Cát sâm là cây thuốc quý, thường xuyên được khai thác thu mua. Vài năm lại
đây bị khai thác nhiều tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng,… để
xuất khẩu qua biên giới Trung quốc.
Do khai thác ồạt, nguồn Cát sâm ở các tỉnh giáp biên giới phía Bắc giảm sút mạnh. Cần có biện pháp kiểm soát và hạn chế khai thác loài cây thuốc này. Đồng thời nghiên cứu bảo tồn, nhân giống trồng thêm trên diện rộng để tránh làm mất nguồn gen quí.
Theo Đỗ Huy Bích và cs (1993), Đỗ Tất Lợi (2004), Cát sâm là cây ưa ẩm,
ưa ánh sáng, hơi chịu bóng ở thời kỳ cây con. Cây thường mọc lẫn trong các đám cây bụi hay gỗ nhỏở rừng thứ sinh, ven đồi, bờ nương rẫy. Đặc biệt là ở ven rừng ẩm núi đá vôi. Ởđây cây thường có kích thước lớn hơn cây mọc ởđồi. Một khóm có thể
thu hoạch được 2 – 3 kg rễ củ.
Cát sâm ra hoa quả nhiều hàng năm. Khả năng tái sinh của cây con từ hạt tốt. Ngoài ra khi cây bị chặt phá thường xuyên, phần gốc còn lại vẫn có khả năng tái sinh thành cây mới.
Cát sâm mới chỉ được trồng ở qui mô nhỏ ở các vuờn gia đình, vườn thuốc, vườn thực vật. Cây được gieo trồng bằng hạt và được gieo thẳng vào mùa xuân (tháng 2 – 3), đến mùa đông thì thu hoạch hoặc có thểđể sau 3 – 4 năm mới thu hoạch.
Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về thành phần hóa học, dược lý, đặc biệt là vấn đề khai thác và trồng trọt Cát sâm còn rất ít ỏi, cần được đầu tư nghiên cứu sâu hơn nhằm khai thác và phát triển được nguồn gen quí này.