1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động cũng cố bài học môn địa lí 6

22 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 846 KB

Nội dung

Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉđơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy.Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấ

Trang 3

mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên,nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khảnăng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tậpmôn Địa lí 6

Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạyhọc theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết Bảnchất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tíchcực,độc lập sáng tạo của người học

Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõràng là quy luật nhận thức của người học Người học là chủ thể hoạt động chiếmlĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải lĩnh hội một cách thụ động Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉđơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy.Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn màchưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic

và tư duy hệ thống Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đềtrên và nâng cao hiệu quả học tập

1.2 Phạm vi áp dụng sáng kiến

Hiện nay, đa số học sinh lớp 6 nói chung và ở trường tôi nói riêng học tậpĐịa lí một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc Thông thường để họcthuộc một bài, học sinh thường phải đọc đi đọc lại hoặc viết đi viết lại các kiến thứccho đến khi nhớ Cách học này thật vất vả mà hiệu quả không cao Đó cũng chính

là một trong những nguyên nhân làm học sinh không hứng thú học tập môn Địa lí Bản đồ tư duy - Mind map do Tony Buzan sáng lập là hình thức ghi chép để mởrộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,

Khi học sinh lớp 6 biết cách vẽ sơ đồ tư duy (SĐTD), các em sẽ phát huy tối

đa khả năng tư duy của cả 2 bán cầu não (bán cầu não trái xử lí các thông tin logic,

3

Trang 4

con số, đường nét, từ ngữ, phân tích… Bán cầu não phải xử lí thông tin về tưởngtượng, màu sắc, không gian, cấu trúc, nhịp điệu,… của đối tượng) Nhờ đó, các em

sẽ nhớ nhanh được những kiến thức trọng tâm, những kĩ năng đã được học trongbài, tạo cho các em hứng thú trong học tập và sáng tạo không ngừng

Từ thực trạng trên, tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng sơ đồ tư duy trongcủng cố nội dung bài học để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng

như hiệu quả học tập Với lý do trên bản thân tôi lựa chọn sáng kiến “Ứng dụng sơ

đồ tư duy trong hoạt động cũng cố bài học - Môn Địa lí 6”.

2 Phần nội dung

2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về Sơ đồ tư duy được phát minh bởi TonyBuzan, tôi nhận thấy rằng Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếuvận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh Đặcbiệt, sơ đồ tư duy rất phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú

Có thể nói, đây là công cụ vô giá không những giúp cho học sinh mà cả giáoviên trong việc thu thập, phân loại thông tin

Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới đểmỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tưduy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổngquan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việctrong học tập do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mìnhthuộc ý lớn nào

Trong quá trình học tập có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữchính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra đượckết luận cuối cùng Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi

sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tậptrung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạcchủ đề Không những vậy, sơ đồ tư duy đã tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và

Trang 5

cân bằng trong tập thể Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựngnên sơ đồ tư duy của cả nhóm Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ýkiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá đượcnguồn lực của cá nhân và tập thể Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tưduy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho cácthành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống Việc ghi nhớcũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thànhviên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học

Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể Khi mọi người tậptrung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạonên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng đượckết quả

Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thànhviên định hướng tư duy một cách logic Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tínhsáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên

Qua quan sát điều tra thực tế ở trường tôi, cho thấy:

- Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị …

- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp,

xã hội, phụ huynh, học sinh…

- Chương trình môn Địa lí 6 có nhiều nội dung phù hợp với phương phápcủng cố bài bằng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho họcsinh làm việc…

- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động học tập:phòng CNTT(Ti vi), đèn chiếu, bảng phụ…

- Giáo viên được đào tạo và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về sửdụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy

5

Trang 6

- Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (giáo viên và học sinh) có điềukiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau.

- Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong cũng cố bài phù hợp tâm sinh lýlứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyềnthống Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực

phải giúp học sinh hệ thống được những kiến thức đó Việc xây dựng được một

“hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đángquan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khảnăng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hìnhảnh liên kết” là sơ đồ tư duy

Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học:

Trang 7

Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và

hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được

gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960

Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý

tưởng hay khái niệm chủ đạo Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ

khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các

từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các kháiniệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một

“bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng

Những yếu tố đã làm cho sơ đồ tư duy có tính hiệu quả cao và nền tảng của chúng là:

Sơ đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạtđộng Đó là liên kết, liên kết và liên kết Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của conngười đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng Khi cómột thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối vớicác thông tin cũ đã tồn tại trước đó

Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công

dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động Sự kết hợp

này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trítuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não

Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổthông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trongviệc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông quabiểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lạikiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v…

Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy trong cũng cố bài học:

Để giới thiệu sơ đồ tư duy (SĐTD) tới học sinh, giáo viên có thể đưa ra một sơ đồ

tư duy vẽ sẵn

7

Trang 8

Ví dụ: Sơ đồ tư duy tổng kết Tiết 15 - bài 13 - Địa hình bề mặt Trái Đất

Giáo viên giới thiệu về bản đồ tư duy và hướng dẫn học sinh các bước để

vẽ sơ đồ tư duy (SĐTD) như sau:

Trang 10

Chủ đề nằm ở chính giữa, có thể viết tên hoặc vẽ 1 hình ảnh thể hiện chủ đềcủa sơ đồ tư duy (Tên của chủ đề có thể là tên 1 đề mục, tên bài học).

Từ trung tâm của sơ đồ tư duy vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện 1 nộidung chính của chủ đề (Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để dễnhớ các nội dung bài học)

Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ thể hiện các đặc điểm của nhánhchính

Sau khi giới thiệu về sơ đồ tư duy (SĐTD), giáo viên yêu cầu học sinh trìnhbày các kiến thức được thể hiện trên bản đồ tư duy bằng lời cho cả lớp cùng nghe Trong những giờ dạy tiếp theo, giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại đểhọc sinh cùng tham gia vẽ sơ đồ tư duy ( SĐTD) Lúc đầu có thể dùng các cụm từngắn để mô tả đặc điểm

Trang 11

Ví dụ : Phân loại núi theo tuổi thì có 2 loại núi là núi già và núi trẻ Núi già có đỉnhtròn, sườn thoải, thung lũng rộng Núi trẻ có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu

Sau khi học sinh dùng lời để mô tả đặc điểm của đối tượng, giáo viên khuyến khíchcác em sử dụng hình ảnh để thể hiện đặc điểm của đối tượng, phát huy tối đa khảnăng sáng tạo của học sinh và giúp các em dễ nhớ bài học

11

Trang 12

í dụ:

Giáo viên nên dùng phấn màu (bút màu) trong quá trình vẽ sơ đồ tư duy(SĐTD) để hình thành cho các em thói quen dùng màu sắc để thể hiện các nội dungkhác nhau

Tùy theo mức độ làm quen với bản đồ tư duy, mục tiêu bài học, trình độ củahọc sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, giáo viên có thể hướng dẫnhọc sinh sử dụng bản đồ tư duy để tổng kết bài học bằng nhiều cách khác nhau

Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD )vẽ sẵn để tổng kết bài học

Để rèn luyện kĩ năng vẽ SĐTD khi học sinh vẽ chưa thật sự thành thạo, giáoviên nên sử dụng các SĐTD vẽ sẵn để tổng kết bài học và yêu cầu học sinh trìnhbày lại toàn bộ nội dung của bài học

Trang 13

Ví dụ: SĐTD tổng kết Tiết 16- bài 14 Địa hình bề mặt Trái Đất(tt)

Giáo viên hướng dẫn học sinh trình tự thuyết trình sơ đồ tư duy (SĐTD) nhưsau : Nội dung chính của bài học nằm ở trung tâm của SĐTD Các ý trình bày đượcphát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá của SĐTD Học sinh chọn thứ tự các ý

để trình bày theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó

là theo chiều từ trên đi xuống hoặc chiều kim đồng hồ tuỳ cách trình bày sơ đồ

Trong quá trình học sinh trình bày, giáo nên khích lệ học sinh đề xuất để mởrộng nội dung của SĐTD

Với đối tượng học sinh giỏi, giáo viên có thể dùng SĐTD có những nội dungchưa hợp lí (thiếu nội dung chính, diễn đạt quá dài dòng, vẽ hình minh họa quá

13

Trang 14

phức tạp hoặc không liên quan tới nội dung cần thể hiện, ) và yêu cầu học sinhphát hiện lỗi và chỉnh sửa lại cho hợp lí.

Dùng SĐTD vẽ sẵn giúp học sinh nhanh chóng nhớ được cách vẽ SĐTD vànâng cao khả năng thuyết trình nội dung đã học trước cả lớp

Hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy (SĐTD) khuyết thiếu để tổng kết bài học:

Khi học sinh đã có kĩ năng vẽ SĐTD, giáo viên thiết kế các SĐTD khuyếtthiếu để yêu cầu học sinh tổng kết bài học

dụ: SĐTD tổng kết Tiết 21 - bài 17- Lớp vỏ khí.

Trang 15

Ví dụ: SĐTD tổng kết bài 22- Các đới khí hậu trên Trái Đất.

Hoạt động dạy học sẽ được thực hiện như sau :

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh : Dùng các cụm từ ngắn gọn để điềncác thông tin còn thiếu và vẽ thêm hình ảnh liên tưởng cho SĐTD, sau đó trình bàytrước cả lớp nội dung của SĐTD

- Trong quá trình học sinh trình bày, giáo viên có thể yêu cầu học sinh giảithích ý nghĩa của các hình vẽ liên tưởng để các học sinh khác có thể học tập cách

sử dụng hình ảnh của bạn trong một không khí học tập vui vẻ, củng cố sự tự tin vànâng cao hiệu quả vẽ SĐTD cho học sinh

Dùng SĐTD khuyết thiếu để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh sau bài học

sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian mà vẫn đánh giá được chính xác cả

15

Trang 16

phần hiểu và phần nhớ của học sinh đối với nội dung bài học, tránh được tình trạnghọc vẹt của học sinh

Tổ chức học sinh làm việc theo cặp, nhóm để vẽ sơ đồ tư duy (SĐTD) tổng kết bài học:

Để học sinh có thể chia sẻ với nhau về cách vẽ SĐTD và tiết kiệm thời giankhi tổ chức các hoạt động dạy học, cuối giờ học giáo viên nên tổ chức vẽ SĐTDtheo cặp, nhóm theo các bước sau:

- Bước 1: Giáo viên chia nhóm học sinh (học sinh trong cùng nhóm có thể

khác nhau về trình độ, về tính cách và năng khiếu hội họa ) và giao nhiệm vụ chocác nhóm

- Bước 2: Học sinh trao đổi trong nhóm để vẽ SĐTD Giáo viên yêu cầu các

học sinh trong nhóm làm việc cá nhân trước, sau đó tập hợp lại và chia sẻ thông tinvới nhau Giáo viên giám sát thảo luận, phát hiện các vấn đề còn gây tranh luận ởmỗi nhóm nhưng không giải đáp thắc mắc ngay

- Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp nội dung SĐTD của nhóm

mình Các nhóm khác nhận xét đúng sai hoặc đề xuất quan điểm của nhóm mình.giáo viên tổng kết, nhận xét ưu nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày củacác SĐTD

Tổ chức cho học sinh vẽ SĐTD theo cặp, nhóm sẽ tạo ra nhiều sản phẩmSĐTD khác nhau với cùng một nội dung Qua đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinhtìm ra các phương pháp thể hiện ưu việt để các em học tập lẫn nhau cách vẽ SĐTD

và động viên những nhóm học sinh có sản phẩm tốt

Tổ chức học sinh vẽ SĐTD theo cặp, nhóm giúp các em biết cách lập kế hoạch,phân công công việc, hợp tác với bạn để hoàn thành yêu cầu của giáo viên Học

Trang 17

sinh có cơ hội phát huy tối đa sáng tạo của mình, lắng nghe và chia sẻ những kinhnghiệm vẽ SĐTD với bạn cùng lớp.

Sử dụng các phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy ( SĐTD):

Khi học sinh đã vẽ SĐTD thành thạo, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ bản đồ

tư duy độc lập để tổng kết bài học Với đối tượng học sinh khá giỏi giáo viên có thểhướng dẫn học sinh cách download các phần mềm vẽ bản đồ tư duy trên Internet để

vẽ bản đồ tư duy trên máy tính (ví dụ phần mềm Buzan's iMindMap V5 rất dễ sửdụng và tạo ra các sản phẩm bản đồ tư duy rất đẹp mắt)

Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt làm theo các bước sau:

-> Lấy các nhánh nội dung : Di chuột tới hình ảnh trung tâm, thấy một chấm

đỏ xuất hiện, kích chuột trái vào chấm đỏ và kéo đến vị trí mong muốn, thả chuột

Để vẽ các nhánh khác chỉ việc kéo và thả,…

-> Viết nội dung vào nhánh : Di chuột vào nhánh, kích đúp chuột trái - >Nhập nội dung cho nhánh vào ô Text box

-> Nhập nội dung cho các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề 1 cách sâu sắc:

Di chuột tới phần cuối của nhánh lớn – chấm đỏ xuất hiện -> kéo, thả,…

17

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w