GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KĨ NĂNG GIAO TIẾP T
Trang 1GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐỊA ỐC VŨNG TÀU
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thảo Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Phượng Lớp : Nhân lực 1 K33
_Niên khóa 2007-2011 _
Trang 2Bảng 2.7: bảng cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân viên phòng kinh doanh Công ty
cổ phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu
Bảng 2.8: bảng cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân viên phòng dự án công ty Cổ phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu
Trang 3Hình 2.3.Biểu đồ so sánh doanh thu của Công ty cổ phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng
Tàu và Công ty cổ phần Phát Triển Nhà BR-VT
Hình 2.4.Biểu đồ cơ cấu nhân viên các phòng ban của Công ty Xây Lắp và Địa Ốc
Vũng Tàu
Hình 2.5.Biểu đồ cơ cấu trình độ nhân viên của Công ty Xây Lắp và Địa Ốc Vũng
Tàu
Hình 2.6.Biểu đồ cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân viên kinh doanh Công ty cổ
phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu
Hình 2.7.Biểu đồ cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân viên phòng dự án Công ty cổ
phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu
Trang 46.VTRECJ.Co.: Công ty cổ phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu
7.HODECO: Công ty cổ phần Phát Triển Nhà Bà Rịa-Vũng Tàu
Trang 5GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC: LỜI MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÀ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH 11
1.1.Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực 11
1.1.1.Khái niệm đào tạo 11
1.1.2.Mục tiêu đào tạo 11
1.1.3.Các quan điểm mới về đào tạo trong nền kinh tế hiện nay 11
1.1.4.Các phương pháp đào tạo 12
1.1.4.1.Đào tạo lớp học 12
1.1.4.2.Đào tạo trực tuyến 12
1.1.4.3.Đào tạo kết hợp 13
1.2.Cơ sở lý luận về giao tiếp nói chung và giao tiếp trong kinh doanh nói riêng 13
1.2.1.Cơ sở lý luận về giao tiếp nói chung 13
1.2.1.1.Khái niệm 13
1.2.1.2.Mục tiêu của giao tiếp 13
1.2.1.3.Các công cụ của giao tiếp 14
1.2.1.4.Các phong cách giao tiếp 14
1.2.1.5.Ý nghĩa của giao tiếp 15
1.2.2.Cơ sở lý luận về giao tiếp trong kinh doanh 15
1.2.2.1.Khái niệm 15
1.2.2.2.Đặc điểm 15
1.2.2.3.Mục tiêu của giao tiếp trong kinh doanh 16
1.2.2.4.Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp kinh doanh 16
1.2.2.5.Các hoạt động chủ yếu kinh doanh 17
1.2.2.6.Ý nghĩa của giao tiếp kinh doanh 17
Kết luận 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐỊA ỐC VŨNG TÀU 19
2.1.Sơ lược về công ty 19
Trang 6GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 19
2.1.2.Các loại hình kinh doanh của công ty 20
2.1.2.1.Các loại hình kinh doanh chủ lực 20
2.1.2.2.Một số loại hình kinh doanh khác của công ty 20
2.1.3.Sơ đồ tổ chức công ty 22
2.2.Thực trạng kinh doanh của công ty Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu trong 3 năm 2008-2010 22
2.2.1.Tình hình kinh doanh chung của các công ty BĐS trong tỉnh 23
2.2.2.Thực trạng kinh doanh chung của công ty 23
2.2.3.Các lợi thế cạnh tranh và mặt hạn chế của công ty 28
2.2.3.1.Các lợi thế cạnh tranh 29
2.2.3.2.Các mặt hạn chế 30
2.2.4.Một số giải pháp đề ra cho công ty 31
2.3.Thực trạng về kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh và công tác đào tạo kĩ năng này của nhân viên Công ty cổ phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu 33
2.3.1.Thực trạng về cơ cấu tổ chức và trình độ chuyên môn của nhân viên trong công ty 33
2.3.1.1.Thực trạng về cơ cấu và trình độ của nhân viên trong công ty 34
2.3.1.2.Trình độ chuyên môn và kĩ năng giao tiếp của nhân trong công ty 35
2.3.2.Tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh và thực trạng công tác đào tạo kĩ năng này của nhân viên trong công ty 38
2.3.2.1.Tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh của nhân viên 38
2.3.2.2.Thực trạng công tác đào tạo kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh cho nhân viên của công ty 39
Kết luận 40
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CHO NHÂN VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐỊA ỐC VŨNG TÀU 41
3.1.Các bước xây dựng một chương trình đào tạo nói chung 41
3.1.1.Xác định nhu cầu đào tạo 41
3.1.2.Phiếu yêu cầu đào tạo 42
Trang 7GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
3.1.4.Đào tạo 43
3.1.4.1.Đào tạo trong công ty 44
3.1.4.2.Đào tạo ngoài công ty 45
3.1.5.Ghi và lưu hồ sơ đào tạo 46
3.2.Xây dựng chương trình đào tạo kĩ năng giao tiếp cho nhân viên kinh doanh và nhân viên làm công việc ngoại giao khac trong công ty 47
3.2.1.Nhu cầu đào tạo của công ty 47
3.2.2.Chương trình đào tạo ngắn hạn cho nhân viêc của công ty 47
3.2.2.1.Đối tượng được đào tạo 47
3.2.2.2.Yêu cầu của việc đào tạo 47
3.2.2.3.Địa điểm tổ chức 48
3.2.2.4.Chương trình môn học và các chuyên gia được đề cử giàng dạy 59
3.2.2.5.Bảng dự trù kinh phí đào tạo 50
3.2.3.Kiểm tra kết quả đào tạo và lưu hồ sơ của nhân viên 50
3.2.4.Chuẩn bị kế hoạch đào tạo dài hạn cho công ty 51
Kết luận 51
KẾT LUẬN CHUNG 52
PHỤ LỤC 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 8GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU:
Trong cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay thì giao tiếp là một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người Trong sản xuất kinh doanh, giao tiếp cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng Có thể nói rằng, không một dự án kinh doanh hấp dẫn nào, không một cơ hội kinh doanh đầy triển vọng nào có thể biến thành hiện thực nếu như không được đàm phán, thương lượng, trao đổi, báo cáo, xác nhận Do đó, một công ty muốn phát triển lâu bền ngoài việc phải biết đầu tư vào yếu tố con người -yếu tố được cho là đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển của công ty- thì còn phải nhận định đúng tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh và không ngừng đào tạo, trau dồi kĩ năng này cho nhân viên của mình
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu, tôi nhận ra thực trạng chưa tốt về kĩ năng giao tiếp của nhân viên trong công ty và những mặt còn yếu kém trong công tác đào tạo kĩ năng này, do đó tôi quyết định
chọn đề tài ”Thực trạng và giải pháp cho công tác đào tạo kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh của nhân viên Công ty cổ phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình Chuyên đề gồm 3 chương :
Chương I: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực và giao tiếp trong kinh doanh
Chương II: Thực trang đào tạo kĩ năng giao tiếp cho nhân viên của Công ty cổ phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu
Chương III: Xây dựng chương trình đào tạo kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh cho nhân viên Công ty cổ phần Xây Lắp và Địa Ốc Vũng Tàu
Mục tiêu:Giúp công ty xây dựng một chương trình đào tạo kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh nhằm bổ trợ cho các công tác chuyên môn của cán bộ nhân viên trong công ty Ngoài ra, chuyên đề còn nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của công ty, hy vọng là sẽ đóng góp được một số ý kiến hữu ích cho sự nghiệp phát triển của công ty
Trang 9GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC:
1.1.1Khái niệm đào tạo:
Theo Mathic & Jachson: đào tạo là tiến trình mà nhờ đó nhân viên có được khả năng giúp đỡ trong việc đạt được mục tiêu tổ chức
Theo Senzo & Robbin: đào tạo là tiến trình bao gồm những phương pháp được
sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao kiến thức và kĩ năng thực hành
Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng: đào tạo là những hoạt động nhằm tăng kết quả làm việc của nhân viên thông qua việc cung cấp cho họ sự thành thạo kĩ năng hoặc kiến thức mới
1.1.2.Mục tiêu của đào tạo:
Giúp nhân viên nâng cao khả năng làm việc
Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Là yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức
Duy trì nhân viên giỏi cho doanh nghiệp
1.1.3.Các quan điểm mới về đào tạo trong nền kinh tế hiện nay:
Đào tạo được xem như một khoản đầu tư với lợi nhuận lớn và lâu dài
Đào tạo là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của tổ chức
Đào tạo không còn là khoản cắt giảm đầu tiên của công ty trong thời kì sa sút kinh
tế mà trở thành vấn đề được ưu tiên hàng đầu
Trang 10GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.4.Các phương pháp đào tạo:
Có 3 phương pháp đào tạo chính cho doanh nghiệp:
Ưu điểm: tính tương tác giữa học viên và giảng viên cao Những kiến thức đưa
ra dựa trên kinh nghiệm thực tế của giảng viên nên học viên dễ dàng tiếp thu và vận dụng Đồng thời đây cũng là cách học truyền thống nên người đọc dễ dàng tiếp nhận
Nhược điểm: khó khăn về thời gian và chi phí tổ chức Để tiến hành một lớp
học như vậy, các doanh nghiệp phải bổ trí thời gian sao cho không ảnh hưởng đến hoạt động chung của tổ chức Chương trình đào tạo phụ thuộc vào trình độ giảng dạy cũng như kinh nghiệm thực tế của giảng viên
1.1.4.2.Đào tạo trực tuyến:
Còn gọi là E-Learning: Mô hình đào tạo này còn tương đối mới mẻ với nhiều doanh nghiệp và thực sự phát triển tại Việt Nam trong vòng vài năm nay Chỉ cần một máy tính kết nối Internet, một tài khoản truy cập của nhà cung cấp khóa học, học viên có thể làm chủ quá trình học tập của mình
Ưu điểm: Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, E-Learning là hình thức học
tập hiệu quả nhất của thời đại CNTT Với E-Learning học viên có thể tiết kiệm
50 – 70% chi phí đào tạo (IOMA), giảm 40 – 60% thời gian học (Brandon
Trang 11GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
Hall), tăng hiệu quả làm việc lên 25% so với các hình thức đào tạo khác (JD Fletcher – Multimedia Review) Qua hình thức đào tạo trực tuyến, học viên có thể điều khiển quá trình học tập của mình mọi lúc, mọi nơi với những khóa học được thiết kế bởi các nhà cung cấp nội dung đào tạo hàng đầu thế giới
Khuyết điểm: đào tạo trực tuyến không thể thay thế được hoàn toàn hình thức
đào tạo lớp học Nhược điểm của mô hình đào tạo này là tính tương tác yếu giữa học viên và học viên Các khóa học được thiết kế với những tình huống cố định nên gây khó khăn cho học viên trong quá trình ứng dụng Đây là phương pháp yêu cầu sự chủ động cao trong học tập của học viên nên doanh nghiệp cần
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay, đào tạo kết hợp chính là lời khuyên tốt nhất cho mỗi doanh nghiệp trong chiến lược phát triển nhân sự của mình
1.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP NÓI CHUNG VÀ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH NÓI RIÊNG:
1.2.1.Cơ sở lý luận về giao tiếp nói chung:
1.2.1.1.Khái niệm:
Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân thông qua môt hệ thống bao gồm các kí hiệu, các dấu hiệu và hành vi Giao tiếp cũng có thể hiểu
Trang 12GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
là các hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thông tin
1.2.1.2.Mục tiêu của giao tiếp:
Tìm hiểu, tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài và truyền đạt thông tin của chủ thể ra ngoài
Trao đổi tâm tư, tình cảm, ý nghĩ với nhau
1.2.1.3.Các công cụ của giao tiếp:
Công cụ giao tiếp chủ yếu của con người là ngôn ngữ nói, sau đó là ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói: Là công cụ giao tiếp được sử dụng phổ biến nhất Qua ngôn ngữ nói ta có thể nhận biết con người thông minh hay dốt nát, người nóng nảy hay nhã nhặn, kẻ ích kỷ kiêu kăng hay người độ lượng khiêm tốn
Ngôn ngữ viết: Được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp dưới danh thông báo, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, ký kết hợp đồng, thiếp mời, thiếp chúc mừng, nội dung báo cáo…
Ngôn ngữ biểu cảm: Là sự biểu lộ tình cảm, thái độ của con người trong
giao tiếp, thông qua dáng điệu, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ…
1.2.1.4.Các phong cách giao tiếp:
Là hệ thống phương thức mà con người sử dụng khi giao tiếp và quan hệ với nhau Nó bao gồm một hệ thống các hành vi, cử chỉ, lời nói được sử dụng trong quá trình giao tiếp
Phong cách giao tiếp của con người có những nét đặc trưng sau:
Mang tính ổn định cá nhân
Mang tính ổn định xã hội
Mang tính linh hoạt, mềm dẻo
Trang 13GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.1.5.Ý nghĩa của giao tiếp:
Hoạt động giao tiếp được coi là một trong những đặc trưng nổi bật, cơ bản tạo nên tính người, phản ánh bản chất của con người, vừa như là phương thức liên kết giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, vừa như là kết quả của sự phát triển thế giới vật chất và của các mối quan hệ xã hội Với ý nghĩa như vậy, hoạt động giao tiếp là nhu cầu tất yếu của mỗi người và toàn thể xã hội Thông qua hoạt động giao tiếp mỗi cá nhân biểu hiện mình như một chủ thể, bộc lộ tính cách, kinh nghiệm sống và rộng hơn là cả nhân cách của một chủ thể
Giao tiếp tạo ra những ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các chủ thể giao tiếp cả về mặt tâm lý và về mặt giáo dục với sự hình thành, biến đổi các phẩm chất nhân cách của cá nhân Đặc trưng giáo dục của hoạt động giao tiếp
có mặt thường xuyên trong quá trình giao tiếp và những gì chủ thể rút ra được sau giao tiếp sẽ giúp mỗi chủ thể tích lũy được tri thức, kỹ năng tồn tại trong cộng đồng thông qua nhận biết đối tượng và tự nhận biết mình, thông qua hiệu
quả đạt tới của quá trình giao tiếp
1.2.2.Cơ sở lý luận về giao tiếp trong kinh doanh:
1.2.2.1.Khái niệm:
Giao tiếp trong kinh doanh là mối quan hệ hay sự tiếp xúc giữa những con người với nhau trong hoạt động kinh doanh như: Trong sản xuất, thương mại, dịch vụ…
1.2.2.2.Đặc điểm:
Mang tính nhận thức: Mỗi người đều ý thức được mục đích giao tiếp nhiệm
vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp
Trao đổi thông tin: Trong kinh doanh khi giao tiếp giúp thông tin được lan
từ người này sang người khác
Giao tiếp trong kinh doanh là một quan hệ xã hội,mang tính xã hội: Mối
quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa doanh nghiệp với đối tác, đối thủ…
Trang 14GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
Giao tiếp trong kinh doanh mang tính chất lịch sử xã hội: Giao tiếp bao giờ cũng được các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện với nội dung cụ thể, không
gian thời gian xác định
Giao tiếp trong kinh doanh mang tính kế thừa và chọn lọc: thông qua giao tiếp sẽ lưu giữ những dấu ấn về cấp trên,cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng
để những lần giao tiếp có thể vững vàng hơn chủ động hơn
Tính chủ thể trong giao tiếp :mỗi cá nhân trong giao tiếp đóng vai trò khác
nhau khi là người nói, khi là người nghe
Sự lan truyền lây lan cảm xúc và tâm trạng: Con người có khả năng đồng cảm khi giao tiếp, khi tiếp xúc tâm trạng của người này sẽ ảnh hưởng đến
người khác
1.2.2.3.Mục tiêu của giao tiếp trong kinh doanh:
Để đàm phán, thảo luận, bàn bạc, đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, để thực hiện quá trình mua bán… giao tiếp giúp truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh… hay nói một cách khác là để thực hiện chức năng giao tiếp cơ bản của quản trị
Trên thương trường giao tiếp giúp con người tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin, từ đó đề ra những quyết định chính xác và kịp thời cho hoạt động kinh doanh
Ngày nay giao tiếp trong kinh doanh càng có tầm quan trọng đặc biệt do môi trường kinh doanh đang có những biến đổi lớn, tổ chức, đối tác, phong cách và nội dung quản lý…cũng đã thay đổi nhiều đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh cần phải xác lập các chuẩn mực về úng xử để phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước
1.2.2.4.Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp kinh doanh:
Trong kinh doanh ai cũng quan trọng
Phải nghiêm túc trong công việc và giao tiếp
Trang 15 Tiếp xúc với báo chí
1.2.2.6.Ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh:
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mở rộng tái sản xuất, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ tạo “nhân hòa” để kinh doanh có hiệu quả
Giao tiếp trong kinh doanh sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, với bạn hàng, với cấp trên, với cộng sự và đó cũng là những tiêu chuẩn quan trọng
để tuyển chọn người lãnh đạo kinh doanh
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng truyền bá, giao lưu văn hóa, văn minh giữa các dân tộc trên Thế giới, là tấm gương phán ánh trình độ con người, đất nước về lối sống, phong tục, tập quán… của mỗi dân tộc, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, tạo điều kiện hòa nhập với Thế giới
Đặc biệt trong kinh doanh, giao tiếp còn là môi trường thuận lợi để học hỏi, nâng cao trình độ, nghệ thuật kinh doanh, xóa bỏ thói quen ích kỷ, hẹp hòi, bảo thủ, lạc hậu…
Trang 16GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
Kết luận:
Nhận thấy tầm quan trong của đào tạo nguồn nhân lực nói chung và giao tiếp kinh doanh nói riêng trong sự nghiệp phát triển lâu dài của doanh nghiệp, tôi nhận thấy rằng thật sự cần thiết phải xây dựng một chương trình đào tạo chuyên sâu về kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh cho nhân viên trong công ty để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trên thị trường, thúc đẩy mở rông qui mô và phát triển công ty bền vững
Trang 17GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO NHÂN VIÊN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐỊA ỐC VŨNG TÀU
2.1.SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ĐỊA ỐC VŨNG TÀU:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu
Tên tiếng Anh: Vũng Tàu Real Estate and Construction Joint Stock Company
Tên viết tắt: VTRECJ.Co
Biểu tượng:
Mã chứng khoán: VRC
Vốn điều lệ: 101.169.100.000 vnd
Trụ sở chính: 54 Võ Thị Sáu, phường 2, tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Điện thoại: 84.64) 3 854 906 - Fax: (84.64) 3 852 285
Website: http://xaylapdiaoc.com.vn
E-mail: info@xaylapdiaoc.com.vn
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty :
Công ty Xây Lắp Và Địa Ốc Vũng Tàu tiền thân là Công ty Xây Lắp Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập từ năm 1980 là một trong những Công ty xây dựng lâu năm trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 18GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
Ngày 13/06/2005 Công ty chuyển hình thức sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo quyết định số 1815 QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh với tên gọi: Công ty Cổ phần Xây lắp Bà Rịa –Vũng Tàu
Ngày 09/01/2008, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Xây Lắp và Địa ốc Vũng Tàu cho phù hợp với chức năng và ngành nghề kinh doanh của Công ty
Từ năm 1996 đến nay Công ty đã liên tục đổi mới và nâng tầm hoạt động kinh doanh, thực hiện thêm nhiều bước tiến quan trọng, thực hiện kinh doanh nhiều dự
án nền nhà thương phẩm Bên cạnh đó Công ty còn làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn mang lại hiệu quả thiết thực đặc biệt là chung cư cao cấp
Năm 2005 Công ty được cổ phần hóa với số vốn điều lệ là 17.091.330.000 đồng
và hiện nay là 101.169.000.000 đồng
2.1.2.Các loại hình kinh doanh của Công ty:
2.1.2.1.Các loại hình kinh doanh chủ lực của công ty:
Kinh doanh dịch vụ ăn uống đầy đủ, kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: Khách
sạn, nhà nghỉ có kinh doanh du lịch
Kinh doanh bãi tắm, bãi biển, nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng và các dịch vụ ăn
uống
Mua bán nhà, cho thuê đất (đất ở, đất khu công nghiệp, mặt nước)
Cho thuê nhà ở, cho thuê kho bãi, đỗ xe
Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh (ki-ôt, trung tâm thương mại), cho thuê nhà có trang bị đặc biệt (phòng hòa nhạc, nhà hát, hội trường, phòng cưới)
Xây dựng, mua bán, môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất, sàn giao dịch bất động sản
2.1.2.2.Một số loại hình kinh doanh khác của Công ty:
Theo dõi, giám sát thi công công trình xây dựng công trình thủy lợi, dân dụng
Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường, cống ), thủy lợi, công trình kỹ thuật, công trình ngầm dưới đất, dưới nước, đường ống cấp, thoát nước, trạm bơm
Xây dựng kết cấu công trình, xây dựng nhà kho, bến bãi
Trang 19GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
Xây dựng, lắp đặt đường dây tải điện, trạm biến áp điện đến 35 KV
Trang trí nội thất, ngoại thất
Lắp đặt đường ống công nghệ và bồn chứa xăng dầu
Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trong và ngoài nhà, điện chiếu sáng đô thị, khu công nghiệp
Lắp đặt thiết bị bảo vệ, báo động, lắp đặt hệ thống nước cứu hỏa tự động, lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm, lắp đặt thang máy, cầu thang
Trang 20
Phòng Nhân Sự
Văn phòng Đảng Ủy Công Đoàn
Phòng Hành Chính
Phòng
Kế Toán
Phòng
Kĩ Thuật
Trang 21GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp nguyên nhân do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái này, tôi xin chỉ sử dụng số liệu của 3 năm gần đây nhất là 2008, 2009 và 2010 để so sánh phân tích, tức là bắt đầu phân tích
tình hình phát triển của công ty khi thị trường đã bắt đầu khởi sắc
2.2.1.Tình hình kinh doanh chung của các công ty bất động sản trong tỉnh:
Nhìn chung, thị trường bất động sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu, nhất là phân khúc căn hộ chung cư, đang được hâm nóng vào những tháng cuối năm Không khí giao dịch nhà đất gần đây ở các công ty kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh đã sôi động hơn hẳn những quý trước đó
Ví dụ như tại Công ty địa ốc Khang Linh, trung bình mỗi ngày có khoảng vài ba chục khách đến đăng ký mua các sản phẩm của chủ đầu tư này Trong đó, dự án chung cư
15 tầng tại phường 10, Vũng Tàu, sẽ khởi công vào cuối năm nay, được khá nhiều khách hàng quan tâm
Điển hình nhất là Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu(HODECO) đã bán hết 512 căn hộ chung cư Lô B 199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Vũng Tàu chỉ trong vòng một ngày
Dự án căn hộ cao cấp, gồm 26 tầng, với khoảng 200 căn hộ, của doanh nghiệp tư nhân Sơn Thịnh đang triển khai tại 23D đường Thùy Vân; hoặc dự án cao ốc căn hộ cao cấp Ocean View Hoàn Vũ cao 18 tầng, tọa lạc tại đồi Ngọc Tước của Công ty cổ phần Hoàn Vũ và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kim Tơ vừa mới động thổ, cũng đã
có những dấu hiệu hết sức khả quan
Ngoài ra, các công ty bất động sản ngoài tỉnh cũng đang đầu tư rất mạnh vào tỉnh nhà vốn đã có lợi thế về du lịch, với giá cả phù hợp cùng chiến lược kinh doanh hợp lý cũng gặt hái nhiều dấu hiệu hết sức khả quan, và đang trở thành những đối thủ đáng gờm cho các công ty trong tỉnh
2.2.2.Thực trạng kinh doanh của công ty:
Trong 3 năm trở lại đây, nhận ra thế mạnh của mình và lợi thế của tỉnh nhà, công ty đã tập trung vào các nghành chủ lực như xây dựng, mua bán bất động sản, kinh doanh du
Trang 22GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp lịch cùng các dịch vụ đi kèm, điều này tạo nên bước phát triển vượt bậc cho công ty,
mở rông qui mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận Điển hình như công ty
đã đầu tư những dự án lớn, đạt tiêu chuẩn cao, có sức cạnh tranh với các tập đoàn mạnh ngoài tỉnh như chung cư cao cấp, trung tâm thương mại hay khách sạn tiêu chuẩn 4 sao,… và bước đầu đã thu được nguồn lợi nhuận không nhỏ Ngoài ra, công ty cũng bắt đầu cho đầu tư xây dựng các dự án lớn ngoài tỉnh như dự án quận 7 và thu được những khởi đầu khả quan
Bảng 2.1:bảng thống kê dự án công ty trong thời gian từ 2005-2011:
ĐẦU
TƯ
DOANH THU
THỜI GIAN
4 Dự án trung tâm thương
án
2011-2015 Đã xin
được phép xây dựng của
tp.HCM
Trang 23GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
Tuy nhiên, sau bước khởi đầu hết sức thuận lợi, tình hình kinh doanh của công ty đã bắt đầu có chiều hường đi xuống, như trong năm 2010 vừa qua, sau khi quí I đạt được doanh thu và lợi nhuận tăng vọt thì ở cả 3 quí sau, cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều tụt dốc khá nhiều
Bảng 2.2:bảng thống kê doanh thu trong 3 năm 2008-2010 của công ty:
THỜI GIAN
2010-2015
Trang 24Bảng 2.3: bảng thống kê lợi nhuận trong 3 năm 2008-2010 của công ty:
Trang 25GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 2.2:
Nhận xét:
Lợi nhuận của công ty có tăng dần trong 3 năm nhưng không đều, ví dụ như giữa quí
II năm 2009, lợi nhuận đã tụt thấp hơn so với củng kì năm 2008, như vậy là tình hình kinh doanh có lúc gặp khó khăn Năm 2010, lợi nhuận tăng vượt trội nhưng lại giảm dần về sau, đây là báo động về chiều hướng kinh doanh bất lợi cho công ty trong thời gian sắp tới, cần phải có sự chấn chỉnh kịp thời để không dẫn đến kết quả xấu nhất
Bảng 2.4: bảng so sánh doanh thu của Công ty Cổ phần Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu
CTY CP PHÁT TRIỂN NHÀ BR-VT
Trang 26GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 2.3:
Theo như phân tích ở trên thì nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty so với mặt bằng chung về bất động sản trong tỉnh thì chưa được khả quan Ngay cả khi so sánh với các công ty có cơ cấu và qui mô tương đương như HODECO thì kết quả kinh doanh như vậy vẫn còn thấp, nguy cơ bị các đối thủ lớn ngoài tỉnh hay các doanh nghiệp tiềm năng trong tỉnh chiếm lĩnh thị phần là rất cao Do đó, cần phải tìm cách cải thiện kết quả kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị phần và hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn mới có thể làm công ty hoạt động ổn định lâu dài, nâng cao vị thế trong ngành
2.2.3.Các lợi thế cạnh tranh và những mặt hạn chế của công ty:
2.2.3.1.Các lợi thế cạnh tranh:
Thứ nhất, trong khi các công ty bất động sản khác trong tỉnh cùng đồng loạt cho xây dựng những tòa nhà căn hộ cấp thường và trung thì VTRECJ.Co là một trong những công ty bất động sản đầu tiên đánh vào thị trường căn hộ cao cấp,
do có lợi thế đi trước nên chiếm lĩnh được thị trường và tạo dựng uy tín
Trang 27GVHD: TS.Vũ Thị Phượng Chuyên đề tốt nghiệp
Thứ hai, các căn hộ của công ty không chỉ hội đủ các tiêu chuẩn cấp cao về diện tích, nội thất,…mà còn có được địa thế rất đẹp: gần bãi tắm và các khu du lịch nghỉ dưỡng của Vũng Tàu, phù hợp với nhu cầu mua nhà để nghỉ mát của người
có thu nhập cao ngoài tỉnh Hơn nữa, khi nhắm vào đối tượng khách hàng này, công ty đã hạn chế được sự cạnh tranh với các công ty khác có đối tượng khách hàng với mức thu nhập thấp hơn, mua nhà với mục đích đầu tư sinh lợi là chủ yếu
Thứ ba, do tiền thân đã có hơn 30 năm làm ngành xây dựng nên công ty có được mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng và các tổ chức tín dụng, do đó, việc xin cấp phép xây dựng hay huy động vốn sẽ không quá khó khăn
Thứ tư, do có quan hệ tốt với các cơ quan chức năng từ trước cộng thêm tầm nhìn xa trong việc hoạch định chiến lược mà công ty đã tích lũy được một nguồn “đất sạch” khá lớn dành cho các dự án về sau này, làm giảm rất nhiều chi phí đầu vào và tăng lợi thế giảm giá thành sản phầm, điều này tạo nên sức cạnh tranh cho công ty trước các đối thủ khác trong ngành
Thứ năm, do tận dụng được thế mạnh về du lịch của tỉnh và địa thế đẹp của các
dự án mới( gần bãi tắm và khu du lịch ), công ty sẽ rất có tiềm năng phát triển khi đầu tư xây dựng các khu du lịch, bãi tắm, khách sạn và các loại hình kinh doanh liên quan khác
Thứ sáu, đối với các vùng cận thành phố, chưa phát triển về kinh tế nhưng trong lương lai lại rất có tiềm năng cộng thêm một nguồn quĩ đất dồi dào với giá thành rất thấp, công ty cũng đã tiên phong trong việc đầu tư khá nhiều dự án tại đây Điều này tạo thành lợi thế lâu dài và bền vững cho công ty trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trước các đối thủ mạnh hơn do có lợi thế đi trước
Qua phân tích, ta nhận thấy công ty có được rất nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài tỉnh, do đó, ban lãnh đạo công ty cần hết sức chú trọng và phát huy tối đa tác dụng của những điểm mạnh này nhằm thúc đẩy công ty phát triển
hơn nữa, mở rông qui mô và nâng cao vị thế trong ngành