1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

TOÀN cầu hóa KINH tế, cơ hội và THÁCH THỨC của VIỆT NAM TRONG hội NHẬP KINH tế QUỐC tế

21 575 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 185,56 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁO CÁO NGHIÊN CỨU: Đề tài: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Giảng viên hướng dẫn: GS, TS... Sự gia tăng mạnh mẽ của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU:

Đề tài:

TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT

NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: GS, TS Hoàng Thị Chỉnh

Học viên thực hiện: Lê Công Điền

tháng 6/2016

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

6 UNDP Chương trình phát triển liên hiệp Quốc

7 UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Ọuốc về hợp tác và phát triền

10 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 1

Đối tượng nghiên cứu: 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

5 Cấu trúc đề tài 2

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 3

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HÓA 3

1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa 3

1.1.2 Bản chất của toàn cầu hóa 3

1.1.3 Ý nghĩa của toàn cầu hóa 3

1.2 CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 4

1.2.1 Tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế 4

1.2.2 Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế 4

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa kinh tế bộc lộ những mặt tiêu cực: 4

Chương 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5

2.1 VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 5

2.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5

2.2.1 Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 5

2.2.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam 5

2.2.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức 6

2.2.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì hòa bình ổn định, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế 6

2.2.1.4 Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến 7

Trang 4

2.2.1.5 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 7

2.2.1.6 Hội nhập kinh tế thế giới tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Khoa học và Công nghệ trong thời gian tới 7

2.2.2 Thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 7

2.2.2.1 Môi trường kinh doanh đầu tư ở Việt Nam mặc dù đang được cải tiến song nhìn chung chưa thuận lợi, còn nhiều khó khăn 8

2.2.2.2 Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào nhưng tay nghề kém, lợi thế về lao động rẻ có xu hướng mất dần 8

2.2.2.3 Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng nước ngoài 8

2.2.2.4 Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ 9

2.2.2.5 Chảy máu chất xám 9

2.2.2.6 Môi trường ngày càng bị ô nhiễm 10

2.2.2.7 Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu về gìn giữ độc lập – an ninh – chủ quyền và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc 10

Chương 3: GIẢI PHÁP HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 12

3.1 GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA RÚT NGẮN Ở VIỆT NAM 12

3.1.1 Tư duy mới cho việc tiếp tục triển khai chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn của Việt Nam 12

3.1.2 Thực hiện sự đột phá trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế 12

3.1.3 Đột phá mạnh hơn trong đổi mới thể chế kinh tế thị trường 13

3.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 13

PHẦN KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong lịch sử từ xa xưa đến nay, không một cộng đồng, một quốc gia hay một dântộc nào có thể phát triển bình thường mà không quan hệ không trao đổi giao lưu trên cáclĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng với các cộng đồng dân tộc và các quốcgia khác Do đó quan hệ quốc tế xuất hiện với tư cách là quan hệ lâu đời và phổ biến Nóvừa là điều kiện, vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình phát triển xã hội Toàn cầuhóa đã trở thành một xu thế khách quan Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầuhóa nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa họccông nghệ, sự chấm dứt chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới - hòa bìnhhợp tác và phát triển Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế kéo theo nó là những

cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình đó

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Việc đẩy mạnh tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới làmột nội dung, một khía cạnh quan trọng hiện nay Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu

về toàn cầu hóa kinh tế là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa

thực tiễn Chính vì vậy mà em chọn đề tài “Toàn cầu hóa kinh tế, cơ hội và thách thức

của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài viết tiểu luận

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu toàn cầu hóa kinh tế, cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội

nhập kinh tế quốc tế nhằm mục đích tìm hiểu các tác động của toàn cầu hóa kinh tế đốivới Việt Nam và đẩy mạnh việc hội nhập sâu và rộng của Việt Nam

3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Tiểu luận tập trung vào nghiên cứu toàn cầu hóa kinh tế, cơ hội và thách thức của

Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: nghiên cứu toàn cầu hóa kinh tế, cơ hội và thách thức của Việt Nam

trong hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 6

- Thời gian: Từ thế kỷ XX đến nay.

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích,phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh theo thờigian

5 Cấu trúc đề tài

Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệutham khảo, mục lục, khóa luận được trình bày trong 2 chương:

Chương 1: Toàn cầu hóa kinh tế

Chương 2: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 3: Giải pháp hội nhập kinh tế toàn cầu ở Việt Nam

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HÓA

1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nềnkinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các

tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trongphạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nóichung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế,người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thươngmại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa

1.1.2 Bản chất của toàn cầu hóa.

Với tính cách là một xu thế lịch sử, toàn cầu hóa được quyết định bởi sự phát triểnmạnh mẽ, mang tính bước ngoặt của lực lượng sản xuất trong thời đại cách mạng khoahọc công nghệ

Toàn cầu hóa vừa mang bản chất khách quan, vừa chứa đựng tính chất tự do tưbản; vừa tích cực vừa tiêu cực; vừa đem lại thời cơ, thuận lợi và nguy cơ, thách thức đốivới các quốc gia dân tộc, nhất là các nước kém phát triển và đang phát triển

Toàn cầu hóa là một quá trình vừa hợp tác rộng mở, vừa đấu tranh gay gắt, phứctạp giữa các quốc gia, tập đoàn, cộng đồng, cá nhân với nhau

Để bảo vệ lợi ích quốc gia trong quá trình tham gia toàn cầu hóa, các nước trên thếgiới đã và đang triển khai mạnh mẽ quá trình khu vực hóa

1.1.3 Ý nghĩa của toàn cầu hóa.

Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu - dưới tác động của những tiến bộ tronglĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũihơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi và sự hiểu biết lẫn nhau cũng nhưtình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu

Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận, việc sử dụngcác phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêuchuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng pháttriển chưa đồng đều lẫn nhau

Trang 8

Toàn cầu hóa thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới, tăng trưởng đầu tưtrực tiếp nước ngoài và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sự gia tăng lưu thôngquốc tế về vốn.

1.2 CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

1.2.1 Tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế

Trước hết thông qua tự do hóa thương mại sự thu hút đầu tư và chuyển giao côngnghệ, nó tạo cơ hội cho sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung và từng quốc gia nóiriêng

Thứ hai, thúc đẩy quá trình cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, buộc các nền kinh tếphải chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp, mở rộng nền kinh tế thị trường, cải tiến kỹthuật, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh

Thứ ba, tạo ra môi trường thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, tri thức mới, giaolưu văn hóa thế giới

Thứ tư, làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển, tính xã hội hóacủa lực lượng sản xuất, đưa nền kinh tế toàn cầu hóa phát triển ngày càng cao hơn

1.2.2 Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa kinh tế bộc lộ những mặt tiêu cực:Thứ nhất, khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng, dẫn đếntình trạng chủ quyền quốc gia từng bước bị suy giảm không chỉ lĩnh vực kinh tế mà còn

cả lĩnh vực chính trị, văn hóa, đặc biệt là đối với những nước chậm hoặc đang phát triển

Thứ hai, tạo ra sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc hơn, khoảng cách giàu nghèongày một tăng các tệ nạn xã hội, tội phạm và buôn lậu quốc tế gia tăng

Thứ ba, sự phân phối không đều lợi ích thu được từ quá trình toàn cầu hóa kinh tếtất yếu dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các quốc gia Mâu thuẫn này thể hiện rõ qua nhữngcuộc biểu tình rầm rộ, thậm chí dẫn đến bạo loạn đẫm máu trên đường phố ở một số nướcnhằm phản đối sự bất bình đẳng trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế

Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình phức tạp Hiện nay toàn cầu hóa đãdiễn ra trên những chiều hướng trái ngược nhau, xu hướng tự do hóa kinh tế đồng hànhvới xu hướng bảo hộ mậu dịch

Đúng như văn kiện Đại hội IX của Đảng ta khẳng định: “toàn cầu hóa là xu thếkhách quan lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia xu thế này đang bị một số nước

Trang 9

phát triển và tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối chứa đựng nhiều mâu thuẫnvừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”.

Chương 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1 VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là một trong những vấn

đề thời sự đối với hầu hết các nước Xu hướng toàn cầu hóa được thể hiện rõ ở sự pháttriển vượt bậc của nền kinh tế thế giới về thương mại và về tài chính

Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hóa các nước giàu luôn có những lợi thế về lựclượng vật chất và kinh nghiệm quản lý Còn các nước nghèo có nền kinh tế yếu kém dễ bịthua thiệt, thường phải trả giá đắt trong quá trình hội nhập

Là một nước nghèo trên thế giới, sau mấy chục năm bị chiến tranh tàn phá, ViệtNam bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thịtrường, từ một nền kinh tế tự túc nghèo nàn bắt đầu mở cửa tiếp xúc với nền kinh tế thịtrường rộng lớn đầy rẫy những sức ép, khó khăn

Đứng trước xu thế phát triển tất yếu, nhận thức được những cơ hội và thách thức

mà hội nhập đem lại, Việt Nam là một bộ phận của cộng đồng quốc tế không thể khước

từ hội nhập Chỉ có hội nhập mới giúp Việt Nam khai thác hết những nội lực sẵn có củamình để tạo ra những thuận lợi phát triển kinh tế

Chính vì vậy mà đại hội Đảng VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1991 đã đề

ra đường lối chiến lược: “Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, mởrộng quan hệ kinh tế đối ngoại” Đến đại hội đảng VIII, nghị quyết TW4 đã đề ra nhiệmvụ: “giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựngmột nền kinh tế mới, hội nhập với khu vực và thế giới”

Trang 10

2.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ

2.2.1 Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Nội dung của hội nhập là mở cửa thị trường cho nhau, vì vậy, khi Việt Nam gianhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng Cùng với việc đượchưởng ưu đãi về thuế quan, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đãtạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới

Bên cạnh đó, cơ cấu đối tác xuất khẩu của Việt Nam có sự điều chỉnh lớn:

Thứ nhất: là việc tiếp cận sâu hơn đối với các thị trường mới ở khu vực châu Phi Thứ hai: là cân bằng hơn đối với các đối tác thương mại chính

2.2.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thịtrường nước ta được mở rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Họ sẽ mang vốn vàcông nghệ vào nước ta, sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta làm ra sảnphẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mởrộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây cũng là cơ hội đểdoanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hơn

Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Tính đến cuối năm 2010, các nhà tài trợ đãcam kết cung cấp ODA cho Việt Nam trên 64 tỷ USD Những năm gần đây, lượng vốnODA cam kết năm sau đều cao hơn năm trước, lên tới khoảng 8 tỷ USD mỗi năm, thểhiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào khả năng phát triển (và trả nợ) của Việt Nam

Trang 11

2.2.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì hòa bình ổn định, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Trước đổi mới, Việt Nam chỉ có quan hệ ngoại giao chủ yếu với Liên Xô và cácnước Đông Âu Hiện nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia trên thế giới, làthành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế trong tất cả các lĩnh vực.Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ngày càng tích cực vào các công việccủa ASEAN, ASEM, APEC, WTO, đảm đương thành công vai trò Ủy viên không thườngtrực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và Chủ tịch ASEAN năm

2010 Trong năm 2010, Việt Nam đã chính thức tham gia quá trình đàm phán về Đối tácxuyên Thái Bình Dương (TPP); ký tắt Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) với Liênminh Châu Âu và chuẩn bị khởi động đàm phán về Khu vực mậu dịch tự do với Liênminh Châu Âu

Những thành tựu đó đã góp phần tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn địnhthuận lợi cho phát triển, đồng thời đóng góp trực tiếp vào quá trình nâng cao sức mạnhtổng hợp của đất nước Hội nhập đã tranh thủ nguồn lực bên ngoài rất quan trọng chocông cuộc xây đựng đất nước Đồng thời, việc chúng ta tham gia tích cực vào việc giảiquyết các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế, đóng góp vào quá trình xây dựng luật lệ

và các chuẩn mực quốc tế đã và đang góp phần bảo đảm hòa bình và an ninh cho chínhmình

2.2.1.4 Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp nhận vốn, tiếp thu tri thức khoa học,công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài đểnhanh chóng tăng cường năng lực Khoa học và Công nghệ quốc gia, đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội Lao động Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng vào phâncông lao động toàn cầu, tiếp cận với khoa học kĩ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ, tăngthu nhập

Ngày đăng: 14/08/2017, 10:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ngô Văn Điểm. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam. NXB Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính TrịQuốc Gia
[2] Sách tham khảo Vũ Hoàng Linh dịch. Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói: Xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập. NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói: Xâydựng một nền kinh tế thế giới hội nhập
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
[3] Đảng cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Hội nghị Trung ươn VII Ban cháp hành Trung ương Khóa IX. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Trung ươn VII Ban cháp hànhTrung ương Khóa IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
[4] GS. TS. Đỗ Hoài Nam (2003). Một số vấn đề về công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công nghiệp hóa hiện đại hóa ở ViệtNam
Tác giả: GS. TS. Đỗ Hoài Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2003
[5] TS. Vi Quang Thọ (2007). Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối vớitiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: TS. Vi Quang Thọ
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2007
[6] Maner, M. ( 2016, 6 June). Thuận lợi và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Được lấy về từ: http://123doc.org Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w