1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP dược phẩm TW CPC1 chi nhánh nghệ an năm 2015

57 589 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Với mong muốn có cái nhìn sâu hơn về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh để khai thác, tạo chỗ đứng bền vững hơn trên địa bàn tỉnh, tạo tiền đề phát triển sang các địa bàn lân cận trong k

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THANH CHÍNH PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP DƯỢC PHẨM TW CPC1

CHI NHÁNH NGHỆ AN NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I

HÀ NỘI 2016

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình

Thời gian thực hiên: 18/07/2016 – 18/11/2016

HÀ NỘI 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới

GS.TS Nguyễn Thanh Bình - Bộ môn quản lý và kinh tế dược, người đã

dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại Công ty CPC1 và CPC1NA đã giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập số liệu tại Công ty

và Chi nhánh Nghệ An

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận

Tôi rất biết ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường

Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập!

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016

Học viên

Lê Thanh Chính

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI 3

1.1.1 Quá trình phát triển 3

1.1.2 Tình hình tiêu thụ thuốc 3

1.1.3 Thuốc Generic - Giải pháp hiệu quả cho các quốc gia đang phát triển 7 1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM 8

1.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 8

1.2.2 Trình độ phát triển và định vị trên bản đồ thị trường DP thế giới 9

1.2.3 Chuỗi giá trị ngành công nghiệp dược Việt Nam 12

1.2.4 Hệ thống phân phối thuốc 13

1.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 14 1.4 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC TỈNH NGHỆ AN VÀ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG 15

1.4.1 Đặc điểm kinh tế, địa lý chung 15

1.4.2 Sơ lược về thị trường dược tỉnh Nghệ An 16

1.4.3 Tình hình hoạt động của CPC1 và các Chi nhánh trực thuộc trong các luận văn trước đây 16

1.5 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CPC1 và CPC1NA 18

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 CƠ CẤU HÀNG HÓA KINH DOANH NĂM 2015 25

3.1.1 Cơ cấu danh mục theo phân loại hàng hóa kinh doanh 25

3.1.2 Cơ cấu thuốc tân dược theo tác dụng dược lý 25

3.1.3 Cơ cấu nhóm thuốc tân dược theo Quy chế 26

3.1.4 Cơ cấu nhóm hàng hóa theo nước sản xuất 26

Trang 5

3.1.5 Một số thuốc bán chạy nhất năm 2015 27

3.2 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NĂM 2015 30

3.2.1 Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua 30

3.2.2 Phân tích tình hình sử dụng phí 31

3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 32

3.2.4 Phân tích hệ số về khả năng thanh toán 32

3.2.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 33

3.2.6 Nộp ngân sách nhà nước 33

3.2.7 Năng suất lao động bình quân cán bộ nhân viên 34

3.2.8 Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên 34

Chương 4: BÀN LUẬN 34

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

1 KẾT LUẬN 40

2 KIẾN NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1 AEC Cộng đồng kinh tế Asean

2 BFO 2016 Phần mềm quản trị hoạch định nguồn lực doanh

nghiệp ERP (Enterprise resource planning)

3 BMI Tổ chức Business Monitor International

13 CTCPDPTW1 Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1

14 DNNN Doanh nghiệp nhà nước

22 IMS Health Công ty nghiên cứu thị trường về sức khỏe

23 k.trương khuếch trương

24 KTTTSL Kỹ thuật thu thập số liệu

27 NCC Nhà cung cấp

Trang 7

28 NSLĐ Năng suất lao động

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Doanh thu tiêu thụ thuốc trên toàn thế giới giai đoạn 2012 -2015 và

ước tính đến năm 2018 4

Bảng 1.2 Mức chi tiêu bình quân thế giới và dân số các quốc gia 5

Bảng 1.3 Dự phòng tăng trưởng bình quân của các nhóm quốc gia 6

Bảng 1.4 Diện tích, dân số, thu nhập bình quân đầu người 4 tỉnh miền trung năm 2014 15

Bảng 1.5 Các chỉ số cơ bản của các chi nhánh và công ty 17

Bảng 1.6 Các chỉ tiêu khoán cơ bản của CPC1NA năm 2015 20

Bảng 2.7 Biến số nghiên cứu 21

Bảng 3.8: Cơ cấu danh mục hàng hóa kinh doanh 25

Bảng 3.9: Bảng danh mục cơ cấu theo tác dụng dược lý 25

Bảng 3.10: Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh 26

Bảng 3.11: Cơ cấu nhóm thuốc tân dược theo Quy chế 26

Bảng 3.12: Cơ cấu nhóm hàng hóa theo nước sản xuất 27

Bảng 3.13 Cơ cấu 20 mặt hàng có doanh số cao nhất năm 2015 27

Bảng 3.14 Doanh số bán theo kho Nội bộ và Mua ngoài năm 2015 28

Bảng 3.15 Cơ cấu bán hàng nội bộ năm 2015 29

Bảng 3.16 Cơ cấu doanh số bán theo thầu/ngoài thầu năm 2015 29

Bảng 3.17 Cơ cấu doanh số bán Ngoài thầu năm 2015 29

Bảng 3.18 Cơ cấu doanh số theo Địa phương năm 2015 30

Bảng 3.19 Cơ cấu doanh số bán tại Nghệ An 2015 30

Bảng 3.20 Nguồn mua của CPC1NA năm 2015 30

Bảng 3.21 Bảng cơ cấu chi phí CPC1NA năm 2015 31

Bảng 3.22 Chi phí Công ty CPC1 năm 2015 32

Bảng 3.23 Tốc độ luân chuyển và sử dụng vốn lưu động của CNNA 32

Bảng 3.24 Các hệ số về khả năng thanh toán 32

Trang 9

Bảng 3.25 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhận của CNNA năm 2015 33

Bảng 3.26 Năng suất lao động bình quân 34

Bảng 3.27 Thu nhập bình quân 34

Bảng 4.28 Bảng so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra 37

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Mức chi tiêu cho DP bình quân đầu người 11

Hình 1.2 Chuỗi giá trị nghành công nghiệp dược Việt Nam 12

Hình 1.3 Ma trận mạng lưới phân phối thuốc tại Việt Nam 14

Hình 1.4 Mạng lưới phân phối của Công ty CPC1 19

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành dược nói riêng đang có nhiều

cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia WTO (11/1/2007 thành viên chính thức), AEC, TPP (T3/2016) Đặc biệt là TPP đã đi vào giỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan giữa các nước tham gia trong khối TPP

Tuy nhiên với sự thay đổi nhanh chóng về các chính sách, chiến lược ,

sự suy thoái của nhiều nước kinh tế dẫn đến nhiều thách thức cho nền kinh tế trong nước Các doanh nghiệp dược trong nước được dự báo từ khi Việt Nam chính thức gia nhập khối TPP sẽ bị ảnh hưởng rất lớn Một trong 3 vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn đến Việt Nam trong đó có vấn đề về các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng đang gây ra những tranh cãi nhất định Đây là lĩnh vực lần đầu tiên xuất hiện trong các hiệp định FTA Trên lý thuyết, bất kỳ quốc gia nào cũng có DNNN, chỉ khác quy mô và lĩnh vực hoạt động Nhiều người cho rằng, những điều khoản về DNNN là nhắm vào Việt Nam và Malaysia, 2 nước có những DNNN mang tầm khu vực và thế giới, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Malaysia thì quy định trong hiến pháp nhằm tạo thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh tế có sự tham gia của người bản địa khiến nước này gặp vô vàn khó khăn trong đàm phán Việt Nam từ lâu đã

bị nhiều quốc gia e ngại khi các DNNN luôn được ưu ái trong việc vay vốn ngân hàng, sử dụng các nguồn lực như đất đai và một số lĩnh vực mang tính độc quyền Về vấn đề này, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng: Khi gia nhập WTO, chúng ta đã có những cam kết chắc chắn về DNNN Những cam kết ở TPP vẫn hoàn toàn phù hợp với lộ trình cải cách theo hướng minh bạch tại các DNNN theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 (từ năm 2015 trở về trước vẫn là doanh nghiệp nhà nước với tên Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương 1) sau khi cổ phần hóa theo chủ trương của nhà nước

Trang 12

đã thoái vốn nhà nước từ 100% xuống sở hữu còn 65% đã tạo nên nhiều thay đổi trong Công ty cũng như các trung tâm kinh doanh và Chi nhánh

Trước các yếu tố cơ hội và thách thức trong và ngoài nước, Công ty đã

có nhiều cố gắng thay đổi trong hệ thống và Chi nhánh Nghệ An cũng cần phải thay đổi để cho phù hợp với nhiệm vụ mới – đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Nghệ An – một địa bàn lớn mà Chi nhánh phụ trách Với mong muốn có cái nhìn sâu hơn về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh để khai thác, tạo chỗ đứng bền vững hơn trên địa bàn tỉnh, tạo tiền đề phát triển sang các địa bàn lân cận trong khu vực chi nhánh Nghệ An phụ trách Vì vậy, chúng tôi thực

hiện đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ

phần Dược phẩm Trung ương CPC1 – Chi nhánh Nghệ An năm 2015”

Với mục tiêu:

1 Mô tả cơ cấu hàng hóa CTCPDPTW1 – Chi nhánh Nghệ An đã kinh doanh trong năm 2015

2 Phân tích kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2015

từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp cho hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo

Trang 13

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI

1.1.1 Quá trình phát triển

Bắt đầu từ những năm 90, môi trường kinh doanh của ngành dược phẩm

có sự thay đổi đáng kể với tiêu điểm là hoạt động mua bán sát nhập trên quy

mô toàn cầu và chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu phát triển các hoạt chất mới và thử nghiệm lâm sàng

Năm 1997, hoạt động quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua kênh radio và TV gia tăng nhanh chóng Cũng trong giai đoạn này, mạng lưới Internet giúp người tiêu dùng có thể mua thuốc trực tiếp từ các hãng dược, các hãng dược có thể mua nguyên liệu trực tiếp từ nhà sản xuất… và làm thay đổi

về căn bản môi trường kinh doanh

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và các thuốc thay thế (dùng để điều trị cùng 1 loại bệnh) đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất đến sau và làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành Đồng thời, trong thời gian gần đây, nhiều tranh cãi đã xuất hiện xoay quanh các tác dụng phụ của thuốc và các chiến lược marketing không minh bạch của các hãng dược phẩm

Hướng về tương lai, các nguyên liệu sản xuất dược phẩm có nguồn gốc

từ thiên nhiên và chiết xuất từ thực vật đang nổi lên như một trào lưu mới

nhằm tạo ra các loại thuốc mới thân thiện với sức khỏe con người và ít tác dụng phụ hơn

Tóm lại, xu hướng phát triển chung của ngành dược phẩm là không ngừng tìm kiếm các loại thuốc điều trị các căn bệnh mới và các căn bệnh ác tính hiện hữu Hiệu quả của thuốc và mức độ thân thiện với con người ngày càng được chú trọng

1.1.2 Tình hình tiêu thụ thuốc

Trang 14

Bảng 1.1 Doanh thu tiêu thụ thuốc trên toàn thế giới giai đoạn 2012

Tỷ trọng nhóm thuốc generic được dự báo vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tiêu thụ thuốc toàn cầu Cụ thể, tỷ trọng doanh thu thuốc generic năm 2018 được dự phóng chỉ chiếm khoảng 10,3%, tăng không đáng kể so với mức 9,8% của năm 2013 Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xu hướng này là tình trạng bệnh tật ngày càng gia tăng do ô nhiễm môi trường, con người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, từ đó, nhiều chứng bệnh mới

Trang 15

xuất hiện, đáng chú ý là các bệnh liên quan đến ung thư và di truyền học [3], [28], [29]

Việc nghiên cứu tạo ra các thuốc mới vẫn là xu hướng chủ đạo trong trung hạn và dài hạn, các thuốc generic dù có tốc độ tăng trưởng cao hơn các

thuốc phát minh nhưng khó có thể thay đổi cán cân tỷ trọng do các ràng buộc

về bảo hộ bản quyền sáng chế tại các quốc gia phát triển và kể cả các quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển (pharmerging countries)

Bảng 1.2 Mức chi tiêu bình quân thế giới và dân số các quốc gia

Đvt: USD, triệu người

STT Nước Mức chi tiêu Dân số

Mức tiêu thụ bình quân đầu người trên toàn thế giới đang ở mức 186

Trang 16

USD Nếu so với mức bình quân này, Ấn Độ đang là quốc gia có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp nhất thế giới dù dân số đông thứ 2 thế giới (hơn 1,2 tỷ người) Nhóm các nước đang phát triển (bao gồm cả Việt Nam)

có mức chi tiêu cho thuốc bình quân đầu người chỉ 96 USD, thấp hơn 48% so với mức bình quân chung của thế giới Chỉ số này tại Trung Quốc cũng khá thấp, chỉ khoảng 121 USD/người/năm [26]

Với dân số gần 3.7 tỷ người (chiếm hơn 50% tổng dân số thế giới), Ấn

Độ, Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển đang và sẽ là thị trường tiềm năng của các hãng dược lớn Mức chi tiêu cho dược phẩm tại các nước này ước tính sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới Theo dự phóng của IMS Health, tỷ trọng doanh thu đến từ nhóm các nước đang phát triển sẽ tăng từ mức 20% vào năm 2011 lên mức 30% tổng tiền thuốc sử dụng vào năm 2016 50% tổng chi tiêu thuốc men toàn cầu đang dành để điều trị 5 nhóm bệnh chính: ung thư, tiểu đường, hen suyễn hô hấp, hệ miễn dịch và kiểm soát mỡ máu với nguyên nhân chủ yếu đến từ tình trạng ô nhiễm môi trường sống ngày một nghiêm trọng trên quy mô toàn thế giới [30]

Bảng 1.3 Dự phòng tăng trưởng bình quân của các nhóm quốc gia

Năm 2012-2017 của thị trường phát triển

Trang 17

Với nhóm các quốc gia mới nổi, tốc độ tăng trưởng trong các năm sắp tới rất khả quan do mức chi tiêu cho dược phẩm của người dân các nước này còn khá thấp Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 15% - 18% Việt Nam thuộc nhóm 3 của các quốc gia đang phát triển nhưng có mức tăng trưởng cao hơn so với mức bình quân (khoảng 17.5%) [17], [21], [30]

1.1.3 Thuốc Generic - Giải pháp hiệu quả cho các quốc gia đang phát triển

Trang 18

Phát minh thuốc là quá trình tốn kém chi phí và thời gian nhất trong chuỗi giá trị của bất kỳ loại dược phẩm nào Chi phí đầu tư cho mỗi loại thuốc mới dao động từ hàng trăm triệu USD đến cả tỷ USD và tỷ lệ thành công – thất bại khi nghiên cứu một loại thuốc mới thường là 20% - 80% Do đó, các thuốc phát minh thường có giá bán rất cao nhằm giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí đầu tư và duy trì hoạt động theo dõi an toàn thuốc sau khi thương mại hóa Thuốc Generic là các thuốc phát minh đã hết hạn bảo hộ bản quyền Các thuốc này có chi phí và giá thành sản xuất thấp hơn so với thuốc phát minh (patent drug) nhiều lần do không tốn chi phí nghiên cứu ban đầu và khá phù hợp với mặt bằng thu nhập tại các nước đang phát triển và các nước chưa phát triển

Trước năm 2000, thuốc generic chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu dược phẩm toàn cầu Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, với sự trỗi dậy của các quốc gia mới nổi (chiếm 50% dân số thế giới), công nghiệp sản xuất thuốc generic đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết Vào năm

2004, tỷ trọng thuốc generic toàn cầu chỉ chiếm 5.9% tổng giá trị sử dụng thuốc Tỷ trọng này tăng mạnh trong một thời gian ngắn lên mức 10% vào năm 2013

Mặc dù vậy, theo đánh giá của giới chuyên môn, tỷ trọng thuốc generic

dù tăng mạnh về mặt số lượng nhưng không thể đuổi kịp các thuốc phát minh

về mặt giá trị Do đó, tỷ trọng thuốc generic trên toàn cầu dự phóng sẽ duy trì

ổn định ở mức 10% [17], [18], [21]

1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

1.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Giai đoạn sau 1975, ngành dược phát triển qua 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 (1975 – 1990): Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sức sản xuất không đáng kể Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người thời kỳ này đạt vào khoảng 0,5 -

Trang 19

1USD/năm Do thuốc trong thời kỳ này khan hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng

Giai đoạn 2 (1990 – 2005): Các nhà thuốc và các công ty sản xuất thuốc phát triển rất nhanh, sản phẩm dược đa dạng, phong phú hơn Đặc biệt sau khi

có Nghị quyết Trung ương IV và Quyết định 58 của Thủ tướng chính phủ về công nghiệp dược đã có những bước phát triển đáng kể, đảm bảo phần lớn nhu cầu về thuốc chữa bệnh, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc của nhiều năm trước đây Giai đoạn này cũng chứng kiến quá trình cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp dược quốc doanh theo chủ trương cổ phần hóa của nhà nước

Giai đoạn 3 (từ năm 2005 đến nay): Các công ty dược đẩy mạnh quá trình nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất lên GMP-ASEAN → GMP-WHO →

PIC/S → EU-GMP… nhằm thích ứng với yêu cầu về chất lượng ngày càng gia tăng và phù hợp với quá trình toàn cầu hóa của ngành dược Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới

1.2.2 Trình độ phát triển và định vị trên bản đồ thị trường DP thế giới

Theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược: Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược theo 5 mức phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc

Cấp độ 2: SX được một số thuốc generic; đa số thuốc phải nhập khẩu Cấp độ 3: Có CN dược nội địa; có SX thuốc generic; XK một số DP Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới

Theo cách đánh giá này, hiện nay CND Việt Nam đang ở gần cấp độ 3

theo thang phân loại của WHO Còn nếu theo phân loại của UNIDO thì công

nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở mức 3/5, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”

Trang 20

Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ… Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxicillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm, và chủ yếu chỉ

đủ phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ

Về định vị ngành dược Việt Nam trên bản đồ dược thế giới, theo cách đánh giá phân loại của IMS Health, Việt Nam thuộc nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển (pharmerging countries) Cách phân loại này dựa trên tiêu chí cốt lõi là tổng tiền thuốc tiêu thụ hàng năm, bên cạnh

đó, IMS Health cũng sử dụng các tiêu chí tham khảo khác như mức độ năng động, tiềm năng phát triển của thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến động về chính sách quản lý ngành dược tại các quốc gia này Theo đánh giá của IMS Health, có tất cả 17 quốc gia thuộc nhóm

“pharmerging”, chia thành 3 nhóm nhỏ:

Nhóm 1: Trung Quốc, quốc gia này ghi nhận hơn 40 tỷ USD tổng tiền

sử dụng thuốc trong năm 2013 Tăng trưởng chính chủ yếu đến từ các thuốc

generic được sản xuất và tiếp thị bởi các doanh nghiệp nội địa, bên cạnh nhu cầu đối với các thuốc phát minh mới ngày càng tăng cao, đặc biệt là tại khu vực thành thị

Nhóm 2: Brazil, Nga, Ấn Độ Nhóm quốc gia này ghi nhận tổng tiền sử

dụng thuốc từ 5 – 15 tỷ USD trong năm 2013 Brazil và Nga đang đạt được

mức tăng trưởng “hai con số” trong các năm gần đây, trong khi Ấn Độ ghi nhận sự nổi lên của nhóm dân cư thuộc tầng lớp trung lưu với sự cải thiện đáng kể của hệ thống cơ sở hạ tầng y tế và nhận thức về chăm sóc sức khỏe

Nhóm 3: Gồm 13 quốc gia: Venezuela, Ba Lan, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ,

Mexico, Việt Nam, Nam Phi, Thái Lan, Indonesia, Rumani, Ai Cập, Pakistan

Trang 21

và Ucraina Các quốc gia này ghi nhận tổng tiền thuốc sử dụng từ 1 – 5 tỷ USD trong năm 2013 Nhóm này cũng có mức tăng trưởng nhanh nhất trong 3 nhóm, có thể đến 20%/năm với sự linh hoạt và chủ động thay đổi để thích nghi với các biến động trong chính sách, vốn chưa được hoàn thiện, của cơ

quan quản lý sở tại [3], [13], [28], [29]

Nguồn: IMS Health

Hình 1.1 Mức chi tiêu cho DP bình quân đầu người

Theo dự phóng của IMS Health, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 23% trong giai đoạn 2008 –

2012 Đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm các quốc gia mới nổi, chỉ xếp sau Argentina (24.8%) và cao hơn cả Trung Quốc (22.3%) và các nước khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia

Trong giai đoạn 2013 – 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của các nước mới nổi có xu hướng chậm lại sau giai đoạn 2008 – 2012 tăng trưởng mạnh, bình quân ở mức 11% - 14% Trong đó, Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm (17.5%)

Tổng hợp số liệu thống kê của BMI, IMS Health và Cục Quản lý Dược Việt Nam, dự phóng mức chi tiêu một số chỉ tiêu tăng trưởng trọng yếu trong giai đoạn 2014 – 2028 như sau:

0 50 100

Trang 22

Tăng trưởng dân số Việt Nam: Bình quân 2%/năm và vượt mốc 120 triệu người vào năm 2028

Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam: Bình quân 17%/năm (bao gồm hai yếu tố cốt lõi là nhu cầu và mức tăng giá thuốc bình quân 8,6% mỗi năm)

Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam: 14,3% [3], [29], [30]

1.2.3 Chuỗi giá trị ngành công nghiệp dược Việt Nam

Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dược Việt Nam được chia làm 3 nhóm chính:

Nhóm sản xuất: Bao gồm các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất dược phẩm, các công ty dược nội địa, các công ty dược FDI

Nhóm phân phối: Bao gồm các nhà phân phối sỉ, phân phối lẻ nội địa

và nước ngoài, hệ thống chợ sỉ

Nhóm bán lẻ: Bao gồm bệnh viện, nhà thuốc, các phòng mạch tư nhân… Đây là nhóm trực tiếp phân phối thuốc tến tay người tiêu dùng cuối

cùng trong chuỗi giá trị

Hình 1.2 Chuỗi giá trị nghành công nghiệp dược Việt Nam

Trang 23

1.2.4 Hệ thống phân phối thuốc

Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan Cụ thể, hệ thống phân phối tại Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính như sau:

Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp

Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước

Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân

Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài

Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối

Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM và

Hà Nội Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam

Các thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, thuốc lậu: Nhóm thuốc này chủ

yếu đi qua kênh chợ sỉ rồi phân phối cho các nhà thuốc/phòng mạch hoặc

bán trực tiếp cho người tiêu dùng có nhu cầu

Trang 24

Hình 1.3 Ma trận mạng lưới phân phối thuốc tại Việt Nam

1.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn

bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở DN, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở

đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh ở doanh nghiệp [12], [16] Vậy:

Trang 25

“Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn”

- Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho

việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu đề

ra Thông qua phân tích DN mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, từ đó mới có các giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý

- Phân tích hoạt động kinh doanh (PTHĐKD) cho phép các nhà DN nhìn

nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong DN của mình Trên cơ sở này, các DN sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả

- PTHĐKD là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh

- PTHĐKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có

hiệu quả ở DN

- PTHĐKD là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro

- Tài liệu PTHĐKD không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị

ở bên trong DN mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi đối với DN, vì thông qua phân tích, họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư với DN

1.4 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC TỈNH NGHỆ AN VÀ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG

1.4.1 Đặc điểm kinh tế, địa lý chung

Trong 4 tỉnh mà chi nhánh phụ trách thì Nghệ An có diện tích và dân số lớn nhất, tuy nhiên mức thu nhập bình quân của cả 4 tỉnh đều thấp hơn mức

Trang 26

chung của vùng và của cả nước do đó ảnh hưởng lớn đến mức độ tiêu thụ dược phẩm của người dân trong tỉnh [20]

Bảng 1.4 Diện tích, dân số, thu nhập bình quân đầu người 4 tỉnh miền

trung năm 2014

STT Đơn vị Nghệ

An

Hà Tĩnh

Quả

ng Bình

Quản

g Trị

Bắc trung

bộ miền trung

Việt Nam

Trích niêm giám thống kê năm 2015

1.4.2 Sơ lược về thị trường dược tỉnh Nghệ An

Với dân sô: 3.037 nghìn người, 1 thành phố, 2 thị xã, 17 huyện thị Trong

đó 69 công ty và chi nhánh, 165 nhà thuốc và 980 quầy, đại lý của các công ty kinh doanh dược phẩm, Công ty CP dược phẩm - VTYT Nghệ An ở các huyện thị trên địa bàn toàn tỉnh

Tỉnh Nghệ an có: 12 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 17 bệnh viện đa khoa tuyến huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Đô Lương, Thanh Chương, Tân Kỳ, Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, Kỳ Sơn; 21 trung tâm y tế huyện thành phố, thị xã và 480 trạm y tế xã phường thị trấn; 10 bệnh viện tư nhân, và 218 phòng khám tập trung tại thành phố Vinh là 104 phòng khám (chiếm tỷ lệ 47,7%), còn lại tập trung ở thị xã Thái hòa (20

phòng khám), Quỳnh Lưu (17), Diễn Châu (15)… [19], [25], [31]

Trang 27

1.4.3 Tình hình hoạt động của CPC1 và các Chi nhánh trực thuộc

Trước đây đã có 2 luận văn trong Công ty được làm là:

Luân văn dược sỹ chuyên khoa cấp 1 “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dược phẩm trung ương 1 – CN HCM giai đoạn 2007-2011” của Công Việt Hải

Luận văn thạc sỹ dược học “Phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty dược phẩm trung ương 1 tại Bắc Giang giai đoạn 2004-2008” của Nguyễn Nhật Hải

Và báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm 2015 của CPC1, với các kết quả tổng kết qua bảng sau:

Bảng 1.5 Các chỉ số cơ bản của các chi nhánh và công ty

Trang 28

tích được các chiến lược kinh doanh cho Chi nhánh trong giai đoạn này Tuy nhiên, với 94% - 95% doanh số đến từ đấu thầu và đây là giai đoạn đấu thầu của thông tư 10/2007 - giai đoạn thầu đang chưa được kiểm soát chặt chẽ; Luận văn của Công Việt Hải cũng chưa bóc tách được doanh số bán hàng và doanh số nhập khẩu ủy thác, doanh số tổng cộng đang gộp chung chưa phản ánh hết kết quả kinh doanh [5], [6], [9], [14], [15]

1.5 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CPC1 và CPC1NA

Giới thiệu chung về CPC1

CPC1 là doanh nghiệp Nhà nước hạng 1, tên giao dịch quốc tế: Central Pharmaceutical Company No.1 - CPC1, tiền thân là quốc doanh y dược phẩm trung ương ra đời năm 1956, chính thức thành lập ngày 01/04/1971 với tên gọi: "Công ty Dược phẩm cấp 1" Đến năm 2016, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dược phẩm trung ương CPC1 theo quyết định số 2290/QĐ-BYT ngày 12/06/2015 của Bộ Y Tế

Lĩnh vực kinh doanh chính của CPC1:

- Kinh doanh các nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất thuốc, các sản phẩm

y tế, bao bì dược phẩm

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các thành phẩm thuốc tân dược, đông dược phòng và chữa bệnh cho người

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu tinh dầu, hương liệu, dầu động thực vật y

tế Bông băng gạc, kính mát, kính thuốc, dụng cụ y tế thông thường, vật tư y

tế tiêu hao, máy móc thiết bị y tế và dược

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu hoá mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, sản phẩm dinh dưỡng Hóa chất các loại, kể cả các hóa chất xét nghiệm và kiểm nghiệm trong ngành y tế Sinh phẩm, vắc xin tiêm chủng các loại

- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu, bao bì dược phẩm, phụ liệu và các sản phẩm y tế

- Dịch vụ nhập khẩu ủy thác, đăng ký thuốc

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thanh Bình, (2016), Bài giảng Nghiên cứu hệ thống y tế -lớp chuyên khoa I, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Nghiên cứu hệ thống y tế -lớp chuyên khoa I
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2016
2. Nguyễn Thanh Bình, (2016), Bài giảng Dịch tễ học -lớp chuyên khoa I, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Dịch tễ học -lớp chuyên khoa I
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2016
3. Bộ y tế, Báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2015, (2015), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2015
Tác giả: Bộ y tế, Báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2015
Năm: 2015
4. CPC1, (2011), Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 - 40 năm một chặng đường, CPC1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 - 40 năm một chặng đường
Tác giả: CPC1
Năm: 2011
5. CPC1, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, (2016),Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016
Tác giả: CPC1, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016
Năm: 2016
6. CPC1, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015, (2015), Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Trung ương 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015
Tác giả: CPC1, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015
Năm: 2015
7. CPC1, Báo cáo tính khoán CPC1NA năm 2015, (2016), Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tính khoán CPC1NA năm 2015
Tác giả: CPC1, Báo cáo tính khoán CPC1NA năm 2015
Năm: 2016
8. CPC1, Báo cáo tài chính công ty CPC1 năm 2015, (2016), Công ty TNHH kiểm toán và định giá Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính công ty CPC1 năm 2015
Tác giả: CPC1, Báo cáo tài chính công ty CPC1 năm 2015
Năm: 2016
10. CPC1NA, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, (2016),Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1- Chi nhánh Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016
Tác giả: CPC1NA, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016
Năm: 2016
11. CPC1NA, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015, (2015), Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1- Chi nhánh Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015
Tác giả: CPC1NA, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015
Năm: 2015
12. Đặng Kim Cương, (2014), Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Đặng Kim Cương
Năm: 2014
14. Nguyễn Nhật Hải, (2009), Phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty dược phẩm trung ương 1 tại Bắc Giang giai đoạn 2004- 2008, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty dược phẩm trung ương 1 tại Bắc Giang giai đoạn 2004-2008
Tác giả: Nguyễn Nhật Hải
Năm: 2009
15. Công Việt Hải, (2014), Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dược phẩm trung ương 1 – CN HCM giai đoạn 2007- 2011,Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dược phẩm trung ương 1 – CN HCM giai đoạn 2007-2011
Tác giả: Công Việt Hải
Năm: 2014
16. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng, (2007), Quản lý và kinh tế dược,NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và kinh tế dược
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
17. Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Duy Hưng, (2015), Báo cáo ngành dược phẩm Việt Nam, Vietinbank SC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành dược phẩm Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Duy Hưng
Năm: 2015
18. Hoàng Trí Hiếu, (2014), Báo cáo ngành dược phẩm, FPT Securities Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành dược phẩm
Tác giả: Hoàng Trí Hiếu
Năm: 2014
19. Sở y tế Nghệ An, (2016), Nghành y tế Nghệ An 70 năm xây dựng và phát triển (1946-2016), Nhà xuất bản Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghành y tế Nghệ An 70 năm xây dựng và phát triển (1946-2016)
Tác giả: Sở y tế Nghệ An
Nhà XB: Nhà xuất bản Nghệ An
Năm: 2016
9. CPC1, Quy định chức năng nhiệm vụ của đơn vị, (2010), Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1, Hà Nội Khác
13. Chiến lược quốc gia phát triển nghành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w