1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia WTO đối với ngành Nông nghiệp

52 679 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 306 KB

Nội dung

Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội, song cũng không ít khókhăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng.Trở thành thành viên của WTO, Việt N

Trang 1

M ỤC LỤC C L C ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I TỔNG QUAN VỀ WTO: 4

1 Lịch sử hình thành và phát triển 4

2 Cơ cấu tổ chức WTO 5

3 Mục tiêu của WTO 7

4 Chức năng của WTO 7

5 Nguyên tắc hoạt động của WTO 8

II QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀO WTO CỦA VIỆT NAM 8

III NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 10

1 Những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO 10

1.1 Những cơ hội khi gia nhập WTO 11

1.2 Những thách thức khi gia nhập WTO 11

2 Tác động về kinh tế vĩ mô khi gia nhập gia nhập WTO 13

3 Tác động đến hoạt động ngoại thương 16

4 Tác động đối với công nghiệp 18

IV PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP KHI THAM GIA WTO 19 1 Tác động tích cực đến nông nghiệp VN 19

1.1 Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: 19

1.1.1 Tác động đến ngành trồng trọt: 19

1.1.2 Tác động đến ngành chăn nuôi: 21

1.1.3 Tác động đến ngành công nghiệp chế biến nông sản: 22

Trang 2

1.1.4 Tác động đến các ngành sản xuất có liên quan đến nông nghiệp: 23

1.2 Trong lĩnh vực lưu thông nông sản 24

1.2.1 Tác động đến thị trường tiêu thụ nông sản: 24

1.2.2 Tác động đến thị trường các yếu tố phục vụ sản xuất nông nghiệp: 25

2 Thách thức đối với nghành nông nghiệp 27

2.1 Nông dân trong Sản xuất của một số ngành bị đe dọa: 28

2.2 Chi phí sản xuất tăng: 31

2.3 Trợ cấp nông sản gặp nhiều trở ngại: 32

2.4 Sự phụ thuộc của nền kinh tế ngày càng tăng 33

2.5 Phân phối lợi ích không đều giữa các tầng lớp dân cư 35

V PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẮP TỚI CỦA WTO 36

1 WTO công bố chỉ số thương mại toàn cầu mới: 36

2 WTO kêu gọi các nước thành viên chống lại các biện pháp bảo hộ thương mại: 37

3 Khôi phục đàm phán về dịch vụ: 38

4 Thảo luận về sự cần thiết của tự do hóa thương mại toàn cầu khi chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng: 39

5 Hiệp định Công nghệ thông tin của WTO ”ITA”: 42

5.1 “ITA” có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2016: 42

5.2 Các thành viên WTO bắt đầu loại bỏ thuế quan các sản phẩm công nghệ: 42

6 Vòng đàm phán Đô-ha: 43

6.1 Bối cảnh ra đời và mục tiêu đàm phán: 43

6.2 Tổng Giám đốc WTO “Không từ bỏ vòng đàm phán Doha”: 44

Trang 3

KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO – tổ chứcthương mại lớn nhất toàn cầu Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội, song cũng không ít khókhăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng.Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, phát triểnxuất khẩu song cũng đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành cải cách và tự do hóa thương mại, bêncạnh đó còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt cả trong nước và trên thịtrường quốc tế

Khi gia nhập WTO, bên cạnh việc minh bạch hóa các chính sách và đi đến cam kếtcác chính sách kinh tế vĩ mô Chúng ta phải bỏ những trợ cấp không đúng với các cam kếtcủa WTO Một vấn đề quan trọng nhất liên quan đến trợ cấp đó là trợ cấp đối với hàng nôngsản Đây là một vấn đề rất quan trọng vì Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế trongxuất khẩu nông sản trên thế giới khi có sự trợ cấp đắc lực của nhà nước Gạo xuất khẩu củanước ta đứng thứ hai hoặc thứ ba thế giới, cà phê đứng thứ hai, điều đứng thứ hai, tiêu đứngthứ nhất, chè đứng thứ tám, thủy hải sản đứng thứ tám, thứ chín trên thế giới Đó là lý do đểcác quốc gia yêu cầu Việt Nam phải xúc tiến đàm phán song phương và đa phương Họ coiViệt Nam là một trong những đối thủ cạnh tranh rất lớn, thường xuyên cạnh tranh với họ vềsản lượng và giá cả

Khi gia nhập vào WTO, nông nghiệp Việt Nam mở rộng được thị trường ra bên ngoài,giải quyết được bài toán nan giải về nơi tiêu thụ hàng hóa Mặt khác, việc gia nhập này còngiúp cho nông nghiệp Việt Nam tiến dần đến nền sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại Trong môitrường cạnh tranh lành mạnh nhưng không kém phần khốc liệt của WTO, nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Việt Nam ngày càng năng động, nhạy bén và chắc chắn hiệu quả sản xuất sẽtăng lên nhanh chóng Trong quá trình hội nhập đó, nông nghiệp Việt Nam cũng khôngngừng học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cũng như những thành

Trang 5

tựu về khoa học công nghệ trong lĩnh vực này Đây sẽ là bước đi “rút ngắn”, là bước “đi tắtđón đầu” của nông nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, khi gia nhập vào WTO, nông nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với rất nhiềuthách thức lớn Nông nghiệp Việt Nam canh tác lạc hậu, nhưng số lượng xuất khẩu lại lớn.Khi gia nhập WTO Việt Nam phải cam kết cắt giảm trợ cấp đối với nông nghiệp Đối vớingành nông nghiệp thì đây là một khó khăn rất lớn Chúng ta vẫn phải chấp nhận vì bất kỳquốc gia nào khi gia nhập WTO cũng phải trải qua giai đoạn này

Ngay khi mới gia nhập, nông nghiệp Việt Nam chưa thể áp dụng ngay tiến bộ khoahọc kỹ thuật mới Hai lĩnh vực sản xuất được dự đoán là ảnh hưởng bất lợi nhất là ngô vàmía đường Lĩnh vực dịch vụ, nhất là kiểu cung ứng dịch vụ nhỏ lẻ, phân tán cũng được coi

là gặp bất lợi do năng lực cạnh tranh kém,

Đây thực sự là những khó khăn, song nó chỉ là khó khăn trong giai đoạn trước mắt

Về lâu dài nông nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Nông sảnViệt Nam vào thị trường các nước thành viên thuận lợi hơn vì hàng rào thuế quan gần như đã

bị cắt giảm hoàn toàn Việt Nam cũng là một thị trường đầy hứa hẹn, đây cũng là điều mà rấtnhiều doanh nghiệp nước ngoài quan tâm Khi Việt Nam cam kết thực hiện các quy định củaWTO cũng là lúc mà Việt Nam gửi thông điệp tới các nhà đầu tư về một môi trường đầu tư

an toàn, lý tưởng Gia nhập WTO cũng tạo điều kiện cho những công nghệ hiện đại thâmnhập vào Việt Nam, kết hợp công nghệ hiện đại với nguồn lao động dồi dào sẽ cho năng suấtlao động và nâng cao hiệu quả cạnh tranh

Sau hơn 9 năm gia nhập WTO, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đã có bước pháttriển bền vững hơn Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê đứng hàng thứ 2thế giới; xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều đứng hàng thứ nhất thế giới Song việc đánh giá các tácđộng đến nền tế kinh nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng là cần thiết để chúng ta

có sự nhìn nhận đúng đắn và đưa ra những định hướng phát triển cho xuất khẩu hàng nôngsản nước ta phù hợp với các quy định của WTO, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cựcnhằm xây dựng cho nền nông nghiệp bền vững và hội nhập quốc tế thành công

Trang 6

I TỔNG QUAN VỀ WTO:

1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Vào năm 1944, Hội nghị Bretton Woods đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương MạiQuốc Tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước Hiếnchương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làmtại La Habana tháng 03 năm 1948 Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phêchuẩn hiến chương này Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giớidoanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng đểkiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ

Việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được, nhưnghiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại Đó là Hiệpđịnh chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) GATT đóng vai trò là khung pháp lí chủyếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó Các nước tham giaGATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, kí kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới Vòngđám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổchức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT Các nguyên tắc và các hiệp định củaGATT được WTO kế thừa, quản lý và mở rộng Không giống như GATT chỉ có tính chấtcủa một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể

WTO chính thức được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1995

WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

-tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thếgiới Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và kýkết

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám

Trang 7

mại Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại đểtiến tới tự do thương mại.

Ngày 01 tháng 9 năm 2013, ông Roberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám đốc thaycho ông Pascal Lamy Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2015, WTO có 162 thành viên.Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưuđãi nhất định trong thương mại

2 Cơ cấu tổ chức WTO

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO,ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặcthù Cơ cấu tổ chức của WTO gồm các cấp:

- Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng

 Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hainăm một lần Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO Các thànhviên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộngđồng châu Âu) Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đềtrong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO

- Cấp thứ hai: Đại hội đồng

 Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hộiđồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại

 Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhómhọp thường xuyên Đại hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên

và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng đối với tất cả các côngviệc của WTO

Trang 8

 Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn cácphán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệtrình Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên.

 Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc ràsoát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sáchthương mại

- Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại

 Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng Có ba Hộiđồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mạiDịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đếnThương mại

 Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộcphạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là cáchoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa

 Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm

vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liênquan đến thương mại quốc tế về dịch vụ

 Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ chịutrách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnhliên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phốihợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ

- Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan

 Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyênmôn riêng biệt

Trang 9

 Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy banđặc thù.

 Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy banđặc thù

 Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quanPhúc thẩm

3 Mục tiêu của WTO

Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mại được lưuchuyển tự do ở mức tối đa, chừng nào nó còn nằm trong giới hạn không gây ra các ảnhhưởng xấu không muốn có

Ngoài ra, WTO còn có những mục tiêu sau:

- Nâng cao mức sống của con người

- Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầuthực tế của người lao động

- Phát triển việc sử dụng hợp lý của người lao động

- Phát triển việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của thế giới

- Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới

4 Chức năng của WTO

WTO có các chức năng sau:

- Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO

- Diễn đàn đàm phán về thương mại

- Giải quyết các tranh chấp về thương mại

- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia

Trang 10

- Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển.

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác

5 Nguyên tắc hoạt động của WTO

- Không phân biệt đối xử:

 Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũngnhư những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộdành cho các đối tượng tương tự trong nước

 Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho mộtthành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO

- Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán

- Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mạiphải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định

- Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn chocác thành viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO

- Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên

II QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀO WTO CỦA VIỆT NAM

Đàm phán gia nhập WTO diễn ra trên 2 kênh: Kênh đa phương (đàm phán việc tuânthủ các hiệp định của WTO) và kênh song phương (đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa vàdịch vụ)

Đàm phán đa phương:

Việt Nam nộp đơn gia nhập và được công nhận là quan sát viên của Hiệp định chung

về Thuế quan và Thương mại (GATT-tiền thân của WTO) vào tháng 6 năm 1994 Ngày 4

Trang 11

nhập của Việt Nam Kể từ đó, Việt Nam đã chủ động tiến hành những bước đi cần thiết đểgia nhập tổ chức này.

Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (gọi tắt là Ban Công tác) đượcthành lập ngày 30 tháng 1 năm 1995 Đến tháng 6 năm 2004, Ban Công tác đã họp được 8Phiên Mục đích chủ yếu của các Phiên họp là minh bạch hoá chính sách kinh tế - thươngmại của Việt Nam và đàm phán để điều chỉnh hệ thống chính sách cho phù hợp với cácnguyên tắc của WTO Để phục vụ cho các cuộc đàm phán đa phương, ngày 26 tháng 8 năm

1996, Việt Nam nộp bản Bị vong lục về chế độ Ngoại thương Bản Bị vong lục được trìnhbày theo mẫu chung do Ban Thư ký WTO hướng dẫn

Sau 8 Phiên đàm phán đa phương, Việt Nam đã trả lời khoảng 2000 câu hỏi của cácthành viên Ban Công tác về chính sách kinh tế, thương mại của Việt Nam, đã cơ bản hoànthành giai đoạn minh bạch hóa chính sách Việt Nam đã đưa ra các chương trình hành độngthực hiện các hiệp định liên quan của WTO như Hiệp định về Xác định Trị giá Hải quan,Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ, Hiệpđịnh về Kiểm dịch động, thực vật và Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật đối với Thươngmại Việt Nam cũng đã đưa ra chương trình xây dựng pháp luật nhằm điều chỉnh chính sáchcho phù hợp với qui định của WTO Căn cứ vào các câu trả lời của Việt Nam cũng như cáctài liệu do ta cung cấp, Ban Thư ký WTO đã đưa ra tài liệu tổng hợp về hiện trạng chính sáchthương mại của Việt Nam (Factual Summary) Đến Phiên họp 7, Ban Thư ký đã chuyển tàiliệu này thành bản “Những nội dung cơ bản của Dự thảo Báo cáo gia nhập WTO của ViệtNam” Theo kết luận của Ông Chủ tịch Ban Công tác tại Phiên 8, từ Phiên 9 sẽ chuyển sangthảo luận Dự thảo báo cáo của Ban Công tác, tức là đi vào giai đoạn đàm phán cuối về cáccam kết đa phương của Việt Nam khi gia nhập WTO

Phiên họp thứ 9 diễn ra vào tháng 12/2004 là phiên đánh dấu một cột mốc quan trọngtrong tiến trình đàm phán gia nhập của Việt Nam bởi đây là lần đầu tiên Dự thảo Báo cáo củaBan Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam đã được đưa ra thảo luận, nghĩa là ViệtNam bắt đầu đi vào giai đoạn cuối về đàm phán các cam kết đa phương Hiện nay, Việt Nam

Trang 12

đang gấp rút chuẩn bị cho Phiên 10 sắp tới: Chuẩn bị các câu trả lời cho hơn 300 câu hỏi củacác thành viên WTO gửi từ sau Phiên 9 và đang trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Báo cáocủa Ban Công tác Bên cạnh đó, kể từ sau Phiên 9 đến nay, các cuộc đàm phán song phươngvới các đối tác cũng vẫn đang tiếp tục diễn ra trên tinh thần cố gắng thu hẹp khoảng cáchđàm phán tiến tới sớm kết thúc đàm phán song phương với các đối tác.

Đàm phán song phương:

Cho tới nay có 27 đối tác đặt yêu cầu đàm phán song phương với ta trong cả lĩnh vựchàng hóa và dịch vụ Trong số này, ta đã kết thúc được đàm phán với một số các đối tác làAchentina, Braxin, Cuba, Chilê, EU, Xingapo, Uruguay, Nhật Bản, Hàn Quốc

Hoa Kỳ, EU, Canađa và Nhật Bản là Nhóm "Bộ tứ" trong WTO, có ảnh hưởng mạnhtrong WTO và ảnh hưởng trực tiếp tới bất kỳ tiến trình gia nhập WTO nào Các đối tác nàykhông chỉ quan tâm đến lợi ích cụ thể của mình (vốn đã rất rộng) mà còn quan tâm đếnnhững vấn đề mang tính nguyên tắc trong đàm phán gia nhập

Đến nay, Việt Nam đã kết thúc đàm phán gia nhập WTO với 11 đối tác là EU và cácnước thành viên, Cuba, Áchentina, Braxin, Chilê, Xingapo, Uruguay, Hàn Quốc, Nhật Bản,Trung Quốc và Côlômbia

III NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO

1 Những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO

11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO Sự kiện này mở ra cơhội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi Việt Namđược tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu

1.1 Những cơ hội khi gia nhập WTO

Một là: khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ởtất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ,

Trang 13

Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quyđịnh của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Ba là: Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên kháctrong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lậpmột trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đấtnước, của doanh nghiệp

Bốn là: Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiếntrình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, cóhiệu quả hơn

Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm Đổi mới, việcgia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Namtriển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại

1.2 Những thách thức khi gia nhập WTO

Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớn đối với nềnkinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng

Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diệnrộng hơn, sâu hơn

Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều.Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn Ở mỗi quốc gia, sự "phânphối" lợi ích cũng không đồng đều Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn

bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy

cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn Điều đó đòi hỏi phải có chínhsách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương củaĐảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng

xã hội ngay trong từng bước phát triển"

Trang 14

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫnnhau giữa các nước sẽ tăng lên Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luậtchưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khănkhông nhỏ

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môitrường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền

Gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu vớithách thức không nhỏ Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường màtuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác độngcủa nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của Việt Nam Cơ hội và thách thức khôngphải "nhất thành bất biến" mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này cóthể là cơ hội cho ngành khác phát triển Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới đểvượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn Ngược lại, không tận dụng được

cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dàihạn rất khó khắc phục Ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tựcường của toàn dân tộc là quyết định nhất

Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnhtranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiềunước đã gia nhập WTO, cho Việt Nam niềm tin vững chắc rằng: Việt Nam hoàn toàn có thểtận dụng cơ hội, vượt qua thách thức Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâmvào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanhnghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và địnhhướng đã đề ra

2 Tác động về kinh tế vĩ mô khi gia nhập gia nhập WTO

Trang 15

Năm đầu tiên gia nhập WTO của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới cónhững biến động bất thường Cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng ở Mỹ dẫn đến nhữngxáo trộn trên thị trường tài chính quốc tế và có ảnh hưởng nhất định đến kinh tế Việt Nam.Ngoài ra cũng phải kể đến tác động của sự tăng giá dầu và các hàng hóa khác ở mức cao kỷlục Năm 2007 cũng chứng kiến các thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là hạn hán và bão lụt,cũng như các bệnh dịch khác như cúm gà và bệnh trên gia súc Tất cả các yếu tố trên đã tácđộng đến sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu Nói cách khác, những nhân tố khách quan nàycũng tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2007

Sự đan xen những tác động từ những chính sách khác và các yếu tố khách quan khiếnviệc tách bạch tác động chính xác những tác động gia nhập WTO đến kinh tế vĩ mô trở nên

vô vùng khó khăn Quan trọng hơn, có độ trễ nhất định từ việc thực hiện chính sách mới và

sự phản ứng của các khu vực kinh tế đối với những thay đổi đó, làm cho việc phân tích trởnên phức tạp hơn khi đo lường tác động kinh tế vĩ mô của việc gia nhập WTO Báo cáo cốgắng tách nguồn tác động đến các biến kinh tế vĩ mô gộp nhưng các yếu tố kể trên vẫn là mộtphần không thể tách rời khi thực hiện suy diễn chính sách

Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại hay gia nhập WTO đến kinh tế

vĩ mô cho đều đi đến nhận định chung là:

- Tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn do tiếp cận về công nghệ, hiệu ứng động về nănglực cạnh tranh, và tăng đầu tư Tuy nhiên, quá trình điều chỉnh có thể dẫn đến việc thuhẹp đối với một số ngành Chi phí điều chỉnh có thể trầm trọng hơn do chính sách tỷgiá cố định cũng như sự điều chỉnh chậm chạp của thị trường lao động và vốn

- Biến động kinh tế vĩ mô thấp hơn khi có ưu đãi về tiếp cận thị trường đối với khu vựcsản xuất hàng phi nông nghiệp như trường hợp của Việt Nam

- Đầu tư tăng thêm do môi trường chính sách ổn định hơn và thực thi các quy tắcthương mại quốc tế và tự do hóa các dịch vụ tài chính

Trang 16

- Rủi ro cao hơn đối với các cú sốc từ bên ngoài, có thể tác động đến các biến vĩ môgộp khác, bao gồm thâm hụt ngân sách.

- Tác động không rõ ràng đến thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách thấp thườnggắn với cải cách kinh tế trong nước mạnh mẽ; trong khi thâm hụt ngân sách cao sẽdẫn đến nền kinh tế dễ bị tổn thương và cải cách kinh tế ở mức thấp hơn

- Cán cân thương mại dự kiến sẽ xấu hơn trong ngắn hạn nhưng sẽ trở nên cân bằngtrong dài hạn

- Tăng tiếp cận đến nguồn vốn từ bên ngoài và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luồngvốn đầu tư gián tiếp cũng được đổ vào thị trường tài chính trong nước

Khó khăn hơn trong quản lý chính sách tiền tệ khi đối mặt với dòng vốn chuyển vàonhiều, với chính sách tỷ giá và hệ thống tài chính phát triển; Năm đầu tiên gia nhập WTOcủa Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, ở mức 8,5% mà nền tảng là sựtăng trưởng của đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng Một số yếu tố đóng góp vào sự tăng trưởngnói trên có thể do gia nhập WTO mặc dù giá cả trên thị trường thế giới ở mức cao và xuhướng tăng vốn đầu tư trực tiếp từ khi thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳcũng là các yếu tố quan trọng Đồng thời, giá tiêu dùng dường như đã vượt ra khỏi tầm kiểmsóat và tăng ở mức hai chữ số, tín dụng tăng ở mức báo động và cán cân thương mại bị suygiảm nghiêm trọng Tuy nhiên, trái ngược với các dự báo, giảm thuế khi gia nhập WTOkhông làm giảm nguồn thu từ thuế Thay vào đó, thu ngân sách thực tế đã tăng trong năm

2007 với mức đóng góp nhiều hơn của nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đến tổng thu ngânsách Điều này một phần là do giảm thuế của Việt Nam theo cam kết WTO là tương đối nhỏ

và được thực hiện dần dần, do đó chỉ tác động đến một số ít ngành Quan trọng hơn, tăngnhập khẩu đã dẫn đến mức thuế được áp dụng cho diện thu thuế lớn hơn Chính phủ cũngthực hiện các cải cách mạnh mẽ về thủ tục hải quan và chính sách thuế trong năm trước vàtiếp tục được phát huy trong năm đầu gia nhập đã nâng được tỷ lệ thu thuế

Trang 17

Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào xu thế biến động trên thị trườngthế giới khi gia nhập WTO với việc tăng rủi ro đối với hàng nhập khẩu và cũng như tăng rủi

ro đối với thị trường xuất khẩu Ngoài ra, các dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng ngày càng tăng

để tài trợ cho thâm hụt thương mại, có thể dẫn đến sự đảo chiều vốn nhanh khi có sự thay đổi

về kỳ vọng của nhà đầu tư Dòng vốn vào nhiều cũng làm suy yếu hiệu quả của chính sáchtiền tệ và đặt ra vấn đề về các công cụ mới cần thiết để quản lý lạm phát Gia nhập WTO, cácsáng kiến hội nhập khu vực và mối quan hệ tăng lên về thương mại và đầu tư khiến ViệtNam chịu nhiều tác động từ thị trường quốc tế và cần có những công cụ mới trong tác độngđến các biến số kinh tế

Các bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm của Việt Nam sau một năm gia nhập WTO.Giảm sự thiên lệch về chính sách thuế đối với các sản phẩm phi nông nghiệp được kỳ vọnglàm tăng ổn định kinh tế vĩ mô Những biến động gần đây về giá cả nông nghiệp và nănglượng cho thấy tầm quan trọng của việc giảm sự phụ thuộc vào giá năng lượng và hàng hóatrên thị trường thế giới.Giảm sự phụ thuộc, cũng như giảm tỷ lệ bảo hộ thực tế, không nhữngđem lại lợi ích đối với môi trường kinh tế mô mà còn tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ vàbền vững hơn.Trợ cấp đối với khu vực nông nghiệp cần tiếp tục được duy trì, không nhữngnhằm mục tiêu phát triển vì người nghèo mà còn nhằm giảm sức ép lạm phát từ việc tăng giáđầu vào đối với khu vực nông nghiệp và tăng giá lương thực trên thị trường thế giới

Gần đây, nguồn vốn ngắn hạn và mang tính đầu cơ có khả năng gây mất ổn định cáncân thanh toán và kinh tế vĩ mô Các cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ những rủi rođang tăng lên đối với dòng vốn ngắn hạn mà yêu cầu trước mắt là cải thiện khả năng thu thậpthông tin về dòng vốn đầu tư gián tiếp để đảm bảo khả năng giám sát có thể được tiến hành

Chính sách tiền tệ chịu tác động mạnh mẽ bởi luồng vốn đổ vào nhiều và việc dỡ bỏcác kiểm sóat vốn (và nhập khẩu) mà cơ quan quản lý của Việt Nam đã thực hiện trong quákhứ Các sức ép từ việc gia nhập IMF đã hạn chế cách thức mà Ngân hàng Nhà nước có thểcan thiệp vào thị trường tiền tệ Các cơ quan quản lý tiền tệ cần tìm ra các cách thức mới đểkiểm sóat lạm phát và sử dụng các công cụ trung hòa hóa khác với các công cụ mà họ đã sử

Trang 18

dụng trong quá khứ Hơn nữa, sự tăng nhanh của mức độ thanh khỏan trong nước do dòngvốn vào khiến cho chính sách cố định tỷ giá, chính sách tiền tệ độc lập và tài khoản vốn mởngày càng mất tính bền vững Hơn nữa, cơ chế tỷ giá cố định sẽ kéo dài quá trình điều chỉnhnền kinh tế tới điểm cân bằng mới khi thực hiện các cam kết gia nhập Như vậy, các cơ quanquản lý cần tiến hành điều chỉnh chính sách tỷ giá hiện tại, chính sách đang làm trầm trọngthêm các tổn thất mà nền kinh tế đang phải gánh chịu trong giai đoạn điều chỉnh

3. Tác động đến hoạt động ngoại thương

Không thể tách riêng tác động đến hoạt động ngoại thương do cải cách theo yêu cầucủa WTO mà Việt Nam đã thực hiện đơn phương hoặc trong khuôn khổ các hiệp địnhthương mại khu vực (Hiệp định thương mại tự do ASEAN, Hiệp định thương mại songphương Việt Nam - Hoa Kỳ) từ lâu trước ngày chính thức gia nhập WTO Do đó, kết quả củahoạt động ngoại thương chỉ là một phần do tác động của cải cách theo cam kết với WTO

Cải cách thương mại đóng góp tích cực vào mở cửa của nền kinh tế, làm cho kinh tếViệt Nam nhạy cảm hơn với các cú sốc của kinh tế thế giới như việc gia tăng bất thường gầnđây trong giá nguyên liệu thô và giá hàng hóa trên thị trường quốc tế Thâm hụt thương mạicủa Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong năm 2007, chủ yếu do nhập khẩu thép, phôi thép,xăng dầu, máy móc, hàng điện tử và linh kiện điện tử Việt Nam dựa nhiều vào nhập khẩucác nguyên liệu thô và máy móc thiết bị, đặc điểm cho thấy mức độ phát triển công nghiệp

và khả năng cạnh tranh thấp đối với hàng các sản phẩm công nghiệp nặng

Các sản phẩm xuất khẩu có sự dịch chuyển từ các sản phẩm sơ chế, ban đầu là các sảnphẩm sử dụng nhiều lao động giản đơn sang các sản phẩm sử dụng nhiều kỹ năng và côngnghệ Cùng với những thay đổi đó, có sự gia tăng về thương mại nội ngành.Thương mại nộingành đặc biệt cao đối với các sản phẩm chế tạo phức tạp (hóa chất, máy móc, thiết bị vậntải, thiết bị điện và điện tử) Ngoại thương của Việt Nam tăng trưởng ở mức độ cao mặc dùvẫn chiếm tỷ trọng nhỏ của thương mại trong vùng

Trang 19

Về xu hướng nhập khẩu, từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, tỷ trọng nhập khẩu hànghóa vào Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc đã gia tăng đột biến.Trung Quốc đã trởthành nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu của Việt Nam từ năm 2003 Trong các nước ASEAN,chỉ có Thái Lan liên tục tăng tỷ trọng xuất khẩu vào Việt Nam từ 2001 - 2006 và là nhà xuấtkhẩu lớn thứ sáu vào Việt Nam

Sự tái phân bố các nguồn cung cấp cho thấy sự tái cơ cấu sản xuất ở khu vực Châu Ákhi xuất hiện mô hình thương mại hình tam giác Trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc từngđược xem như cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp ở các nước phát triểnChâu Á Các nước này thay vì xuất khẩu đến Hoa Kỳ và Châu Âu đã xuất khẩu hàng hóatrung gian đến các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc Xu hướng này cùng với chi phí lao độngđang tăng lên ở Trung Quốc, sự lo ngại bởi các tranh chấp và các biện pháp tự vệ được Châu

Âu và Hoa Kỳ áp dụng, có thể được các doanh nghiệp áp dụng đối với Việt Nam như là một

bộ phận của chiến lược “Trung Quốc cộng một”, trong đó các doanh nghiệp nước ngoài đầu

tư vào Trung Quốc và và một quốc gia Đông Nam Á khác Ngoài ra, chi phí ngày càng giatăng ở Trung Quốc và mong muốn của các công ty đa quốc gia muốn đa dạng hóa rủi rođang mở ra cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam, nơi mặc dù mức lương đang tăng lênsong chi phí về lao động vẫn thấp hơn khoảng 30% so với chi phí tại các vùng duyên hải củaTrung Quốc

Đối với xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể từ hiệp định thươngmại song phương với Hòa Kỳ Trên thực tế, năm 2002, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớnnhất, tiếp theo đó là Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc và Đức trong khi các nước Đông Nam Á

là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba Năm 2007, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu củaViệt Nam, tiếp theo đó là Liên minh Châu Âu, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc Từkhi bắt đầu quá trình Đổi Mới và thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đaphương, Việt Nam đã đa dạng hóa mạnh mẽ các thị trường xuất khẩu Có thể nói Việt Namđang chuyên môn hóa vào “các thị trường đang đi xuống” - khi mà xuất khẩu của Việt Namvượt quá tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các thị trường này, trong đó đáng chú ý là thị

Trang 20

trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh và Italia.Trong khi đó, Việt Nam đang giảm thị phầnđối với các thị trường đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Singapore hay Hà Lan vàHàn Quốc, nơi mà tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn khả năng nhập khẩucủa các quốc gia này

4. Tác động đối với công nghiệp

Từ khi tiến hành đổi mới thương mại, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự dịchchuyển đáng kể từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp và xâydựng, trong đó có công nghiệp chế biến Trong quá trình công nghiệp hóa, cũng có sựchuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến, từ những lĩnh vực sửdụng nhiều lao động giản đơn sang những lĩnh vực phức tạp và có giá trị gia tăng cao hơn

Cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp và sản phẩm, số lượng nhân côngtrong các doanh nghiệp sản xuất cũng tăng lên nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực may mặc,thuộc và chế biến da, sản xuất đồ dùng gia đình - những lĩnh vực thu hút số lượng nhân côngcao nhất Cùng với sự tăng trong số lượng cơ sở sản xuất và nhân công, có sự tăng đáng kể

về số lượng vốn sản xuất, tạo ra công suất hoạt động lớn của các nhà máy

Về số lượng các cơ sở công nghiệp, các DNNN đang giảm tương đối trong khi các cơ

sở sản xuất ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không kể quy mô và cácdoanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa và lớn đang tăng nhanh về số lượng

Đặc điểm nổi bật về cơ cấu sản xuất hiện nay của Việt Nam là tính nhị nguyên, giữamột khu vực xuất khẩu mạnh với một khu vực nội địa yếu và được bảo hộ (cạnh tranh nhậpkhẩu) Ngoài ra, có sự liên kết yếu giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trongnước, giữa các ngành sản xuất sản phẩm đầu vào và đầu ra Trong nhiều ngành, như ngànhdệt may, da giày, điện tử, sản xuất ô tô, xe máy, hầu hết nguyên liệu và đầu vào trung gianphải nhập khẩu Nhiều nghiên cứu và khảo sát chỉ ra một kết quả chung là các ngành phụ trợcủa Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu Nhiều ngành phụ trợ phục vụ các ngành công nghiệp

Trang 21

chỉ có những ngành phụ trợ công nghệ thấp và trung bình, như sản xuất sản phẩm kim loại,hộp carton v.v Sự liên kết yếu giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trongnước cũng đã hạn chế sự phát triển lan tỏa của FDI Các hoạt động sử dụng hàm lượng trithức cao như nghiên cứu và phát triển (R&D) thực hiện bởi các doanh nghiệp FDI tại ViệtNam rất hạn chế Hầu hết các công nhân Việt Nam được tuyển dụng để làm các công việclắp ráp giản đơn Mặc dù FDI ngày càng đóng góp nhiều hơn trong xuất khẩu, các dự án FDIđịnh hướng xuất khẩu trong những năm gần đây nhìn chung có tác động trở lại hạn chế đốivới các doanh nghiệp trong nước và ảnh hưởng lan tỏa hạn chế tới nền kinh tế trong nước

IV.PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP KHI THAM GIA WTO

Khi gia nhập WTO, ngành trồng trọt Việt Nam có nhiều cơ hội lớn để phát triển, docác loại thuế phải được cắt giảm theo đúng lộ trình: khi thuế nhập khẩu vật tư nông nghiệpđược cắt giảm dần thì người nông dân có cơ hội được mua vật tư nông nghiệp như phân bón,thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, máy móc nông nghiệp,…với giá rẻ hơn trước đây.Không những giá vật tư nông nghiệp nước ngoài nhập vào giảm mà các nhà cung cấp dịch

vụ trong nước cũng phải điều chỉnh giá để cạnh tranh

Trang 22

Trong số đó, giống cây trồng được cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống còn rấtthấp, thậm chí tới mức 0% Đây là thuận lợi rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp vì khi đóngười nông dân có cơ hội sử dụng những loại cây trồng có ưu thế hơn hẳn về cả năng suất,chất lượng và hiệu quả kinh tế Những giống cây này còn giúp người sản xuất có khả năngtiêu thụ nông sản của mình một cách dễ dàng hơn nhờ đáp ứng những yêu cầu mà kháchhang ở các nước mong đợi.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành trồng trọt đã có những dấu hiệu tích cực nhưsau:

- Tình trạng sản xuất khép kín theo kiểu tự cung, tự cấp ở nhiều địa phương được thaythế bởi một nền kinh tế thị trường đang phát triển;

- Tình trạng độc canh cây lúa trong trồng trọt không còn nữa, thay vào đó là sự thâmcanh, xen canh rất rõ rệt trên mọi vùng miền kinh tế;

- Từ chỗ chỉ đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước tớichỗ hướng mạnh ra xuất khẩu Từ chỗ xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô hoặc sơ chế sangcác sản phẩm được chế biến, thậm chí chế biến thành các mặt hang cao cấp

- Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói chung và trongtrồng trọt nói riêng ngày càng được đẩy mạnh nhằm tạo ra nhiều giống mới năng suấtcao, chất lượng tốt, chịu sâu bệnh tốt, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh;

- Do những quy định chặt chẽ về chất lượng sản phẩm nên ngành nông nghiệp ViệtNam cũng ngày càng quan tâm đến yếu tố chất lượng và vấn đề vệ sinh an toàn thựcphẩm, hướng tới một ngành nông nghiệp sạch, lâu dài và bền vững;

- Những cây trồng được xem là thế mạnh của Việt Nam bao gồm: cây lúa, rau màu, càphê, cao su, hồ tiêu…chiếm phần lớn trong danh mục hàng xuất khẩu của nước ta Giátrị kinh tế cao nhất là cà phê, cao su, gạo, không chỉ dừng lại ở việc tăng khối lượng

Trang 23

- Nhiều loại nông sản có cơ hội tiếp cận với thị trường của nhiều quốc gia thành viên.Đặc biệt là gạo, khi vào thị trường các nước thành viên được hưởng ưu đãi về hàngrào thuế quan, không bị phân biệt đối xử như trước đây Bên cạnh đó, việc gia nhậpWTO cho phép các nhà sản xuất tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi của các tổchức tín dụng quốc tế.

1.1.2 Tác động đến ngành chăn nuôi:

Với những chính sách thương mại rộng mở, ngành chăn nuôi có cơ hội tiếp cận vớicông nghệ hiện đại Vì vậy năng suất, sản lượng của ngành không ngừng tăng lên, ngườichăn nuôi thay đổi những thói quen, tập quán chăn nuôi truyền thống trước đó, không chỉquan tâm đến năng suất, sản lượng mà còn phải quan tâm đến chất lượng

Cũng giống như ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng ngày càng thể hiện rõ tính tậptrung sản xuất Từ chỗ chủ yếu là những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng sức lao động thủcông là chủ yếu sang mô hình các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn Nhờ chăn nuôi tậptrung nhiều hộ gia đình đã có điều kiện liên kết với các viện nghiên cứu để có được nhữnggiống vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao và kháng bệnhtốt Điều này giúp thuận lợi trong việc chăm sóc theo đúng qui trình kỹ thuật

Thế mạnh của ngành chăn nuôi nước ta chủ yếu tập trung vào nuôi trồng thủy sản,tôm và cá được coi là có lợi thế hơn cả do Việt Nam có nhiều sông hồ, kênh rạch, diện tích

bờ biển dài nên rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

Việc thực hiện nghiêm túc những cam kết của WTO về lộ trình cắt giảm thuế đã làmcho rất nhiều đơn vị chăn nuôi thay đổi tư duy và tập quán nuôi trồng

1.1.3 Tác động đến ngành công nghiệp chế biến nông sản:

Hàng nông sản có đặc điểm là được tạo ra từ tự nhiên và tươi sống Chính vì vậy đãlàm cho nông sản khó bảo quản và công nghiệp chế biến đã khắc phục được nhược điểm nàybằng cách biến nông sản thuần túy thành các loại sản phẩm khác nhau Khi Việt Nam trởthành thành viên của WTO thì ngành công nghiệp này đã nhanh chóng phát triển và đáp ứng

Trang 24

nhu cầu không nhỏ của thị trường nông sản, sự chuyển biến này nhằm đáp ứng các yêu cầu

do hội nhập WTO đặt ra Và cũng chính xu thế hội nhập đã tạo ra những điều kiện thuận lợi

về khoa học công nghệ, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ…để ngành công nghiệp chế biếnnông sản phát triển

Về quy mô, công nghiệp chế biến từ chỗ chủ yếu là các cơ sở chế biến vừa và nhỏ,nay đã có rất nhiều doanh nghiệp mới được hình thành, trong đó có những doanh nghiệp liêndoanh với nước ngoài, có trụ sở hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài Quy mô mở rộng vàđược đặt không chỉ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp mà còn ở vùng nông thôn, nơitập trung chủ yếu các hoạt động sản xuất nông nghiệp Điều này đã góp phần quan trọng vàoviệc giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động và cũng làm thay đổi bộ mặtnông thôn Việt Nam

Một biến đổi hết sức rõ nét trong lĩnh vực này chính là việc hình thành và phát triểncủa các khu công nghiệp chế xuất Nhờ đó mà việc chế biến nông sản mang tính tập trung vàhiệu quả hơn

1.1.4 Tác động đến các ngành sản xuất có liên quan đến nông nghiệp:

Tuy không được coi là lĩnh vực sản xuất nông sản trực tiếp nhưng những ngành nàylại ảnh hưởng rất lớn đến ngành nông nghiệp Sự phát triển hay không phát triển của nhữngngành này tạo ra tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp Trong xu thế chung, nhữngngành này cũng chịu tác động rất lớn của việc gia nhập WTO, cụ thể như sau:

Ngành công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm,…(hay còn gọi là vật tư nông nghiệp) Đây là một trong những ngành công nghiệp ra đời rấtsớm ở nước ta Tuy nhiên trong suốt nhiều thập niên, ngành này vẫn chưa thực sự được khaithác hết tiềm năng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước cả

về số lượng và chất lượng sản phẩm Sau khi gia nhập WTO, lĩnh vực sản xuất và cung ứngmặt hàng này cũng đã có rất nhiều thay đổi Các nhà sản xuất quan tâm hơn đến việc nghiên

Trang 25

đây ngành này nặng về sử dụng các chất hoá học trong đó có cả những chất hoá học độc hại.Ngày nay, người ta quan tâm nhiều hơn đến yếu tố an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường,

vì vậy mà các sản phẩm được tạo ra có nguồn gốc từ các chất hữu cơ ngày càng trở nên phổbiến hơn Ngoài ra việc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện để ngành này tiếp cận nhiều hơnvới các thành tựu mà các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng trong nôngnghiệp nhiều năm nay

Mối quan hệ ngày càng phát triển giữa nông nghiệp và các ngành công nghiệp sảnxuất vật tư phục vụ nông nghiệp Nông nghiệp phát triển theo xu hướng hội nhập đòi hỏi cácngành sản xuất vật tư nông nghiệp cũng phải đáp ứng nhu cầu đó Ngược lại, các ngành sảnxuất vật tư nông nghiệp có phát triển và hội nhập thì mới có khả năng phục vụ tốt hơn chonông nghiệp và tạo ra sự phát triển cao hơn cho ngành này

1.2 Trong lĩnh vực lưu thông nông sản

1.2.1 Tác động đến thị trường tiêu thụ nông sản:

Nếu như lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chịu nhiều những tác động gián tiếp từ việcgia nhập WTO thì lĩnh vực lưu thông phần lớn lại chịu ảnh hưởng trực tiếp Chính vì vậy thịtrường tiêu thụ nông sản không những có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nôngnghiệp hiện nay mà còn là lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất từ chính những điều khoản camkết với WTO Thị trường không chỉ là đầu ra của một quá trình sản xuất, đóng vai trò là nơidiễn ra các hoạt động mua và bán, nó còn có khả năng thực hiện nhiều chức năng khác nữanhư: chức năng thông tin, chức năng điều chỉnh, chức năng dự báo… Gia nhập WTO đã tácđộng rất lớn đến thị trường tiêu thụ nông sản Biểu hiện ở những khía cạnh sau:

- Đối với thị trường lúa gạo: gia nhập WTO, gạo Việt Nam dễ dàng xâm nhập vào thịtrường nhiều quốc gia trên thế giới với mức thuế suất ưu đãi dành cho các nước thànhviên Mặc dù cạnh tranh hết sức khốc liệt nhưng gạo Việt Nam về cơ bản vẫn giữđược quyền kiểm soát ở thị trường trong nước và gạo Việt Nam có mặt ở nhiều quốcgia trên thế giới

Trang 26

- Cà phê: bên cạnh nguyên nhân công nghệ chế biến cà phê nước ta chưa đáp ứng đượcnhu cầu thị trường quốc tế, còn một nguyên nhân hết sức quan trọng khác đó là thịtrường tiêu thụ cà phê của ta còn rất yếu kém Khả năng tiếp cận và xâm nhập thịtrường thế giới, nhất là thị trường khắt khe như Tây Âu và Mỹ còn nhiều hạn chế.Trong rất nhiều mặt hàng nông sản, cà phê là một trong số ít mặt hàng nước ta có ưuthế trong cạnh tranh Gia nhập WTO không chỉ là thử thách mà còn là một cơ hội lớncho ngành cà phê Với những chuyển biến trong thị trường tiêu thụ mặt hàng nàychúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng vào sự phát triển của nó trong tương lai

- Đối với thị trường rau quả và các thực phẩm thông dụng khác: khi gia nhập WTO mộtmặt rau quả và các loại thực phẩm này phải cạnh tranh khốc liệt với thị trường trongnước Mặt khác khi tiếp cận với thị trường quốc tế sẽ phải cạnh tranh với hàng củanước sở tại Chính vì vậy mà thị trường nhóm hàng hoá này đã có những chuyển biếntheo hướng tích cực Mặt hàng này được tiêu thụ theo hai kênh là bán buôn và bán lẻ.Trong đó Việt Nam đặc biệt rất có ưu thế trong kênh bán lẻ Hệ thống bán lẻ ngoàicác siêu thị ra còn có các chợ, cả chợ đầu mối và hệ thống các chợ phân phối nhỏ,càng ngày thị trường các loại rau quả và thực phẩm thiết yếu càng trở nên tập trung vàchú trọng vào chất lượng dịch vụ hơn

- Việc gia nhập WTO tiếp tục tạo đà cho việc mở rộng thị trường nông sản quốc tế củaViệt Nam Thị trường truyền thống được thay thế và mở rộng Mặt hàng truyền thốngcũng được thay bằng rất nhiều mặt hàng với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã

- Khi mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường nông sản thế giới, tiếp cận với thịtrường của nhiều quốc gia phát triển nên buộc những người nông dân phải quan tâmhơn đến đối tượng khách hàng của mình Sự bỡ ngỡ ban đầu dần được làm quen,người nông dân tiếp cận dần với một nền kinh tế thị trường lớn, hiện đại Từ khâu sảnxuất đến các khâu khác của nông nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn ở khâu tổ chức

Ngày đăng: 14/03/2017, 11:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w