Đặc điểm của dòng tiền trong doanh nghiê ̣p Dòng tiền ghi nhận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày là các khoản thu, chi bằng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội – 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xincam đoan: Luận văn với đề tài “Hoạt động quản trị dòng tiền
tại Công ty TNHH Chè Biên Cương” là công trình nghiên cứu riêng của
tôi
Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ công trình nào khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Hoa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này Đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Thái Hà đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Công ty, lãnh đạo các phòng ban, các anh chị cán bộ công nhân viên tại Công ty TNHH Chè Biên Cương đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Hoa
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOA ̣T ĐỘNG QUẢN TRI ̣ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 4
1.2.Cơ sở lý luận về hoạt động quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 7
1.2.1 Tổng quan về dòng tiền của doanh nghiê ̣p 7
1.2.2 Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 12
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Cách tiếp cận 40
2.2 Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 40
2.2.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu 41
2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 41
2.3.Quy trình nghiên cứu 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOA ̣T ĐỘNG QUẢ N TRI ̣ DÒNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH CHÈ BIÊN CƯƠNG 45
3.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Chè Biên Cương 45 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 45
3.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức 46 3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của của công ty từ năm 2013 – 2015 49
Trang 63.2.Thực trạng hoa ̣t đô ̣ng quản tri ̣ dòng tiền ta ̣i Công ty TNHH Chè Biên
Cương 59
3.2.1 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty giai đoạn 2013-2015 59
3.2.2 Quản trị dòng tiền vào của Công ty TNHH Chè Biên Cương 64
3.2.3 Quản trị dòng tiền ra của Công ty 68
3.2.4 Thực trạng xây dựng ngân quỹ tối ưu 69
3.3 Đánh giá thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng quản tri ̣ dòng tiền ta ̣i Công ty TNHH Chè Biên Cương 71
3.3.1 Thành tích đạt được 72
3.3.2 Những tồn tại 73
3.3.3 Nguyên nhân 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOA ̣T ĐỘNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH CHÈ BIÊN CƯƠNG 78
4.1.Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới 78
4.2.Giải pháp hoàn thiê ̣n hoạt động quản trị dòng tiền ta ̣i Công ty TNHH Chè Biên Cương 79
4.2.1 Một số nguyên tắc khi thực hiện hoàn thiện hoạt động quản trị dòng tiền 79
4.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động quản trị dòng tiền 80
4.3 Mô ̣t số kiến nghi ̣ 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 8i
DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT
Trang 9ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1 Bảng 1.1 Nô ̣i dung dòng tiền hoa ̣t đô ̣ng trong doanh
2 Bảng 3.1 Bảng cân đối kế toán – Tài sản Công ty
3 Bảng 3.2 Tỷ trọng cơ cấu tài sản của công ty 52
6 Bảng 3.5 Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn Công ty TNHH
Chè Biên Cương giai đoạn 2013 – 2015 55
10 Bảng 3.9 Dòng tiền ra và dòng tiền vào Công ty từ
hoạt động SXKD giai đoa ̣n 2013 – 2015 61
Trang 10iii
11 Bảng 3.10 Lợi nhuâ ̣n trước thuế của Công ty 62
12 Bảng 3.11 Phải thu khách hàng của Công ty TNHH
Chè Biên Cương giai đoạn 2013 – 2015 65
13 Bảng 3.12
Mối quan hê ̣ giữa kỳ luân chuyển HTK bình quân với khả năng thanh toán của Công ty
66
14 Bảng 3.13 Hàng tồn kho của Công ty TNHH Chè
Biên Cương giai đoa ̣n 2013 – 2015 67
15 Bảng 3.14 Chỉ tiêu phải trả người bán của Công ty
16 Bảng 3.15 Chỉ tiêu tài chính phản ảnh hoạt đô ̣ng quản
Trang 11iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1 Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn
của một Công ty sản xuất tiêu biểu 13
2 Sơ đồ 1.2 Quy trình quản tri ̣ dòng tiền 13
3 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chƣ́c của Công ty 46
Trang 121
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Dòng tiền trong doanh nghiệp được ví như mạch máu trong một cơ thể con người Những nguy cơ về dòng tiền luôn có thể đem đến những cơn “đột quỵ” bất cứ lúc nào kể cả đối với những doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt Bản chất của dòng tiền là dòng chuyển động tiền tệ vào (inflow) và ra (outflow), tạo ra khả năng thanh toán hoặc tình trạng mất khả năng thanh toán của một doanh nghiệp Không ít các doanh nghiệp dù kinh doanh có lời vẫn luôn phải xoay sở do thiếu hụt tiền mặt Vì vậy, quản trị dòng tiền là các hoạt động cần được quan tâm ở tất cả các doanh nghiê ̣p dù lớn hay nhỏ
Xuất phát từ thực tiễn , đang công tác ta ̣i công ty TNHH Chè Biên Cương, mô ̣t doanh nghiê ̣p hoa ̣t đô ̣ng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chè, tôi nhâ ̣n thấy viê ̣c quản tri ̣ dòng tiền của công ty chưa thực sự được chú trọng Trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tê ̣ , lưu chuyển tiền thuần của Công
ty trong những năm gần đây luôn ở mức thấp và thâ ̣m chí là âm Nếu t ình trạng này kéo dài thì việc mất khả năng thanh toán là điều không tránh khỏi Đặc biệt, vào thời điểm mùa vụ, nếu lượng tiền mă ̣t dự trữ không đủ để chi trả cho các hộ nông dân thì sẽ dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào
để sản xuất và tất nhiên sẽ dẫn đến rất nhiều những hệ lụy sau đó Nhâ ̣n thấy
tầm quan tro ̣ng của vấn đề này, tôi quyết đi ̣nh cho ̣n đề tài : “Hoạt động quản
trị dòng tiền tại Công ty TNHH Chè Biên Cương” làm luận văn nghiên cứu
của mình
2 Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứ u, luâ ̣n văn hướng tới viê ̣c tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Quản trị dòng tiền ảnh hưởng thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
Trang 132
- Thực tra ̣ng quản tri ̣ dòng tiền và những nhân tố nào ảnh hưởng tới hoa ̣t
đô ̣ng quản tri ̣ dòng tiền của công ty TNHH Chè Biên Cương?
- Cần n hững giải pháp gì để hoàn thiện hoạt động quản trị dòng tiền tại Công ty TNHH Chè Biên Cương?
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quan của luận văn là nghiên cứu thực tra ̣ng hoạt động quản trị dòng tiền tại Công ty TNHH Chè Biên Cương , từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản tri ̣ dòng tiền của Công ty
3.2 Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quản trị dòng tiền của doanh nghiê ̣p
- Phân tích, đánh giá thực tra ̣ng quản trị dòng tiền tại Công ty TNHH Chè Biên Cương
- Đề xuất giải pháp cùng với kiến nghị cho các đơn vị liên quan nhằm hoàn thiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng quản tri ̣ dòng tiền ta ̣i Công ty TNHH Chè Biên Cương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản trị dòng tiền tại
Công ty TNHH Chè Biên Cương
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động quản trị dòng tiền của Công ty TNHH Chè Biên Cương từ năm 2013 đến năm 2015
5 Kết cấu luận văn
Luận văn nghiên cứu gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Trang 154
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DÕNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Quản trị dòng tiền là yếu tố quan trọng tạo tính thanh khoản của doanh nghiệp Tính thanh khoản là tính năng kinh tế đặc biệt của tiền Tính thanh khoản giúp doanh nghiệp tránh được những “cú sốc” về những dòng tiền không mong đợi (Keynes,1936) Bằng chứng lịch sử với sự bê bối của công
ty Enron ở Hoa Kỳ năm 2001, vụ việc còn nổi tiếng hơn khi kéo theo sự phá sản của hãng kiểm toán lâu đời và lớn thứ năm thời bấy giờ là Arthur Andersen, đã chứng minh cho các nhà đầu tư và quản trị tài chính thấy rằng niềm tin của họ khi chỉ đặt vào các báo cáo về lợi nhuận dựa trên phạm trù
kế toán không còn phù hợp Điều đó cũng gợi ý cho họ nên quan tâm và đặt niềm tin nhiều hơn vào dòng tiền từ các hoạt động của doanh nghiệp Bởi lẽ, chính dòng tiền là một trong những thước đo quan trọng phản ánh “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp Theo cách hiểu này, làm thế nào để có dòng tiền tốt cũng giống như việc làm thế nào để doanh nghiệp thu được lợi nhuận như mong đợi (Henry, 2004) Nghiên cứu của Roychowdhury (2006) cho thấy các nhà quản trị tài chính đã quan tâm tới quản trị dòng tiền và
“kiếm” được lợi ích từ quản trị dòng tiền của doanh nghiệp họ Trong khảo sát 401 giám đốc tài chính của Graham (2004), 21,4% các giám đốc tài chính coi dòng tiền và dòng tiền tự do là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các kế hoạch thực hiện Gần 51,6% trong số người được điều tra khảo sát lại cho rằng lợi nhuận là quan trọng nhất Tuy nhiên, tới nghiên cứu của Melendrez (2005), tác giả đã chứng minh rằng những doanh nghiệp kết hợp được giữa lợi nhuận kỳ vọng và dòng tiền kỳ vọng sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn Với các công trình nghiên cứu như trên, các tác giả đã đề cập tới vai trò
Trang 16ưu trong quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
Liên quan tới mô hình quản trị dòng tiền, trong tác phẩm “Mô hình và các kỹ thuật quản trị dòng tiền của công ty”, Bruce Golden, Matthew
Liberatore và Charles Lieberman (1979) đã đề cập tới các kỹ thuật cũng như xây dựng mô hình quản trị dòng tiền mặt hiệu quả nhằm cung cấp cho người đọc cách nhìn rõ hơn về quản trị dòng tiền Các tác giả tập trung đưa ra những hướng dẫn và gợi ý sử dụng mô hình về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp nói chung và các hỗ trợ sử dụng phần mềm trong quản trị dòng tiền Thông qua nghiên cứu này, các tác giả đã đơn giản hóa việc sử dụng mô hình quản trị dòng tiền bằng các ví dụ và ứng dụng khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu của họ không chỉ ra mô hình nào thì phù hợp với các doanh nghiệp ở mức độ và quy
mô khác nhau Đặc biệt đối với các doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ
Luâ ̣n án “Quản trị tiền mặt – Thực trạng và giải pháp ở công ty Việt Hà” của Trần Hòa Bình (2010) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị tiền
mặt và nhận định vai trò của quản trị tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong luâ ̣n án của mình , tác giả đã áp dụng lý thuyết quản tri ̣ tiền mă ̣t vào hoa ̣t đô ̣ng của 1 doanh nghiê ̣p cu ̣ thể Qua đó, luâ ̣n án góp phần đi ̣nh hướng cho viê ̣c phân tích thực tra ̣ng và đưa ra giải pháp hoàn thiện quản trị tiền mặt nói chung tại các công ty khác
Trang 17Luận án “Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam” của Đỗ Hồng Nhung (2014) đưa ra tiền đề cần thiết để xây
dựng mô hình ngân quỹ tối ưu phù hợp với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết Việt Nam Trên cơ sở thống kê, phỏng vấn, phân tích, kiểm định và đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết Việt Nam, tác giả đã đề xuất 3 giải pháp trực tiếp (3 giải pháp về dự báo dòng tiền, xây dựng ngân quỹ tối ưu và quản trị công nợ), nhóm giải pháp bổ trợ và kiến nghị các điều kiện để thực hiện các nhóm giải pháp này nhằm tăng cường quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Giới hạn của nghiên cứu này là tác giả chưa lượng hóa được đầy đủ các nhân tố khách quan tác động tới nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
Có thể thấy những nghiên cứu trên đây đã đưa ra các cách ti ếp cận khác nhau về quản trị dòng tiền cũng như đánh giá tác động của quản trị dòng tiền tới doanh nghiệp nói chung Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
Trang 187
đánh giá tác động của các nhóm nhân tố tổng hợp tới quản trị dòng tiền của Công ty TNHH Chè Biên Cương Vì vậy cần phải tiến hành một nghiên cứu có tính chất cu ̣ thể , đánh giá hoa ̣t đô ̣ng quản tri ̣ dòng tiền của doanh nghiê ̣p này; các yếu tố ảnh hưởng đến hoa ̣t đô ̣ng quản tri ̣ dòng tiền của doanh nghiê ̣p, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng quản trị dòng tiền tại doanh nghiệp đó
1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
1.2.1 Tổng quan về dòng tiền của doanh nghiê ̣p
1.2.1.1 Khái niệm dòng tiền của doanh nghiê ̣p
Dòng tiền giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới các quyết định kinh tế của doanh nghiệp Chẳng hạn, doanh nghiệp cần tìm kiếm thông tin về dòng tiền trong tương lai để ước lượng giá trị của khoản đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư Hơn nữa, dòng tiền còn được đề cập tới như “liều thuốc hữu hiệu
nhất” cho khả năng thanh toán (tính thanh khoản) của doanh nghiệp
Nhà kinh tế học Keynes (1936) đã chỉ ra rằng tính năng kinh tế đặc biệt của tiền đó chính là “tính thanh khoản” Tính thanh khoản của doanh nghiê ̣p được thể hiện thông qua tính thanh khoản của các loại tài sản và dễ dàng nhận thấy rằng tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất Nhưng trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh thì chi phí cơ hội ngày càng gia tăng làm kéo theo đó việc duy trì tính thanh khoản thường xuyên gây tốn kém Nhưng chính nhờ tính thanh khoản này, doanh nghiệp tránh được những tác động tiêu cực và những “cú sốc” về dòng tiền không mong đợi
Khi đề cập tới dòng tiền của doanh nghiệp, không có khái niệm dòng tiền nói chung, cần hiểu khái niệm về dòng tiền thông qua dòng tiền vào , dòng tiền ra và dòng tiền thuần Dòng tiền vào là dòng tiền phát sinh đi vào doanh nghiê ̣p trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng và được hình thành từ viê ̣c huy đô ̣ng vốn như vay vốn ngân hàng , phát hành cổ phiếu , trái phiếu, tiền thu được từ
Trang 198
bán sản phẩm , hàng hóa, nhâ ̣n tiền lãi được chia từ góp vốn , từ cho vay , rút vốn góp đầu tư từ bên ngoài về doanh nghiê ̣p… Ngược la ̣i , dòng tiền ra là dòng tiền phát sinh đi ra khỏi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và được hình thành từ chi tiêu m ua sắm tài sản cố đi ̣nh , mua nguyên vâ ̣t liê ̣u , trả lương , nô ̣p thuế cho Nhà nước , hoàn trả vốn cho nhà đầu tư , chia cổ tức cho cổ đông , trả lãi vay cho chủ nợ Dòng tiền thuần là dòng tiền chênh
lê ̣ch giữa dòng tiền vào và d òng tiền ra của doanh nghiệp phát sinh trong
mô ̣t kỳ hoa ̣t đô ̣ng
Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp , dòng tiền và lợi nhuận là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau , lợi nhuâ ̣n phản ánh khoản chênh lê ̣ch giữa doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong một thời kỳ nhất định Lợi nhuâ ̣n mang đầy đủ đă ̣c điểm của phương pháp kế toán dồn tích Theo nguyên tắc này, doanh thu và chi phí được ghi nhâ ̣n khi phát sinh , không nhất thiết phải có sự thanh to án bằng tiền mặt ; chẳng ha ̣n doanh thu được ghi nhâ ̣n ngay cả khi bán chi ̣u, còn khấu hao được ghi nhận là chi phí mặc dù không có khoản tiền nào phát sinh đi ra khỏi doanh nghiê ̣p Ngược la ̣i, có nhiều trường hợp có sự thanh toán tiền nhưng không có khoản doanh thu hoặc chi phí nào được ghi nhâ ̣n, chẳng ha ̣n như khi mua tài sản cố đi ̣nh, khi thanh toán các khoản nợ
Dòng tiền và lợi nhuận đều là các chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của mộ t doanh nghiê ̣p Tuy nhiên, với mỗi chỉ tiêu , nhà quản trị lại sử dụng với một mục đích khác nhau Thông thường, dòng tiền được dùng để đánh giá khả năng ta ̣o tiền của doanh nghiê ̣p và do vâ ̣y nó xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong khi lợi nhuận lại được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời
Trong thực tế , có rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp có lợi nhuận rất cao nhưng la ̣i không đảm bảo được khả năng thanh toán do thi ếu tiền mặt
Trang 20Nhiều nhà đầu tư không mấy tin tưởng vào các con số công bố trong báo cáo kết quả kinh doanh và thích sử dụng biện pháp phân tích dòng tiền để thay thế, vì các con số thì có thể được nhào nặn ra chứ dòng tiền thì không
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh được tình hình lưu chuyển tiền theo
ba loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính
Do vậy, nó là bức tranh phản ánh toàn diện về các dòng tiền của doanh nghiệp
1.2.1.2 Đặc điểm của dòng tiền trong doanh nghiê ̣p
Dòng tiền ghi nhận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày là các khoản thu, chi bằng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền quan trọng nhất của doanh nghiê ̣p do nó phản ánh được dòng tiền vào và ra chủ yếu từ hoa ̣t đô ̣ ng sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp Dòng tiền này chịu sự tác động rất lớn của chính sách bán hàng và mua hàng của doanh nghiệp , chính sách chiết khấu thanh toán, trình độ quản trị nợ phải thu, nợ phải trả…
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được trình bày theo 2 cách: trực tiếp
và gián tiếp
Trang 2110
Phương pháp trực tiếp thu thập thông tin từ dòng tiền phát sinh trực tiếp như thu tiền từ khách hàng, trả nhà cung cấp, nhân viên, nghĩa vụ với Nhà nước và các kh oản phải trả khác Dòng tiền được xác định theo phương pháp trực tiếp bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phương pháp gián tiếp xác định dòng tiền thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh Phương pháp này bắt đầu từ lợi nhuận ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở dồn tích, sau đó điều chỉnh ảnh hưởng của những giao dịch không phát sinh tiền như khấu hao, thay đổi vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) Phương pháp gián tiếp chỉ được sử dụng để xác định dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Công thức xác định như sau:
Phương pháp gián tiếp được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới Khi xác định dòng tiền theo phương pháp gián tiếp, doanh nghiệp sẽ thấy được mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Bên cạnh đó, phương pháp gián tiếp giảm được khối lượng nhập số liệu dòng tiền trực tiếp phát sinh Từ đó giảm được chi phí cho viê ̣c xác định dòng tiền của doanh nghiệp
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là các dòng tiền vào và ra từ hoạt động đầu tư mua sắm , hình thành nên tài sản dài hạn của doanh nghiệp và các
khoản đầu tư tài chính Dòng tiền từ hoạt động đầu tư chịu tác động của rất nhiều các yếu tố như ngành nghề kinh doanh , vòng đời phát triển của doanh
Chi phí khấu hao
và hao mòn
Lãi/Lỗ do thanh lý tài sản
Số tiền tăng/giảm của tài sản lưu động và công nợ
Trang 22+/-11
nghiê ̣p, của sản phẩm, tình hình kinh tế vĩ mô… Đây là dòng tiền có tác đô ̣ng rất lớn đến khả năng ta ̣o tiền lâu dài của doanh nghiệp
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Dòng tiền từ hoạt động tài chính phản ánh trực tiếp dòng tiền đến các
quyết đi ̣nh huy đô ̣ng vốn cho hoa ̣t đô ̣ng của doanh nghiê ̣p như quyết đi ̣nh vay vốn, trả nợ, phát hành cổ phiếu , huy đô ̣ng vốn , kêu go ̣i vốn góp , mua la ̣i cổ phần, phân phối lợi nhuâ ̣n
Bảng 1.1 Nô ̣i dung dòng tiền theo hoa ̣t đô ̣ng trong doanh nghiê ̣p
- Tiền chi trả lãi vay
- Tiền chi trả cho người lao
các khoản tài sản dài hạn khác
- Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác (trừ trường hợp tiền thu từ bán la ̣i cổ phiếu đã
mua vì mu ̣c đích thương ma ̣i)
- Tiền thu hồi cho vay (trừ
trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng , tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính)
- Tiền chi mua sắm , xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác
- Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác (trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mu ̣c đích thương ma ̣i)…
- Tiền chi trả các khoản nợ
gốc đã vay…
Trang 2312
Viê ̣c phân loa ̣i và báo cáo dòng tiền theo hoa ̣t đô ̣ng sẽ cung cấp thông tin cho người sử du ̣ng đánh giá ảnh hưởng của các hoa ̣t đô ̣n g đó đối với tình hình tài chính, với lượng tiền và các khoản tương đương tiền ta ̣o ra trong kỳ của doanh nghiệp
1.2.2 Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp
Quản trị dòng tiền là một phần của quản trị tài chính Quản trị dòng tiền có mối quan hệ với các nội dung trong quản trị tài chính của doanh nghiệp như quản trị tài sản, quản trị vốn và quản trị lợi nhuận Một sự thay đổi của tài sản, vốn hay lợi nhuận sẽ tác động tới dòng tiền của doanh nghiệp Do vậy, nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp cần được nghiên cứu có sự gắn
kết với các nội dung của quản trị tài sản, vốn và lợi nhuận
Dòng tiền được tạo ra dựa trên các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp (hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính) Dòng tiền bao gồm dòng tiền vào, dòng tiền ra và dòng tiền thuần Việc quản trị dòng tiền tốt giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng chi trả, bảo đảm thu được tiền, thu đúng và thu
đủ, từ đó tăng khả năng sinh lời Về cơ bản, khả năng chi trả thường được nghiên cứu và đánh giá trong ngắn hạn Vì vậy, quản trị dòng tiền tập trung vào mục tiêu ngắn hạn của quản trị tài chính, thông thường sẽ gắn kết với các nội dung của quản trị tài sản và quản trị vốn ngắn hạn của doanh nghiệp
Tuy nhiên, quản trị dòng tiền không đơn giản là tiền phát sinh từ đâu, các hoạt động nào mà nhà quản trị tài chính cần tìm ra cách để tăng cường dòng tiền vào và giảm thiểu dòng tiền ra
Sự luân chuyển của dòng tiền có thể được phân tích thành các chu kỳ , có mối liên hệ chặt chẽ Kỳ luân chuyển tiền mặt , nằm trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp , là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp thực
sự trả tiền cho nhà cung cấp đến khi thực sự thu hồi tiền của khách hàng Ở
Trang 2413
đây, ta thấy có sự chênh lệch, một kẽ hở giữa dòng thu tiền mặt và dòng chi tiền mặt Chính kẽ hở này là nguyên nhân có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản
Sơ đồ 1.1 Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn
của một công ty sản xuất tiêu biểu
Nhƣ vậy, Quản trị dòng tiền cần được thực hiện thành quy trình, từ các nghiệp vụ phát sinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ của doanh nghiệp Quản trị
dòng tiền cần đƣợc hiểu là thực hiện quản trị theo quy trình cụ thể nhƣ sau:
Sơ đồ 1.2 Quy trình quản trị dòng tiền
Trang 2514
Như vậy, theo chu trình này, nhiều hoạt động sẽ được thực hiện Cụ thể: Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có tiền để mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất tạo ra sản phẩm, lưu kho, cho tới cung cấp sản phẩm tới khách hàng Tuy nhiên, khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp có thể thu được tiền hoặc ghi nhận khoản phải thu Để các khoản phải thu chuyển thành tiền phải có độ trễ về thời gian Doanh nghiệp muốn thời gian này càng ngắn càng tốt Nghĩa là tăng cường thu hồi khoản phải thu Tương tự như vậy, khi doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp làm phát sinh các khoản phải trả và muốn trì hoãn việc chuyển đổi khoản phải trả thành tiền càng lâu càng tốt Do đó, giữa chu kỳ tiền và chu kỳ hoạt động không hoàn toàn ăn
khớp nhau về thời gian Vì vậy, quản trị dòng tiền là nỗ lực liên tục để giảm thiểu những tác động tiêu cực trong hoạt động và tập trung vào nguyên tắc
quản trị tiền “không quá nhiều tiền và không quá ít tiền”
Để xác định lượng tiền cần thiết tối ưu cho hoạt động của doanh nghiệp, cần quan tâm tới các yếu tố:
- Cần đủ tiền để đảm bảo việc chi trả các hóa đơn hàng ngày
- Cần đủ tiền để đáp ứng các yêu cầu như các khoản nợ đáo hạn, chi trả các chi phí dịch vụ
- Cần đủ tiền để xử lý những tình huống khẩn cấp hoặc tận dụng những
cơ hội bất ngờ
- Cần đủ tiền để tạo an toàn cho hoạt động kinh doanh, chi lương, chia
cổ tức hoặc lợi nhuận
Theo phân tích ở trên, quản trị dòng tiền tốt là cần thiết do sự không
ăn khớp nhau giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, sự không chắc chắn về dòng tiền vào và yếu tố thời gian chi phối, chi phí giữ tiền hoặc vay để bù đắp thiếu hụt tiền Vì vậy, hệ thống quản trị dòng tiền nên được thiết lập để rút ngắn chu kỳ tạo tiền thông qua việc quản trị hiệu quả tài sản, công nợ,
Trang 2615
doanh thu, chi phí của doanh nghiệp Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần quan tâm tới các mục tiêu sau:
- Kiểm soát và theo dõi các dòng tiền
- Tối ưu hóa năng lực và sử dụng tiền mặt
- Tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi tiêu
- Thu tiền bán hàng nhanh nhất có thể
- Sử dụng tiền mặt khi thực sự cần thiết
- Trả tiền cho chủ nợ không sớm hơn thời gian đáo hạn
- Dự báo được biến động của dòng tiền;
- Đảm bảo lượng tiền dự trữ cho thanh toán hàng ngày
- Cung cấp các nguồn tài trợ bên ngoài thích hợp
- Sử dụng hiệu quả đối với khoản tiền mặt dư thừa
- Tối đa hóa dòng tiền vào và tối thiểu hóa dòng tiền ra
- Đầu tư, trả nợ và vay nợ
- Quản trị các khoản phải thu, phải trả
- Lập kế hoạch luân chuyển tiền mặt ngắn hạn
- Xác định dòng tiền ròng Từ đó xử lý thặng dư hoặc thâm hụt tiền
Quản trị dòng tiền là quy trình từ khi phát sinh giao dịch, ghi nhận, cho tới khi tiền phát sinh, và xử lý khoản tiền phát sinh đó Như vậy, quản trị dòng
tiền tốt sẽ tạo ra dòng tiền trong quá trình hoạt động và đảm bảo chủ nợ, người lao động và đối tác trong hoạt động kinh doanh được thanh toán đúng hạn Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và đầu tư để gia tăng lợi nhuận
1.2.2.2 Nội dung quản tri ̣ dòng tiền của doanh nghiê ̣p
Như đã phân tích, quản trị dòng tiền cần được thực hiện theo quy trình gồm đầy đủ các nội dung từ nghiệp vụ phát sinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ của doanh
Trang 2716
nghiệp Vậy, về cơ bản nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp gồm xác định dòng tiền vào (thu), xác định dòng tiền ra (chi), lập kế hoạch dòng tiền
và xác định ngân quỹ tối ưu
Quản trị dòng tiền vào
Dòng tiền của doanh nghiệp được xác định theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp Về nguyên tắc, xác định dòng tiền theo phương pháp trực tiếp
là đơn giản Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí cao và mất nhiều thời gian để thực hiện Trong khi đó, theo phương pháp gián tiếp, doanh nghiệp sẽ thông qua các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh điều chỉnh cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán để xác định dòng tiền Theo đó, phương pháp này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí cho ghi nhận, theo dõi, xác định dòng tiền Về cơ bản, dòng tiền vào của doanh nghiệp được tạo ra từ:
- Các khoản thu của khách hàng từ bán hàng hóa, dịch vụ
- Lãi tiền gửi từ ngân hàng và đầu tư
- Đầu tư của cổ đông
Dòng tiền vào được xác định theo phương pháp trực tiếp như sau:
Tuy nhiên, để tăng lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ, các doanh nghiệp sẽ chấp nhận bán chịu Nói cách khách, tín dụng thương mại là tất yếu Điều này khiến dòng tiền vào từ tiêu thụ sản phẩm lệch pha với dòng giá trị hàng hóa dịch
vụ tiêu thụ được Như vậy, dòng tiền vào của doanh nghiệp được xác định khi có
sự tác động bởi những dòng tiền lệch pha (phương pháp gián tiếp), như sau:
Dòng tiền
vào
Thu từ
hàng hóa, dịch vụ
Lãi tiền gửi từ
ngân hàng
và đầu tư
Thu tiền từ viê ̣c đầu tư của cổ đông
Trang 2817
Trong đó: ∆ Phải thu = Phải thu cuối kỳ - Phải thu đầu kỳ
∆ Hàng tồn kho = Hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu kỳ
Theo công thức trên có thể thấy phải thu tác động trọng yếu tới dòng tiền vào của doanh nghiệp.Việc doanh nghiệp bán hàng không thu được tiền ngay làm giảm dòng tiền vào của doanh nghiệp, và ngược lại, doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của người mua sẽ làm tăng dòng tiền vào của doanh nghiệp Như vậy, để tăng cường dòng tiền vào, doanh nghiệp cần giảm các khoản phải thu Vì vậy, phải thu có vai trò quan trọng trong xác định dòng tiền vào của doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp chấp nhận khoản phải thu trong hoạt động Chính sách cấp tín dụng thương mại (phải thu) của các doanh nghiệp là khác nhau Do đó, thời gian thu hồi khoản phải thu không giống nhau ở mỗi doanh nghiệp Các chỉ tiêu sau phản ánh thời gian thu hồi khoản phải thu được thể hiện qua các tỷ số sau:
Tỷ số này cho biết khi doanh nghiệp tạo ra được một đồng doanh thu thì bị chiếm dụng vốn bao nhiêu đồng, đồng thời cho biết số ngày cần phải thu hồi khoản phải thu
Dòng
tiền vào
Doanh thu từ bán hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài chính
tồn kho
Lãi tiền gửi từ
ngân hàng và đầu tư
Thu tiền từ viê ̣c đầu tư của cổ đông
Trang 2918
Trong hoạt động thương mại, việc mua bán trả chậm là tất yếu Vì vậy, hoạt động này ảnh hưởng tới dòng tiền của doanh nghiệp Vấn đề quan trọng đặt ra là doanh nghiệp cần thu hồi khoản phải thu càng nhanh càng tốt Khi khoản phải thu được thu hồi, dòng tiền vào ngân quỹ doanh nghiệp sẽ xuất hiện Trong doanh nghiệp, nhà quản trị tài chính là người chịu trách nhiệm tăng hiệu quả của hệ thống chuyển đổi khoản phải thu thành tiền
Việc thu hồi đúng hạn khoản phải thu là rất quan trọng, làm tăng dòng tiền vào của doanh nghiệp Thông thường, giá trị khoản phải thu lớn bao gồm tập hợp các khoản bán chịu của nhiều khách hàng khác nhau, kết hợp với chính sách tín dụng thương mại và chính sách thu hồi công nợ áp dụng khác nhau đối với mỗi khách hàng Vì vậy, việc thu hồi đúng hạn là việc làm không dễ dàng Doanh nghiệp thực hiện hiệu quả việc theo dõi khoản phải thu trên tài khoản hạch toán sẽ đảm bảo doanh nghiệp nhận được số tiền đúng hạn
Ngoài khoản phải thu, hàng tồn kho cũng có tác động tới dòng tiền vào của doanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nếu hàng tồn kho tăng thì doanh thu bán hàng giảm, theo đó dòng tiền vào giảm Vì vậy, sự luân chuyển của hàng tồn kho sẽ tác động lớn tới dòng tiền vào của doanh nghiệp Chỉ tiêu tài chính phản ánh sự luân chuyển của hàng tồn kho, như sau:
Trang 3019
- Chi thanh toán tiền lương cho nhân viên
- Chi nộp các loại thuế
- Chi mua khác phát sinh
Do đó, dòng tiền ra của doanh nghiệp được xác định như sau:
Theo phân tích ở dòng tiền vào, trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thương mại là tất yếu đối với doanh nghiệp Do đó, có sự lệch pha giữa dòng hàng hóa, NVL, công cụ dụng cụ, tài sản cố định mua vào và dòng tiền đi ra Phải trả xuất hiện và tác động quan trọng tới dòng tiền ra của doanh nghiệp Nếu phải trả tăng thì dòng tiền ra của doanh nghiệp giảm tương đối và ngược lại Vì vậy, dòng tiền ra của doanh nghiệp được xác định khi có sự tác động của phải trả như sau:
Dòng tiền ra = Chi phí phát sinh - ∆ Phải trả + Khấu hao
Trong đó: ∆ Phải trả = Phải trả cuối kỳ - Phải trả đầu kỳ
Theo cách xác định dòng tiền ra như trên, có thể thấy xác định dòng tiền ra gắn kết chặt chẽ với khoản phải trả của doanh nghiệp
Quản trị phải trả được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Dòng
tiền ra
Chi mua hàng hóa, NVL, công cu ̣ dụng cụ, tài sản cố
đi ̣nh
Chi thanh toán lương cho nhân viên
Chi nô ̣p các loại thuế
Chi khác (nếu có)
Trang 3120
Các tỷ số này cho biết khi mua hàng, doanh nghiệp chiếm dụng bao nhiêu đồng của nhà cung cấp, đồng thời cho biết thời gian đáo hạn của khoản phải trả
Như vậy, để quản trị hiệu quả việc chi trả và khoản phải thu đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ cần làm gì, đối tác của họ như thế nào khi tham gia vào các quan hệ kinh tế Mặc dù có nhiều cách khác nhau, nhưng doanh nghiệp thường tiếp cận dựa trên quan điểm trì hoãn có thể việc chi trả và nhanh chóng thu hồi khoản phải thu Khi doanh nghiệp nhận thức và đánh giá đúng về nhà cung cấp sẽ dẫn tới hiệu ứng tích cực đối với dòng tiền, đặc biệt
là dòng tiền của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Từ đó, doanh nghiệp sẽ đảm bảo dòng tiền vào đủ để thanh toán cho khoản phải trả khi đến hạn Để làm
được điều này, nhà quản trị dòng tiền nên kiểm soát các khoản chi trả
Lập kế hoạch dòng tiền
Lập kế hoạch dòng tiền là việc dự kiến trước dòng tiền vào và dòng tiền
ra của doanh nghiệp phát sinh trong một thời kỳ nhất định trong tương lai nhằm xác định số tiền thừa/ thiếu và đưa ra những biện pháp nhằm tạo ra sự cân bằng thu, chi bằng tiền của doanh nghiệp
Lập kế hoạch dòng tiền có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp, bởi lẽ:
- Tiền là loại tài sản của doanh nghiệp, nó có thể dễ dàng chuyển hóa thành các loại tài sản khác
- Năng lực thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng dòng tiền của doanh nghiệp
- Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường nảy sinh sự không ăn khớp nhau về thời gian giữa thu và chi bằng tiền dẫn đến sự mất cân đối giữa khả năng cung ứng và nhu cầu chi tiêu bằng tiền vào những thời điểm trong những thời kỳ nhất định Thông qua kế hoạch
Trang 32Đối với người cho vay, thông qua việc xem xét dự báo lưu chuyển tiền
tệ của doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực trả nợ của doanh nghiệp để quyết định hạn mức cho vay, phương thức thu hồi nợ và phương thức trả lãi vay nhằm thu hồi được nợ gốc và lãi vay Do vậy, đối với doanh nghiệp kế hoạch lưu chuyển tiền tệ là một tài liệu quan trọng để thuyết trình và minh chứng khi đi vay vốn
Thời gian lập kế hoạch dòng tiền: Nhằm phục vụ cho công tác quản lý,
dự báo lưu chuyển tiền tệ thường được lập trong ngắn hạn, tức là lập theo quý, theo tháng hoặc theo từng tuần
Việc lập kế hoạch dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm các bước thực hiện chủ yếu sau:
- Bước 1: Dự báo dòng tiền vào
Để thuận tiện cho việc dự đoán và lập kế hoạch người ta có thể chia dòng tiền vào của doanh nghiệp thành 3 loại:
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền này chủ yếu nhận được từ hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, tiền thu hồi nợ phải thu từ khách hàng, …
Trang 3322
Cơ sở để dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là thường căn cứ vào diễn biến quy luật bán hàng, thể thức thanh toán và thời điểm thanh toán của người mua với doanh nghiệp, chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thanh toán để thu hồi sớm tiền hàng của khách hàng …
Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư bao gồm các khoản tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, tiền lãi từ các hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác, tiền thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi cho vay, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác …
Cơ sở để dự báo dòng tiền này là xuất phát từ dự kiến hoạt động thanh
lý tài sản cố định, chính sách thu hồi vốn đầu tư tài chính …
Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính
Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản tiền do các chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền, tiền huy động được từ việc vay vốn, phát hành cổ phiếu…
Cơ sở để dự báo dòng tiền này là xuất phát từ khả năng vay nợ mới, chiến lược phát hành chứng khoán để huy động vốn …
- Bước 2: Dự đoán dòng tiền ra
Dòng tiền ra bao gồm toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền phát sinh
từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chúng ta có thể chia thành 3 hoạt động:
Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh gồm các khoản chi tiêu bằng tiền cho các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như tiền trả cho người cung ứng vật tư và dịch vụ, tiền trả cho người lao động, các khoản tiền nộp ngân sách Nhà nước về nghĩa vụ tài chính, các khoản tiền chi tiêu cho việc
Trang 34 Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư bao gồm các khoản tiền chi tiêu cho việc xây dựng và mua sắm tài sản cố định, tiền đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp (tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tiền cho vay)…
Cơ sở để dự báo dòng tiền này là xuất phát từ nhu cầu đầu tư tài sản cố định cho hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược đầu tư góp vốn ra ngoài, chiến lược mua cổ phiếu, trái phiếu …
Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính
Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản tiền trả nợ gốc
đã vay đến kỳ thanh toán tiền trả nợ thuê tài chính, tiền trả cho các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp như trả cổ tức, tiền mua lại cổ phiếu của công ty đã phát hành…
Cơ sở để dự báo dòng tiền ra từ hoạt động tài chính là xuất phát từ nhu cầu trả nợ theo các hợp đồng tín dụng hiện hành, từ chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp …
- Bước 3: Tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp
Dòng tiền thuần là chênh lệch giữa dòng tiền vào so với dòng tiền ra của doanh nghiệp trong cùng kỳ
- Bước 4: Xác định số dư tiền cuối kỳ và số tiền thừa hoặc thiếu
Kết hợp với số tiền tồn đầu kỳ, chúng ta xác định số tiền tồn cuối kỳ
Số tiền tồn cuối kỳ = Số tiền tồn đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ
Trang 3524
Từ đó đối chiếu với số dư tiền cần thiết, xác định số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt bằng chênh lệch giữa số tiền cuối kỳ với số dư tiền cần thiết
- Bước 5: Đưa ra các giải pháp thích hợp để xử lý số tiền thừa hoặc thiếu
Trường hợp thiếu hụt vốn bằng tiền cần xem xét, cân nhắc sử dụng các biện pháp thích hợp nhằm đi tới sự cân bằng về dòng tiền như xem xét khả năng vay vốn, tăng khả năng thu hồi nợ, thắt chặt hơn các khoản chi tiêu bằng tiền… trên cơ sở đó xem xét sự cân bằng mới về thu và chi bằng tiền
Trường hợp dư thừa vốn bằng tiền cần chủ động xem xét khả năng sử dụng tiền đầu tư một cách thích hợp để tăng thêm mức sinh lời của đồng tiền
Tất nhiên là khi đưa ra biện pháp xử lý tiền thừa hay thiếu, chúng ta phải tính toán lại dòng tiền của dự báo lưu chuyển tiền tệ, vì khi thay đổi số tiền của một tháng nào đó sẽ có ảnh hưởng đến số tiền thừa thiếu ở các kỳ tiếp theo Do đó, khi dự báo không phải chúng ta thực hiện một lần là hoàn tất việc dự báo, mà sau khi tính toán xong dự báo ban đầu (Dự báo gốc), chúng ta đưa ra đề xuất về các biện pháp xử lý số tiền thừa thiếu cho từng kỳ, khi đó chúng ta sẽ phải tính toán và điều chỉnh lại Cứ như vậy, chúng ta sẽ thực hiện các biện pháp điều chỉnh cho đến khi nào có sự cân đối giữa tiền vào và tiền
ra, đảm bảo mức dự trữ tiền hợp lý thì công việc dự báo mới được xem là hoàn tất
Khi lập kế hoạch dòng tiền cần chú ý hai vấn đề chủ yếu sau:
- Bao quát và dự kiến toàn bộ các khoản tiền doanh nghiệp có thể thu được trong kỳ Nói cách khác là dự đoán đầy đủ được dòng tiền vào và các khoản tiền cần khi tiêu trong kỳ Cần phân biệt giữa doanh thu và dòng tiền vào, giữa chi phí và dòng tiền ra
- Dự kiến về thời điểm nhận được các khoản thu bằng tiền và thời điểm phát sinh các khoản chi tiêu bằng tiền
Yêu cầu của việc lâp kế hoạch dòng tiền là người dự báo phải nắm chắc
Trang 3625
được kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp, chính sách bán chịu, chính sách mua chịu, chính sách chiết khấu thanh toán, chính sách đầu tư, chính sách vay nợ, chính sách tín dụng, phương thức trả nợ, chính sách phân phối lợi nhuận …
Xây dựng ngân quỹ tối ưu
Khi lập kế hoạch dòng tiền , yếu tố quan trọng cần được doanh nghiệp quan tâm đó là xác định ngân quỹ tối ưu cần nắm giữ Số tiền mặt tối thiểu doanh nghiệp cần có phải đủ để chi trả cho hóa hóa đơn phát sinh trong quá trình hoạt động và nghĩa vụ nợ tới hạn Vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái kinh tế, giúp doanh nghiệp tránh được những biến động không mong đợi và chi phí lãi vay phát sinh cao
Động cơ dự trữ tiền: Tiền luôn luôn có cơ hội và dự trữ 1 đồng tiền luôn tồn tại 3 động cơ: (i) động cơ giao dịch; (ii) động cơ đầu cơ; (iii) động
cơ sinh lời Tiền tại các thời điểm khác nhau là khác nhau Dự trữ tiền nhiều
sẽ làm mất đi cơ hội sinh lời của tiền Ngược lại, dự trữ tiền ít sẽ ảnh hưởng tới khả năng giao dịch và dự phòng Vì vậy, điều cốt lõi là doanh nghiệp cần xác định được tiền dự trữ tối ưu cho hoạt động kinh doanh
Chi phí dự trữ tiền: Mục đích và lý do chính của việc dự trữ tiền gắn
liền với chi phí Chi phí dự trữ tiền bao gồm 2 chi phí cơ bản:
- Chi phí cơ hội: Tiền không tạo ra lợi nhuận Dự trữ tiền, doanh
nghiệp từ bỏ cơ hội sinh lời Thay vào đó, doanh nghiệp có thể đầu tư
và thu lợi nhuận cao hơn
- Chi phí giao dịch: Chi phí này có mối liên hệ với trạng thái tiền của
doanh nghiệp Khi doanh nghiệp cần lượng tiền nhất định để chi trả, doanh nghiệp phải đi vay hoặc bán chứng khoản thanh khoản, chi phí cho giao dịch này sẽ phát sinh Hoặc ngược lại, doanh nghiệp đang trong trạng thái thặng dư tiền tạm thời, họ sẽ thực hiện đầu tư ngắn hạn
Trang 3726
như cho vay ngắn hạn hoặc đầu tư chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch sẽ phát sinh Chi phí giao dịch bao gồm chi phí thiệt hại do bán tài sản với giá thấp, chi phí dịch vụ, chi phí về tâm lý khi chuyển đổi tài sản thành tiền, và chi phí thanh toán cho các nhà môi giới
Tóm lại, việc xây dựng được ngân quỹ tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp quản trị dòng tiền tốt hơn, giảm được các chi phí phát sinh liên quan tới dòng tiền
trong quá trình hoạt động Để xác định số dư tiền tối ưu, chi phí dự trữ tiền phải tối thiểu
1.2.2.3 Tầm quan trọng của hoạt động quản tri ̣ dòng tiền
Quản trị dòng tiền là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển để cân đối dòng tiền ra, vào theo yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối
đa hóa giá trị của doanh nghiệp
Quản trị dòng tiền một cách hiệu quả là yêu cầu bức thiết quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp Sự thiếu hụt tiền mặt, nếu ở mức độ nghiêm trọng, ví dụ như đến hạn phải trả nợ cho ngân hàng, hoặc cho nhà cung cấp mà doanh nghiệp không có tiền mặt để trả vì chưa thu được nợ của khách hàng, doanh nghiệp có thể bị khởi kiện và yêu cầu tuyên bố phá sản, bất chấp báo cáo tài chính gần nhất thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh rất có lãi Trái lại, sự dư thừa tiền mặt ở mức độ quá lớn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Tiền mặt không được
sử dụng hiệu quả và đúng lúc, dẫn đến lãng phí, trong khi doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng hoặc đối tác với lãi suất cao, thể hiện sự yếu kém của hoạt động quản trị tài chính trong doanh nghiệp Do đó, cần thiết phải có sự hoạch định, điều khiển sự vận động vào ra của tiền phát sinh trong quá trình hoạt động, đảm bảo sự cân đối, ăn khớp giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Trên cơ sở phân tích các chu kỳ tiền vào, tiền ra và xác định được
Trang 3827
những vấn đề tiềm ẩn đối với dòng tiền, các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh thích hợp để tiền vào, tiền ra được hài hòa, không bị thiếu hụt nghiêm trọng hoặc dư thừa quá mức cần thiết
Xét theo thời hạn phát sinh dòng tiền có thể chia dòng tiền của một doanh nghiệp ra 2 loại dòng tiền dài hạn và dòng tiền ngắn hạn Chính vì vậy, công tác quản trị dòng tiền cũng được chia thành quản trị dòng tiền dài hạn và quản trị dòng tiền ngắn hạn
Quản trị dòng tiền hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết bởi tình trạng không ăn khớp về mặt thời gian giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào Nguyên nhân do việc dự báo không sát và trong quá trình hoạt động do gặp phải những tác động khách quan dẫn đến dòng tiền không được cân đối Do vậy, quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:
- Chủ động tình hình thiếu hụt tiền mặt và từ đó đưa ra những biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra
- Giảm sự phụ thuộc vào ngân hàng, tiết kiệm chi phí tài chính
- Chủ động sử dụng vốn tiền mặt dư thừa một cách linh hoạt nhằm tận dụng triệt để nguồn lực tài chính mà vẫn đảm bảo tình hình thanh toán của doanh nghiệp
- Đảm bảo “Sức khỏe tài chính” đối với các bên có liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông, các bên cho doanh nghiệp vay vốn
Như vậy công tác quản trị dòng tiền của doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình như sau:
- Xem xét kỳ luân chuyển của tiền thông qua kỳ luân chuyển của hàng tồn kho, kỳ thu tiền trung bình, kỳ trả tiền trung bình Thông qua nắm vững về thời gian luân chuyển của tiền sẽ biết được cách thức quản trị để cân đối dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp
Trang 3928
- Xem xét các chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo tiền, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, so sánh giữa các kỳ để đánh giá nguồn gốc tạo tiền chủ yếu và hoạt động sử dụng tiền chủ yếu của doanh nghiệp
- Lập kế hoạch dòng tiền, đánh giá và so sánh các dòng tiền ra, vào theo từng thời điểm cụ thể, xác định sự thiếu hụt hoặc dư thừa tiền mặt của doanh nghiệp trong tương lai
- Đề xuất biện pháp để quản trị dòng tiền, tạo sự cân đối giữa dòng tiền
ra, vào, cân đối giữa dòng tiền của các hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với chu kỳ sống của doanh nghiệp
Từ đó rút ra các kết luận cụ thể về tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong thời kỳ xem xét, tìm ra nguyên nhân ứng với mỗi vấn đề cần giải quyết và đưa ra các biện pháp khắc phục hoặc hạn chế thiệt hại nếu việc quản lý dòng tiền chưa có hiệu quả, cải thiện việc quản lý dòng tiền hiệu quả hơn
Mục tiêu của quản trị dòng tiền là đảm bảo cho dòng tiền được vận động nhịp nhàng, đảm bảo sự cân đối và tối đa hóa được giá trị của doanh nghiệp cho chủ
sở hữu
1.2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản tri ̣ dòng tiền của doanh nghiê ̣p
Các chỉ tiêu về dòng tiền là công cụ hữu ích giúp phân tích dòng tiền của doanh nghiệp Các tỷ số tài chính này được sử dụng để dự báo tình hình dòng tiền cũng như khả năng phá sản của doanh nghiệp và khả năng hoàn trả các khoản nợ Nền tảng cơ bản của các tỷ số này là dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp Trong các dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp thì dòng tiền
từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền có tầm quan trọng hơn cả bởi đây là dòng tiền thường xuyên nhất và là nguồn lực vững bền nhất cho các hoạt động của doanh nghiệp Các tỷ số này cung cấp bức tranh về khả năng hoạt động, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp Các tỷ số về dòng tiền là thước đo phản
Trang 4029
ánh đầy đủ và tốt nhất về hoạt động của doanh nghiệp hơn là các tỷ số tài chính dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh (phản ánh thông qua nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán) Bởi vì dòng tiền hoạt động
là nhân tố chính trong các tỷ số dòng tiền, loại bỏ tác động của các khoản mục không phải dòng tiền như khấu hao, lãi lỗ trên doanh thu Như vậy, các tỷ số tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán thường được
sử dụng như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn không phải là thước đo đầy đủ để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn của doanh nghiệp Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp được đánh giá là tốt khi các nhu cầu chi tiền của doanh nghiệp được đáp ứng đầy đủ Chẳng hạn, một khoản phải trả nhà cung cấp của doanh nghiệp tới hạn, doanh nghiệp có
đủ dòng tiền để đáp ứng cho nhu cầu chi trả này không
Chỉ tiêu phản ánh chu kỳ luân chuyển của tiền
Là khoảng thời gian kể từ lúc sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp chuyển thành tiền mặt
Ba nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về vòng luân chuyển của tiền mặt: Kỳ thu tiền bình quân , kỳ trả tiền bình quần và kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân
Chu kỳ luân chuyển của tiền = ADR+ADI-ADP
Trong đó: - ADR: Kỳ thu tiền bình quân (Average days in receivables)
- ADP: Kỳ trả tiền bình quân (Average days in payables)
- ADI: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân (Average days in Inventory)
Rõ ràng, số ngày tồn kho càng lớn, số ngày cho khách hàng chịu càng dài hoặc số ngày trả nợ bình quân càng nhỏ thì thời gian chuyển hóa của tiền cũng càng lớn và ngược lại Như vậy, để giảm chu kỳ luân chuyển của t iền, doanh nghiê ̣p cần chú ý xem xét thời gian bình quân trong từng khâu xuất