 Vị trí và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

Trang 7

- GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng thực hiện nguyên lí giáo dục

của Đảng, Nhà nước và mục tiêu, kế hoạch của ngành Giáo dục và Đào tạotrong một lớp học

- GVCNL là người trực tiếp quản lí giáo dục toàn diện học sinh trongmột lớp học: cụ thể hoá mục tiêu, kế hoạch và chương trình hành động củanhà trường ở từng lớp học GVCNL có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc

và kiểm tra các hoạt động của lớp mình

- GVCNL là đầu mối của sự phối hợp trong việc hình thành và pháttriển nhân cách của học sinh trong lớp học, phối hợp với giáo viên bộ môn,đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phô huynh học sinh và các lựclượng xã hội khác để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh trong líp

- GVCNL là cầu nối giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khácvới tập thể học sinh và mỗi cá nhân học sinh

1.3.1.2 Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp

a) Chức năng quản lý

GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng làm nhiệm vụ quản lý toàndiện học sinh của một lớp học Để đạt được mục tiêu quản lý một tập thể họcsinh, GVCNL phải thực hiện phối hợp các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo và kiểm tra

b) Chức năng giáo dục

GVCNL trước hết phải là một nhà giáo dục, thông qua việc tổ chức cáchoạt động của tập thể lớp để giáo dục những phẩm chất, nhân cách của mỗihọc sinh Qua các hoạt động đa dạng và phong phó, xây dựng mối quan hệtốt đẹp giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh với những người khác,hướng vào việc hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi phù hợpvới các chuẩn mực đạo đức của xã hội

c) Chức năng đại diện

Người GVCNL đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đốivới học sinh GVCNL còn là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của họcsinh trong líp, bảo vệ học sinh một cách hợp pháp Phản ánh kịp thời với Hiệutrưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, các đoàn thể trong vàngoài nhà trường về những nguyện vọng chính đáng của học sinh và của tập thểlớp

1.3.1.3 Nhiệm vụ của người GVCNL ở trường Trung học phổ thông

Cã 4 nhiệm vụ được quy định tại điều 29 Điều lệ trường Trung học

Trang 8

Muốn hoàn thành tốt 4 nhiệm vụ đó, người GVCNL phải thường xuyênrèn luyện phẩm chất nhân cách của người thầy giáo, không ngừng học tậpchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

1.3.2 Nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

1.3.2.1 Giáo viên chủ nhiệm lớp nắm vững học sinh và tập thể học sinh một cách toàn diện

Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của mỗi học sinh, điều kiện hoàn cảnhgia đình của học sinh, những mối quan hệ của cá nhân học sinh, nắm vững cátính và những hành vi đạo đức, trình độ trí tuệ của học sinh, tìm hiểu nhữngnhu cầu năng lực của học sinh…

1.3.2.2 Sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm lớp với các giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh và xây dựng tập thể học sinh

Giáo dục mỗi cá nhân học sinh và tập thể học sinh là trách nhiệm của tất

cả các giáo viên, các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó GVCNLgiữ vai trò chủ đạo GVCNL thường xuyên gặp gỡ trao đổi với giáo viên bộmôn đang giảng dạy tại lớp của mình về tình hình học tập của học sinh

1.3.2.3 Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc phối kết hợp, cố vấn, giúp đỡ tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện mục tiêu giáo dục

GVCNL cần có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh để tiến hành giáo dục toàn diện ở lớp Mặt khác GVCNL phảigiúp đỡ chi đoàn lớp xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán bộ nòngcốt, cố vấn cho Ban chấp hành chi đoàn tổ chức các hoạt động giáo dục

1.3.2.4 Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh

Gia đình là môi trường giáo dục - lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnhhưởng một cách sâu sắc đến học sinh GVCNL là người thay mặt nhà trườngthực hiện sự liên kết này GVCNL giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương,

kế hoạch giáo dục của nhà trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớptrong năm học GVCNL thống nhất với gia đình về yêu cầu, nội dung, biện

pháp, hình thức giáo dục

1.3.2.5 Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc xây dựng tập thể học sinh

- Lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn vững mạnh làmnòng cốt cho việc tổ chức mọi hoạt động, mọi phong trào của tập thể

GVCNL tổ chức “bộ máy tự quản ” và hướng dẫn các em cách thức hoạt

động, biết tự quản lí các công việc của lớp

Trang 9

1.3.2.6 Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc giáo dục mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp

- Giáo dục đạo đức, pháp luật và nhân văn cho học sinh

- Tổ chức các hoạt động học tập

- Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp

- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí

1.3.3 Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

- GVCNL phải có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có lập trường tư

tưởng vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có đạo đứctốt

- GVCNL phải thật sự là người say mê, nhiệt tình với công tác chủnhiệm

- GVCNL phải là người có chuyên môn vững vàng, có tay nghề cao

- GVCNL phải có sự khéo léo đối xử sư phạm, phải có uy tín với họcsinh và cha mẹ học sinh

- GVCNL không ngừng học tập, rèn luyện, hình thành cho mình những

1.4.1.1 Xác định mục tiêu cho công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Để giúp cho người GVCNL có định hướng đúng đắn và hoàn thành tốtchức năng, nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh của mình ở mỗi lớp, ngườicán bộ quản lý nhà trường phải đề ra mục tiêu chung cho công tác GVCNcủa toàn trường đối với từng năm học

1.4.1.2 Lập kế hoạch cho công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Sau khi xác định mục tiêu người Hiệu trưởng phải đưa ra các biện phápcải tiến công tác GVCNL

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác GVCNL

- Qui định mối liên hệ thường xuyên giữa Ban giám hiệu với GVCNL(họp giao ban, định kỳ báo cáo,…

- Đề ra được qui chế hoạt động cho tổ GVCNL và từng GVCNL Hiệutrưởng hướng dẫn GVCNL xây dựng nội dung công tác GVCNL

- Tạo điều kiện cho GVCNL được rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ

1.4.2 Bố trí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Trang 10

- Căn cứ thực tế nhà trường: số học sinh, số lớp, số giáo viên hiện có.

- Phân lớp chủ nhiệm cho giáo viên phải có giờ dạy trên lớp, ưu tiênmôn có nhiều giờ

- Cố gắng đảm bảo cho GVCNL theo liên tục ba năm liền đối với mộtlớp

- Đối với những lớp có học sinh "cá biệt", có nhiều học sinh yếu thì bố

trí GVCNL cứng rắn, giàu kinh nghiệm trong công tác giáo dục, có nhữngphẩm chất như : nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ…

1.4.3 Động viên và theo dõi công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

- Hiệu trưởng phát động các phong trào thi đua trong nhà trường một

cách thường xuyên, liên tục, sôi nổi mang lại hiệu quả cho công tác giáo dục.Hiệu trưởng cần xây dựng được những chỉ tiêu, tiêu chí, lượng hoá tối đa cácnội dung cho cả năm học, cho từng kỳ, cho từng đợt thi đua

- Phải nhìn nhận, đánh giá công lao của các GVCNL một cách côngbằng, khen chê kịp thời

- Kịp thời động viên, khuyến khích đội ngũ GVCNL khi họ đạt được

kết quả tốt trong công tác Kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sai sót trongcông tác

- Quan tâm, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần cho các hoạt độngthuộc công tác GVCNL

1.4.4 Kiểm tra công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

Việc kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL của Hiệu trưởng sao chokhách quan, khoa học, có hiệu quả là vấn đề cần được lưu ý, Hiệu trưởng cầnkiểm tra thường xuyên (đột xuất, định kỳ), kiểm tra phải có đánh giá Hiệutrưởng kiểm tra công tác GVCNL thông qua hoạt động của các lớp, thôngqua xếp loại thi đua hàng tuần, thông qua hồ sơ, báo cáo hàng tháng, học kỳ

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP VÀ VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH YÊN BÁI

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Yên Bái là một tỉnh miền núi, cửa ngõ phía Tây bắc Tổ quốc, với

tổng diện tích tự nhiên 6.887,77 km2 (bằng 2,07% diện tích cả nước), nằm

Trang 11

từ 2108 đến 22016 vĩ Bắc; từ 103052 đến 10507 kinh Đông, giáp giới vềphía đông với tỉnh Tuyên Quang; về phía Tây với Sơn La, phía Nam vớiPhú Thọ, phía Bắc với Lào Cai và Lai Châu Yên Bái có 01 thành phố, 01thị xã và 07 huyện Yên Bái có tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng,khoáng sản đa dạng, phong phó

2.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội

Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với 180 xã, phường và thịtrấn; trong đó có 2 huyện và 70 xã vùng cao Dân số Yên Bái có khoảng731.784 người mật độ dân số trung bình 106 người/km2 Gồm 30 dân tộc anh

em chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 53,27%; dân tộc Tày chiếm17,5%; dân tộc Dao chiếm 9,27%; dân tộc H’Mông chiếm 8,13% và các dântộc khác chiếm 17,5%

Từ năm 2001 đến năm 2005 tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm từ 45,47%xuống 39%; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 22,4% tăng lên 28% và tỷtrọng dịch vụ từ 31 tăng lên 33% Bình quân thu nhập đầu người/năm 2004đạt 4,265 triệu đồng, mức tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh đạt 9,55% Tỷ lệ laođộng qua đào tạo đạt 25% Các vấn đề kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòngtiếp tục được phát triển theo chiều hướng tích cực

2.2 Tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái

2.2.1 Một số nét khái quát về giáo dục và đào tạo

Hệ thống mạng lưới trường, lớp các ngành học, bậc học tiếp tục

được quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục trên các địa bànhuyện, thị và các vùng miền trong tỉnh Điều đó đã tạo điều kiện thu húttối đa số trẻ trong độ tuổi đi học tới trường, đáp ứng nhu cầu học tập củanhân dân Năm học 2005-2006 toàn ngành có 557 trường, đạt 98,9% kếhoạch; 7.701 lớp, đạt 100,1% kế hoạch; 238.618 cháu mầm non, học sinh,học viên, đạt 98,7% kế hoạch

Đầu năm học 2006-2007, bậc THPT có 25 trường (trong đó có 15trường công lập, 06 trường bán công, 04 trường PTLC 2+3), có 719 líp,32.479 học sinh, 73 cán bộ quản lý, 1.324 giáo viên trực tiếp giảng dạy(trong đó có 252 giáo viên hợp đồng) (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo YênBái) Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn THPT là 94,97%

Chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông có nhiều tiến bộ rõ rệt

2.2.2 Một số khó khăn, bất cập của giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái

Trang 12

- Công tác chỉ đạo, quản lý trường học còn nhiều khuyến khuyết Bộmáy quản lý và kết quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội học tập,nhất là ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.

- Cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ, đặc biệt là ở vùng cao và vùng DTTS.Ngân sách chi cho các hoạt động giáo dục còn thấp (10%) Công tác quyhoạch các trường chưa được chú trọng Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạyhọc chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế, nhất là ở vùng cao, vùngDTTS

2.3 Thực trạng về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và việc quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông tỉnh Yên Bái 2.3.1 Tổ chức quá trình điều tra thực trạng

- Sử dụng Phiếu hái ý kiến:

+ 45 cán bộ của sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái

+ 56 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của các trường THPT tỉnh Yên Bái + 80 giáo viên hiện tại không làm công tác GVCNL ở các trườngTHPT thuộc 3 vùng khác nhau của tỉnh Yên Bái

+ 95 GVCNL ở các trường THPT thuộc 3 vùng trên

+ 414 học sinh 3 khối lớp 10; 11; 12 ở 3 trường THPT nêu trên

- Phỏng vấn trực tiếp GVCNL, Ban giám hiệu, học sinh

2.3.2 Phân tích kết quả điều tra

2.3.2.1 Đối với cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo đối với công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

100% các ý kiến đều cho rằng công tác GVCNL có vai trò quan trọng, cóảnh hưởng lớn đối với kết quả học tập văn hoá và rèn luyện đạo đức của họcsinh

Về mặt nhận thức, các nhà quản lý giáo dục cấp Sở đều nhất trí cao chorằng: GVCN là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp học (97,8%)

b) Về chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Sở Giáo dục và Đào tạo

Có 93,3% số cán bộ của Sở được hỏi cho rằng trong những năm học qua

Sở GD & ĐT không chỉ đạo tách riêng công tác GVCNL ở trường THPT, màchủ yếu là ra văn bản hướng dẫn (chiếm 82,2% sè ý kiến trả lời) kèm theo việchướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học Các hình thức khác Ýt được áp dụng

Trang 13

c) Nhận định, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trước yêu cầu đổi mới hiện nay của cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo

Đa số cán bộ của Sở đánh giá công tác GVCNL hiện nay ở trường THPThoạt động ở mức tốt và mức rất tốt là 62,2%, có 26,7% không rõ, chỉ có 8,9%cho là chất lượng công tác GVCNL chưa tốt Việc đổi mới công tác GVCNLhiện nay có 44,4% ý kiến cho là rất cần thiết và có 55,6% ý kiến cho là cần thiết

2.3.2.2 Đối với cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông

a) Tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông đối với công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

- Về ảnh hưởng đến học tập kiến thức văn hoá và rèn luyện đạo đức củahọc sinh có 100% ý kiến cho rằng công tác GVCNL rất ảnh hưởng và ảnhhưởng

- Với sự nhất trí cao các nhà quản lý cấp trường, cho rằng: GVCN làngười quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp học (98,2% ý kiến)

b) Về chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và đánh giá chất lượng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của các trường Trung học phổ thông

Có 58,9% người được hái cho là CBQL rất quan tâm đến công tácGVCNL và có 41,1% ý kiến cho rằng CBQL nhà trường quan tâm đến công tácnày Về chất lượng của công tác GVCNL có 23,2% ý kiến đánh giá là rÊt tốt,

có 76,8% ý kiến đánh giá công tác GVCNL ở các nhà trường là trung bình

c) Về cách thức lựa chọn, bố trí, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường Trung học phổ thông

Hầu hết các nhà trường THPT đều tán thành việc lựa chọn những giáo viên

có khả năng về công tác chủ nhiệm làm chủ nhiệm lớp, có 83,9% sè người đượchỏi nhất trí với cách lựa chọn này, có 58,9% ý kiến nghiênh về việc chọn giáoviên có nhiều tiết dạy ở lớp đó

Các nhà trường đều bố trí giáo viên bám theo lớp cùng với học sinh củamình có 98,2% ý kiến nhất trí cách chọn này

2.3.2.3 Đối với giáo viên hiện tạiđang làm hay không làm công tác chủ nhiệm lớp

a) Tìm hiểu về nhận thức đối với công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

- Có 100% ý kiến cho rằng công tác GVCNL rất ảnh hưởng và ảnhhưởng đến kết quả học tập văn hoá và việc rèn luyện đạo đức của học sinh

- Có 98,2% ý kiến cho là GVCNL có trách nhiệm quản lý giáo dục toàndiện học sinh của một lớp

Ngày đăng: 07/05/2015, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w