Đặc điểm hình thái, kích thước quả và hạt Cát sâm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số loài cây thuốc cát sâm, khúc khắc, thổ phục linh (Trang 50)

Cát sâm có dạng quảđậu, khi non quả hơi dẹt và thuôn dài, đỉnh quả cong hình móc câu, vỏ quả ngoài có màu xanh rêu, khi quả chín vỏ quả ngoài có màu nâu, vỏ quả

ngoài được bao phủ bởi lớp lông ngắn và mịn như nhung. Kích thước quả khi chín: dài 16,2± 2,8cm, rộng 1,6 ± 0,3 cm.

Trong quả chứa 4-8 hạt. Khi còn non, hạt có hình thấu kính, khi chín hạt có màu đen bóng và có hình bầu dục, kích thước hạt dài khoảng 9mm, rộng 0,7mm, rốn hạt nhỏ. Theo chúng tôi tìm hiểu thì khả năng nhân giống bằng hạt của Cát sâm kém vì khả năng nảy mầm của chúng rất thấp.

Hình 3.16: Hình ảnh quả non Cát sâm và lát cắt dọc quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

3.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và kích thước của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) của cây Khúc khắc, Thổ phục linh thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) của cây Khúc khắc, Thổ phục linh

Trong dân gian Khúc khắc thường được sử dụng làm thuốc thay thế Thổ

phục linh khi không có Thổ phục linh. Thực tế nhiều thầy thuốc đông y và người dân thường nhầm lẫn 2 loài cây thuốc nói trên, cùng một mẫu cây nhưng người thì gọi là Khúc khắc, người gọi là Thổ phục linh, chúng cũng được biết đến với công dụng chữa bệnh giống nhau. Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm thực vật học giúp chúng ta nhận biết chính xác nguồn gen cây thuốc.

Hình 3.19: Cây Thổ phục linh ở (trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc tỉnh Bắc giang)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

3.2.1. Đặc đim hình thái, cu to gii phu r cây Khúc khc, Th phc linh

3.2.1.1.Hình thái rễ cây Khúc khắc, Thổ phục linh

Chúng tôi nhận thấy, cả 2 loài đều có bộ phận sử dụng làm thuốc là phần nằm dưới mặt đất, đó chính là thân rễ (người dân quen gọi là củ ). Chúng tôi xin được trình bày hình thái của thân rễ trong phần viết này. Đặc điểm hình thái củ của mỗi loài rất khác nhau:

Ở cây Khúc khắc, số lượng rễ phụ đâm ra từ củ khá nhiều và phần hóa gỗ của củ nhiều hơn so với cây Thổ phục linh. Củ Khúc khắc có mầu xám sẫm.

Ở cây Thổ phục linh, số lượng rễ phụ ít và có những đoạn củ, những đoạn củ này phát triển phình to dần. Củ có mầu nâu nghệ, dẹt, phần hóa gỗ của củ ít hơn so với củ của cây Khúc khắc, sinh khối củ Thổ phục linh lớn hơn sinh khối củ

cây Khúc khắc.

Quan sát thực tế thấy, hai cây Khúc khắc và cây Thổ phục linh có khả năng ra rễ ở gốc cành khi trời mưa ẩm. Khả năng này ở cây Khúc khắc mạnh hơn cây Thổ

phục linh. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về khả năng giâm cành của hai cây Khúc khắc và cây Thổ phục linh nhưng từ những đặc điểm này cho thấy có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Trong thực tế sản xuất, người ta đặc biệt chú ý quan tâm đến củ vì đây chính là bộ phận được thu hoạch, sau đó cắt bỏ rễ con của củ và sử dụng làm thuốc chữa đau nhức khớp xương, nhức mỏi, phong thấp. Chưa có tài liệu nào công bố về các biện pháp kỹ thuật kích thích sự phát triển và làm tăng sinh khối của củ, đây là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Hình 3.21: Hình thái rễ củ cây Thổ phục linh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

3.2.1.2.Cấu tạo giải phẫu rễ Khúc khắc, Thổ phục linh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Hình 3.24: Cấu tạo giải phẫu rễ của cây Thổ phục linh

Theo hình ảnh quan sát được ở trên thì cấu tạo giải phẫu rễ của 2 loài này đều giống nhau là có vỏ sơ cấp và trung trụ sơ cấp, vỏ sơ cấp lớn hơn trung trụ sơ cấp. Cấu tạo của vỏ sơ cấp từ ngoài vào trong gồm có: 1 lớp tế bào biểu bì với sự hình thành lông hút-- -> ngoại bì gồm 2 lớp tế bào hình đa giác ---> nhu mô vỏ gồm nhiều lớp tế bào ---> nội bì có 1 lớp tế bào. Phần trung trụ sơ cấp có các bó gỗ và bó libe riêng rẽ, xếp xen kẽ nhau, ở

phần trung tâm của trung trụ sơ cấp là phần nhu mô ruột (nhu mô tủy).

Chúng tôi đã tiến hành đo kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu rễ

của 2 loài Khúc khắc và Thổ phục linh. Kết quả thể hiện dưới bảng sau:

Nội bì sơ cấp

Bó gỗ sơ

cấp

Tủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bảng 3.9: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu rễ của 2 loài Khúc Khắc và Thổ Phục Linh Chỉ tiêu Tên cây Dày vỏ ( m ) Dày nội bì ( µm ) Dày trung trụ ( µm) Số lượng bó gỗ Kích thước tuỷ ( µm ) Dài Rộng Thổ phục linh 683,33± 115,47 70,83± 7,22 241,67± 115,47 15± 2,65 275± 66,14 266,67± 26,02 Khúc khắc 600± 50 47,5± 16,39 168,06± 52,33 19± 2,65 433,33± 14,43 216,67± 7,22

Dựa vào bảng số liệu ta thấy phần vỏ sơ cấp, trung trụ sơ cấp, nội bì của cây Thổ phục linh đều lớn hơn cây Khúc khắc. Đặc biệt là phần nội bì của Thổ phục linh lớn hơn rất nhiều so với nội bì của Khúc khắc (nội bì của Thổ phục linh là 70,83± 7,22 µm trong khi đó nội bì của cây Khúc khắc chỉ 47,5± 16,39 µm) điều này chứng tỏ

phần rễ của Thổ phục linh thấm các chất một cách có chọn lọc tốt hơn rễ cây Khúc khắc. Theo quan sát từ lát cắt giải phẫu rễ thì rễ của Thổ phục linh mạch gỗ ít hơn rễ

của Khúc khắc (số lượng bó gỗ của Thổ phục linh là 15± 2,65 trong khi đó số lượng bó gỗ của Khúc khắc là 19± 2,65), do đó chúng tôi dựđoán Khúc khắc sẽ có khả năng hút nước và muối khoáng tốt hơn rễ Thổ phục linh. Phần vỏ sơ cấp của Thổ phục linh cũng có nhiều khoảng khuyết hơn phần vỏ sơ cấp của Khúc khắc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số loài cây thuốc cát sâm, khúc khắc, thổ phục linh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)