thái độ của mình trước bạn bè, thầy cô, trước tập thể… vì thế tôi đã mạnh dạn : “Ứng dụng CTTT vào dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1” nhằm giúp các em có hiểu biết hơn về sự vật, hiện tượng xung quanh các em đồng thời tạo ra những tiết học có hình ảnh, có âm thanh, sinh động…để thu hút các em trong học tập.
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Công nghệ thông tin (CNTT) đangphát triển một cách mạnh mẽ Nó có tác động tới tất cả các mặt của đời sống xãhội, thúc đẩy kinh tế phát triển Sự hiểu biết về văn hóa - xã hội ngày càng đượcnâng cao Nhận thấy tầm quan trọng, tác dụng to lớn của CNTT Bộ GD & ĐTtrong cuộc hội thảo Dự Án phát triển Tiểu học đã khẳng định: “Đã đến lúc việcứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nóiriêng cầnđược quan tâm đúng mức hơn”
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trongdạy và học.Tập thể cán bộ GV Trường Tiểu học Nga Thiện đã bắt tay ngay vàoviệc ứng dụng CNTT vào dạy học, công tác quản lí…GV tiến hành soạn bài trênmáy tính, lưu giữ tài liệu, khai thác thông tin, ra đề kiểm tra, thiết kế bài dạyđiện tử, lấy tài liệu trên Internet để áp dụng vào giảng dạy, soạn giảng trên máychiếu để củng cố kiến thức, tạo hình ảnh sinh động, cụ thể cho HS dễ hiểu, nhớlâu các em rất thích thú khi tham gia những tiết học như vậy
Đặc biệt với các em lớp 1, là HS đầu cấp đang chuyển sang một giai đoạnmới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi, múa hát ở mẫu giáo sang hoạt động mới làhoạt động học Tư duy của các em còn đơn giản mang tính trực quan, cụ thể Sựhiểu biết về cuộc sống xung quanh các em còn hạn chế Làm thế nào để tạohứng thú trong giờ học, thu hút các em vào hoạt động học tập một cách chủđộng, say mê yêu thích giờ học, thích đến trường đến lớp làm tôi trăn trở rấtnhiều
Qua 6 năm dạy lớp 1, qua quá trình tìm hiểu, xác định mục tiêu của dạyTiếng Việt là dạy giao tiếp thông qua các kĩ năng: nghe-nói-đọc-viết Mà nhucầu giao tiếp của con người có ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nghành nghề Giao tiếp
là việc sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc để diễn đạt ý của mình nhằm giúp ngườikhác biết và hiểu những thông tin đến đối tượng cần giao tiếp nhằm diễn đạtthành công trong công việc Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớicác em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời giansống và làm việc sau này Chúng ta cần sớm rèn cho trẻ biết nói năng lễ phép,lịch sự, có biểu cảm trong giao tiếp Không những thế chúng ta cần rèn cho trẻmạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người hay nói trước tập thể đông người.Vậy làm thế nào để học sinh mạnh dạn, tự tin biết diễn đạt lời nói rõ ràng, đủ ý
mà thời gian dành cho các em luyện nói chỉ từ 7-10 phút trong tiết 2 của bài Họcvần mà trong đó có rất nhiều chủ đề còn xa lạ với các em Các em không hiểu,không biết về sự vật hiện tượng thì các em sẽ không dám nói hơn nữa tranh ảnhtrong SGK nhiều hình còn nhỏ, không rõ ràng… rất khó khăn cho các em trongquá trình quan sát
Vì vậy để giúp các em hiểu rõ hơn về sự vật, hiện tượng đồng thời thu hútcác em tích cực tham gia vào tiết học: mình nghe bạn nói, bạn nói cho mìnhnghe, tạo cho tiết học sinh động, sôi nổi, giúp các em mạnh dạn, tự tin diễn đạtlời nói rõ ràng đủ ý, dám chia sẻ, dám thể hiện cảm xúc, ý kiến, tỏ rõ quan điểm,
Trang 2thái độ của mình trước bạn bè, thầy cô, trước tập thể… vì thế tôi đã mạnh dạn :
“Ứng dụng CTTT vào dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1” nhằm giúp các
em có hiểu biết hơn về sự vật, hiện tượng xung quanh các em đồng thời tạo ranhững tiết học có hình ảnh, có âm thanh, sinh động…để thu hút các em tronghọc tập
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng phần luyện nói của học sinh chưa cao
- Đề xuất, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần luyện nói cho HS lớp 1
3 Đối tượng nghiên cứu:
- HS lớp 1A,1B
- Phần luyện nói trong tiết 2 của bài học vần
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu SGK, SGV môn Tiếng Việt lớp 1: Đây là vấn đề thenchốt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy GV phải đọc, nắm vững nộidung, mục đích của SGK, tìm kiếm tài liệu tham khảo trong SGV và các tài liệukhác.Từ đó tìm ra PPDH phù hợp với nội dung bài và đối tượng HS của mình
- Nghiên cứu cách ƯDCNTT vào dạy học: Để bài soạn có cấu trúc chặtchẽ, logic được quy định bởi cấu trúc của bài học giáo viên phải xác định mụctiêu, trọng tâm và kiến thức cơ bản của bài học để làm nổi bật các mối quan hệgiữa các hợp phần kiến thức của bài.Từ đó xây dựng kịch bản, lấy tư liệu chocác hoạt động: hoạt cảnh (Animation), ảnh chụp (image); âm thanh (audio);vàphim vi deo (videoclip) Sau đó, giáo viên lựa chọn phần mềm công cụ và sốhoá nội dung tạo hiệu ứng trong các tương tác Cuối cùng, chỉnh sửa, chạy thử
và hoàn thiện nội dung bài dạy
- Sử dụng PP quan sát: Đây là một phần quan trọng trong phần luyện nói vìnội dung luyện nói đều từ nội dung tranh.Các em biết quan sát sự vật, hiệntượng , cảm nhận và diễn đạt bằng lời nói Vì vậy khi ƯDCNTT vào phần luyệnnói GV cần hướng dẫn các em quan sát có trọng tâm, bám vào đề tài luyện nói
- Sử dụng PP thảo luận nhóm: Là PP trong đó GV tổ chức đối thoại giữa
HS và GV hoặc HS và HS nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết mộtvấn đề mà môn học đặt ra
- PP điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để làm tốt SKKN tôi đã
trực tiếp dạy, tìm hiểu, nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế của PPDH đang sửdụng Từ đó tôi khảo sát thực tế qua dự giờ, thăm lớp, qua phiếu điều tra để tìmkiếm những thông tin chính xác định hướng cho PPDH mới mà mình thửnghiệm
Trang 3B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Song song với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước
luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà Giáo dục được coi là “quốcsách hàng đầu” Đảng và Nhà nước đưa ra những định hướng, hướng dẫn …cho
sự nghiệp giáo dục phát triển phù hợp với xu thế phát triển của các nước trongkhu vực cũng nước trên thế giới Trong đó có rất nhiều hướng dẫn về Ứng dụngCNTT trong nhà trường như:
- Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã có định hướng cho phát triển giáodục “Tập trung chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ thực
sự ngang tầm là quốc sách hàng đầu”
- Nhà nước đã có Nghị định số 64/2007 NĐ - CP ngày 10 tháng 4 năm
2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
và Chỉ thị số 55/2008 CT- BDG ĐT ngày 30 /9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dụcĐào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáodục giai đoạn 2008- 2012
- Chỉ thị 29/2001/CT- Bộ GD&ĐT của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐTcũng nêurõ: “Đối với GD&ĐT CNTT có tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp,phương thức dạy và học CNTT là phương tiện tiến tới một xã hội học tập”
- Theo Thông tư 30/2014/TT/-BGDDT Quy định đánh giá HS Tiểu học:
“Học sinh tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp”.Nếu như ở bậc Mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, múa hát thìđến bậc học Tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất,
chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Để giúp HS học tập được
tốt chúng ta phải hiểu rõ về đặc điểm tâm lí HS Tiểu học, đặc biệt là HS đầucấp Ví dụ:
- Tri giác: Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan,
trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, cần phải thuhút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so vớibình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác
- Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy
trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tưduy trừu tượng khái quát
- Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: Ở đầu tuổi
Tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú
ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý cóchủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồdùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáoxinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững,chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập Từ đặc điểmtâm lí của HS lớp 1 tôi đã cố gắng tạo nên những tiết học sinh động có hình ảnhtrực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một cách hứng thú, say
mê, yêu thích môn học, thích đến trường đến lớp
Trang 4II Thực trạng
1 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Quá trình giảng dạy, qua việc dự giờ thăm lớp của các GV trong nhàtrường tôi thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn rất nhiều hạn chế Hầuhết GV chỉ thực hiện trong những tiết thao giảng, thi GV giỏi còn lại các giờ họckhác GV đều dạy “chay” Bởi một tâm lí chung: ngại khó, ngại đổi mới, ngại tốnthời gian
- Nhiều GV cho rằng dạy luyện nói cho HS lớp 1 không cần thiết phải ứngdụng CNTT bởi mọi người thường nghĩ: dạy sao miễn HS biết đọc, biết viết làđược vì vậy kĩ năng nói thường chưa được chú trọng như yêu cầu của mục tiêumôn Tiếng Việt, thường tập trung vào một số HS giỏi, những em nhút nhát, yếukém thường bị bỏ qua
- Hơn nữa cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn nhiều thiếuthốn Đa phần các nhà trường thường chỉ có 1 bộ máy chiếu, chưa có máy Scan,máy chụp ảnh để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy ứngdụng CNTT trong dạy học
2 Thực trạng chung của giáo viên và học sinh
+ Đối với học sinh:
- Qua quá trình giảng dạy ở xã Nga Thiện nhiều năm cũng như qua quátrình khảo sát đầu năm học Tôi thấy các em hầu hết đều là con nhà nông kinh tếcòn khó khăn, điều kiện tiếp xúc với CNTT còn hạn chế Hơn nữa môi trườnggiao tiếp của các em còn nhỏ hẹp các em thường trả lời cộc lốc Nhiều em cònnhút nhát sợ nói trước người lạ, trước đám đông nên thường chỉ 1 số em HS giỏimạnh dạn tham gia còn đại đa số các em thường ngồi nghe và nhắc lại
- Vốn từ ngữ của trẻ vào lớp 1 còn nghèo nàn, đặc biệt các em vùng nôngthôn, miền núi nên diễn đạt ý tứ bằng lời nói rất khó khăn, vất vả, không biếtcách diễn đạt hết ý của mình
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên còn máy móc, khô cứng đã gò học sinh nói theo ý và lời người lớn.theo mô típ có sẵn nên rất đơn diệu và nhàm chán chưa phát huy được tính tựchủ của học sinh
- Giáo viên chưa tạo được tâm thế và tâm lí tốt cho trẻ khi trình bày phầnluyện nói của mình cho nên dẫn đến chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh.Học sinh chưa mạnh dạn thao tác, trao đổi, tranh luận, đánh giá, nhận xét về mộtđơn vị kiến thức của bài
- Thời gian dành cho phần luyện nói còn ít Một số chủ đề còn mới, xa lạvới học sinh vùng nông thôn, vốn hiểu biết về sự vật, hiện tượng còn hạn chếnên các em sẽ gặp khó khăn khi nói về sự vật, hiện tượng đó
Qua 6 năm dạy lớp 1, qua thực tế học các tuần đầu năm học 2015-2016 tôi
trực tiếp khảo sát phần luyện nói thuộc chủ đề: Lễ hội Bài 33 (Trang 69 SGK TV1 Tập 1) ở cả hai lớp 1A (Lớp kiểm nghiệm), lớp 1B (lớp đối chứng) Tôi
thấy kết quả như sau :
Trang 5Nội dung Lớp1A (27 HS) Lớp1B (27 HS)
lạ các em rất rụt rè khi giao tiếp với thầy cô, người lớn Các em chưa mạnh dạn
để bày tỏ ý kiến của mình mà chỉ nhắc lại lời các bạn giỏi hay theo gợi ý màthầy cô đưa ra cho nên đến phần luyện nói tâm lí các em rất sợ sệt: sợ nói sai, sợnói trước đông người… vì vậy chất lượng phần luyện nói hầu như rất thấp chưatạo được hứng thú của học sinh trong giờ học
III CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để thu hút các em tham gia tích cực vào phần luyện nói cũng như ổn địnhtâm lí cho học sinh tạo cho các em mạnh dạn, tự tin diễn đạt lời nói của mìnhtheo khả năng của mỗi học sinh Tôi đã tiến hành một số giải pháp sau:
1 Tìm hiểu phân loại đối tượng HS để tạo nhóm học tập cho phù hợp.
Qua một thời gian giao tiếp với các em trong giờ học, giờ ra chơi cũng nhưgiờ sinh hoạt ngoại khóa Tôi đã quan sát, trò chuyện, tìm hiểu về khả năng nóicủa từng em Từ đó tôi đã phân nhóm học cho phù hợp để các em có thể giúp
đỡ, hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau trong giờ học
Ví dụ: Chủ đề Ong, bướm, chim, cá cảnh - Bài 66 (Trang 135 - TV1 Tập 1)
Đây là một chủ đề tương đối gần gũi với các em, hầu hết các con vật nàycác em đã được thấy, được tiếp xúc…Vì vậy tôi sẽ huy động vốn kiến thức đã
có ở các em đặc biệt là các em HS giỏi sẽ hỗ trợ bằng cách nêu câu hỏi để chocác bạn yếu hơn trả lời
+ Cho các em quan sát tranh trong SGK, trao đổi với bạn cùng bàn
- Đây là con gì? (con chim)
- Chúng thường làm tổ ở đâu? (trên cành cây)
- Thức ăn yêu thích của chúng là gì? (sâu bọ)…
- Chim giúp ích gì cho con người? (bắt sâu bọ)…
Từ việc trao đổi với các bạn cùng bàn qua các câu hỏi, các em HS yếu hơn
đã biết nói được một số câu cơ bản từ đó các em khi trình bày tôi sẽ tiếp tục giúp
đỡ các em để các em biết diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, đồng thời tôi cũng đưa ranhững yêu cầu phù hợp với các đối tượng HS của mình, bên cạnh đó cần độngviên khích lệ những HS còn nhút nhát để các em biết ứng xử và nhận xét sự vật,
Trang 6hiện tượng trên những nhận thức riêng bằng sự cảm nhận ngây ngô dưới conmắt trẻ thơ để các em biết nói thành câu, thành đoạn văn (2-4 câu) theo cảm xúcsuy nghĩ của mình.
2 Nghiên cứu kĩ nội dung chủ đề luyện nói.
Theo cấu trúc nội dung phần luyện nói lớp 1 Phần luyện nói chiếm mộtthời gian rất ít, đây là thời gian quý báu để giúp HS mạnh dạn, tự tin bày tỏ ýkiến của cá nhân mình trước sự vật, hiện tượng nào đó
Nội dung dạy học luyện nói ở lớp 1được yêu cầu tăng dần các mức độ:
- Từ tuần 1-10: HS nói được từ 2-3 câu theo chủ đề
- Từ tuần 11-24: HS nói được từ 2-4 câu theo chủ đề
- Từ tuần 25-35: Nói thành bài giống như kể lại một đoạn, một câu chuyệnđơn giản dựa vào tranh hoặc nghe GV kể
Việc nâng dần mức độ yêu cầu làm cho HS lớp một dễ tiếp thu bài
Nội dung dạy học luyện nói đã bám sát trình độ chuẩn và quán triệt nhữngđịnh hướng đổi mới mục tiêu dạy học TV ở Tiểu học Nội dung dạy học luyệnnói được cấu trúc hợp lí, sắp đặt xen kẽ vào tiết học thứ 2 của môn TV Chủ đềluyện nói bao giờ cũng chứa âm vần mới học Nội dung luyện nói đa dạngphong phú về mọi lĩnh vực, cung cấp cho các em những hiểu biết về cuộc sốngxung quanh, cuộc sống gần gũi hàng ngày ở nhà, ở trường ở làng quê, miền núi,các hiện tượng tự nhiên…
GV phải nghiên cứu xuyên suốt SGK TV1 để chuẩn bị kiến thức cho bảnthân, tìm ra định hướng cho HS nói, nội dung liên hệ, giáo dục Chính chủ đề làđiểm tựa, là gợi ý cho phần luyện nói Gợi ý sao cho tất cả HS đều được luyệnnói theo khả năng của mình nhưng không đi quá xa với chủ đề
3 Ứng dụng CNTT để tạo không khí thoải mái, tự tin cho HS khi luyện nói.
Đối với HS lớp 1, đặc biệt là các em ở vùng nông thôn như chúng tôi, môitrường giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế, các em còn rất nhút nhát, sợ sệt,khả năng diễn đạt bằng lời nói còn rất nhiều hạn chế, nhất là các em HS yếu Vìvậy để giúp các em mạnh dạn, tự tin, thoải mái trong giờ học tôi thường tạo rakhông khí gần gũi, cởi mở, đưa ra những tranh ảnh để thu hút các em, dành chocác em các câu hỏi dễ hơn…để các em tự tin trong quá trình luyện nói
Ví dụ: Chủ đề Chợ tết- Bài 71 (Trang 147 - TV1 Tập 1)
Để giúp các em xác định đúng chủ đề, đồng thời để thu hút tất cả các emtham gia vào phần luyện nói, tôi cho HS nghe video clip có nhạc bài hát: “Ngàytết” đồng thời trình chiếu sile: Màn bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Hà Nội
Trang 7Màn bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Hà Nội
Chợ hoa ngày tết ở huyện Nga Sơn
Từ các hình ảnh trên các em dễ dàng hình dung ra chủ đề luyện nói đồng thờithu hút được tất cả các em tham gia học tập một cách sôi nổi, tạo tâm thế thoải máicho các em bước vào bài học, đặc biệt thu hút được các em còn nhút nhát, sợ sệt…
Vì đây là một câu hỏi dễ đối với tất cả các em lại có nhạc, có lời bài hát, có hìnhảnh sinh động như vậy ngay ở phần đầu đã thu hút được các em rồi
Tiếp đó tôi đưa ra một số câu hỏi mở để từng cá nhân HS có thể trả lời rõràng khi quan sát hình ảnh chợ tết trên màn hình:
Trang 8- Bức tranh trong bài vẽ cảnh gì? (Vẽ cảnh chợ tết)
- Vì sao bạn biết? (Có bánh, mứt, kẹo, hoa đào, có đông người đi sắm chợtết, có câu đối )
- Trong tranh bạn nhỏ đi chợ tết với ai? (Bạn nhỏ đi chợ tết với mẹ)
- Mọi người đi chợ tết như thế nào? (Đông vui…)
- Em đã được đi chợ tết bao giờ chưa? (Liên hệ với hs)
- Được đi chợ tết em thích gì? (Mua bóng bay, đồ chơi, bánh kẹo )
- Khi đi chợ tết em cần chú ý điều gì? (Đi theo người thân kẻo bị lạc, chú ýATGT )
- Em có thích tết không? Tết đến em thích gì? (Tùy HS nói, tạo không khígiao tiếp tự nhiên thoải mái cho HS)
Sau đó tôi dành thời gian cho các em trao đổi theo nhóm 2 rồi trình bày trướclớp Từ đó tôi động viên, khích lệ HS mạnh dạn tham gia nói: mình nói cho bạnnghe, bạn nghe mình nói… tạo nên không khí lớp học vui vẻ, thoải mái và có hiệuquả Đồng thời từ đó tôi uốn nắn, sửa từ, sửa câu, cách diễn đạt cho HS
Kết thúc buổi thảo luận tôi cùng các em hát vang bài hát “Sắp đến tết rồi”
qua đó tôi giáo dục cho HS về ý nghĩa ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam
4 Ứng dụng CNTT để giúp HS quan sát tranh tốt hơn.
Trong thực tế, các tranh trong SGK về các chủ đề luyện nói có rất nhiềuhình ảnh mờ nhạt hay chỉ đơn giản một vài nét phác họa Ví dụ :
- Chủ đề: Biển cả - Bài 49 (Trang 101 SGK TV1- Tập 1)
- Chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo - Bài 54 (Trang 111 SGK TV1- Tập 1)
- Chủ đề: Ruộng bậc thang – Bài 77 (Trang 157 SGK TV1- Tập 1)…
Để giúp các em quan sát tranh dễ hơn, hình ảnh có màu sắc tươi đẹp tôi đãứng dụng CNTT vào để đưa các hình ảnh lên màn hình cho các em quan sát:
Trang 9VD1: Chủ đề Biển cả Bài 49 (Trang 101 - TV1Tập 1)
Đối với HS vùng chiêm trũng như chúng tôi Biển là một sự vật rất xa lạvới hầu hết các em.Chủ yếu các em chỉ nhìn thấy qua tivi, sách, báo…Vì vậy tôilấy ngay một danh lam thắng cảnh rất nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa cho các emquan sát trên màn hình:
- Bức tranh vẽ cảnh gì? (Biển)
- Đây là một bãi biển đẹp nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa chúng ta Em có biếttên bãi biển này là gì không? (Cho HS tự trả lời tạo không khí thoải mái cho HS)
- Nước biển màu gì?
- Em đã được đi tắm biển lần nào chưa? Nếu có em hãy kể cho bạn mìnhnghe?
Sau khi đưa ra một số câu hỏi gợi mở tạo tâm lí thoải mái cho HS tôi chocác em quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi, sau đó cho các em trình bàytrước lớp theo cảm nhận, sự hiểu biết của các em Uốn nắn cho các em nói đủcâu, rõ nội dung và biết diễn đạt trôi chảy
Tiếp theo để mở rộng thêm sự hiểu biết cho HS về những danh lam thắngcảnh nổi tiếng của tỉnh ta tôi giới thiệu thêm cho các em một số hình ảnh về bãibiển Sầm Sơn:
Trang 10Biển Sầm Sơn có bãi cát rộng, nước biển xanh, trong.
Biển Sầm Sơn thu hút được rất nhiều khách du lịch.
Qua hình ảnh trên màn hình tôi giới thiệu cho các em về danh lam thắngcảnh nổi tiếng trong nước của tỉnh ta đó là bãi biển Sầm Sơn qua đó mở rộngthêm sự hiểu biết của các em về quê hương xứ Thanh
VD2: Ruộng bậc thang Bài 77 (Trang 157 SGK TV1- Tập 1).
Trang 11Đây là một khái niệm hoàn toàn xa lạ với các em, các em không biết,không hình dung ra ruộng bậc thang là như thế nào thì các em sẽ rất khó nói,dẫn tới tâm lí các em sợ sệt, e ngại khi nói…Vì vậy để giúp các em biết, đồngthời ghi nhớ được lâu tôi đưa hình ảnh đồng lúa chín vàng rực trên các thửaruộng bậc thang của người dân tộc và giới thiệu cho các em.
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải
Từ hình trên các em đã phần nào hình dung ra ruộng bậc thang có đặc điểmgì? Vì sao nó lại được gọi là ruộng bậc thang? Từ những hình ảnh cụ thể, đẹpmắt sẽ thu hút được các em quan sát để khám phá, tìm hiểu và cảm nhận theo
cá nhân từng em Khi các em đã có hiểu biết về sự vật, hiện tượng các em sẽ tựtin, mạnh dạn hơn và các em sẽ nói thành lời dễ dàng hơn.Từ đó tôi rèn cho HSnói đủ to, rõ ràng, nói thành câu, thành đoạn hoàn chỉnh với một ngữ điệu tựnhiên, chân thành
Qua đây tôi cho các em được chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi đồi ở Mù Cang Chải
của Vùng Tây Bắc, những cánh đồng lau, những bản làng nhỏ xen lẫn với nhữngngọn núi nhấp nhô Và điều đặc biệt là vẻ đẹp của những cánh đồng ruộng bậcthang trải dài