Thực trạng thực hiện chính sách• 1.Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Na
Trang 1BÀI THUYẾT TRÌNH
Môn: QLNN về dân tộc và tôn giáo
Đề bài: Tìm hiểu về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa
Lớp: NS2 Nhóm: 5 Giảng viên: Hoàng Thị Cường
Trang 2 Nguyễn Khánh Như ( Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Lan Anh
Kiều Thị Thu Thúy
Liêu Thị Hồng
Đặng Thị Kim Phượng
Bùi Thị Hoa
Danh sách nhóm
Trang 3Khái quát chung Thực trạng Đánh giá
Mục lục của bài
Trang 4I Khái quát chung
phát triển kinh tế - xã hội
nền văn hoá Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
Trang 5Bảo tồn văn hóa là gìn giữ, lưu
lại những giá trị văn hóa.
Phát triển văn hóa là một tất yếu khách quan của sự vận động của lĩnh vực văn hóa nhằm đem tới sự biến đổi giá trị và hệ giá trị nhằm vươn tới cái đẹp hơn
cho cuộc sống của con người.
Trang 6• Gffdhgfsdj
Trang 7II Thực trạng thực hiện chính sách
• 1.Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
• 2.Hỗ trợ việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số
• 3.Ưu tiên xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ đồng bào các dân tộc
• 4.Bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc
Trang 81.Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
a.Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các dự án, đề tài nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân
tộc thiểu số theo quy định của pháp luật
• Xây dựng và khôi phục văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số theo mô hình văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo nghị định 05/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trang 9Mở lớp dạy cho lớp trẻ học các kỹ thuật đánh và chỉnh chiêng, phát triển không gian văn hoá cồng chiêng, tổ chức các liên hoan văn hóa cồng chiêng, dân ca dân vũ, nhạc cụ dân tộc, hội diễn văn
nghệ quần chúng
Trang 10b.Nâng cao năng lực của chủ thể văn hóa; có hình thức khen thưởng, động viên, hỗ trợ nghệ nhân, người tham gia hoạt động truyền dạy văn hóa nghệ thuật truyền thống; sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, truyền dạy những làn điệu dân ca, dân
vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số, sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật mới phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số
Trang 11• Tại Hà Giang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức truyền dạy các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Pu Péo tại thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Si La được truyền dạy tại 2 bản Seo Hai và Sì Thâu Chải, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Trang 12• Quảng Nam vừa phê duyệt Kế hoạch bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Trang 13c Sưu tầm, xuất bản, giới thiệu văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.
Truyện thơ phát triển đề tài của dân ca trữ tình về tình yêu và hôn nhân
Nàng Nga Hai Mối (Mường) Nàng Ớm chàng Bồng Hương (Mường) Tiếng hát làm dâu (HMông) Nam Kim Thị Ðan (Tày) Khun Lú Nàng Uía (Thái) Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) được suất bản và in ấn rộng rãi
Trang 14d,Sản xuất các tác phẩm điện ảnh phản ánh cuộc sống xã hội miền núi vùng đồng bào dân tộc
thiểu số
• ( có video kèm)
Trang 15e Sưu tầm, phục dựng và phát huy các nghề và làng nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số; bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống đặc sắc các dân tộc thiểu số.
• Nhà nước đầu tư phát triển sản xuất những sản phẩm dệt thủ công, sản xuất đa dạng với những mẫu mã truyền
thống, màu sắc và kiểu dệt khác nhau
Áo chàm của người H’mông, Tày, Nùng
Trang 16Vải thêu kim tuyến của người H’mông, Dao, Pà
Thẻn, Phù Lá, Hà Nhì, La Hù
Trang 17Đồ đan lát được phổ biến ở rất nhiều vùng và bao gồm những sản phẩm có kích cỡ đa dạng từ
thảm đến giỏ đựng đồ, từ nón mũ đến dụng cụ bắt cá.
Trang 18Đồ thủ công từ gỗ thường là những vật dụng hàng ngày, bao gồm: dụng cụ bắt cá (giỏ, bẫy, cũi),
và các vật dụng: nỏ, xiên, cung, mũi tên, tẩu thuốc, bát, thìa, lược
Trang 19• f Ưu tiên nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng hoặc công nhận các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
• g Xây dựng các đề án, chương trình kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền các di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số
Trang 20• Đời sống của đồng bào Khmer ở Kiên Giang đã được cải thiện một bước đáng kể Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ,
có nhiều chủ trương đã được triển khai, nhất là việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
• Phim tài liệu khoa học “Lễ tang, lễ cưới truyền thống của người Khmer”;
• Phim tài liệu “Lễ hội Okombok”- nét sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Khmer ở Kiên Giang (2007);
• Phim tài liệu: U Minh Thượng – nét đẹp văn hóa (2006); Sách nghiên cứu “Người Khmer trong cộng đồng dân tộc Việt Nam ở Kiên Giang”.
Trang 21Năm 2012, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Kiên Giang cũng triển khai đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng mô hình Câu lạc bộ
thanh niên Khmer học tập kỹ năng phát triển kinh tế gia đình và thực hiện nếp sống văn minh tại huyện Gò Quao”
Trang 222.Hỗ trợ việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số
• a.Hỗ trợ việc nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật
• Cả nước hiện có trên 30 tỉnh, thành phố đang tổ chức dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện dạy tiếng dân tộc cho học sinh trong trường phổ thông đạt kết quả tốt.
Trang 23b Tổ chức các hình thức giao lưu văn hóa, văn nghệ các dân tộc;
• Khuyến khích và tạo điều kiện cho nghệ nhân các dân tộc thể hiện những tiết mục bằng tiếng dân tộc mình; tổ chức thi hát dân ca, kể chuyện, đặt lời mới cho làn điệu dân ca, hát những bài hát mới có lời bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Trang 24c Ưu tiên tổ chức xuất bản sách, báo của ngành bằng tiếng dân tộc thiểu số hoặc bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số; hỗ trợ cấp sách, báo, tạp chí cho thư viện công cộng vùng dân tộc thiểu số.
Trang 25d Tổ chức sáng tác văn học nghệ thuật bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, dịch các tác phẩm có nội dung phù hợp từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số; ưu tiên đầu tư kinh phí cho các sáng tác mới và tổ chức phổ biến bằng tiếng dân tộc thiểu số; khuyến khích việc sáng tác các tác phẩm bằng tiếng mẹ đẻ trong giới văn nghệ sỹ người dân tộc thiểu số.
Trang 26e Ưu tiên sản xuất phim có thuyết minh hoặc lồng tiếng dân tộc thiểu số, băng hình có lời thuyết minh giới thiệu bằng tiếng dân tộc, băng, đĩa
ca nhạc bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Trang 27• * Đồng bào Khmer ở Kiên Giang
• Hiện trong toàn tỉnh có 5 trường dân tộc nội trú với tổng số học sinh là 1.369 em Hàng năm, Sở Nội
vụ đều mở lớp học tiếng Khmer cho cán bộ người Kinh theo học tiếng Khmer để thuận lợi trong giao tiếp Hỗ trợ nghiệp vụ và tạo điều kiện cho các điểm chùa mở lớp học chữ Khmer cho con, em
người dân tộc
Trang 283.Ưu tiên xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ đồng bào các dân tộc.
• Ưu tiên đầu tư, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện phục vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số
• Hỗ trợ kinh phí theo phân cấp quản lý để thực hiện các hoạt động sau:
• Tổ chức trưng bày, triển lãm các sản phẩm kinh tế - văn hóa;
• Trang bị máy chiếu phim cho các Đội chiếu phim lưu động;
• Đầu tư trang thiết bị, sách, báo cho hệ thống thư viện công cộng
Trang 29• Các hoạt động văn hoá thể thao được tổ chức trong nhà chùa cũng khá phong phú, đa dạng Đó là văn nghệ Rôbăm (kịch múa) Dùkê (kịch hát) Aday (hát đối) múa Lămthon, nhạc ngũ âm, trống Chhây yăm… Thể thao có chơi cờ Ôc, nhảy bao, kéo co, bóng chuyền, đặc biệt là ghe ngo mang danh nghĩa của Chùa chứ không mang danh nghĩa của địa phương
Trang 314.Bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc.
• Ở các làng, bản, buôn, phum, sóc, thôn… vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ để xây dựng các Nhà văn hoá, Nhà Rông, Nhà Gươl văn hoá… làm nơi sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hoá - văn nghệ và hội họp chung của cộng đồng
Trang 32Nhà Gươl là ngôi nhà quan trọng nhất của làng
Trang 33• Khuyến khích việc phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số có giá trị tiêu biểu như:
+ Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là di sản văn hoá phi
vật thể thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng
Trang 34+ Lễ Cấp Sắc của người Dao ( có video)
Trang 35• * Đồng bào Khmer ở KG
• Công tác tổ chức và quản lý lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, việc triển khai Quy ước thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và hoạt động tín ngưỡng tôn giáo nơi thờ tự, bài trừ hủ tục, mê tín, dị đoan… đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân.
Trang 36• Các lễ hội truyền thống tiêu biểu như: Lễ hội Chôl-Chnăm-Thmây, Đôl-Ta,
Ok-Om-Bók của người Khmer( có video)
Trang 37* Du lịch
• Lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sapa
• 1 Hội Roóng Poọc của người Giáy
Trang 382 Lễ hội “Nào Cống”
Trang 393 Lễ Tết nhảy
Trang 404 Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”
Trang 41Bản sắc văn hóa miền núi: Những góc khuất
Bia thay rượu cần!
Trang 42Hiện đại hóa lễ hội
Đồng bào Cơ Tu đang dần “hiện đại hóa” về cách ăn mặc trong lễ hội TRONG ẢNH: Lễ hội đâm trâu tại thôn Chờ Nét, xã A Ting, Đông
Giang
Trang 43Bản sắc văn hóa Ơ Đu trước nguy cơ mai một
Những ngôi nhà xây theo kiểu hiện đại của Dự án thủy điện Bản Vẽ "góp phần" làm cho văn hóa
truyền thống của người Ơ Đu đang dần mai một.
Trang 44III Đánh giá
mục tiêu quốc gia còn chưa thể hiện rõ vai trò và tầm quan trọng của văn
hóa/chính sách văn hóa
khuyến khích chưa cụ thể và thiết thực
Trang 45• Đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu, yếu.
• Người có uy tín và các nghệ nhân người dân tộc thiểu số ngày càng ít dần
• Di sản văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển
• Nhiều di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách bài bản khoa học
Trang 46IV Nguyên nhân
• Những bất cập trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản và then chốt:
• + Nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của việc bảo tồn, phát triển văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa đúng;
• +Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đã được thể chế hoá, nhưng từ văn bản đến hiện thực vẫn còn nhiều khoảng cách
Trang 47• + Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số còn rất thiếu, trình độ không đồng đều, nhiều nơi còn rất yếu, không đáp ứng được yêu cầu công tác trong tình hình mới;
• + Nghiên cứu lý luận còn thiếu khả năng dự báo và định hướng; chưa làm rõ nhiều vấn
đề có liên quan đến văn hoá, đặc biệt là văn hoá các dân tộc thiểu số trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 49• Tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho văn học, nghệ thuật phát triển
mạnh mẽ, đa dạng về đề tài, nội dung, loại hình, phương pháp sáng tác, sự tìm tòi, thể nghiệm
• Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật
• Tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt
• Khơi dậy sức sáng tạo chủ động của nhân dân trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng
• Giữ gìn truyền thống văn hoá trong gia đình, trong làng, bản, tạo điều kiện cho quần chúng tiếp nhận thông tin
• Tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc; cân đối phân bổ ngân sách thực hiện các dự án thuộc Chương trình
Trang 50HÃY CHUNG TAY GÌN GIỮ BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY VĂN HÓA DÂN TỘC
CÁC BẠN NHÉ!