1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập học phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

80 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 4,64 MB

Nội dung

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập học phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Cách sử dụng sơ đồ tư duy imindmap trong học tập.sơ đồ tư duy imindmap và ứng dụng trong học tập môn cấu trúc dữ liệu và giải thuậtsơ đồ tư duy imindmap và ứng dụng trong học tập môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Sự ra đời của máy tính đã làm thay đổi diện mạo của cuộc sống con người.Máy tính không phải chỉ là công cụ để tính toán cho nhanh, mà cùng với sự pháttriển như vũ bão của khoa học công nghệ, máy tính đã trở thành một công cụ đắclực trợ giúp con người trong nhiều lĩnh vực

Để thực hiện một đề án tin học tức là ta phải chuyển bài toán thực tế thànhbài toán có thể giải quyết trên máy tính Mà trong một bài toán bất kỳ đều bao gồmcác các đối tượng dữ liệu và những yêu cầu cần xử lý trên dữ liệu đó Vì thế trongxây dựng mô hình tin học để phản ánh bài toán thực tế cần phải chú ý đến: Một là tổchức biểu diễn các thực thể, tức là phải tổ chức, xây dựng các cấu trúc thích hợpnhất để có thể phản ánh chính xác dữ liệu thực tế và có thể dễ dàng xử lý trong máytính Hai là, xây dựng các thao tác xử lý dữ liệu, ta tìm ra các giải thuật tương ứng

để xác định trình tự các thao tác máy tính phải thực hiện

Do vậy cấu trúc dữ liệu và giải thuật là môn học rất quan trọng đối với sinhviên công nghệ thông tin Thường với những người lập trình hay có khuynh hướngchỉ chú trọng đến xây dựng giải thuật mà quên đi tầm quan trọng của việc tổ chức

dữ liệu trong bài toán Bởi giải thuật phản ánh các phép xử lý, còn đối tượng xử lýcủa giải thuật là dữ liệu Nên trong khi xây dựng chương trình để xác định giải thuậtphù hợp cần phải biết đối tượng dữ liệu nó tác động đến nó Ta có thể thấy mốiquan hệ đó như sau:

Cấu trúc dữ liệu + Giải thuật = Chương trìnhQua trên ta có thể thấy được rất rõ tầm quan trọng của môn học này, để sinhviên có thể nắm rõ và tiếp thu bài nhanh, ngoài việc truyền thụ trên lớp của các thầy

cô giáo theo cách thông thường hay áp dụng của khoa học kỹ thuật hổ trợ ngườigiáo viên trong các bài giảng nhanh của mình thì bên cạnh đó vai trò tự ý thức họctập của mỗi sinh viên cũng ghóp phần quan trọng Trong khi đó sinh viên là nhữngngười đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từtiếng Latin là “Student” - có nghĩa là người học tập, nghiên cứu, người đi tìm kiếm,khai thác tri thức Khác với học sinh phổ thông, bên cạnh hoạt động chủ đạo là học

Trang 2

tập, lĩnh hội tri thức của thầy, mỗi sinh viên còn phải có nhiệm vụ tự học, tự nghiêncứu trên cơ sở tư duy độc lập Về bản chất, quá trình học tập của sinh viên ở bậc đạihọc là quá trình nhận thức có tính nghiên cứu Điều này đã được thể chế hóa trongLuật giáo dục như sau: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng bồi dưỡngnăng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sángtạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” Dovậy, dù ở phương thức đào tạo đại học nào, người sinh viên cũng cần phải có nănglực tự học.

Vì thế trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường và tìm hiểu nhu cầucần thiết sinh viên phải có phương pháp phục vụ công tác học tập và nghiên cứucủa Trước thực tế đó nên trong quá trình thực tập sư phạm và làm đồ án tốt nghiệpcuối khóa, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS TS Trần Quốc Chiến em đã

chọn đề tài “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập học phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật” Trong thời gian làm luận văn cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy

hướng dẫn và là Thầy giáo học phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, thầy Trần Quốc

Chiến, em đã hoàn thành báo cáo đồ án tốt nghiệp của mình Tuy nhiên không thểtránh khỏi những thiểu sót mong sự quan tâm và chỉ bảo của thầy cô giáo Em chânthành cảm ơn, dưới đây là phần báo cáo của em

2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại các lớp thuộc Khoa Tin học Trường Đại học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng

-3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu phương pháp học tập của sinh viên tại Khoa Tin.

- Làm rõ bản đồ tư duy (BĐTD) là gì ?

- Sử dụng bản đồ tư duy như thế nào và lợi ích gì?

- Ứng dụng của sơ đồ tư duy để giúp sinh viên có thể nắm vững và ghi nhớbài học một cách tốt nhất mà không cần phải ghi chép nhiều đối với học phần Cấutrúc dữ liệu và giải thuật

- Phát triển ý tưởng sử dụng phương pháp học tập mới của sinh viên bằngcách sử dụng sơ đồ tư duy

Trang 3

- Sơ đồ tư duy sẽ giúp hình thành cho SV tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đềmột cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học.

- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học cho SV Khuyếnkhích sự phát triển, ý thức trách nhiệm của SV trong quá trình học tập

- Rèn luyện khả năng tư duy trong quá trình học tập, lập trình các bài toán,thuật toán… cho sinh viên

- Hình thành, rèn luyện cho sinh viên khả năng tự đánh giá, để từ đó học tập,lập trình một bài toán hiệu quả

4 Mục đích nghiên cứu

Sử dụng BĐTD sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xâydựng nên một phương pháp học tập mới giúp cho sinh viên có thể học tốt hơn tronghọc phần CTDL - GT học phần và lĩnh vực khác trong học tập và nghiên cứu Nhờ

sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗingười, BĐTD giúp bộ não liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở,

đã biết trong cuộc sống… để phát triển, mở rộng ý tưởng Sau khi SV tự thiết lậpBĐTD kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giảng viên dẫn đếnkiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, và nắm hết những nội dung vàtri thức trong các giáo trình Mục đích chính sau:

+ Xây dựng phương pháp học nhằm hỗ trợ tốt nhất quá trình học tập của sinhviên

+ Hỗ trợ cho sinh viên có thể tiếp thu hệ thống kiến thức môn học nhanhnhất và nắm bắt vấn đề tại lớp

+ Nâng cao chất lượng học tập và đào tạo cho SV

+ Làm nền tảng khởi đầu áp dụng BĐTD vào học tập cho sinh viên

+ Hướng phát triển đề tài phát triển thành phương pháp học chính cho sinhviên được áp dụng phổ biến và rộng rãi

5 Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu thực tế qua các tiết dạy ở các giảng đường

- Tìm hiểu phương pháp học chủ yếu của sinh viên hiện nay ở lớp cũng như

tự học ở nhà

Trang 4

- Tìm hiểu, thu thập các tài liệu liên quan, tham khảo các khóa luận củanhững năm trước.

- Phát phiếu điều tra cho các sinh viên trong khoa

- Đánh giá, nhận định, tổng hợp tài liệu, viết báo cáo

6 Kết quả đạt được

- Khảo sát hiện trạng công tác đào tạo hiện nay của học phần Cấu trúc dữ

liệu và giải thuật

- Tìm hiểu chung được về học phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật.

- Giới thiệu về phần mềm Mindmap.

- Phân tích và thiết kế hệ thống hổ trợ học tập học phần Cấu trúc dữ liệu và

giải thuật của phương pháp sơ đồ tư duy

- Phân tích chi tiết học phần dựa vào sơ đồ tư duy.

- Đánh giá nhận xét hướng phát triển đề tài.

7 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lí luận: Nêu lợi ích khi sử dụng bản đồ tư duy Đề xuất một số biện

pháp trong tự học có sử dụng bản đồ tư duy giúp sinh viên sáng tạo hơn, tiết kiệmthời gian, ghi nhớ tốt hơn, tổng hợp bài học của mình một cách logic, chính xác, đầy

đủ, khoa học và đạt kết quả học tập cao nhất

- Về mặt thực tiễn: Cung cấp tài liệu tham khảo cũng như kinh nghiệm có

tính bổ ích cho sinh viên ngành sư phạm Tin học nói riêng cũng như nhành Côngnghệ thông tin nói chung và nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tự học ở các trườngĐại học, Cao đẳng

8 Cấu trúc của luận văn

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Đối tượng nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 5

8 Cấu trúc của luận văn.

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Cơ sở lý thuyết về sơ đồ tư duy

II Tình hình chung của đào tạo và học tập hiện nay

III Cơ sở lý thuyết về môn CTDL – GT

IV Tìm hiểu về cách ghi chép thông thường

CHƯƠNG 2 : ÁP DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO HỌC PHẦN CTDL - GT

I Nội dung chi tiết từng chương theo phương pháp thủ công bìnhthường

II Ứng dụng của sơ đồ tư duy vào học học phần CTDL – GT

III Thực trạng sử dụng SĐTD trong học tập của SV khoa tin học

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Cơ sở lý thuyết về sơ đồ tư duy

1 Tác giả Tony Buzan (1942-London)

Tony Buzan là người sáng tạo ra phươngpháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy) vàonhững năm 1960 Tony Buzan từng nhậnbằng Danh dự về tâm lý học, văn chươngAnh, toán học và nhiều môn khoa học tựnhiên của trường ĐH British Columbianăm 1964 Tony Buzan là tác giả hàng đầuthế giới về não bộ

Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệubản, tại 125 quốc gia trên thế giới Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn

“Use your head” Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộcùng với các phương pháp Mind Map Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếngkhác như Use your memory, Mind Map Book

2 Bản đồ tư duy là gì?

2.1 Khái niệm

Bản đồ tư duy (BĐTD): là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để

mở rộng và đào sâu các ý tưởng BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, cóthể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đườngnét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp conngười khai thác tiềm năng vô tận của bộ não Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức

tư duy Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồiđưa thông tin ra ngoài bộ não Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rấthiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn

2.2 Bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy ở đâu?

Sơ đồ tư duy có thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào trong cuộc sống Sauđây là một vài ví dụ về việc sử dụng sơ đồ tư duy:

Trang 7

Trong trường học: đọc sách, ôn tập, chi chú, phát triển những ý tưởng sángtạo, quản lý dự án giảng dạy.

Trong công việc: động não, quản lý thời gian, phát triển dự án, lập nhómthuyết trình

Trong gia đình: sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch cho côngviệc, lập kế hoạch cho cuộc sống, mua sắm quản lý nhà và các sự kiện

Trong xã hội: nắm được những cuộc hẹn quan trọng, ghi nhớ tên người cũngnhững địa điểm, lên kế hoạch cho kì nghỉ và các sự kiện giao tế, giao tiếp

Sơ đồ tư duy giúp chúng ta lên kế hoạch và quản lý thông tin một cách hiệuquả, đồng thời nâng cao khả năng thành công của mỗi cá nhân Những người

sử dụng sơ đồ tư duy như một phần của cuộc sống hằng ngày và thườngxuyên xem xét sự tiến bộ của bản thân thường cho họ thấy rất tự tin trên conđường mình đã chọn

2.3 Sơ đồ tư duy giúp bạn thấy rõ điều gì?

Bạn đang ở đâu: Những mơ ước tham vọng, mối bận tâm và lý tưởng củabạn

Bạn là ai: Trong gia đình, trong công việc, lúc rãnh rỗi cũng như trong cácmối quan hệ

Bạn đánh giá thế giới xung quanh thế nào: mối quan hệ của bạn với nhữngngười khác

Bạn muốn gì: Cho chính bạn, cho những người khác, cho chính bạn và chotương lai

Làm thế nào để đạt được những gì bạn muốn

2.4 Nguồn thông tin sử dụng cho sơ đồ tư duy

Sách, báo và Internet

Những bài giảng, những ghi chú trong khóa học, tài liệu nghiên cứu

Những cuộc họp bàn về công việc, những biên bản, những cuộc nói chuyện,những danh sách

Trong suy nghĩ chính chúng ta

3 Lợi ích khi sử dụng bản đồ tư duy:

 Sáng tạo hơn

Trang 8

 Tiết kiệm thời gian

 Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng

 Quan hệ hỗ trợ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận, ý càng quan trọng thì sẽnằm vị trí càng gần với ý chính

 Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác

 Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và ghi nhớ

 Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ

 Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc ghi nhớ

 Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bấtchấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanhchóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ

 Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính một các hiệu quả

4.Vẽ bản đồ tư duy bằng cách nào?

 Từ trung tâm tờ giấy: vẽ một hình (hay bức tranh): vì “một hình ảnh

có giá trị bằng ngàn từ” Một hình ảnh trung tâm thú vị hơn, giúp tậptrung vào những điểm quan trọng và làm cho bộ não phấn chấn hơn Nếuviết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính

 Nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp 3,cấp 2 với nhánh cấp 1 (cấp gần với khóa chính nhất) Vì bộ não làm việc

Trang 9

bằng sự liên tưởng Nếu nối các nhánh lại với nhau, ta sẽ hiểu và nhớnhiều thứ dễ dàng hơn

- CHARACTER: Tính cách của John ra sao?

- FAMILY: Gia đình của John như thế nào?

- SCHOOL: Trường học của John

- GOALS: Mục tiêu đặt ra của John là gì?

4.1.2 Vẽ đường nối ra những chủ đề thứ phụ (sub-heading) Tức là quan trọng chỉsau chủ đề chính ấy

+ Nối vào tâm (chủ đề chính)

+ Viết hoa tất cả các chữ cái của chủ đề thứ phụ

+ Chia theo góc sao cho đủ chổ cho tất cả các chủ đề thứ phụ

+ Cùng màu

Trang 10

4.1.3 Thêm vào các ý quan trọng cho từng chủ đề thứ phụ.

+ Ghi các từ quan trọng trên đường vẽ (từ khoá), phải viết lên phía trênđường kẻ chứ không viết đè hay nối chữa với đường

Trang 11

+ Từ khoá, ký hiệu và hình ảnh là những điều tất yếu của sơ đồ tư duy

+ Tất cả các nhánh nối về 1 đầu, lưu ý tất cả các nhánh đó phải cùng màu, chữviết trên nhánh cũng cùng màu nhánh đó luôn, để cho bản thân bạn và người khác dễ đọc

Trang 12

đó sẽ chia ra thành các Mainpoint (là các điểm chính của các phân nhóm) tô màuxanh đậm, và từ các điểm chính đó sẽ là các chi tiết của từng nhóm.

Một số lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy bằng tay:

Trang 13

 Không cần phải vẽ nhánh quá to, nhưng nhánh nên có sự uốn lượn và thon,

có thể ôm vòng lấy từ khóa

 Những từ khóa dù là tiêu đề chính hay phụ thì hãy cố gắng VIẾT HOA trongmọi trường hợp Khi viết hoa, các từ khóa sẽ trở nên dễ nhìn, dễ đọc hơn,không bị “chìm” đi và khi liên tưởng trở lại thì chắc chắn lúc nào một từkhóa viết bằng chữ hoa sẽ hiện lên rõ ràng hơn một từ khóa viết bằng chữthường hay viết hoa chữ cái đầu

 Nếu trong bài học mà muốn tóm tắt có ít các nhánh thì phải vẽ dàn trải cácnhánh ấy tỏa khắp bốn góc của tờ giấy Ngoài mục đích là không làm trống

tờ giấy, đó là cách phóng đại hình ảnh tốt nhất, Sơ Đồ Tư Duy hiện lên trongtrí óc bạn thêm rõ ràng, “gần” và dĩ nhiên, điều này giúp nắm bắt lại ngaycác ý chính trong Sơ Đồ Tư Duy

 Các nhánh chính, nếu là hình thon dài nên tô màu vào chứ đừng để trắng Tômàu nhằm phân biệt các ý (tô vừa phải), tùy theo ý nghĩa của từ khóa mà tachọn màu phù hợp với từng nhánh Chẳng hạn: Khi mình viết một từ khóa là

“Thiên nhiên”, mình dùng màu xanh lá cây để biểu thị cho màu lá cây xanhmát, nhắc mình nghĩ đến từ khóa đó ngay

Hình 1.8 BĐTD thể hiện cách ghi chép

Vídụ

hình 1.8 là BĐTD thể hiện các lưu ý khi ghi chép bằng BĐTD, chúng ta nên: Đánh

số các ý, sử dụng các màu sắc để ghi, viết cụm từ không viết thành câu, ghi chépnguồn gốc thông tin, có tiêu đề, liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,dùng các từ viết tắt và dùng từ khóa và dùng ý chính

Lời khuyên sử dụng sơ đồ tư duy một các hiệu quả nhất

Trang 14

 Nhiều bạn ôn lại Sơ Đồ Tư Duy bằng cách… ngắm! Bạn sẽ thuộc đượckhoảng 2/3 Sơ Đồ Tư Duy Mất 1/3 thông tin.

 Ôn lại Sơ Đồ Tư Duy không phải là chỉ nhìn lại các nhánh, mà làchúng ta vẽ nhanh lại các nhánh

 Hãy sử dụng một tờ giấy tương đương với tờ giấy Sơ Đồ Tư Duy củabạn, sử dụng bút một màu cũng được Nhìn qua Sơ Đồ Tư Duy tư duy,không đọc nội dung mà ước chừng thời gian để bạn có thể ghi lại hết cácnét và từ khóa Sau đó bạn hãy canh đồng hồ báo thức đúng một thờilượng đó và bắt đầu, nào, chúng ta cũng vẽ Sơ Đồ Tư Duy

 Khi chuông báo là hết giờ, bạn hãy dừng ngay lại và bắt đầu đối chiếu với

Sơ Đồ Tư Duy cũ Có thể bạn sẽ thiếu sót một vài từ khóa, một vàinhánh Nhưng không sao, hãy nhìn kĩ những từ khóa đó và tự chắc chắnrằng trong lần ôn tiếp theo bạn sẽ không quên nữa

Một số ví dụ vẽ bằng tay:

Hình 1.9 Mẫu vẽ SĐTD bằng tay

Ví dụ hình 1.9 là mẫu BĐTD vẽ bằng tay Bên trái là BĐTD tìm hiểu về cácthể loại truyện dân gian của văn học lớp 6 được thể hiện một cách sinh động và gợinhớ qua các kí hiệu hình ảnh hoa quả Bên phải là BĐTD của môn địa lý lớp 6 thểhiện vị trí hình dạng và kích thước của trái đất một cách khái quá và đầy đủ và gợinhớ, khoa học, hình ảnh trung tâm là quả địa cầu gợi hình ảnh để nhớ

Trang 15

5 Sơ đồ hoạt động của hai bán não con người

Hình 1.10 Khả năng tiếp nhận thông tin của não

Ví dụ hình 1.10 cho chúng ta thấy rõ khả năng tiếp nhận thông tin của não và đã

từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm 2 phần Phần nãotrái và phần não phải Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần cơ thể bên phải của

cơ thể, trong khi đó ngược lại não phải điều khiển phần bên trái của cơ thể Não trái cóchức năng xử lý các thông tin mang tính chất Học Thuật (phân tích, lý luận…) Não

Trang 16

phải có chức năng xử lý các thông tin mang tính Tưởng Tượng (màu sắc, hình dạng, mơmộng…) 90% các môn học ở trường chỉ sử dụng não trái, khi nó phải làm việc hết côngsuất thì não phải “ngồi không” Do đó có những lúc ngồi trong lớp mơ mộng, suy nghĩmông lung bị giáo viên đánh giá là mất tập trung nhưng thật chất là do não phải của các emđang “đòi làm việc” BĐTD cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc đó nên để giải quyết vấn

đề này, chúng ta cần bắt cả hai bán cầu não của các em cùng làm việc BĐTD là cách làmviệc hết công suất của não, rất hiệu quả được ví như là một người làm việc bằng hai tay thìbao giờ cũng nhanh hơn người làm việc một tay

Hai vỏ bán cầu não có khuynh hướng chia hai nhóm chức năng tư duy chính Bán cầunão phải dường như trội hơn trong các hoạt động tư duy sau: nhịp điệu, nhận thức vềkhông gian, gestalt (tính toàn thể), tưởng tượng, mơ mộng, màu sắc và kích thước Còn báncầu não trái dường như trội hơn ở những chức năng tư duy khác nhưng cũng không thuakém: lời nói, suy luận, số, xâu chuỗi, quan hệ tuần tự, phân tích và liệt kê

Từ trước tới nay, thông tin được chúng ta ghi chép chủ yếu bằng các ký tự, đườngthẳng và những con số Theo các nhà nghiên cứu khoa học, với cách ghi chép truyền thốngnày, con người chỉ mới sử dụng một nửa phía bên trái của bộ não Điều đó có nghĩa làchúng ta chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên phải của não cả Nói cách khác, chúng ta vẫnđang sử dụng 50% khả năng của bộ não để phục vụ cho việc ghi chép thông tin Sơ đồ tưduy giúp con người thực hiện được mục tiêu tận dụng hết 50% khả năng còn lại của bộnão

6 Sử dụng bản đồ tư duy như thế nào?

 Viết chủ đề chính hoặc hình ảnh vào giữa tờ giấy Có thể vẽ hình ảnh baoquanh để giúp chủ đề nổi bật và khắc sâu vào não bộ

 Từ chủ đề tiếp tục vẽ thêm các nhánh lớn, từ các nhánh lớn lại vẽ tiếp nhánhphụ, phân nhánh của nhánh phụ…Nhánh càng gần chủ đề thì càng tô đậmhơn, dày hơn Hãy dùng màu sắc vì màu sắc giúp não chúng ta phân biệtthông tin tốt hơn

 Trên mỗi nhánh ghi thông tin một cách vắn tắt nhất (từ hoặc câu đơn) Tránhdùng những từ ngữ câu cú dài dòng vì vừa rối mắt vừa ít có giá trị ghi nhớ

6.1 Những chú ý khi vẽ sơ đồ tư duy

 Mỗi nhánh chính nên dùng một màu sắc khác nhau

Trang 17

 Sử dụng nhiều hình vẽ, biểu tượng, ký hiệu, mật mã, mũi tên sẽ giúp kíchthích thị giác và não bộ ghi nhớ thông tin nhanh hơn, lâu hơn

 Dùng đường cong thay vì đường thẳng khi vẽ nhánh

 Khi bế tắc ở một nhánh nào đó, hãy chuyển sang nhánh khác

 Ghi ngay ý tưởng vào giấy khi nó đột nhiên xuất hiện

6.2 Một số hướng dẫn khi tạo bản đồ tư duy

Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề: Tại sao lại phải dùng

hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp chúng ta

sử dụng trí tưởng tượng của mình Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng tatập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn

Luôn sử dụng màu sắc: Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích

Trang 18

hai,… bằng các đường kẻ Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thìcàng được tô đậm hơn, dày hơn Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽhiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sựliên tưởng

Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ.

Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…).

Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường

cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều

Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

II Tìm hiểu chung về tình hình học tập và đào tạo sinh viên hiện nay:

1 Phương pháp học tập chung của sinh viên

1.1 Khái niệm học và phương pháp học

1.1.1 Học là gì?

Việc học được quy chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau như: “Học là quátrình nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại, nhắc đi nhắc lại để ghi nhớ, để bắt chước, đểhiểu, để làm” hoặc “Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đóchủ yếu là tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằngcách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong củacon người mình” Tuy nhiên, học như thế nào để có hiệu quả, biến quá trình họcthành quá trình tự học là vấn đề được nhiều người quan tâm Với yêu cầu dạy họclấy học sinh sinh viên (HS, SV) làm trung tâm trong đào tạo theo học chế tín chỉ,nghĩa là HS, SV phải được nói, được tìm hiểu, khám phá tri thức, hay được hoạtđộng, được làm, “Học trong hoạt động và bằng hoạt động” (Nguyễn Bá Kim) thìmột vấn đề đặt ra là HS, SV phải biết cách học như thế nào, tìm hiểu, hoạt động nhưthế nào Đó chính là vấn đề “Phương pháp (PP) học của HS, SV”

1.1.2 Phương pháp học là gì?

Những cách thức hay đường lối học hành mà khi chúng ta đầu tư vào học tậpvới những khoảng thời gian hợp lí và mang lại hiệu quả cao Giúp người học hiểu rõ

và nắm bắt được nội dung của bài học thì được gọi là phương pháp học tập

1.2 Một số phương pháp học của sinh viên

1.2.1.Các PP thu nhận thông tin:

Trang 19

- PP đọc sách và ghi chép: Đọc từng đoạn, từng chương, từng nội dung của

tài liệu và ghi chép những vấn đề cơ bản, tóm tắt nội dung hoặc đề cương là giúpngười học nắm được tổng thể kết quả nội dung đã học là gì, có khi làm sáng tỏ vấn

đề người học đang cố tìm hiểu thêm về một đối tượng, một nội dung trong quá trìnhhọc Đây cũng là cách thu nhận thông tin thường xuyên nhất của người học Trongquá trình dạy học, giảng viên (GV) yêu cầu sinh viên đọc một tài liệu hoặc một sốtrang của của tài liệu, tìm hiểu và tóm tắt nội dung trước khi đến lớp Cũng có khigiao phần đọc thêm sau khi đã học một nội dung để bổ sung kiến thức, làm rõ thêmvấn đề mà GV không giảng trên lớp Kiểm tra bằng kết quả tóm tắt của SV, trả lờimột số câu hỏi (CH) do GV đưa ra;

- PP hỏi: Hỏi là tự mình đặt CH trong quá trình học để tìm hiểu và giải đáp

một số vấn đề chưa rõ, cần làm sáng tỏ Hỏi và tìm câu trả lời là cách thức khôngchấp nhận dễ dàng một vấn đề khi chưa hiểu rõ và thể hiện tư duy tích cực trongquá trình học tập Biết cách đặt câu hỏi cũng là biết cách nhận diện, khám phá cáckhía cạnh của vấn đề, cần dành thời gian cho SV hỏi, hoặc sử dụng trong khi SVthảo luận, hoặc sau khi một nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình, GV yêu cầucác nhóm khác thảo luận, chất vấn nhóm vừa trình bày GV hướng dẫn SV sử dụngcác câu hỏi có các từ hỏi: Cái gì, là gì? Tại sao, vì sao? Ở đâu? Khi nào? Như thếnào? Khuyến khích SV hỏi và có thể cộng điểm cho SV, cho nhóm nếu hỏi đượccâu hỏi đúng và hay;

- PP nghe giảng: Nghe giảng là điều cần thiết của HS, SV để thu nhận thông

tin từ GV Nghe giảng giúp HS, SV biết được những điều đơn giản của nội dung bàihọc qua người đã nghiên cứu, có kinh nghiệm, có hiểu biết về nội dung cần học,đồng thời được phân tích, minh họa qua các ví dụ Cách trình bày, tiếp cận, nhấnmạnh những điều cơ bản của GV qua cử chỉ, giọng nói làm cho HS, SV chú ý, hiểu

và ghi nhớ hơn, thu nhận thông tin tốt hơn Yêu cầu SV đi học chuyên cần, có ghichép và kiểm tra là cách giúp SV nghe giảng thường xuyên, không bỏ qua các bàigiảng của GV;

- PP nhớ: Ghi nhớ những vấn đề cơ bản để sử dụng trong các trường hợp cầnthiết là yêu cầu bắt buộc ở một số nội dung trong quá trình học, ví dụ khái niệm,định nghĩa, quy tắc, quy trình, định lý, định luật, công thức tính… Ghi nhớ là cách

Trang 20

thu nhận thông tin cơ bản không thể thiếu trong quá trình học, bằng cách lặp đi lặplại một vài lần, hoặc ứng dụng một số lần cho đến khi thuộc Có thể nhớ nội dung,cũng có thể nhớ phương pháp, cách tìm nó ở đâu, như thế nào Yêu cầu SV họcthuộc, nhớ những điều cơ bản, hỏi đi hỏi lại SV, hướng dẫn SV cách học và nhớ,vận dụng sẽ giúp SV nhớ và nhớ lâu hơn;

- PP dùng từ điển, sử dụng CNTT: Từ điển giúp người học tra cứu để làm rõ

khái niệm, từ đó hiểu nội hàm khái niệm, có thể có ví dụ minh họa Tra từ điển cũng

là cách thu nhận thông tin nhanh và bổ ích cho HS SV khi cần tìm hiểu một kháiniệm bắt gặp mà chưa có lời giải thích hoặc chưa hiểu rõ nội hàm của nó GV yêucầu SV tìm hiểu, giải thích các thuật ngữ, tạo điều kiện cho SV tra từ điển, học qua

từ điển Bản thân GV khi giảng, trình bày cũng liên hệ theo từ điển thì từ, cụm từ,thuật ngữ đó được hiểu như thế nào để SV có thói quen sử dụng từ điển trong họctập và cuộc sống;

- PP học trong sự tập trung tư tưởng cao độ: Học trong sự tập trung tư tưởng

cao độ giúp người học nhớ và hiểu được những vấn đề cơ bản của tri thức, tínhlogic của nội dung, thông tin thu được nhiều và nhanh hơn Thường thì tập trung tưtưởng cao độ sẽ giúp người học hiểu kỹ hơn, nhớ lâu hơn, do vậy cũng là PP thunhận thông tin tích cực Ở lớp, GV yêu cầu SV tập trung chú ý, thỉnh thoảng hỏi lạivấn đề vừa trình bày, làm cho SV phải tập trung chú ý Yêu cầu SV về nhà phải có

kế hoạch học tập và tập thói quen tập trung tư tưởng học trong khi thực hiện kếhoạch học tập trong một thời gian nhất định

1.2.2 Các PP xử lý thông tin:

- Diễn đạt ý kiến: Diễn đạt ý kiến là trình bày cho người khác hiểu một nội

dung theo cách hiểu của mình Bằng cách sắp xếp và trình bày theo một ý tưởng nào

đó, hình thức nào đó, diễn đạt ý kiến chính là xử lý thông tin theo cách riêng củamình theo một logic xác định GV thường xuyên tạo điều kiện, yêu cầu SV lần lượtthay nhau trình bày trong nhóm, không có ai không có ý kiến riêng của mình sẽgiúp SV diễn đạt tốt hơn trong quá trình học;

- Học bằng PP tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống là xem xét sự vật trong

một thể thống nhất với các yếu tố có quan hệ, ràng buộc lẫn nhau, phụ thuộc nhau,ảnh hưởng đến nhau Khi thay đổi một thành phần, một yếu tố trong hệ thống thì

Trang 21

các yếu tố khác cũng có sự thay đổi Vì vậy, PP tiếp cận hệ thống giúp cho HS, SVgắn các đối tượng có liên quan trong một chỉnh thể để xem xét, phát hiện các mốiquan hệ giữa chúng trong quá trình học Yêu cầu SV lập đề cương, lập sơ đồ tóm tắtmột chương sau khi học sẽ giúp SV sắp xếp, liên kết các vấn đề thành hệ thống,theo một cấu trúc nào đó và có sự giải thích cũng là một cách giúp SV tiếp cận hệthống;

- Đặt CH: Đặt CH để tìm hiểu, để phân loại, sắp xếp đối tượng theo một cấu

trúc, hệ thống nào đó Đó cũng là cách xử lý thông tin một cách tích cực từ ngườihọc Bản thân GV cần đặt CH và yêu cầu SV đặt CH trong quá trình học;

- Nghiên cứu theo nhóm: Nghiên cứu theo nhóm giúp các thành viên trong

nhóm giải quyết các vấn đề khác nhau do nhóm đặt ra và phân công cho các thànhviên Đó là cách xử lý thông tin theo PP liên kết mạng Nghiên cứu theo nhómkhông chỉ giúp người học thu nhận thông tin của nội dung cần nghiên cứu một cáchtổng thể mà còn thu nhận thông tin qua PP thực hiện, xử lý thông tin của các thànhviên trong nhóm GV giao việc, hướng dẫn SV hoạt động nhóm và kiểm tra kết quả

để giúp SV nghiên cứu theo nhóm và xử lý thông tin trong quá trình học;

- Lập sơ đồ: Là một cách sắp xếp các thông tin theo một kiểu nào đó làm nổi

bật đặc tính của sự vật, hiện tượng, có sự so sánh, đối chiếu với một chuẩn nào đó.Lập sơ đồ và cách xử lý thông tin, đưa thông tin vào mối quan hệ, so sánh, đối chiếuvới các định mức, tiêu chuẩn cần thiết Tùy vào nội dung bài học mà GV yêu cầu

SV lập sơ đồ, biểu bảng phù hợp;

- Viết đoạn văn: Viết đoạn văn với những yêu cầu trình bày, diễn tả nội dung

có liên quan đến việc mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp một vấn đề Có khi sửdụng trong thuyết minh một vấn đề, bảo vệ một luận điểm bằng ngôn ngữ Đó cũng

là cách xử lý thông tin bằng ngôn ngữ thông thường khi cần thiết;

- Sắp xếp khái niệm: Sắp xếp khái niệm là xử lý thông tin theo một trật tự

logic, một hệ thống, một đặc điểm hoặc một tính chất nào đó Khi có nhiều kháiniệm khác nhau, GV cho SV sắp xếp các khái niệm để hiểu rõ mối quan hệ giữa cáckhái niệm, làm cho SV hiểu rõ hơn nội dung bài học;

Trang 22

- Viết tóm tắt từ các bảng ghi chép: Đây là cách xử lý thông tin qua cách hiểu

của người học bằng cách thu thập, tổng hợp, chắt lọc, sắp xếp lại các tri thức theomột yêu cầu nào đó sau khi đã ghi chép một số nội dung

1.2.3 PP nghiên cứu khoa học:

Bài tập nghiên cứu; Khóa luận tốt nghiệp; Luận văn tốt nghiệp là những PP

giúp người học trình bày những vấn đề nghiên cứu theo một trình tự, hệ thống, logic

về các kiến thức, kỹ năng học được trong quá trình học tập Nó thể hiện cao nhất kếtquả học tập của người học Nó cũng thể hiện năng lực, trình độ, khả năng phân tích,tổng hợp, cách trình bày, diễn đạt một vấn đề của người học Những quy định vềcác phương pháp thực hiện hình thức học tập này có các quy định riêng có thể thamkhảo ở các tài liệu khác mà chúng tôi không trình bày ở đây

1.2.4 PP rèn luyện tư duy:

Học là quá trình nhận thức, hiểu và nắm tri thức, từ đó vận dụng trong thực

tế Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, cho phép người học đi sâu vàobản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật, hiểu được bản chất và mối quan hệcủa sự vật, hiện tượng PP rèn luyện tư duy giúp người học hiểu sâu kiến thức, nắmbản chất của sự vật, hiện tượng, biết cách suy luận để tìm hiểu vấn đề và giải quyếtvấn đề Rèn luyện tư duy là cách giúp người học có phương pháp học, cách học tốt,phẩm chất trí tuệ cao, kết hợp với rèn luyện các phẩm chất của nhân cách để rènluyện tư duy cho HS, SV trong quá trình tự học, GV chú ý sử dụng các thao tác tưduy so sánh, phân tích, tổng hợp, tương tự, khái quát hóa, trừu tượng hóa Đồng thời

sử dụng các PP suy luận như suy diễn, quy nạp, hay PP khám phá, tìm tòi GV cầnkết hợp tư duy logic, tư duy biện chứng và các loại hình tư duy khác (Tư duy phêphán, tư duy sáng tạo…) trong dạy học Sau khi thực hiện các thao tác, PP trên, cầncho SV nhìn lại, nhận xét, đánh giá lại kết quả và bước đi của mình để học cách tưduy, học PP tư duy, dần hình thành thói quen và bồi dưỡng các phẩm chất trí tuệcho SV

1.2.5 PP tương tác, hợp tác:

Theo GS.TSKH Nguyễn Hữu Châu (làm việc tại ĐH Quốc Gia Hà Nội, tríchtrong giáo trình “Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học

Trang 23

trong nhà trường” của Nguyễn Hữu Châu) có đề cập rằng trong dạy học hợp tác, cóthể vận dụng tổ chức bài học hợp tác với các hình thức như sau:

- Ghi chép bài hợp tác theo cặp

- Cùng tóm tắt bài với người bên cạnh

- Đọc và giải thích tài liệu theo cặp

- Từng cặp cùng viết bài và chỉnh sửa bài

- Ôn luyện theo cặp

- Giải quyết vấn đề theo cặp

- Tranh luận về các vấn đề của bài học

- Điều tra nhóm

Các PP này giúp người học nỗ lực nhiều hơn, hiệu suất làm việc cao hơn,trạng thái tâm lý tốt hơn, có mối quan hệ tích cực hơn với nhau trong học tập Trongquá trình dạy và học, tùy từng nội dung mà GV yêu cầu, hướng dẫn SV thực hiện

PP tương tác, hợp tác trong học tập cho phù hợp, đặc biệt tổ chức hoạt động tươngtác hợp tác trong các giờ thực hành, ôn tập, thực hiện chuyên đề GV có thể kiểm tra

và đánh giá kết quả của các cặp, các nhóm sau khi thực hiện

1.2.6 PP tự kiểm tra, tự điều chỉnh:

Tự kiểm tra, tự điều chỉnh là một yêu cầu đối với SV trong dạy học theo hệtín chỉ để giúp SV tự chủ, biết đánh giá kết quả học tập, làm việc của bản thân, dầnhình thành tính độc lập, tính trách nhiệm, tính tự chủ của bản thân Để giúp SV tựkiểm tra, tự điều chỉnh, GV có thể sử dụng các hình thức:

- Phân tích một câu hỏi, lập dàn ý trả lời một câu hỏi;

- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

- Chuẩn bị bài kiểm tra viết;

- Chuẩn bị bài thi tự luận;

- Học từ các tín hiệu phản hồi

2 Thực trạng học tập của sinh viên

II.1 Khái quát chung tình hình

2.1.1 Công tác học tập chung của sinh viên

Trang 24

Như trong thực tế ta đã thấy việc giảng dạy các môn học tại trường ĐH và

CĐ trên toàn quốc không theo một tiêu chuẩn nào hết, mà tùy thuộc vào loại hìnhđào tạo, mục tiêu đào tạo của trường để có những tài liệu phương pháp học cho phùhợp với loại hình đào tạo đó Vì thế trong một môn học mà các tác giả đề cập theonhiều khía cạnh khác nhau nên đối với những sinh viên mới làm quen với môn họcrất khó khăn để tìm ra cho mình một phương pháp học tốt nhất Hiện nay đa số việcgiảng dạy phổ biến là người thầy lên lớp và dựa trên các tài liệu như bài giảng, tàiliệu in (phục vụ cho máy chiếu), các slice để giảng dạy cho sinh viên Với giáo ándạng vở ghi thì để vẽ một hình minh họa thì giáo viên mất rất nhiều thời gian, vàsinh viên thì ngồi nhìn lên slice và chép không kịp, bài thì dài

2.1.2 Thực tế công tác học tập của sinh viên tại khoa Tin học

Qua việc học tập và khảo sát thực tế tại khoa Tin học , ĐH Sư phạm – ĐH

Đà Nẵng, việc giảng dạy và học tập của sinh viên thì môn Cấu trúc dữ liệu và giảithuật thường bắt đầu vào kì hai của năm hai Trước đó đã được cung cấp các kiếnthức về các môn học phục vụ cho môn này như: Tin học đại cương, toán rời rạc Môn học được giao cho giáo viên của bộ môn Khoa học máy tính Khi được phâncông giảng dạy môn học giáo viên thường chuẩn bị tài liệu, tiến hành chuẩn bị bàigiảng để phục vụ công việc giảng dạy của mình Tuy nhiên do chưa thống nhất giáotrình nên với mỗi giáo viên sẽ có những tài liệu khác nhau để phục vụ cho công việctruyền thụ cho sinh viên, chính vì vậy nên sinh viên sẽ bị động về mặt tài liệu học,nên sinh viên không thể tiếp cận môn học trước theo cách thức tự học ở nhà, chỉ đếnkhi môn học được giảng dạy giáo viên đưa ra các yêu cầu về giáo trình và tài liệuchủ yếu dùng để tham khảo khi đó sinh viên mới chủ động học với môn học được.Bên cạnh đó phương pháp truyền thụ còn nhiều hạn chế, kiến thức truyền đạt chưahết do chỉ dùng phấn bảng kết hợp bài giảng bằng slice đơn giản, nên nhiều thôngtin cần mô phỏng trong quá trình giảng dạy sẽ không được nêu ra, các phần giảngrất dài và không có liên kết ở cuối bài, không hệ thống được lại kiến thức toàn bàihay toàn chương nên kiến thức dễ bị rời rạc đứt khúc không logic và khó hiểu chosinh viên Vì vậy đòi hỏi phải tìm ra một phương pháp hỗ trợ nào đó có thể giúpsinh viên cũng cố và hệ thống kiến thức rõ ràng đầy đủ sau khi được truyền đạt củathầy giáo và giúp cho SV hình thành trước lượng kiến thức cơ bản, những nội dung

Trang 25

chính, và ôn tập cũng cố hình thành tư duy logic xâu chuổi các kiến thức tốt nhấttrong bài học Vì thế Thầy Hướng dẫn đã thúc đẩy và phát động trong các sinh viên

và giáo viên tìm ra phương pháp mới để hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập củasinh viên khoa Tin học

2.1.3 Xu thế thời đại

Từ những yêu cầu trong công tác học tập hiện đại thì cần phải tìm và xâydựng nên một phương pháp hỗ trợ tốt nhất đối với môn học này là cần thiết, khi đó

sẽ hình thành được một hệ thống kiến thức rõ ràng và khoa học cho môn học này

mà ai cũng có thể lấy nó làm tham khảo và học tập Dựa vào khuôn dạng đó vàphần mềm sơ đồ tư duy IMINMAP thì các bạn có thể tự chỉnh sữa hệ thống kiếnthức theo mỗi người cho dễ nhớ nhưng không thay đổi kiến thức khoa học của mônhọc

Trong phương pháp hỗ trợ học tập sẽ bao gồm các đặc điểm sau:

+ Phần lý thuyết chính của từng chương trong môn học cần truyền đạt tới các

em sinh viên

+ Có các dẫn chứng bằng phương pháp sơ đồ tư duy vào các chương và cácbài cụ thể trong môn Cấu trúc dữ liệu và giải thuật đó, biến các chuỗi kiến thức dàithành những khuôn mẫu kiến thức nhất định giúp sinh viên dễ khái quát và tổng hợpkiến thức

Do hiệu quả thực tế của quá trình áp dụng phương pháp này vào học tập củasinh viên và giáo viên cũng có thể áp dụng được, nó đáp ứng được nhu cầu côngviệc học tập và khám phá của sinh viên trong tương lai, có tiềm năng sử dụng lâudài và hiệu quả rất cao Do nó có tính phát triển và logic cao nên cũng là một trongnhững xu thế thời đại Trong quá trình thực hiện nội dung đồ án em đi vào giảiquyết áp dụng vào môn học: “Cấu trúc dữ liệu và giải thuật” và tập trung một sốđiểm

2.2 Tình hình thực tế sinh viên học học phần CTDL – GT khoa Tin học 2.2.1 Những thuận lợi

Trang 26

Qua khoảng thời gian học tập tại Khoa Tin học trường ĐH Sư phạn Đà Nẵnggần 4 năm học, nên em đã hiểu rất nhiều về thuận lợi của sinh viên học tại Khoa:

Khoa là một khoa mũi nhọn trong trường nên đã được nhà trường cung cấpcho khoa một lượng máy tính không nhỏ nên đa phần các SV được học và thựchành ngay trên máy tính

Đa phần hầu như các SV đều tự trang bị cho mình một cái máy phục vụ chohọc tập và thực hành tại nhà

Có đội ngũ giảng viên có bề giày kinh nghiệm và tận tình trong giảng dạy

Trước khi học học phần CTDL – GT thì các SV đã được trang bị cho lượngkiến thức cơ bản làm tiên đề học tốt hơn học phần này

Có bộ giáo trình không ngừng được chỉnh sữa, cập nhật và bổ sung kiến thứcmới qua hàng năm để cho phù hợp hơn với chương trình mới, trong mỗi bài học đều

có phần lý thuyết và bài tập ứng dụng rõ ràng, sau các chương học đều có những bàitập thực hành áp dụng thực tế và sâu sắc giúp học sinh nắm bắt rõ hơn

3 Những khó khăn của SV khi học học phần CTDL - GT.

Hầu như học phần này còn khá mới lạ với lượng kiến thức nặng và nhiều đốivới một sinh viên năm thứ hai nên có thể tất cả sinh viên không phải ai cũng có thể

dễ dàng nắm bắt và tiếp thu hết lượng kiến thức đó

Và thực sự đây là một môn học rất trừu tượng và khó

Cách học của SV còn chủ yếu là theo phương pháp truyền thống, thầy giảngtrò nghe, thầy đọc trò chép nên không phát huy được vai trò chủ động, và sáng tạotrong học tập

Một số SV còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của học phần đối vớicác học phần khác trong ngành đào tạo đặc thù này, nên còn lơ là trong học tập,không chú tâm vào học tập và nghiên cứu, nên sẽ dễ bị mất đi những cái cơ sở vàquan trọng trong học phần này mang lại

Trang 27

+ Phần về lưu trữ và tìm kiếm trên tệp.

cá nhân như: Mang học phần khác ra học, tìm hiểu máy tính, truy cập mạng, tán gẫuvới bạn bè, tận dụng phòng mạng truy cập facebook đọc báo v…v Đa số các SVchưa thật sự cảm thấy hứng thú trong giờ học học phần này

 Tính tiêu cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: SV thụ động, khôngchịu trả lời những câu hỏi của giáo viên đưa ra, không thích phát biểu ý kiến củamình trước những vấn đề và tình huống được nêu ra, không tập trung chú ý vào vấn

đề đang học Không chịu đọc bài trước, làm bài tập mà giáo viên đưa ra cũng nhưnhững bài tập sau mỗi chương, bỏ qua những câu hỏi cũng như những bài toán quákhó…

 Để học tốt học phần thì chỉ một phần là hướng dẫn của giáo viên còn chủyếu là tính tự giác và chủ động học tập và nghiên cứu của mỗi sinh viên Vai trò củamỗi SV là vai trò quyết định tới kết quả học tập

III Cơ sở lý thuyết về học phần CTDL – GT

1 Mã số học phần

2 Số tín chỉ: 3

3 Tổng số tiết: 45 tiết

4 Điều kiện tiên quyết:

Học phần tiên quyết: không

Học phần trước: Nhập môn cơ sở dữ liệu

Học phần song hành: không

5 Tóm tắt nội dung học phần: Học phần này dạy cho sinh viên các phương pháp

tổ chức dữ liệu theo các cấu trúc kinh điển như mảng, danh sách liên kết, hàng đợi, ngăn xếp, cây,…và các thuật toán tìm kiếm, sắp xếp kinh điển trên các cấu trúc đó Học phần cũng rèn luyện cho sinh viên các kỹ thuật lập trình để cài đặt

Trang 28

các cấu trúc dữ liệu và thuật toán Học tốt các học phần về kỹ thuật lập trình và cấu trúc dữ liệu giúp cho sinh viên có một nền tảng để giải quyết những yêu cầu này thường nảy sinh trong quá trình viết chương trình, không phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình cụ thể nào.

6 Mục tiêu học phần

Kết thúc học phần sinh viên có khả năng:

Về kiến thức:

1) Giải thích khái niệm thuật toán, độ phức tạp thuật toán

2) Giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn cấu trúc dữliệu

3) Mô tả chi tiết và giải chỉ ra ưu khuyết điểm của CTDL - GT cơ bản:mảng, danh sách liên kết, cây nhị phận, cây nhị phân, hàng đợi…4) Sự trừu tượng hóa dữ liệu

5) Kiểu dữ liệu trừu tượng (KDLTT) và cài đặt KDLTT bởi lớp C++.6) Phân tích thuật toán

7) Các phương pháp thiết kế thuật toán

Về kỹ năng: Rèn luyện cho các sinh viên kỹ năng

1) Cài đặt các CTDL cơ bản và các thuật toán cơ bản (tìm kiếm, sắp xếp,chèn, xóa, hiệu chỉnh) trên các CSDL đó

2) Vận dụng các CTDL cơ bản vào các bài toán thực tế

3) Đánh giá so sánh độ ưu việt của các CTDL trong các bài toán thực tế.4) Biết sử dụng các KDLTT trong các chương trình ứng dụng

5) Biết vận dụng các kỹ thuật thiết kế thuật toán để đưa ra các thuật toánmới cho một vấn đề đặt ra

Thái độ, chuyên cần: Nghiêm chỉnh chấp hành giờ học trên lớp và giờ tự

học, chuẩn bị tốt các câu hỏi trước khi lên lớp

7 Nội dung chính của học phần

Dựa trên yêu cầu và mục tiêu chung của chương trình đào tạo khoa Tin học, học

phần CTDL – GT được biên soạn với các nội dung chính sau:

- Nhập môn cấu trúc dữ liệu

- Cấu trúc dữ liệu và danh sách

Trang 29

Chương 1 Nhập môn cấu trúc dữ liệu

I giải thuật và cấu trúc dữ liệu

1 Ý nghĩa của cấu trúc dữ liệu

2 Cấu trúc dữ liệu và các vấn đề liên quan

a Dữ liệu và lưu trữ dữ liệu

b Các kiểu dữ liệu đơn giảni) Kiểu số nguyên (integer)ii) Kiểu số thực (real)iii) Kiểu kí tự ( har)iv) Kiểu logic (boolean)

c Các kiểu dữ liệu cấu trúci) Kiểu mảng

ii) Kiểu chuỗiiii) Kiểu bản ghi (record)iv) Kiểu tập hợp (set)v) Kiểu tập tinvi) Kiểu chỉ điểm (pointer)

Trang 30

c Chương trình con

ii) Thủ tục

II Phân tích thiết kế chương trình

1 Chu trình phát triển phần mềm (software life cycle)

2 Phương pháp thiết kế, lập trình cấu trúc

a Thiết kế từ trên xuống và modul hóa

b Tinh chỉnh từng bước

3 Ví dụ minh họa: bài toán sắp xếp

III Phân tích đánh giá giải thuật

1 Các tiêu chuẩn đánh giá

c Cách tính độ phức tạp cho các cấu trúc thuật toán

d Cách tính độ phức tạp cho các công thức truy hồi

cơ sở

IV.Đệ quy và giải thuật đệ quy

1 Khái niệm đệ quy

2 Cài đặt thuật toán đệ quy

Chương 2 Cấu trúc dữ liệu danh sách

I Danh sách (list)

1 Định nghĩa

Trang 31

2 Các phép toán trên danh sách

a Phép duyệt danh sách

b Phép tìm kiếm

c Thêm phần tử vào danh sách

d Loại bỏ phần tử khỏi danh sách

e Sữa đổi phần tử trong danh sách

f Sắp xếp thứ tự trong danh sách

g Tách một danh sách thành nhiều danh sách

h Ghép nhiều danh sách thành một danh sách mới

i Trộn nhiều danh sách thành danh sách mới

II Danh sách đặc (Condensed list)

1 Định nghĩa và khai báo

e Loại bỏ phần tử vào danh sách

3 Đặc điểm của danh sách đặc

a Ưu điểm

b Nhược điểm

III Danh sách liên kết

1 Định nghĩa và khai báo

Trang 32

i) Trường hợp danh sách không có thứ tựii) Trường hợp danh sách có thứ tự

d Chèn phần tử vào danh sách

i) Trường hợp chèn vào đầu danh sáchii) Trường hợp chèn vào cuối danh sáchiii) Trường hợp chèn vào sau phần tử thứ q

e Loại bỏ phần tử khỏi danh sách

i) Trường hợp loại phần tử đầu danh sáchii) Trường hợp loại phần tử sau phần tử q

f Ghép nhiều danh sách thành danh sách mới

g Trộn nhiều danh sách thành danh sách mới

3 Đặc điểm của danh sách liên kết

d Loại bỏ phần tử ra khỏi danh sách

V Danh sách liên kết kép (Doubly linker list)

Trang 33

ii) Trường hợp thêm phần tử vào sau phần tử

qiii) Trường hợp thêm phần tử vào danh sách

đã có thứ tự

d Loại bỏ phần tử khỏi danh sách

e Tìm kiếm phần tử trong danh sách

VI Danh sách liên kết vòng

1 Định nghĩa

2. Các phép toán trên danh sách

Chương 3 Ngăn xếp và hàng đợi

c Thêm phần tử vào ngăn xếp

d Loại bỏ phần tử khỏi ngăn xếp và đưa vào biếnItem

3 Tổ chức theo danh sách liên kết

a Khai báo

b Khởi tạo

c Thêm phần tử vào ngăn xếp

d Loại bỏ phần tử khỏi ngăn xếp

Trang 34

2 Biểu diễn cây nhị phân

a Khai báo cây

b Khởi tạo cây

3 Duyệt cây nhị phân

a Duyệt cây theo thứ tự NLR

b Duyệt cây theo thứ tự LNR

c Duyệt cây theo thứ tự LRN

Trang 35

i) Trường hợp danh sách không có thứ tựii) Trường hợp danh sách có thứ tự

2 Tìm kiếm nhị phân

3 Tìm kiếm nội suy

II Cây nhị phân tìm kiếm

1 Cây nhị phân tìm kiếm

b Nút loại bỏ chỉ có một cây con child

c Nút loại bỏ có cây con trái và phải

3 Phương pháp dây chuyền

4 Chương trình minh họa

Chương 6 Các thuật toán sắp xếp nội

I.Một số phương pháp đơn giản

1 Phương pháp chọn (Selection Sort)

a Thủ tục thuật toán cho danh sách đặc

b Thủ tục thuật toán cho danh sách liên kết

2 Phương pháp chèn (Insertion Sort)

3 Phương pháp chèn nhị phân (Binary insection)

4 Phương pháp nổi bọt – BubbleSort

5 Phương pháp ShakerSort

6 Phương pháp đếm so sánh – Compatison Counting

Trang 36

7 Phương pháp đếm phân phối – DistributionCounting Sort

II Phương pháp sắp xếp nhanh – QUICKSORT

III Phương pháp vun đống – HEAPSORT

1 Bài toán sắp xếp ngoài

2 Trộn hai tập tin có thứ tự (MergeSort)

3 Phương pháp trộn tự nhiên (Natural Two-wayMergeSort)

II Lưu trữ và tìm kiếm tệp

1 Tổ chức File kiểu Heap

Trang 37

4 B-cây

Bảng 1.1 bảng nội dung chính

Vì các chương trong học phần CTDL – GT cũng tương đương nội dung tìm hiểu qua các bước thực hiện như nhau nên em sẽ tập trung phân tích tìm hiểu và áp dụng thực hiện đề tài trong 3 chương chính đó là: chương 1, 2 và chương 3.

8 Giới thiệu nội dung chính của các chương 1, 2, 3 của học phần CTDL - GT 8.1 CHƯƠNG 1: Nhập môn cấu trúc dữ liệu

8.1.1 Mục tiêu

Sau khi học xong chương này sinh viên phải :

- Biết được một cách tổng quan về cấu trúc dữ liệu và giải thuật

- Biết tổ chức dữ liệu theo cấu trúc thích hợp để việc xứ lý bài toán

sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao

- Ứng dụng làm được một số bài tập liên quan

8.1.2 Kiến thức cơ bản cần thiết

Để học tốt chương này, sinh viên cần phải nắm vững kỹ năng lập trình cănbản như:

- Các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình

- Các cấu trúc điều khiển thuật toán

- Biết phân tích và thiết kế chương trình

- Biết phân tích đánh giá giải thuật

- Tìm hiểu về đệ quy và giải thuật đệ quy

8.2.CHƯƠNG 2: Cấu trúc dữ liệu danh sách

8.2.1 Mục tiêu

Sau khi học xong chương này sinh viên phải :

Trang 38

- Tìm hiểu và nắm được các dạng cấu trúc dữ liệu danh sách nhưdanh sách đặ danh sách liên kết.

- Cài đặt cây và thực hiện các phép toán trên cấu trúc dữ liệu danhsách

- Ứng dụng làm được một số bài tập liên quan

8.2.2 Kiến thức cơ bản cần thiết

Để học tốt chương này, sinh viên cần phải nắm vững kỹ năng lập trình cănbản như:

- Kiểu con trỏ (pointer)

- Các cấu trúc điều khiển, lệnh vòng lặp

- Lập trình theo từng module (chương trình con) và các gọi chươngtrình con đó

- Lập trình đệ quy và gọi đệ quy

8.2.3 Nội dung

Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:

- Các thuật ngữ cơ bản về danh sách

- Kiểu dữ liệu danh sách, kiểu dữ liệu danh sách đặc, kiểu dữ liệudanh sách liên kết đơn, kiểu dữ liệu danh sách đa liên kết, kiểu dữliệu danh sách liên kết kép, kiểu dữ liệu danh sách liên kết vòng

8 3.CHƯƠNG 3 : Ngăn xếp và hàng đợi

8.3.1 Mục tiêu

Sau khi học xong chương này sinh viên phải :

- Nắm vững khái niệm về ngăn xếp, hàng đợi

- Cài đặt cây và thực hiện các phép toán trên ngăn xếp và trên hàngđợi

- Ứng dụng làm được một số bài tập liên quan

8.3.2 Kiến thức cơ bản cần thiết

Để học tốt chương này, sinh viên cần phải nắm vững kỹ năng lập trình cănbản như:

- Kiểu con trỏ (pointer)

- Các cấu trúc điều khiển, lệnh vòng lặp

Trang 39

- Lập trình theo từng module (chương trình con) và các gọi chươngtrình con đó.

- Lập trình đệ quy và gọi đệ quy

- Kiểu dữ liệu trừu tượng trong danh sách

8.3.3 Nội dung

Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:

- Các thuật ngữ cơ bản về ngăn xếp và hàng đợi

- Cách tổ chức ngăn xếp theo danh sách đặc và danh sách liên kết

- Cách tổ chức hàng đợi theo danh sách đặc và danh sách liên kết

IV Tìm hiểu về cách ghi chép thông thường

1 Các công cụ trong lối ghi chú theo kiểu thông thường

Trang 40

của vỏ não Nguyên nhân là các kĩ năng chuyên dụng của bán cầu não trái và báncầu não phải không thể tương tác với nhau để tạo ra những vòng xoáy hoạt động vàtăng trưởng trí khôn.

2 Những bất lợi của lối ghi chú theo kiểu thông thường

Các từ khóa bị chìm khuất

Từ khóa truyền tải các ý tưởng quan trọng-thường là danh từ hay động từ giúp

ta hồi ức những chùm tia ý tưởng liên kết mỗi khi đọc hay nghe thấy nó Theo lốighi thông thường, những từ khóa thường rải ra trên nhiều trang giấy và bị chìmkhuất trong một rừng chữ Điều này trở thành trở ngại khi bộ não tìm mối liên kết

có ích giữa các khái niệm trọng tâm

Khó nhớ nội dung

Các ghi chú bằng một màu đơn điệu dễ gây nhàm chán thị giác, khiến nãokhước từ và bỏ quên chúng đi Hơn nữa, lối ghi chú thông thường thường là hàngdãy liệt kê, bất tận và không có gì khác biệt Sự buồn tẻ ấy đưa não vào trạng thái bịthôi miên, nửa mê nửa tỉnh nên hầu như chẳng thể nhớ nổi nội dung gì

Lãng phí thời gian

- Chỉ dẫn, buộc ta đọc những ghi chú không cần thiết

- Buộc ta phải đọc đi đọc lại những ghi chú không cần thiết

- Buộc ta phải truy tìm từ khóa

Không kích thích não sáng tạo

Bản chất của lối trình bày tuần tự trong bản ghi chú thông thường là cản trởnão tìm các mối liên kết, chống lại hoạt động sáng tạo và kí ức Hơn nữa và nhất làkhi đối diện với những bản ghi chú theo lối liệt kê, não liên tục có cảm giác nó “đãtới phần kết” hay “hoàn tất” Cảm giác đã hoàn thành nhưng không có thật này có tácdụng gần như ma túy tư duy, làm trì trệ và kìm hãm quá trình tư duy

CHƯƠNG 2 : ÁP DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO HỌC PHẦN CTDL - GT

Ngày đăng: 12/03/2017, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Giáo trình CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT của PGS.TSKH Trần Quốc Chiến Khác
[5]. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan) Khác
[6]. Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội Khác
[8]. TONNY BUZAN MIND MAPPING bản dịch tiếng việt Lê Huy Lâm ( Lập sơ đồ tư duy - kích hoạt óc sáng tạo để thay đổi cuộc đời bạn – NXB tổng hợp Hồ Chí Minh Khác
[16]. Lập trình nâng cao bằng Pascal với các cấu trúc dữ liệu NXB Đà Nẵng 1998, PTS. Lê Minh Trung dịch Khác
[17] GT Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường của GS.TSKH Nguyễn Hữu Châu ĐH Quốc Gia Hà Nội, NXB ĐHSP HN 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w