1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập potx

3 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 112,03 KB

Nội dung

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập Một trong những phương pháp học tập hiệu quả hiện đang được nhiều sinh viên, học sinh áp dụng là học bằng sơ đồ tư duy Ba bước tạo sơ đồ Thứ nhất, vẽ

Trang 1

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập

Một trong những phương pháp học tập hiệu quả hiện đang được nhiều sinh viên, học sinh áp dụng là học bằng sơ đồ tư duy

Ba bước tạo sơ đồ

Thứ nhất, vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy với hình ảnh và màu sắc nổi bật, bổ sung thêm từ ngữ nếu chủ đề không rõ ràng Tiếp theo, từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh, mỗi nhánh biểu thị cho một nội dung Sau cùng, vẽ thêm các nhánh nhỏ, tương đương với từng

ý và chi tiết hỗ trợ trong tiêu đề phụ Những từ khóa dù tiêu đề chính hay phụ cũng nên viết in hoa để dễ nhìn, dễ nhớ Nếu bài học có ít nội dung (ít các nhánh) nên vẽ các nhánh ấy tỏa khắp bốn góc của tờ giấy vì đây là cách phóng đại hình ảnh tốt nhất, giúp người học nắm bắt ngay các ý chính

Các nhánh chính phải tô màu nhằm phân biệt các ý Tùy theo ý nghĩa của từ khóa mà chọn màu phù hợp Chẳng hạn với từ khóa là “ánh sáng” thì dùng màu vàng để biểu thị cho ánh sáng mặt trời, từ khóa

là “rừng” dùng màu xanh lá cây Thông qua màu sắc, người học sẽ liên tưởng ngay đến nội dung từ khóa nhưng cũng đừng quá lạm dụng màu sắc vì dễ gây nhầm lẫn

Bốn mốc thời gian ôn luyện

Thời gian ôn luyện lý tưởng như sau: 10 phút, 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau khi vẽ Các bước ôn luyện như sau: Nhìn qua sơ đồ,

không đọc nội dung mà ước chừng thời gian để có thể ghi lại hết các nét và từ khóa Chỉnh đồng hồ báo thức đúng thời lượng rồi bắt đầu học bài bằng việc ghi lại từng nhánh sơ đồ Đối chiếu bài làm với bản chính Có thể trong lần đầu sẽ thiếu sót một vài từ khóa, một vài

Trang 2

nhánh, hãy nhìn kỹ những từ khóa đó để chắc chắn sẽ không quên trong lần ôn tiếp theo

“Một ngày số lượng từ mới bắt buộc mình phải nhớ là rất nhiều Nhờ

sơ đồ tư duy, mình đã nhớ lâu hơn, hệ thống nhanh các dạng của từ, giúp mình có sự so sánh, cân nhắc việc dùng từ mang lại hiệu quả cho việc học Sơ đồ cũng giúp người vẽ thêm yêu thích môn học” Ngoài ra, Minh cho rằng sơ đồ tư duy trông sẽ dễ nhìn hơn nếu từ khóa được viết rõ ràng Để học nhanh và ghi nhớ tốt, Minh khuyên nên chọn loại bút có nét thanh nhỏ, dễ nhìn, màu mực đừng quá đậm Không nhất thiết phải dùng giấy to thì mới thể hiện các nhánh được rõ ràng Giấy tập học sinh có những đường kẻ giúp canh được

vị trí của các nhánh vì vậy càng dễ vẽ hơn Ngoài ra cũng dễ dàng bảo quản và mang theo lên trường ôn bài Nếu khéo léo có thể tóm tắt một bài học dài 3, 4 trang trên một trang giấy học trò

là người đã ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy bộ môn vật lý đồng thời tạo website cá nhân để hướng dẫn cho học sinh ứng dụng

phương pháp trên, chia sẻ: “Một sơ đồ tư duy lý tưởng không nên chỉ lưu lại những ý chính mà còn có thể kèm thêm các bảng dữ liệu, đồ thị và các loại biểu đồ khác nếu cần thiết” Thầy nêu kinh nghiệm:

“Cách ghi chép trong sơ đồ hiệu quả là hãy nghĩ trước khi viết, viết ngắn gọn và có tổ chức, viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý sau này”

Để có thể bình an trong cuộc sống bạn cần phải làm mọi thứ chậm hơn chứ không phải nhanh hơn, bạn cần phải có thời gian quan sát, cảm nhận, tận hưởng tất cả những gì bạn đang làm cũng như những

gì xảy ra xung quanh bạn Tôi rất thích một câu nói “Chúng ta không phải là những con người đang sống nữa mà chúng ta đang trở thành

Trang 3

những con người đang hành động” Chúng ta đang ngày càng trở thành một cỗ người máy hơn là con người

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w