1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần may hữu nghị

105 499 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Đề tài: “Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị” nghiên cứu đặc điểm về cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và các yêu cầu về quản trị nội bộ, tì

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

Đồng Nai – Năm 2016

Trang 3

Trước tiên tác giả xin cảm ơn Quý thầy cô khoa sau đại học Trường Đại học Lạc Hồng đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình học tập và làm luận văn

Xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Võ Văn Nhị đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này

Tác giả : Trần Hồng Đạt

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự góp ý của Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Võ Văn Nhị Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ Nội dung của luận văn là trung thực

Tác giả: Trần Hồng Đạt

Trang 5

Đề tài: “Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần May

Hữu Nghị” nghiên cứu đặc điểm về cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

và các yêu cầu về quản trị nội bộ, tình hình phân cấp quản lý đánh giá trách nhiệm các bộ phận ở Công ty Cổ phần may Hữu Nghị

Từ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn khái quát về thực trạng công tác quản trị nội bộ tại Công ty Cổ phần may Hữu Nghị Đề tài cũng đưa ra một số ưu điểm và nhược điểm trong công tác đánh giá trách nhiệm tại Công

ty Từ đó đưa ra mô hình tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài 1

2 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu có liên quan : 2

3 Mục tiêu nghiên cứu : 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Những đóng góp của luận văn 5

7 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 6

1.1 Một số vấn đề chung về kế toán trách nhiệm 6

1.1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán quản trị 6

1.1.1.1 Khái niệm 6

1.1.1.2 Vai trò 6

1.1.2 Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm 7

1.1.2.1 Khái niệm 7

1.1.2.2 Vai trò 8

1.2 Phân cấp quản lý_cơ sở để tổ chức công tác kế toán trách nhiệm 9

1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý 9

1.2.2 Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm 9

1.3 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp 9

1.3.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm 9

1.3.1.1 Trung tâm chi phí 10

1.3.1.2 Trung tâm doanh thu 11

1.3.1.3 Trung tâm lợi nhuận 12

1.3.1.4 Trung tâm đầu tư 12

1.3.2 Đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm 13

1.3.2.1 Đánh giá thành quả trung tâm chi phí 13

1.3.2.2 Đánh giá thành quả trung tâm doanh thu 15

1.3.2.3 Đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận 15

1.3.2.4 Đánh giá thành quả trung tâm đầu tư 15

Trang 7

1.4 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp may tác động đến KTTN 22

1.4.1 Một số vấn đề chung 22

1.4.2 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp may 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUẢN TRỊ NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ 26

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần may Hữu Nghị 26

2.1.1 Sự hình thành, chức năng và nhiệm vụ Công ty 26

2.1.1.1 Sự hình thành Công ty 26

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 27

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 27

2.1.3 Tổ chức quản lý tại Công ty 30

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 30

2.1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu các bộ phận 30

2.1.4 Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần may Hữu Nghị 33

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 33

2.1.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 35

2.2 Phân cấp quản lý tại Công ty 37

2.2.1 Phân cấp quản lý và sử dụng vốn, tài sản 37

2.2.2 Phân cấp về hoạt động sản xuất kinh doanh 38

2.2.3 Phân cấp về tài chính 38

2.3 Thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị 38

2.3.1 Quá trính tìm hiểu kế toán quản trị và kế toán trách nhiệm tại Công ty 38

2.3.2 Tình hình kế toán quản trị tại Công ty 39

2.3.2.1 Dự toán ngân sách 39

2.3.2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 42

* Đối tượng tập hợp chi chí 42

* Phân loại chi phí tại Công ty 42

2.3.2.3 Kế toán trách nhiệm 46

2.3.2.4 Thông tin phục vụ ra quyết định 48

2.3.3 Một số đánh giá tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị 49

Trang 8

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ 52

3.1 Quan điểm tổ chức kế toán trách nhiệm 52

3.1.1 Phù hợp đặc điểm hoạt động và tình hình phân cấp 52

3.1.1.1 Phù hợp đặc điểm hoạt động 52

3.1.1.2 Phù hợp tình hình phân cấp 52

3.1.2 Sự gắn kết kế toán trách nhiệm với kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị 53

3.2 Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần may Hữu Nghị 53

3.2.1 Hoàn thiện phân cấp quản lý tại Công ty 54

3.2.2 Xác lập các trung tâm trách nhiệm 55

3.2.2.1 Trung tâm chi phí 56

3.2.2.2 Trung tâm doanh thu 59

3.2.2.3 Trung tâm đầu tư và lợi nhuận 60

3.2.3 Đánh giá thành quả tại các trung tâm 61

3.2.3.1 Tại trung tâm chi phí 61

3.2.3.2 Tại trung tâm doanh thu 62

3.2.3.3 Tại trung tâm đầu tư và lợi nhuận 63

3.3 Kiến nghị 67

3.3.1 Đối với Ban lãnh đạo Công ty 73

3.3.2 Bộ phận kế toán 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 76

KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang 9

RI Residual Income ( Lợi nhuận còn lại)

ROI Return on Investment ( Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư)

Trang 10

BẢNG 1.1: Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm

2020 22

BẢNG 2.1: Bảng báo cáo tóm tắt kết quả sxkd năm 2015 và kế hoạch năm 2016 tại công ty 39

BẢNG 2.2: Bảng doanh thu và các chỉ tiêu thực hiện năm 2015 của công ty 46

BẢNG 3.1: Bảng phân loại chi phí thành biến phí và định phí 66

BẢNG 3.2: Bảng hệ thống dự toán của các trung tâm trách nhiệm 68

BẢNG 3.3: Bảng danh mục mã số trách nhiệm quản trị trong công ty 69

Trang 11

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và hệ thống kế toán trách

nhiệm 10

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô tả cấu trúc ROI 16

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may của Công ty 28

Sơđồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 30

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 34

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm Fas Accouting 45

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân cấp quản lý phù hợp với trung tâm trách nhiệm của Công ty 55

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức các trung tâm trách nhiệm của Công ty 56

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức các trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất của Công ty 58

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức các trung tâm chi phí thuộc khối quản lý của Công ty 59

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ tổ chức các trung tâm doanh thu của Công ty 60

Sơ đồ 3.5: Trung tâm đầu tư và lợi nhuận 60

Trang 12

Hình 1.1: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức 19

Hình 1.2: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu 20

Hình 1.3: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận 21

Hình 1.4: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư 22

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài

Trong xu thế hiện nay, nền kinh tế Việt Nam hiện đang có những biến đổi lớn trong giai đoạn hòa nhập với nền kinh tế thế giới Các đơn vị kinh tế đã và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có chế độ tự bảo toàn và phát triển vốn Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng về quyền và trách nhiệm cho các cá nhân và bộ phận Đồng thời cần phải có hệ thống đo lường để đánh giá được khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng cá nhân và bộ phận Yêu cầu quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi những thông tin đa dạng để nắm được tình hình hình kinh doanh của từng đơn vị, từng bộ phận và từng cá nhân để theo dõi các quyền và trách nhiệm của người điều hành quản lý, điều đó góp phần hình thành nên kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm ra đời nằm mục tiêu đánh giá trách nhiệm, đưa ra các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá thường kỳ kết quả công việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong tổ chức Kế toán trách nhiệm đánh giá trách nhiệm nhiều cấp bậc khác nhau như: cá nhân trong bộ phận đó, trưởng các bộ phận đó, người điều hành quản lý kinh doanh hay người sở hữu vốn tại đơn vị Nó đảm bảo tất cả các sự việc, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến doanh nghiệp thì điều có cá nhân

và bộ phận gánh vác trách nhiệm, giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có chế độ thưởng hay phạt rõ ràng để giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn

Để hòa nhập vào nền kinh tế nói chung và hoạt động may mặc ở nước ta nói riêng, đòi hỏi Công ty Cổ phần may Hữu Nghị không ngừng phấn đấu để nâng cao giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của mình Để đạt điều đó thì nhà quản trị Công ty phải thực hiện các phương thức quản lý sao cho các bộ phận và các thành viên cùng phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả để góp phần làm cho Công ty ngày càng phát triển hơn Và kế toán trách nhiệm là một công cụ quản lý hữu hiệu, giúp nhà quản trị đạt được mục tiêu trên thông qua việc đánh giá trách nhiệm quản lý của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn Công ty Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau kế toán quản trị nói chung và kế

Trang 14

toán trách nhiệm nói riêng chưa được nghiên cứu và ứng dụng đúng mức Tại Công

ty Cổ phần May Hữu nghị thì công tác kế toán trách nhiệm vẫn chưa được hình thành cũng như chưa có tác giả nào nghiên cứu về kế toán trách nhiệm Với việc tổ chức thành công mô hình kế toán trách nhiệm, Công ty sẽ có được một hệ thống cung cấp thông tin đáng tin cậy để giúp cho nhà quản trị quản lý ngày càng có hiệu quả

Xuất phát từ những yêu cầu trên tác giả vận dụng những lý luận về kế toán

trách nhiệm vào thực tiễn để thực hiện đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán trách

nhiệm tại Công ty Cổ phần may Hữu Nghị”

2.Tổng quan về các đề tài nghiên cứu có liên quan :

Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường ngày một phát triển thì đòi hỏi hệ thống kế toán cần phải được hoàn thiện hơn Vì vậy, kế toán trách nhiệm nói riêng và kế toán quản trị nói chung đi vào thực tế và nó đã trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu của mình Và nó đã được nhiều tác giả thông qua các bài báo và các đề tài nghiên cứu nghiên cứu, cụ thể:

Một số công trình nghiên cứu trong nước:

- Đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Vận tải Quốc tế

I.T.I” của Dương Thị Cẩm Dung (2007); đề tài hệ thống hóa những lý luận cơ bản

của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, đồng thời phân tích thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Vận tải Quốc tế I.T.I, từ đó xác định các nguyên nhân tồn tại và đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp có thể đánh giá các bộ phận chức năng tốt hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

- Đề tài “Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Đà Nẵng” của Lê Thị Thu Hiền (2011); đề tài dựa vào cơ sở tổng kết lý

thuyết và kết quả nghiên cứu về kế toán trách nhiệm, từ đó vận dụng tổ chức kế toán trách nhiệm vào mô hình quản lý kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cảng

Đà Nẵng Đề tài cũng đã đề xuất một mô hình kế toán trách nhiệm phù một với các doanh nghiệp có điều kiện tương đồng với Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng

- Đề tài “ Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Dược

Danapha” của Tôn Nữ Xuân Hương (2012); đã nghiên cứu đặc điểm về cơ cấu tổ

chức hoạt động sản xuất kinh doanh và các yêu cầu về quản trị nội bộ tại Công ty

Trang 15

Cổ phần Danapha Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp để tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty

- Đề tài “Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” của

Huỳnh Đình Cường (2014); đưa ra hướng xây dựng mô hình phân cấp quản lý, tổ chức thông tin kế toán phục vụ đánh giá các trung tâm trách nhiệm, nâng cao độ tin cậy của hệ thống thông tin kế toán quản trị, nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu quản trị, phát huy tối đa nguồn lực trong doanh nghiệp

- Đề tài “ Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25”

của Nguyễn Thị Kim Đính (2012); hệ thống hoá những lý luận về kế toán trách nhiệm, phân tích thực trạng về kế toán quản trị và trách nhiệm tại công ty để tìm ra

ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân Từ đó đưa ra nhưng giải pháp để tổ chức công tác kế toán trách nhiệm phù hợp với tính hình thực tế tại công ty

- Đề tài “ Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng”

của Nguyễn Trần Phúc Nguyên (2013); phân tích về thực trạng kế toán quản trị và trách nhiệm để tím ra những mặt ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân Qua

đó tác giả đã đưa ra mô hình kế toán trách nhiệm phù hợp với phân cấp quản lý và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

- Bài báo “Một số vấn đề kế toán trách nhiệm ở các công ty niêm yết”của

Phạm Văn Đăng (2011); trình bài kế toán trách nhiệm là một công cụ không thể thiếu của các nhà quản lý cấp cao tại các công ty niêm yết, giúp cho trong việc giám sát, đánh giá trách nhiệm quản trị cảu các cấp dưới mình đối với công việc được giao, qua đó có những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm cải tiến những hoạt động chưa đạt được hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp

Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài:

- Alkinson, R.D.Banker, R.S.Kaplan and S.M.Young (2001), chapter 12, Responsibility Accounting in Management Accounting

- Hansen Don R and Mowen Marynne M., (2005), Management Accounting,

6th Edition, MCGraw-Hill Companies, Inc; Giáo trình cung cấp đã thể hiện đầy đủ

hệ thống lý luận về kế toán quản trị bao gồm các công tác: hoạch định, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định, từ đó làm cơ sở giúp nhà quản trị đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp

Trang 16

- Fowzia Rehana (2011), Use of Responsibility Accounting and Measure the Satisfaction Levels of Service Organizations in Bangladesh, International Review

off Business Research Paper Vol 7 No 5 September 2011 Pp 53-67; nghiên cứu này đánh giá việc thực hành hiện đại hệ thống kế toán trách nhiệm trong các loại tổ chức dịch vụ khác nhau ở Bangladesh, kết quả cho thấy có một số tổ chức thực hiện

mô hình kế toán trách nhiệm theo mô hình kế toán trách nhiệm tích hợp, không phải

tổ chức theo một mô hình kế toán trách nhiệm duy nhất

Trong các công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã hệ thống hóa các nội dung cơ bản về kế toán trách nhiệm và đưa ra những cách thức vận dụng kế toán trách nhiệm vào các doanh nghiệp cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài Qua đó ta thấy, các công trình nghiên cứu về kế toán trách nhiệm đã được công bố

và đã nghiên cứu về hệ thống kế toán trách nhiệm áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may nói riêng Các doanh nhiệp ngành dệt may muốn hoạt động tốt thì nhất thiết phải xây dựng hệ thống quản lý trách nhiệm hữu hiệu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế

Từ đó, trên cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, tham khảo những đề tài, bài báo có liên quan, và tình hình hoạt động thực tế tại các doanh nghiệp ngành dệt may nói chung và Công ty Cổ phần May Hữu Nghị nói riêng, tác giả đã nghiên cứu thực hiện đề tài “ Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị”

3 Mục tiêu nghiên cứu :

Luận văn nghiên cứu và đánh giá thực trạng tính hình công tác tác kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị Nhằm tìm ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những giải pháp để tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty nhằm giúp nhà quản trị quản lý tốt hơn các

bộ phận, cá nhân có liên quan để hướng tới mục tiêu chung của Công ty

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng: Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm và tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp

Trang 17

- Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty Cổ phần may Hữu Nghị

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua một số phương pháp cụ thể sau: hệ thống hóa, thống kê, so sánh, phân tích, phỏng vấn….,

để hệ thống hóa lý luận, tìm hiểu thực tiễn liên quan đến kế toán trách nhiệm, từ đó triển khai tổ chức công tác kế toán trách nhiệm đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của Công ty

6 Những đóng góp của luận văn

- Phân tích thực trạng công tác kế toán phục vụ quản trị nội bộ tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị

- Đưa ra giải pháp tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại tại Công ty Cổ phần May Hữu Nghị

7 Kết cấu của luận văn

Phần mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán phục vụ quản trị nội bộ tại Công ty

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH

NHIỆM

1.1 Một số vấn đề chung về kế toán trách nhiệm

1.1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán quản trị

1.1.1.1 Khái niệm

Kế toán quản trị là quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp Quy trình kế toán quản trị bao gồm các công việc xác định, cân, đo, đong, đếm, thu thập, tích lũy, phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích

và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để các nhà quản lý xử lý các thông tin này theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp” (Hiệp hội kế toán Mỹ, 1981)

Kế toán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến lược, chiến thuật

và mục tiêu doanh nghiệp” (Theo nhóm tác giả Robert S.Kaplan, Anthony A.Atkinson, 2001)

Kế toán quản trị được xem như là quy trình định dạng, thu thập, kiểm tra, định lượng để trình bày, giải thích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp thực

hiện toàn diện các chức năng quản trị

1.1.1.2.Vai trò

Kế toán quản trị là hệ thống kế toán cung cấp thông tin cho những người quản lý doanh nghiệp trong việc hoạch định và kiểm soát hoạt động của họ (Robert S.Kaplan và Anthony A.Atkinson, 1998)

Kế toán quản trị là việc cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị doanh nghiệp Tuỳ theo yêu cầu của nhà quản lý, kế toán quản trị sẽ cung cấp các dạng thông tin khác nhau Kế toán quản trị cung cấp cho các nhà quản lý thực hiện các công việc sau:

- Hoạchđịnh

- Tổ chức, điều hành

Trang 19

- Kiểm soát hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp

để theo dõi hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp

Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, do vậy quá trình hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị Kế toán trách nhiệm được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác phẩm "Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting" của Ailman, H.B.1950 Từ đó đến nay, vấn đề kế toán trách nhiệm được quan tâm nhiều với những quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới

Nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.Kaplan and S.mark Young khẳng định: Kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý

Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức (PGS.TS Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010)

Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (thành viên, con người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc về phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá

Trang 20

và báo cáo cho tổ chức, thông qua đó cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này

để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức

1.1.2.2 Vai trò

Trong một doanh nghiệp muốn điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, nhà quản trị cần xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai việc thực hiện mục tiêu của mình Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị phải không ngừng kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của các cấp thừa hành, thông qua việc phân tích, tính toán hiệu quả của từng hoạt động, từng khâu, từng sản phẩm…

Với yêu cầu đó, hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận, đo lường hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức, nhằm giúp các nhà quản lý kiểm soát hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá được trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau Do vậy, kế toán trách nhiệm được thực hiện trên nguyên tắc là nó tập hợp và báo cáo những thông tin kế toán thực tế và được dự toán về các đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm (PGS.TS Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010)

Kế toán trách nhiệm là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng Nói cách khác, kế toán trách nhiệm là một "công cụ" để đo lường về hiệu quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau Vai trò của kế toán trách nhiệm được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận

vào lợi ích của toàn bộ tổ chức

Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về

hiệu quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận

Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của các

nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này

Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của

mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức

Trang 21

1.2 Phân cấp quản lý_cơ sở để tổ chức công tác kế toán trách nhiệm

1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý

Hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý Thật vậy, nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ không tồn tại hệ thống kế toán trách nhiệm hay hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ không có ý nghĩa gì Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quả nhất trong các tổ chức phân quyền, ở

đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải rộng trong toàn tổ chức Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm với phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ Hoạt động của tổ chức gắn liền với quyền hạn, trách nhiệm của tất cả các bộ phận, thành viên.( TS Huỳnh Lợi, 2012)

Phân cấp quản lý là sự phân tán quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự phân định

rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn

1.2.2 Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là công việc không thể tách rời các trung tâm trách nhiệm Các trung tâm này được hình thành thông qua việc phân cấp quản lý Nhưng quá trình phân cấp quản lý nhà quản trị cần phải căn nhắc những ưu điểm và khuyết điểm của phân cấp quản lý trong công tác kế toán trách nhiệm:

 Tác động tích cực:

- Người quản lý có thể giảm bớt khối lượng công việc và san sẻ cho người khác, từ đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình

- Nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn

- Tạo môi trường thuận lợi phát triển nhà quản lý cấp thấp

- Cơ cấu tổ chức thiết lập phù hợp môi trường hoạt động

- Khuyến khích nhân viên nỗ lực với trách nhiệm được giao

 Tác động tiêu cực: Do sự phân cấp quản lý tạo nên sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nên các nhà quản lý ở các bộ phận thường không quan tâm đến ảnh hưởng của các quyết định của họ đến các bộ phận khác trong tổ chức

1.3 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp

1.3.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm

Trong kế toán quản trị, trung tâm trách nhiệm được phân loại theo chức năng tài chính Đó chính là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi

Trang 22

nhuận và trung tâm đầu tư Khi phân cấp quản lý, kế toán sẽ xác định các cấp thuộc

về một trong các trung tâm trách nhiệm để theo dõi báo cáo Mỗi trung tâm có thể là một phần hay toàn bộ trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, hay trung tâm đầu tư Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý thể hiện thông qua sơ đồ sau:

(Nguồn: Giáo trình kế toán quản trị,Huỳnh Lợi, 2009)

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và hệ thống kế toán trách

nhiệm 1.3.1.1 Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với chi phí phát sinh ở trung tâm đó, không có quyền hạn đối với tiêu thụ và đầu tư vốn Thường đây là trung tâm trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh Được xếp vào loại trung tâm chi phí là các phân cưởng sản xuất, các phòng ban chức năng

Cơ cấu tổ

chức quản lý

Hệ thống kế toán trách nhiệm

- Chênh lệch lợi nhuận

- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn

Các đơn vị bộ phận

sản xuất

Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm

-RI

- Chênh lệch danh thu

- Tỷ lệ doanh thu trên vốn

- Chênh lệch chi phí

- Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

Trang 23

Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động: phân loại chi phí thực tế phát sinh, lập dự toán chi phí và so sánh chi phí thực tế với định mức tiêu chuẩn (PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng, 2011)

Tuỳ theo tính chất chi phí và hiệu quả làm ra mà người ta chia trung tâm chi phí thành trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí tuỳ ý

Trung tâm chi phí định mức (Standard cost center): là trung tâm chi phí mà đầu ra có thể xác định và lượng hóa bằng tiền trên cơ sở đã biết phí tổn cần thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra Ví dụ, một phân xưởng sản xuất là trung tâm chi phí định mức vì giá thành mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra có thể xác định thông qua định mức chi phí vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp và định mức chi phí sản xuất chung

Trung tâm chi phí tuỳ ý (discretionary expense center): là trung tâm chi phí mà đầu ra không thể lượng hóa được bằng tiền một cách chính xác và mối quan

hệ giữa đầu ra với đầu vào ở trung tâm này không chặt chẽ Điển hình về trung tâm chi phí này là các phòng ban thuộc bộ phận gián tiếp như phòng nhân sự, tổng hợp,

kế toán,…Các khoản chi phí thường được đặt ra cố định cho mỗi phòng ban, sự thay đổi nếu có của các khoản chi phí này cũng không làm ảnh hưởng đến năng suất

ở các phân xưởng sản xuất

1.3.1.2 Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với chi phí, lợi nhuận

và vốn đầu tư Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp (PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng, 2011)

Trung tâm này thường được gắn với cấp quản lý cấp trung hoặc cơ sở,

đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, ngành hàng tiêu thụ…

Một số điều cần chú ý là khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu cần xem xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm doanh thu đó tạo ra lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần là tạo ra doanh số Và việc quản lý bán hàng thường chiết khấu giảm giá hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện

Trang 24

các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, hoặc chỉ tập trung sản phẩm có thu nhập thấp Các loại hoạt động này sẽ làm tăng doanh số nhưng đều làm giảm lợi nhuận

mà doanh nghiệp chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn Tức trung tâm này phải có chính sách giá cả bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường

mà còn dựa trên giá thành, chi phí, và các mục tiêu lâu dài của công ty Ngoài ra, trung tâm doanh thu sẽ phản hồi kịp thời sự biến đổi về giá, khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để so sánh đánh giá các mặt hàng hay hoạt động kinh doanh

1.3.1.3 Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là trung tâm tách nhiệm mà nhà quản trị chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm Do vậy, nhà quản trị được quyền quyết định về những vấn đề như định giá, marketing, sản lượng sản xuất, nguồn cung cấp, cơ cấu hàng bán… Nhà quản lý trung tâm lợi nhuận còn được giao quản lý và sử dụng một số của tổ chức, cùng với nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó Mọi sự đầu tư vốn cho trung tâm đều nằm ngoài phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm lợi nhuận Được xếp vào loại trung tâm lợi nhuận là các đơn vị kinh doanh trong tổ chức như các công ty phụ thuộc, các chi nhánh… (PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng, 2011)

Điều kiện để một trung tâm lợi nhuận có thể thực hiện tốt chức năng của mình là nó cần được hoàn toàn độc lập trong quản lý Tức có quyền quyết định mọi hoạt động doanh thu và chi phí của mình, không chịu ảnh hưởng của các trung tâm trách nhiệm khác Thứ hai là mục tiêu của trung tâm lợi nhuận không mâu thuẫn với mục tiêu của toàn doanh nghiệp Và cuối cùng là giám đốc trung tâm này được tự do quyết định và phải kiên trì thực hiện các quyết định đó theo kế hoạch đã vạch ra

1.3.1.4 Trung tâm đầu tƣ

Trung tâm đầu tư là một bộ phận trách nhiệm có quyền lực cao nhất trong tổ chức Trong một doanh nghiệp, trung tâm đầu tư thường được tổ chức gắn liền với bộ phận đại diện chủ sở hữu vốn (TS Huỳnh Lợi, 2012)

Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngài việc phải chịu trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trung tâm, còn phải chịu

Trang 25

trách nhiệm với khả năng huy động các nuồn tài trợ và vốn đầu tư Vì vậy, nhà quản trị trung tâm đầu tư được quyền ra quyết định về việc quản lý điều hành đầu tư vốn

và sử dụng vốn

1.3.2 Đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm

Để đo lường đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm, có hai loại chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng là chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu hiệu năng

Chỉ tiêu hiệu quả là mức độ các trung tâm trách nhiệm thực hiện các

nhiệm vụ đề ra, có thể là số tuyệt đối hoặc số tương đối Ví dụ như nhà quản lý đặt

ra doanh thu cần đạt cho trung tâm doanh thu, mức thực hiện giữa thực tế so với kế hoạch của mỗi bộ phận, mức tỷ lệ hoà vốn của trung tâm lợi nhuận

Chỉ tiêu hiệu năng là tỷ lệ so sánh giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào của

một trung tâm trách nhiệm Nó cho thấy hiệu quả thực tế đạt được so với các nguồn lực được sử dụng để tạo ra kết quả đó tức trung bình hiệu quả mang lại trên mỗi đơn

vị đầu vào Ví dụ như chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn, trên tài sản Ngược lại, tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra cho ta trung bình số lượng đầu vào tiêu hao trên mỗi đơn vị đầu ra như tỷ lệ chi phí trên mỗi sản phẩm làm được, chi phí vốn

Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm bằng cách lấy hiệu quả thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, so sánh đối chiếu với số liệu dự toán ban đầu trên cả hai mặt hiệu quả và hiệu năng Do đầu ra và đầu vào của mỗi trung tâm trách nhiệm khác nhau, vì vậy các chỉ tiêu đo lường cho từng loại trung tâm cũng khác nhau (PGS.TS Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010)

1.3.2.1 Đánh giá thành quả trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí định mức:

- Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định

- Về mặt hiệu năng: được đo lường thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế với chi phí định mức, phân tích biến động và xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí

Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí định mức (1.1)

 Trường hợp 1: chênh lệch chi phí có kết quả là số âm, nếu vẫn

đảm bải về chất lượng thì đây là kết quả tốt

Trang 26

 Trường hợp 2: chênh lệch chi phí =0, đây là trường hợp đảm

bảo thực tế bằng đúng định mức

 Trường hợp 3: chênh lệch chi phí có kết quả là số dương, đây

là kết quả không tốt vì chi phí thực tế lớn hơn chi phí định mức, ta sẽ thực hiện

phân tích biến động biến phí và định phí sản xuất như sau:

 Đối với biến phí : xác định biến động về giá và biến động về lượng của từng yếu tố chi phí

• Biến động về giá: phản ánh giá của một đơn vị nguyên liệu hay một đơn vị thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thay đổi như thế nào

Biến động về giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lương thực tế(1.2)

• Biến động về lượng: phản ánh mức tiêu hao vật chất và lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm đã thay đổi ra sao

Biến động về lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức

(1.3)

 Đối với định phí : xác định biến động so với dự toán là

biến động kế hoạch và biến động hiệu suất

• Biến động kế hoạch phản ánh sự chênh lệch giữa định

phí thực tế so với định phí dự toán

Biến động kế hoạch = Định phí thực tế - Định phí dự toán (1.4)

• Biến động hiệu suất phản ánh định phí sản xuất chung

bỏ ra trong kỳ thực hiện có đáp ứng được công suất tối đa chưa

Biến động hiệu suất = (Mức hoạt động thực tế - Mức hoạt động định mức) x

(1.5)

Trung tâm chi phí tuỳ ý:

- Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc so sánh giữa đầu ra

và mục tiêu phải đạt được của trung tâm

- Về mặt hiệu năng: được đánh giá chủ yếu dựa vào việc đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã được duyệt Thành quả của các nhà quản lý bộ phận này sẽ được đánh giá dựa vào khả năng kiểm soát chi phí của họ trong bộ phận

Trang 27

Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán (1.6)

1.3.2.2 Đánh giá thành quả trung tâm doanh thu

Việc đánh giá trung tâm doanh thu sẽ được thực hiện như sau:

- Về mặt hiệu quả: sẽ đối chiếu giữa doanh thu thực tế đạt được với doanh thu dự toán của bộ phận Xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, qua đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như đơn giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ

Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán (1.7)

- Về mặt hiệu năng: do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền nhưng đầu vào thì không vì trung tâm doanh thu không chịu trách nhiệm

về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng hóa Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung tâm doanh thu không thể so sánh được với doanh thu của trung tâm Vì vậy cần so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm khi đo lường hiệu năng của trung tâm doanh thu

1.3.2.3 Đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận

- Về mặt hiệu quả: so sánh giữa lợi nhuận đạt được thực tế với lợi nhuận ước tính theo dự toán Phân tích khoản sai biệt lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý Qua đó xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan làm biến động lợi nhuận so với dự toán

Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán (1.8)

- Về mặt hiệu năng: được đo lường bằng các chỉ tiêu như số dư đảm phí bộ phận, số dư bộ phận kiểm soát được, số dư bộ phận, lợi nhuận trước thuế Ngoài ra, còn có thể sử dụng các số tương đối như tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên chi phí,… để đánh giá hiệu năng hoạt động của các trung tâm lợi nhuận

1.3.2.4 Đánh giá thành quả trung tâm đầu tƣ

- Về mặt hiệu quả: có thể được đo lường giống như trung tâm lợi nhuận

- Về mặt hiệu năng: cần phải có sự so sánh giữa lợi nhuận đạt được với tài sản hay giá trị đã đầu tư vào trung tâm thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ hoàn vốn đầu

tư (ROI), lợi nhuận còn lại (RI) …

Trang 28

+ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment – ROI):

Là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra Ngoài ra ROI còn được phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với vòng quay của doanh thu trên vốn đã sử dụng

ROI được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư

và các doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau để xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý Ngoài ra, ROI còn được sử dụng để tìm

ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhằm tìm ra giải pháp để hiệu quả hoạt động tốt hơn Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại

cơ cấu vốn đầu tư

ROI có thể được phân tích thành các yếu tố sau đây:

(Nguồn:Kế toán quản trị, Huỳnh Lợi, 2009)

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô tả cấu trúc ROI ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu tƣ (1.9)

Vốn hoạt động bình quân

Số vòng quay của vốn đầu tư

Vốn lưu động bình quân

Lợi nhuận (Lãi thuần)

Vốn cốđịnh bình quân

Doanh thu

Chi phí hoạt động

Trang 29

Lợi nhuận được sử dụng trong công thức là lãi thuần trước thuế thu nhập

Lý do sử dụng chỉ tiêu lãi thuần từ hoạt động là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt động đã tạo ra nó và để làm cơ sở xác định số lần quay vòng vốn

Vốn hoạt động bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, các khoản tồn kho, máy móc thiết bị và các khoản vốn khác được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức Vốn hoạt động được sử dụng trong cơ cấu xác định ROI ở điều kiện bình thường là vốn bình quân giữa đầu năm và cuối năm Nếu có biến động về vốn đầu tư thì phải tính bình quân từng tháng trong năm Những khoản vốn không được xếp vào loại vốn hoạt động là giá trị đất đai để xây dựng nhà xưởng trong tương lai hoặc giá trị tài sản cố định thuê ngoài

+ Lợi nhuận còn lại (Residual Income – RI):

Lợi nhuận còn lại là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn đã đầu tư vào bộ phận đó Chỉ số này nhấn mạnh đến khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay toàn doanh nghiệp

RI = Lợi nhuận – Chi phí sử dụng vốn (1.11)

RI = Lợi nhuận – (Vốn đầu tƣ x Tỷ suất chi phí vốn) (1.12) Hay RI = Lợi tức của trung tâm đầu tƣ–(Vốn đầu tƣ x Lãi suất ƣớc tính) (1.13)

Chỉ tiêu RI là con số tuyệt đối, nó sẽ cho biết được lợi nhuận thực tế đã mang về là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn đã đầu tư để có được lợi nhuận trên Ngoài ra, khi sử dụng chỉ tiêu ROI không đủ cơ sở để quyết định đầu tư thêm hay không Vì vậy, việc sử dụng chỉ tiêu RI sẽ giúp cho nhà quản trị có nên đầu tư gia tăng hay không

+ Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA):

EVA = NOPAT – (TC x WACC) (1.14)

- NOPAT (Net Operating Profit After Tax): Lợi nhuận trước lãi vay

và sau thuế = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay x (1- thuế suất thuế TNDN)

- TC (Total Capital): Vốn đầu tư được xác định bằng tổng tài sản bình quân trên bảng cân đối kế toán

- WACC: Lãi suất sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn ( bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu)

Trang 30

Sử dụng EVA cho việc lập kế hoạch chiến lược, đo lường hiệu suất và bồi thường EVA là lợi nhuận thu được vượt quá lợi nhuận tối thiểu theo yêu cầu các khoản đóng góp các khoản nợ và vốn cổ phần Nó được tính toán từ các điều chỉnh đơn giản để chuyển đổi giá trị sổ sách trên báo cáo thu nhập và bảng cân đối

kế toán cho một đơn vị kinh tế Điều quan trọng tring việc phân tích các khoản đầu

tư tiềm năng, xác định giá trị bằng cách chiết khấu EVA giá trị hiện tại bằng giá trị truyền thống hiện tại ròng của dòng tiền, nhưng EVA cung cấp các lợi ích gia tăng cho các nhà quản lý để có cái nhìn rõ ràng trong việc khuyến khích các quyết định đầu tư

1.3.3 Tổ chức hệ thống báo cáo cho các trung tâm trách nhiệm

Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ trên một báo cáo thành quả của bộ phận.Mục đích của việc phân tích báo cáo thành quả

bộ phận là xem xét chi tiết các đối tượng hay từng bộ phận đóng góp bao nhiêu trong thành quả chung, bên cạnh đó sẽ đánh giá được thành quả của từng bộ phận thông qua việc xem xét số dư bộ phận Báo cáo thành quả sẽ phản ánh hiệu quả tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm

Thông tin trên báo cáo thành quả bộ phận có sự biến đổi, nhưng những bảng báo cáo mà được phát hành dưới một hệ thống báo cáo trách nhiệm có mối liên hệ mật thiết với nhau Thông tin trong báo cáo ở cấp thấp sẽ mang tính giải thích, chứng minh cho các chỉ tiêu trong báo cáo ở cấp cao hơn (PGS.TS Phạm Văn Dược và TS.Trần Văn Tùng, 2011)

 Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí

Báo cáo thành quả của trung tâm chi phí là bảng báo cáo so sánh khoản mục chi phí thực hiện và chi phí dự toán và các khoản chêch lệch giữa chi phí thực

tế so với dự toán Báo cáo trung tâm chi phí được tách biệt thành báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn và báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán

Báo cáo của trung tâm chi phí được trình bày theo cấp quản lý tương ứng với các bộ phận của trung tâm Thông tin trong báo cáo được thực hiện theo hệ thống thông tin từ dưới lên trên và trách nhiệm chi tiết đến từng bộ phận tuỳ thuộc

Trang 31

BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

Tháng…, Quý…, Năm…

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm

chi phí định mức Dự toán Thực tế Chênh lệch

1 Chi phí sản xuất của phân xưởng 1

2 Chi phí sản xuất của phân xưởng 2

3 Chi phí sản xuất của phân xưởng 3

Cộng

vào cơ cấu quản lý của từng doanh nghiệp Cấp quản lý càng thấp thì mức độc chi tiết của các chỉ tiêu báo cáo càng nhiều; những kết quả tổng cộng từ báo của một cấp quản lý sẽ được báo cáo lên cho cấp quàn lý kế tiếp cao hơn

(Nguồn: Kế toán quản trị, Phạm Văn Dược vàTrần Văn Tùng, 2011)

Hình 1.1: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phíđịnh mức

 Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu là bảng so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự toán, cùng với khoản chêch lệch giữa doanh thu thực tế so với dự toán và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu như cơ cấu mặt hành tiêu thụ, sốn lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá bán

Báo cáo thành quả hoạt động của trung tâm doanh thu có thể phân thành nhữ bộ phận khác nhau theo chi nhánh, khu vực, nhóm sản phẩm… sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà quản lý

Trang 32

(Nguồn: Kế toán quản trị, Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011)

Hình 1.2: Mẫu Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu

 Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận được lập dựa vào báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh theo mức độ hoạt động, nghĩa là theo hình thức số dư đảm phí, báo cáo thu nhập bộ phận trong phạm vi được phân cấp, từ đó xác định và đánh giá lợi nhuận của từng bộ phận và lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp Ngoài ra báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận còn được lập dự vào kết quả

so sánh giữa thực hiện với dụ toán hoặc kết quả so sánh giữa tỷ lệ lợi nhuận trên doan thu với tỷ lệ chung của toàn doanh nghiệp Đồng thời nguyên tắc có thể kiểm soát được áp dụng cho quá trình báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận

BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM DOANH THU

tế

Doanh thu dự toán

Chênh lệch

Ảnh hưởng biến động của các

nhân tố

Đơn giá

Số lượng tiêu thụ

Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ Báo cáo cho giám đốc kinh doanh

1.Chi nhánh 1

2.Chi nhánh 2

3.Chi nhánh 3

Cộng

Trang 33

(Nguồn: Kế toán quản trị, Phạm Văn Dược và TS.Trần Văn Tùng, 2011)

Hình 1.3: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

 Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tƣ

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư là bảng báo cáo gốm các chỉ tiêu

cơ bản như ROI, RI, …, đồng thời cũng dựa vào báo cáo của bộ phận về thu nhập, tình hình tài sản của đơn vị theo dự toán và thực tế và sự chênh lệch của số thực tế

so với số dự toán để đánh giá trách nhiệm của các trung tâm đầu tư

BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM ĐẦU TƢ

6 Chi phí chung phân bổ

7 Lợi nhuận trước thuế

BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM LỢI NHUẬN

4 Định phí trực tiếp (kiểm soát được)

5 Số dư bộ phận kiểm soát được (=3-4)

6 Định phí không kiểm soát được

7 Số dư bộ phận (=5-6)

8 Chi phí chung của công ty phân bổ

9 Lợi nhuận trước thuế (=7-8)

Trang 34

(Nguồn: Kế toán quản trị, Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011)

Hình 1.4: Mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư

1.4 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp may tác động đến KTTN

Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong

đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế

tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%)

Bảng 1.1: Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến

năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2020

2 Kim ngạch xuất khẩu Tr USD 18.000 25.000

Trang 35

(Nguồn: Theo Quyết định 36/2008/QĐ-TTg)

1.4.2 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp may

- Đặc điểm về tổ chức sản xuất và kinh doanh

Doanh nghiệp dệt may nói chung và doanh nghiệp may nói riêng là đơn sử dụng nhiều lao động giản đơn phát huy được lợi thế của những nước có nguồn lao đồng dồi dào với giá nhân công rẻ Đặc biệtcác doanh nghiệp may thường có các xí nghiệp may, tại mỗi xí nghiệp may lại có các phân xưởng sản xuất

và tại các phân xưởng sản xuất lại có các tổ, dây truyền sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm có mẫu mã và quy cách khác nhau.Bên cạnh đó, để quá trính hoạt động sản xuất đi vào vận hành thì phải có những người đứng đầu các tổ, phân xưởng, xí nghiệp Vì vậy cần phải có công tác kiểm tra, kiểm soát về công tác hạch toán chi phí, tính giá thành tại các phân xưởng sản xuất, xí nghiệp một cách chặt chẽ Song

đó, các doanh nghiệp may cũng phải cấn có bộ phận kế hoạch sản xuất, bộ phận đảm bảo kỹ thuật và công nghệ, bộ phận kế toán, bộ phận hành chính, nhân sự và đứng đầu các đơn vị này thường là các trưởng bộ phận.Đây là cơ sở hình thành trung tâm chi phí cho công tác kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp may

- Đặc điểm về thị trường và tiêu thụ

Một đặc trưng nổi bật của công nghệ dệt may là được bảo hộ chặt chẽ

ở hầu hết các nước trên thế giới bằng những chính sách thể chế đặc biệt Cùng với tình hình trao đổi thương mại kinh tế thế giới đang ngày càng mở rộng thông qua các hiệp định giữa các khối trong khu vực và giữa các nước với nhau Đồng thời, sản phẩm ngành dệt may là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người Vì vậy,

Trang 36

thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành may không những được tiêu thụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài Công việc tiêu thụ sản phẩm ngành may thường được thực hiện tại bộ phận kinh doanh trong nước và ngoài nước Đứng đầu các bộ phận này thường là giám đốc kinh doanh hoặc trưởng bộ phận điều hành quá trình tiêu thụ tạo ra doanh thu cho bộ phận cũng như tạo ra doanh thu của doanh nghiệp Đây là cơ sở hình thành trung tâm doanh thu và lợi nhuận trong công tác tổ chức kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp may

- Đặc điểm về vốnđầu tư

Ngành công nghiệp dệt may nói chung và ngành may nói riêng, là những doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi cần phải có nhiều hệ thống dây truyền sản xuất và công nghệ may đòi hỏi cần phải có một số vốn đầu tư nhất định tường đối lớn Trước đây các doanh nghiệp dệt may thường thuộc sỡ hữu của nhà nước, khi nền kinh tế thị trường dần dần được vận hành tại Việt Nam thì các doanh nghiệp dệt may nói riêng tiến hành cổ phần hoá và từ đó xuất hiện các doanh nghiệp may thuộc

sở hữu tư nhân Vốn đầu tư tại các doanh nghiệp này chuyển từ nhà nước sang cổ phần hoá hoặc tư nhân Vì vậy họ cần phải có các nhà quản lý cấp cao đứng đầu chịu trách nhiệm về kế hoạch và hiệu quả sử dụng nguồn vốn họ bỏ ra và đây là cơ

sở hình thành các trung tâm đầu tư tại các doang nghiệp may

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, nhằm cung cấp các thông tin phản ánh các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động, cũng như đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị trung tâm Qua đó, cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị các cấp ra quyết định kinh doanh

Chương 1 của luận văn tập trung khái quát những nét cơ bản về kế toán trách nhiệm và nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Từ những khái niệm, bản chất và nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp cho đến sự phân cấp quản lý và mối liên hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm, các nội dung về hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm việc phân cấp thành các trung tâm trách nhiệm, từ đó xác định các chỉ tiêu đánh giá và hệ thống báo kế toán trách nhiệm tương ứng Có bốn trung tâm trách nhiệm chủ yếu đó là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư Đồng thời chương 1 còn nêu về đặc điểm của các doanh nhiệp dệt may nói chúng và doanh nghiệp may nói riêng tác động đến công tác kế toán trách nhiệm tại đơn vị

Trên đây là toàn cơ sở lý luận về hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, là mô hình kế toán trách nhiệm về mặt lý thuyết Để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm cho Công ty Cổ phần May Hữu Nghị được hiệu quả, cần phải khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp này Từ đó, làm căn cứ xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao tại Công ty

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHỤC

VỤ QUẢN TRỊ NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU

NGHỊ

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần may Hữu Nghị

2.1.1 Sự hình thành, chức năng và nhiệm vụ Công ty

2.1.1.1 Sự hình thành Công ty

Trước năm 1975,tiền thân Công Ty là một xưởng nhỏ,chuyên sản xuất quần Jean do tư nhân quản lý có tên là 12 UNITEX.Sau khi tiếp quản thành phố, xưởng được sáp nhập vào công ty May Hòa Bình thuộc Bộ Công Nghiệp có tên là Phân Xưởng 2

Đến tháng 3/1989,Tổng Công Ty Dệt May thuộc Bộ Công Nghiệp quyết định tách phân xưởng riêng ra thành xí nghiệp có tên là Xí Nghiệp May Hữu Nghị.Lúc mới thành lập,xí nghiệp chỉ có một xưởng may, 192 máy may cũ (đều có tuổi thọ trên 20 năm ) và 650 công nhân

Tháng 11/1993,do điều kiện phát triển mở rộng sản xuất về cả nhà xưởng,thiết bị,thị trường…Bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp)đã phê duyệt quyết định chuyển Xí nghiệp May Hữu Nghị thành Công Ty May In –Hữu Nghị

Tháng 6/1995 Công ty có thêm một xí nghiệp liên doanh Hữu Nghị - KiuChi (khách hàng Kiuchi của nhật bản )

Tháng 11/1995 Công ty thành lập thêm xí nghiệp may 4,được chuyển từ Công ty độc lập sang.Năm 2000 Công ty xây dựng thêm Xí Nghiệp5 và sáp nhập xí nghiệp 4,5 thành xí nghiệp 45

Sau đó, Công ty thành lập thêm xí nghiệp 6 ở thị xã Sa Đéc –Tỉnh Đồng Tháp Xí nghiệp 7cần giuộc Long An

Đến ngày 21/03/2002 ,Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 211/QĐ –TT của thủ tướng chính phủ về việc chyển đổi Doanh nghiệp nhà nước thành Công Ty Cổ Phần,Công Ty May In Hữu Nghị đổi thành Công Ty Cổ Phần May Hữu Nghị Đến ngày 07 tháng 10 năm 2015 Giấy đăng ký kinh doanh do Sở

Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh Cấp đã thay đổi 7 lần:

Trang 39

Tên tiếng việt:Công Ty Cổ Phần May Hữu Nghị

Tên giao dịch quốc tế: Huu Nghi Garment Joint Stock Company

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc cao cấp, máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu ngành may Ngoài ra, Công ty còn được phép kinh doanh trong lĩnh vực:cho thuê nhà xưởng, văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị ngành may, phương tiện vận tải đường bộ; kinh doanh bất động sản;xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp

Trong quá trình hoạt động công ty có các nhiệm vụ sau:

- Quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty

- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân Sách Nhà Nước theo quy định hiện hành

- Công ty đảm bảo kinh doanh đúng nghành nghề đúng lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền

- Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đơn vị khác

- Đảm bảo về SA

- Đảm bảo các điều kiện làm việc ,quyền lợi của người lao động và tạo mọi điếu kiện để người lao động ngày càng được nâng cao vế trình độ chuyên môn nghiệp vụ ,tuân thủ các chính sách về luật Nhà Nước ban hành

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

 Quy mô sản xuất:

Tổng diện tích mặt bằng của Công Ty là 39.020 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 22.370m2

với 3330 máy móc thiết bị mới và hiện đại,không ngừng cải tiến – đáp ứng được các yêu cầu công nghệ sản xuất hàng may mặc cao cấp ngày

Trang 40

càng tăng của thị trường Toàn bộ nhà xưởng được xây dựng nhà thành kiên cố, kiểu dáng công nghiệp

♦ Công ty có 3720 công nhân viên có trình độ chuyên môn ,tay nghề cao ,được tổ chức đào tạo ,bồi dưỡng thường xuyên

Đội ngũ công nhân trong Công Ty trẻ tuổi ,đặc biệt là lao động nữ có độ tuổi trung bình là 23 tuổi,có năng suất lao động cao ,tinh thần ham học hỏi và nhanh nhẹn trong công việc

♦ Công ty có 5 xí nghiệp trực thuộc gồm :

- Xí nghiệp 123 :với 600 công nhân viên và 550 máy

- Xí nghiệp may 45( Summit garment Saigon ):là xí nghiệp liên doanh với Sumitex International Corporation ,thuộc tập đoàn Sumitomo Corporation-Nhật bản Quy mô gồm 1.600 công nhân viên và 1.430 máy

- Xí nghiệp may 6 (Thị xã Sa Đéc,Tỉnh Đồng Tháp ) gồm 4 phân xưởng sản xuất với quy mô 1.300 công nhân và 1.170 máy

- Xí nghiệp may 7 (Cần Giuộc Long An) gồm 2 phân xưởng sản xuất với quy mô 1.100 công nhân và 1.000 máy

Năm 2015 năng lực sản xuất tăng thêm 1 xưởng sản xuất quy mô 06 chuyền may khép kín (cắt, may, ủi, đóng gói) và một kho nguyên phụ liệu, thành phẩm 2.000 m2 Đưa số truyền may lên đến 70 chuyền trong đó hợp tác là 26 chuyền

 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may:

Gồm có quy trình chọn vải theo thiết kế sản phẩm rồi cắt, sau khi cắt xong chuyển qua công đoạn vắt sổ, rồi chuyển sang giai đoạn ráp, làm khuy–nút tạo

ra thành phẩm, sau đó thành phẩm được kiểm tra, ủi rồi, đóng gói.Quy trình sản xuất sảnphẩm từ lúc chọn vải cắt cho đến lúc cuối cùngđóng gói là một quy trình kép kín

(Nguồn: Phòng Kế hoạch sản xuất - Xuất nhập khẩu của Công ty)

Sơ đồ 2.1 - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may của Công ty

Ngày đăng: 10/03/2017, 20:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
2. Công ty Cổ phần May Hữu Nghị (2015), Báo cáo tài chính, Phòng Tài chính - Kế toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính
Tác giả: Công ty Cổ phần May Hữu Nghị
Năm: 2015
3. Công ty Cổ phần May Hữu Nghị(2015), Báo cáo chỉ tiêu và kế hoạch sản xuất hoạt động kinh doanh.Phòng Tài chính - Kế toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chỉ tiêu và kế hoạch sản xuất hoạt động kinh doanh
Tác giả: Công ty Cổ phần May Hữu Nghị
Năm: 2015
4. Công ty Cổ phần May Hữu Nghị(2016), Báo cáo tóm tắt kết quả SXKD 2015 và kế hoạch SXKD 2016, Phòng Tài chính - Kế toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt kết quả SXKD 2015 và kế hoạch SXKD 2016
Tác giả: Công ty Cổ phần May Hữu Nghị
Năm: 2016
5. Dương Thị Cẩm Dung(2007),“Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Vận tải Quốc tế I.T.I”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Vận tải Quốc tế I.T.I”
Tác giả: Dương Thị Cẩm Dung
Năm: 2007
6. Đoàn Ngọc Quế, Lê Đình Trực, Đào Tất Thắng (2009),Kế Toán Quản Trị,Nhà xuất bản Lao Động, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế Toán Quản Trị
Tác giả: Đoàn Ngọc Quế, Lê Đình Trực, Đào Tất Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động
Năm: 2009
7. Huỳnh Đức Cường(2014), “Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng
Tác giả: Huỳnh Đức Cường
Năm: 2014
8. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán quản tri, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Lợi (2009), "Kế toán quản tri
Tác giả: Huỳnh Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản giao thông vận tải
Năm: 2009
9. Huỳnh Lợi(2012),Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Phương Đông, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Lợi(2012),"Kế toán quản trị
Tác giả: Huỳnh Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
Năm: 2012
10. Lê Thị Thu Hiền (2011),“Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Đà Nẵng”,Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Đà Nẵng”
Tác giả: Lê Thị Thu Hiền
Năm: 2011
11. Nguyễn Tấn Bình(2003),Kế toán quản trị,Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM
Năm: 2003
12. Nguyễn Thị Kim Đính(2012), “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25”
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Đính
Năm: 2012
13. Nguyễn Trần Phúc Nguyên(2013), “ Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng”
Tác giả: Nguyễn Trần Phúc Nguyên
Năm: 2013
14. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương(2010),Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị
Tác giả: Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2010
15. Phạm Văn Dược và cộng sự (2010),Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị công ty niêm yết, Nhà xuất bản Phương Đông, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị công ty niêm yết
Tác giả: Phạm Văn Dược và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
Năm: 2010
16. Phạm Văn Dược, Huỳnh Lợi (2009), Mô hình và Cơ chế vận hành Kế Toán Quản Trị trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình và Cơ chế vận hành Kế Toán Quản Trị trong doanh nghiệp
Tác giả: Phạm Văn Dược, Huỳnh Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
Năm: 2009
17. Phạm Văn Dược, Nguyễn Thị Thu Hiền (2010),Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP. HCM, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị
Tác giả: Phạm Văn Dược, Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP. HCM
Năm: 2010
18. Phạm Văn Dược , Trần Văn Tùng(2011),“Kế toán quản trị”, Nhà xuất bản Lao động, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kế toán quản trị”
Tác giả: Phạm Văn Dược , Trần Văn Tùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2011
19. Phạm Văn Đăng(2011),Một số vấn đề về kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp niêm yết,<http://www.sav.gov.vn/925-1-ndt/mot-so-van-de-ve-ke-toan-trach-nhiem-o-cac-doanh-nghiep-niem-yet-.sav>[ Ngày truy cập: 01 tháng 04 năm 2016] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp niêm yết
Tác giả: Phạm Văn Đăng
Năm: 2011
20. Phan Đức Dũng (2014), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị
Tác giả: Phan Đức Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w