Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số loài cây thuốc cát sâm, khúc khắc, thổ phục linh (Trang 30)

- Nghiên cứu đặc điểm thực vật học theo phương pháp hình thái so sánh và phương pháp giải phẫu theo các tác giả Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Trần Công Khánh (1981), Nguyễn Tiến Bân (1997) kết hợp với kĩ thuật hiển vi dùng trong nghiên cứu thực vật và dược liệu.

- Phương pháp giải phẫu được thực hiện theo các bước:

+ Cốđịnh mẫu : Thu mẫu rễ, thân, lá của cây cốđịnh trong cồn 70º.

+ Cắt mẫu : Mặt cắt mẫu được gọt phẳng, dao cắt đặt vuông góc với các cơ

quan bộ phận của cây, cắt lát mỏng để lấy được 1- 2 lớp tế bào. + Tẩy và nhuộm kép :

• Chọn những lát cắt tốt ngâm vào nước Javel trong 10- 15 phút để làm sáng các lát cắt.

• Rửa sạch các lát cắt trong nước cất lặp lại 3 lần để tẩy sạch nước Javel.

• Nhuộm kép các lát cắt trong carmine- phèn (30 phút) và sau đó là với xanhmethylene (1 phút).

• Rửa sạch bằng nước cất.

+ Làm tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi quang học, phân tích đo đếm cấu tạo tế bào và mô : Lát cắt được lấy ra từ mũi mác, cho lát cắt vào giữa bản kính sau đấy nhỏ 1 giọt glycerin. Nhẹ nhàng đậy lamen lên vật mẫu chú ý tránh để các bọt khí xuất hiện trong và xung quanh vật mẫu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

- Phương pháp đo các kích thước hiển vi với thước đo thị kính và quy đổi đơn vị tính bằng thước đo vật kính :

+ Đo các cấu tạo giải phẫu rễ Cát sâm :

• Rễ sơ cấp: dày biểu bì + ngoại bì, dày vỏ sơ cấp, dày nhu mô vỏ, dày nội bì, bán kính trung trụ, dày vỏ trụ (vk 4).

• Rễ thứ cấp: Dày bần, dày nhu mô vỏ, dày cương mô, dày libe, dày tượng tầng, dày vỏ thứ cấp, số lượng bó libe (vk 4).

+ Đo các cấu tạo giải phẫu thân Cát sâm:

• Thân sơ cấp: Dày biểu bì, dày hậu mô, dày nhu mô vỏ, dày cương mô, libe, gỗ, ruột (vk 4).

• Thân thứ cấp: Dày bần, dày nhu mô vỏ, dày cương mô, libe thứ cấp, gỗ thứ

cấp, ruột (vk 4).

+ Đo các cấu tạo giải phẫu lá Cát sâm:

• Cấu tạo giải phẫu lá Cát sâm: Dày biểu bì trên, biểu bì dưới, lớp cuticula, dày phiến, độ dày mô dậu, dày mô xốp (vk 4).

• Cấu tạo giải phẫu gân chính lá Cát sâm: Dày gân chính, hậu mô, cương mô, libe, gỗ, kích thước bó dẫn gân chính (vk 4).

+ Đo các cấu tạo giải phẫu rễ Khúc khắc, Thổ phục linh:

Dày vỏ, dày nội bì, dày trung trụ, kích thước tủy, số lượng bó gỗ (vk 4) + Đo các cấu tạo giải phẫu thân Khúc khắc, Thổ phục linh:

Dày biểu bì, dày cương mô, số lượng bó dẫn (vk 4). + Đo các cấu tạo giải phẫu lá Khúc khắc, Thổ phục linh:

Dày phiến, dày biểu bì trên, dày mô đồng hóa, dày biểu bì dưới, kích thước bó dẫn gân chính, kích thước cương mô, kích thước libe, kích thước bó gỗ (vk 4).

+ Quy đổi đơn vị bẳng thước đo vật kính:

Kích thước của các bộ phận giải phẫu = số vạch * 25 (µm) (25 µm là độ dài 1 vạch trên kính trắc vi thị kính ở vật kính 4) - Phương pháp xử lý số liệu:

Các số liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm Excel Công thức tính giá trị trung bình: X =

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Công thức tính phương sai: S2 =

1 ) ( 2 1 − − ∑ = n X Xi n i Trong đó: n: là số mẫu quan sát

X : là giá trị trung bình của tính trạng quan sát S2 : là phương sai mẫu

Xi: là giá trị thực của tính trạng quan sát ở tính trạng thứ i

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số loài cây thuốc cát sâm, khúc khắc, thổ phục linh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)