Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ có phương án kinh doanh đạt hiệu quả mà còn phải có một hệ thống đánh giá được trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý thông qua công cụ đo l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
HỒ NGỌC THANH
TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH
BẢO HIỂM TỔNG HỢP GROUPAMA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH-2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
HỒ NGỌC THANH
TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH
BẢO HIỂM TỔNG HỢP GROUPAMA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán (Hướng ứng dụng)
Mã số:8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ VĂN NHỊ
TP HỒ CHÍ MINH-2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân và được giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Võ Văn Nhị góp ý Các
số liệu và thông tin trong luận văn là trung thực Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
TP.HCM, ngày 09 tháng 12 năm 2019
Tác giả
Hồ Ngọc Thanh
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
6 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH BHTH GROUPAMA VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN CHƯA TỔ CHỨC HỆ THỐNG KTTN 4
1.1 Đặc điểm tổ chức và quản lý kinh doanh tại công ty 4
1.1.1 Quá trình phát triển của công ty 4
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty 5
1.1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty 7
1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn 8
1.1.5 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam 9
1.2 Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 12
1.2.1 Hình thức kế toán 12
Trang 51.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán 13
1.3 Bối cảnh ngành bảo hiểm 15
1.3.1 Tình hình phát triển của ngành bảo hiểm 15
1.3.2 Vai trò của ngành bảo hiểm trong nền kinh tế 17
1 4 Những hạn chế trong việc cung cấp thông tin kế toán quản trị trong công tác quản lý tại công ty 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG KTTN 21
2.1 Một số công trình nghiên cứu có liên quan về tổ chức hệ thống KTTN 21
2.1.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài 21
2.1.2 Công trình nghiên cứu trong nước 22
2.2 Tổng hợp các nghiên cứu trong việc xác định nguyên nhân chưa tổ chức hệ thống KTTN 25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KTQT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CHƯA TỔ CHỨC KTTN TẠI CÔNG TY TNHH BHTH GROUPAMA VIỆT NAM 27
3.1 Kiểm chứng tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam 27
3.1.1 Thực trạng tổ chức công tác KTQT tại công ty 30
3.1.1.1 Về phân cấp quản lý 30
3.1.1.2 Về hệ thống dự toán 32
3.1.1.3 Hệ thống kế toán chi phí 32
3.1.1.4 Thiết lập thông tin KTQT phục vụ cho các quyết định ngắn hạn và dài hạn của công ty 34
3.1.1.5 Các trung tâm trách nhiệm 34
3.1.2 Đánh giá ưu và nhược điểm của bộ máy kế toán quản trị tại công ty 35
3.2 Dự đoán nguyên nhân tác động đến việc chưa tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam 37
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HỆ THỐNG KTTN 39
Trang 64.1 Khảo sát việc thực hiện tổ chức hệ thống KTTN tại công ty TNHH BHTH
Groupama Việt Nam 39
4.1.1 Mục tiêu khảo sát 39
4.1.2 Đối tượng khảo sát 39
4.1.3 Nội dung khảo sát 39
4.1.4 Phương pháp khảo sát 39
4.1.5 Kết quả khảo sát 39
4.2 Kết luận về nguyên nhân dẫn đến chưa tổ chức hệ thống KTTN tại công ty 41 4.3 Các giải pháp tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty 42
4.3.1 Đối với nhà quản trị công ty 42
4.3.2 Đối với phòng tài chính kế toán 42
4.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác KTQT 45
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 47
5.1 Kiến nghị thực hiện tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm 47
5.1.1 Về xác định trung tâm trách nhiệm 47
5.1.2 Xác định các chỉ tiêu đo lường thành quả thực hiện của từng trung tâm trách nhiệm 50
5.1.3 Về hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm 52
5.2 Điều kiện thực hiện tổ chức kế toán trách nhiệm 58
5.2.1 Xây dựng định mức chi phí 58
5.2.2 Phân loại chi phí 59
5.2.3 Tổ chức dự toán 60
5.3 Kế hoạch hành động trong việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm 61
KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tình hình tài chính của Công ty qua các năm
Bảng 4.1 Bảng ht tài khoản kế toán kết hợp với mã kế toán trách nhiệm Bảng 5.1 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí- phòng tài chính kế toán
Bảng 5.3 Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận công ty
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Groupama VN
Sơ đồ 5.1 Sơ đồ kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với tổ chức
Trang 10TÓM TẮT
Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường mới với nhiều tiềm năng và thách thức Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ có phương án kinh doanh đạt hiệu quả mà còn phải có một hệ thống đánh giá được trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý thông qua công cụ đo lường, đánh giá các hoạt động các cấp
Mục tiêu của đề tài giải quyết vấn đề về việc tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam nhằm giúp nhà quản trị có được thông tin hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả quản lý của từng bộ phận trong công ty để có thông tin hữu ích trong những quyết định kinh doanh tại công ty
Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Thông tin được thu thập, tổng hợp, phân tích, thống kê mô tả số liệu tại công ty qua các năm kết hợp phương pháp khảo sát bằng việc gửi tới các nhà quản trị bảng câu hỏi tới Ban lãnh đạo và các trưởng phòng ban có liên quan Từ kết quả đó cho thấy các nhà quản trị chưa thật sự quan tâm đến việc tổ chức kế toán trách nhiệm cũng như nguyên nhân chưa tổ chức tại công ty Qua đó đề xuất các giải pháp, kế hoạch hành động phù hợp
Đề tài ứng dụng này giúp công ty có được các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời có giá trị tham khảo cho những công ty có đặc điểm kinh doanh hoạt động tương tự
Từ khóa: Kế toán trách nhiệm, công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Trang 11ABSTRACT
Vietnam's insurance market is a new market with many potentials and challenges Therefore, insurance company do not only have an effective business plan but also have a system to assess the responsibilities and powers of managers through a system of measurement and evaluation of activities
The objective of the research is to solve the problem of responsible accounting organization at Groupama Vietnam General Insurance Co., Ltd to help administrators having useful information in business performance and management responsibilities of each department in the company to make business decisions
By using quantitative research methods Information is collected, aggregated, analyzed, and descriptive statistics at the company over the years combining survey methods by sending administrators the questionnaire to the Board of Directors and the heads of departments From the results, That shows the managers do not really care about the accountancy organization as well as the unorganized causes at the company Thereby proposing solutions, appropriate action plans
This research has helps the company to have appropriate solutions to improve competitiveness to Groupama Vietnam General Insurance Co., Ltd and it is valuable reference for companies with similar business characteristics
key word: accountant accountability, non-life insurrance company
Trang 12NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
Qua tìm hiểu luận văn thạc sĩ “Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam”, Ban giám đốc và Kế toán trưởng công ty nhận
thấy như sau:
- Đề tài có tính thực tiễn cao với phương pháp tiếp cận để nghiên cứu hợp lý từ đó
có những giải pháp mang tính khả thi góp phần giải quyết được thực trạng đang tồn tại tại công ty mà vẫn đảm bảo được sự hài hòa giữa các phòng ban trong công ty cũng như mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tổ chức công ty
- Kế hoạch hành động của đề tài tương đối chi tiết giúp cho Ban giám đốc và các trưởng phòng ban có thể nắm bắt đầy đủ ý nghĩa trong đó, Đồng thời cũng phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của công ty cả quy mô lẫn năng lực tài chính Công ty sẽ xem xét sớm và triển khai theo từng bước của đề tài để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản lý có được thông tin đúng đắn trong việc ra quyết định phù hợp với mục tiêu của công ty
Ngày 2 Tháng 12 năm 2019 Tổng giám đốc
Phạm Thị Ngọc Hương
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị,
nó là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá hoạt động của những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp
Từ đó, giúp các nhà quản trị các cấp có những thông tin hữu ích trong việc ra quyết định để đạt được mục tiêu chung Đồng thời kế toán trách nhiệm cũng thúc đẩy, khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp
Bảo hiểm là một lĩnh vực đặc thù trong ngành kinh tế Các công ty bảo hiểm được xem là một tổ chức trung gian tài chính có nhiệm vụ cung cấp các hợp đồng bảo hiểm cho các cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp nhằm giúp giảm thiểu tối đa các tổn thất xảy ra gây ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh doanh của người mua bảo hiểm Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ có kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả mà còn phải có một hệ thống quản lý hữu hiệu từ các bộ phận, phòng ban trong công ty Vì thế việc xây dựng về hệ thống quản lý, đánh giá hoạt động tại các bộ phận là điều vô cùng cần thiết để có được thông tin trong quyết định kinh doanh
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tại công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam, tác giả thấy rằng công ty hiện nay chưa tổ chức kế quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng Công ty có thực hiện phân cấp quản lý nhưng chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm Để đánh giá đúng đắn, chính xác trách nhiệm quản lý
và thành quả hoạt động của từng bộ phận thông qua việc triển khai kế toán trách nhiệm giúp nhà quản lý có được thông tin hữu ích trong việc ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết và cấp bách trên tác giả đã
Trang 14chọn đề tài “Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: nhằm tổ chức hệ thống KTTN tại công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam
- Mục tiêu cụ thể:
Nam Từ đó tìm hiểu nguyên nhân chưa tổ chức KTTN tại công ty
Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu kế toán trách nhiệm được vận dụng tại
công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được thực hiện tại công ty TNHH BHTH
Groupama Việt Nam, thời gian nghiên cứu năm 2019
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm: Phương pháp thống kê mô tả, phỏng vấn sâu lãnh đạo: Tác giả tiến hành quan sát thực tế để đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng tại công ty, tìm ra ra các hạn chế có liên quan đến việc tổ chức KTQT tại công ty, sau đó từ các hạn chế tác giả xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn sâu lãnh đạo về nguyên nhân hạn chế Từ đó tác giả có căn cứ đưa ra các giải pháp tổ chức hệ thống KTTN tại công ty
Dữ liệu sử dụng
Dữ liệu thứ cấp: Hệ thống dữ liệu thứ cấp mà tác giả là nguồn thông tin tài liệu liên quan đến vấn đề tổ chức kệ thống KTQT từ các nguồn khác nhau của cơ quan
Trang 15như các báo cáo, các điều lệ , các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về KTTN trong
và ngoài nước của các tác giả đi trước để phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Dữ liệu sơ cấp: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu được thực hiện đối với nhà quản trị tại công ty về thực tế KTTN có áp dụng tại công ty hay chưa? công ty có nhu cầu sử dụng các thông tin từ thông tin KTQT để phục vụ quyết định quản trị hay không? Có lập các báo cáo KTQT hay không? từ đó tác giả kết luận về tình hình vận dụng KTTN thực tế tại công ty và đề xuất các giải pháp phù hợp
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Bằng việc tổ chức kế toán trách nhiệm, xây dựng các chỉ tiêu báo cáo và các báo cáo trách nhiệm cụ thể giúp nhà quản trị trong việc xem xét, đánh giá trách nhiệm nhà quản trị thông qua việc đánh giá từng trung tâm trách nhiệm mà người quản trị đảm nhiệm Qua việc đánh giá đó giúp các nhà quản trị tại công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam có được thông tin hữu ích để ra những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này có giá trị tham khảo đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm PNT
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam và nguyên nhân chưa tổ chức KTTN
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm
Chương 3: Thực trạng công tác KTQT và dự đoán nguyên nhân chưa tổ chức KTTN tại công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm
Chương 5: Đề xuất kiến nghị và kế hoạch hành động
Trang 16CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH BHTH GROUPAMA VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN CHƯA TỔ CHỨC HỆ THỐNG
KTTN
1.1 Đặc điểm tổ chức và quản lý kinh doanh tại công ty
1.1.1 Quá trình phát triển của công ty
Với sứ mệnh là đồng hành và giảm thiểu thấp nhất những rũi ro của người tham gia bảo hiểm với những sản phẩm ưu việt mang thương hiệu tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm tại Pháp, Công ty TNHH Bảo hiểm Tổng hợp Groupama Việt Nam được thành lập tại nước CHXHCN Việt Nam và được Bộ Tài Chính cấp giấy phép hoạt động số 18GP/KDBH ngày 6 tháng 7 năm 2001 với thời gian hoạt động là 30 năm Công ty là một doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài thuộc sở hữu của Groupama S.A., có trụ sở chính tại số 8-10 rue d’Astorg, Paris - Pháp Groupama được cho phép phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp tại Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Năm 2005, Groupama Việt Nam được chính phủ Việt Nam cho phép mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp lãnh thổ Việt Nam với các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Trong năm 2009, Groupama đã có thành công nhất định trong việc duy trì và phát triển kinh doanh tại Việt Nam Công ty khai trương trụ sở chính tại tòa nhà Sailing, quận 1, TP HCM và được Bộ Tài chính chấp thuận cho tăng vốn theo Giấy phép điều chỉnh số 18/GPĐC11/KDBH cấp ngày 29 tháng 4 năm 2010, vốn điều lệ của Công ty tăng lên thành 388.905.795.010 đồng Việt Nam
Theo Thông báo số 16737/BTC-QLBH ngày 17 tháng 11 năm 2014 do Bộ Tài chính phát hành, trụ sở chính của Công ty thay đổi thành lầu 6, Tòa nhà Royal Centre,
Trang 17Tháp Petronas, số 235 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trong suốt chặn đường 20 năm hình thành và phát triển, công ty không ngừng tạo dựng niềm tin nơi khách hàng, có nhiều đóng góp cho cộng đồng và xã hội nhằm hướng tới những giá trị chân chính
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
- Kinh doanh tài chính bảo hiểm
- Đầu tư tài chính
Website http://www.groupama.com
Phone: 8488.122780
Fax: 84 8 8.122 781
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Đặc điểm sản phẩm của Công ty là sản phẩm chuyên biệt Công ty đã triển khai hơn 20 sản phẩm phi nhân thọ trong đó có các sản phẩm thế mạnh như bảo hiểm xây dựng – xây lắp, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm máy móc thiết bị, … Nhằm đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, công ty Groupama Việt Nam đã thiết lập quan hệ và hợp tác với các nhà tái bảo hiểm
có uy tín và năng lực tài chính như VinaRe, Catlin, CCR … Nhờ đó mà công ty có khả năng nhận và thu xếp tái bảo hiểm có giá trị lớn Thực hiện chức năng tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm về quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất và giúp khách hàng khắc phục nhanh nhất hậu quả của tổn thất khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Công ty Groupama phát triển các sản phẩm bảo hiểm như sau:
Bảo hiểm con người
Trang 18Bảo hiểm bồi thường cho người lao động; bảo hiểm trợ cấp nằm viện, phẫu thuật; bảo hiểm sinh mạng con người; bảo hiểm kết hợp con người; bảo hiểm toàn diện học sinh; bảo hiểm tai nạn con người mức trách nhiệm cao;
Bảo hiểm hàng hoá
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường không; bảo hiểm cho thực phẩm đông lạnh; Bảo hiểm cho thịt đông lạnh; bảo hiểm dầu chở rời; bảo hiểm hàng than; bảo hiểm container
Bảo hiểm thân tàu và P&I
Bảo hiểm thân tàu cá; bảo hiểm trách nhiệm dân sự tàu cá; bảo hiểm thân tàu ven sông và tàu ven biển; bảo hiểm trách nhiệm dân sự tàu sông và tàu ven biển; bảo hiểm rủi ro cho các nhà thầu đóng tàu…
Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt; bảo hiểm mọi rủi ro tài sản; bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp; bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy; bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau mọi rủi ro tài sản
Bảo hiểm kỹ thuật
Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng; bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt; bảo hiểm công trình dân dụng đã hoàn thành; bảo hiểm đổ vỡ máy móc; bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu
Bảo hiểm Trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm công cộng; bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm; bảo hiểm trách nhiệm công cộng và trách nhiệm sản phẩm trên diện rộng; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho tư vấn và kiến trúc sư
Bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm mùa màng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản; Bảo hiểm tài sản, thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp; Bảo hiểm tài sản, thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp;
Trang 19Bảo hiểm các công ty và các cá nhân cung cấp nguyên liệu thô, thiết bị và mua nông sản;
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe
Bảo hiểm du lịch
1.1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty
Với định hướng đúng đắn công ty đã có hơn 20 sản phẩm được phát triển qua các năm bao gồm đầy đủ các loại hình bảo hiểm như BH tài sản kỹ thuật, BH hàng hải,
(Nguồn: phòng tài chính kế toán- công ty Groupama VN)
Về số lượng hợp đồng: năm 2017số lượng hợp đồng phát sinh tại công ty tăng trưởng ở mức 12.44% so với năm 2016 Năm 2018 tăng gần 16% so với năm 2016 và năm 2018 mức tăng trưởng chậm lại chỉ có 4% so với năm 2017
Doanh thu bán hàng: năm 2017 doanh thu là 76.512 triệu đồng tăng lên so với năm 2016 là 21.469 triệu đồng, tức là tăng 28 % Năm 2018 so với năm 2016, doanh thu tăng 29.587 triệu đồng, tức là tăng 35% Năm 2018 doanh thu là 84.630 triệu đồng tăng so với năm 2017 là 8.117 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 10% Doanh thu năm nay có phần tăng chậm lại so với năm trước
Lợi nhuận trước thuế: năm 2017 lãi gộp là 1.064 triệu đồng, tăng so với năm
2016 là 681 triệu đồng, tức là tăng 42 % Năm 2018 so với năm 2016, lợi nhuận gộp
Trang 20tăng lên 7.838 triệu đồng, tức là tăng lên 88 % Năm 2018 so với năm 2017, lợi nhuận gộp tăng 6.23 triệu đồng, tức là tăng 80%
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây, trong giai đoạn 2016 đến 2018 tình hình kinh doanh khả quan, tuy nhiên lợi nhuận đạt được so với doanh thu không đáng khoảng 2 % cho năm 2017 và 9% cho năm 2018
Có nghĩa là trong năm 2018 cứ 100 đồng doanh thu kiếm được thì chỉ có 9 đồng lợi nhuận Mà lợi nhuận chính bằng doanh thu trừ đi chi phí, do đó chi phí trong công ty
cần phải được quản lý và xem xét hàng đầu hiện nay Việc để đánh giá chi phí chung của toàn công ty được thể hiện trên báo cáo tài chính nhưng xét riêng từng phòng ban thì công ty chưa thực hiện Nếu công ty tổ chức hệ thống kế toán quản trị có thể biết được các chi phí nào ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh
1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn
Những thuận lợi
Yếu tố pháp luật: Các chính sách, hệ thống văn bản tiếp tục được hoàn thiện đáp ứng những đòi hỏi từ thị trường và công tác quản lý Điều này giúp kinh doanh bảo hiểm thuận lợi hơn và kế hoạch thoái vốn của Chính phủ sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn
Yếu tố kinh tế: Là một thị trường tiềm năng vì chi phí cho một sản phẩm không cao, người dân đang dần ý thức hơn về việc bảo vệ an toàn cho cá nhân và gia đình Đặc biệt, tại Việt Nam, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm còn rất ít, dự tính trong những năm sắp tới đây, khi công nghệ 4.0 đang kết nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày một dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn, thì việc người tham gia bảo hiểm sẽ ngày một nhiều hơn
Yếu tố nhân sự: Công ty có đội ngũ nhân sự có chuyên môn bảo hiểm được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm luôn đáp ứng với những thay đổi từ thị trường trong
và ngoài nước
Tuy nhiên cũng còn có những khó khăn phía trước:
Trang 21Yếu tố tài chính: Mức độ cạnh tranh cao có thể dẫn tới hiện tượng liên kết giữa các công ty bảo hiểm lớn thôn tính các doanh nghiệp nhỏ làm ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường và gây thiệt hại cho các công ty vừa và nhỏ Thêm vào
đó công ty chỉ chú tâm về mặt doanh thu và các chỉ tiêu tài chính từ quá khứ chứ chưa
có được các kế hoạch dự báo trong tương lai, điều đó có thể làm cho nhà đưa ra những quyết đinh sai lầm, khó khăn trong việc kiểm soát CP, duy trì lợi nhuận
Yếu tố pháp luật: Trục lợi bảo hiểm đang diễn ra ngày càng phổ biến, với tính chất phức tạp hơn, quy mô lớn hơn Đối tượng tham gia trục lợi không chỉ là khách hàng bảo hiểm, mà khách hàng cấu kết với nhân viên bảo hiểm, cơ quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ liên quan đến hồ sơ hiện trường xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất
để đòi bồi thường
Để ngày càng phát triển tốt hơn cũng như vượt qua những thách thứ đòi hỏi doanh nghiệp có công cụ đánh giá hiệu quả quản lý của từng nhà quản trị trong nội bộ
để từ có được những quyết định đúng đắn trong kinh doanh
1.1.5 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)
Trang 22ĐỊNH-PHÒNG PHÁT TRIỂN SÀN PHẨM(BSA)
Giám đốc Kinh doanh
Chịu trách nhiệm và báo cáo với Tổng giám đốc về doanh thu của toàn công ty
từ số liệu của các phòng ban kinh doanh và phòng môi giới trong công ty
Trang 23 Phòng Tài chính kế toán:
Chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc tài chính
Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo chế độ kế toán hiện hành của nhà nước
Tổ chức hạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính theo quy định pháp luật
Chịu trách nhiệm quản lý tài sản tại công ty
Phòng Hành chính - Nhân sự:
Thực hiện và chịu trách nhiệm công tác đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng theo yêu cầu và theo định hướng phát triển của công ty trong từng giai đoạn
Xây dựng cơ chế và tính tiền lương, các chính sách phúc lợi cho người lao động theo quy định của luật lao động và các quy định khác
Phòng Công nghệ thông tin (phòng IT):
Quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin bao gồm quản trị mạng, phần mềm và phần cứng tại công ty
Phòng Nghiệp vụ:
Có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong việc triển khai các dịch
vụ bảo hiểm như: Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm hàng hải, Bảo hiểm sức khỏe…
ty an toàn, hiệu quả
Phối hợp với các phòng ban khác xác định mức giữ lại của từng nghiệp vụ bảo hiểm
Phòng Giám định - Bồi thường:
Xác định tổn thất, hỗ trợ và lập hồ sơ giám định theo dõi hồ sơ phát sinh
Trang 24 Giám định tổn thất, kiểm tra hồ sơ khiếu nại về tính xác thực của sự kiện bảo hiểm, tính hợp lý, hợp lệ của sự kiện yêu cầu giám định, của người được bảo hiểm
Bồi thường các tổn thất liên quan đến các nghiệp vụ đã cung cấp cho khách hàng
Xem xét các rủi cho các sản phẩm bảo hiểm trước khi công ty triển khai
Thu thập thông tin, đề xuất xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo, khuyến mại cho sản phẩm của Công ty
Phòng Kinh doanh:
Xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường theo định hướng và chỉ tiêu đề ra
Đề xuất, xác định phương hướng, lập phương án tổ chức phát triển các loại hình
kinh doanh sản phẩm bảo hiểm một cách có hiệu quả
Phòng Môi giới:
Xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường thông qua các đối tác
là các công ty môi giới bảo hiểm trong và ngoài nước
Soạn thảo hợp đồng với các điều khoản bảo hiểm trực tiếp cho các đơn bảo hiểm cung cấp cho khách hàng thông qua kênh môi giới và các nhà bảo hiểm
1.2 Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
1.2.1 Hình thức kế toán
Trang 25Công ty áp dụng theo hình thức kế toán tập trung và áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 232/2012/TT- BTC ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2012 và thông tư 200/2014 TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 năm và kết thúc vào 31/12 của năm dương lịch
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và được trình bày trên báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (“VND” hoặc “đồng”)
1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung tại văn phòng công ty gồm kế toán trưởng và các nhân viên kế toán được phân quyền theo chức năng và nhiệm vụ được giao
Bảng 1.2: Sơ đồ phòng tài chính kế toán công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam
(Nguồn: phòng tài chính kế toán- công ty Groupama VN)
Kế toán trưởng (TP Tài chính
kế toán)
Kế toán tổng hợp (Phó phòng)
Doanh thu- công nợ
Kế toán Thanh toán
Thủ quỹ
Trang 26 Kế toán trưởng:
Là người đứng đầu bộ phận kế toán trong công ty và là trưởng phòng tài chính
kế toán, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, thiết lập hệ thống giám sát và bố trí
kế toán viên
giám đốc công ty
Kế toán tổng hợp:
Kiểm tra việc mở sổ sách, lập các chứng từ kế toán của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ hiện hành
Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết từ các kế toán viên so với bảng tổng hợp
Lập báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý và quy định của luật kế toán
Kế toán thuế:
theo tỷ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ
Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách
Các vấn đề khác có liên quan đến thuế tại doanh nghiệp
Kế toán doanh thu-công nợ:
Mở sổ chi tiết theo từng khoản công nợ cho từng đối tượng và thời hạn theo yêu cầu quản lý Cuối kỳ lập bảng kê chi tiết đồng thời đối chiếu với các bộ phận có liên quan
Kiểm tra, đối chiếu, xác nhận công nợ đối với từng đối tượng
Tập hợp các chứng từ và kiến nghị, đề xuất biện pháp quản lý nợ quá hạn
Kế toán thanh toán:
Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán trước khi thanh toán
Lập chứng từ thanh toán, phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trang 27 Cuối tháng, cuối năm phải tiến hành kiểm kê quỹ, lấy sổ phụ ngân hàng và lập bảng kê chi tiết với từng bộ phận liên quan
Thủ quỹ:
Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thu chi tiền mặt
Theo dõi thu, chi tiền mặt
Kiểm quỹ tiền mặt và đối chiếu với sổ chi tiết thu chi tiền mặt với kế toán thanh toán để phát hiện chênh lệch nếu có Báo cáo tồn quỹ cuối kỳ
1.3 Bối cảnh ngành bảo hiểm
1.3.1 Tình hình phát triển của ngành bảo hiểm
Trên thế giới, ngành kinh doanh bảo hiểm đã phát triển từ rất lâu hàng nghìn năm với những thành tựu đóng góp to lớn cho sự phát triển ngành kinh tế xã hội So với thị trường bảo hiểm tại các nước phát triển lâu đời như Anh, Pháp, Đức, các nước châu Âu nói chung thì tại Việt Nam ngành bảo hiểm xuất hiện khá trễ
Vào những năm 30 thế kỷ 20, thời kỳ pháp thuộc, Các đại lý bảo hiểm thuộc công các công ty Pháp đã ký những hợp đồng bảo hiểm đầu tiên Thời kỳ này chưa có công ty bảo hiểm nào tại Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm chưa phát triển
Từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam đã có 57 công ty bảo hiểm bao gồm các công ty cổ phần, công ty tương hổ, công ty bảo hiểm nước ngoài dưới hình thức công
ty chi nhánh Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn Sau 1975, một số công ty bảo hiểm tại miền Nam được quốc hữu hóa và sáp nhập vào công ty bảo hiểm Việt Nam Trong khi đó tại miền Bắc, duy nhất một công ty bảo hiểm được thành lập vào năm 1964, Công ty bảo hiểm Việt Nam( Bảo Việt) theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 Bảo Việt bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 1965 với hai chức năng là quản lý nhà nước và trực tiếp kinh doanh bảo hiểm Trong giai đoạn này, ở Việt Nam, Bảo Việt độc quyền kinh doanh bảo hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa
Trang 28dạng, chủ yếu 3 nghiệp vụ: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và tái bảo hiểm Tỉ lệ tái bảo hiểm cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan lúc đó cũng tương đối cao
Như vậy, sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất năm 1975, ngành bảo hiểm Việt Nam chỉ duy nhất có một công ty bảo hiểm, do đó vị thế thị trường bảo hiểm Việt Nam trên thế giới là vô cùng nhỏ bé Tuy nhiên, Bảo Việt đã có những đóng góp nhất định cho những ngành kinh tế quan trọng Thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ phát triển đúng nghĩa thị trường sau khi nghị định 100 NĐ-CP ngày 18/12/1993 bắt đầu có hiệu lực Từ một thị trường chỉ có duy nhất một doanh nghiệp Bảo Việt, thị trường Việt Nam đã lần lượt ra đời thêm nhiều doanh nghiệp mới như Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO…và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,…đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng
Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể sau từng ấy năm đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội cho đất nước Với tiềm năng to lớn, các DNBH luôn nỗ lực và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng một cách tốt nhất với cách chuyên nghiệp nhất Điều đó đã đưa thị trường kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam thành một trong những thị trường tiềm năng nhất trong khu vực
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các DNBH phi nhân thọ năm 2018 đạt 46.957
tỷ đồng, tăng 12.89 % so với năm 2017 Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của các DNBH phi nhân thọ năm 2018 đạt 19.808 tỷ đồng, tăng 24,25% so với cùng kỳ năm
2017 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2018 của các DNBH phi nhân thọ đạt 26.280 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ 2017 Tổng dự phòng nghiệp vụ thuộc trách nhiệm giữ lại của các DNBH phi nhân thọ đạt 21.642 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm
2017 Tổng tài sản đạt 81.806 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2017 (theo thống kê của Cục quản lý, giám sát-Bộ Tài chính năm 2018)
Trang 29Các DNBH phi nhân thọ tiếp tục mở rộng địa bàn, mạng lưới kinh doanh, với hơn 19 chi nhánh; 1 phòng giao dịch và 1 văn phòng đại diện, nâng tổng số chi nhánh/công ty thành viên lên đến 633; hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước
Với tiềm năng to lớn của ngành bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn có các kế hoạch kinh doanh làm gia tăng thị phần cho doanh nghiệp mình.Tuy nhiên phần trăm tăng chi phí còn hơn mức tăng doanh thu Do đó vấn đề cần phải xem xét lại trong
đó doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có công ty Groupama Việt Nam có cần một công
cụ quản lý hiệu quả và cung cấp thông tin KTQT cần thiết trong những quyết định kinh doanh hay không? Nếu như việc tăng trưởng doanh thu không đi cùng việc kiểm soát chi phí, các kế hoạch dự toán giúp cho doanh nghiệp có được bộ máy kinh doanh hiệu quả
1.3.2 Vai trò của ngành bảo hiểm trong nền kinh tế
Thứ nhất, bảo hiểm bảo vệ thiệt hại tài chính nếu có của các chủ đầu tư, người sản xuất kinh doanh: bảo hiểm phi nhân thọ góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư Bởi lẽ khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với các đối tượng bảo hiểm nếu bị tổn thất các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bình thường
Thứ hai, bảo hiểm góp phần bổ trợ cho chính sách an sinh xã hội, thông qua việc đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân: Hiện nay gần 7,5
triệu người tham gia bảo hiểm, tương đương 8% dân số, 4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe ngắn hạn; 12 triệu học sinh được bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm gần 60%); 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%); trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt (tỷ lệ thâm nhập 100%); 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ (tỷ lệ thâm nhập 61%) (theo thống kê của Cục quản lý, giám sát-
Bộ Tài chính năm 2018)
Trang 30Thứ ba, góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước: với các loại quỹ bảo
hiểm ngày càng tăng do người tham gia đóng góp, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả hoặc bồi thường khi rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra Vì vậy, ngân sách nhà nước không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, doanh nghiệp khi gặp rủi ro Mặt khác, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm còn đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
Thứ tư, góp phần ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế tổn thất giúp cho con người có cuộc sống an toàn hơn, xã hội trật tự hơn: trong quá trình tham gia bảo hiểm
các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia bảo hiểm phối hợp để thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất thông qua các hoạt động như: tuyên truyền phòng tránh tai nạn, tư vấn hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại, yêu cầu đảm bảo các quy tắc về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ… những hoạt động này góp phần
ổn định cuộc sống, sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội
1 4 Những hạn chế trong việc cung cấp thông tin kế toán quản trị trong công tác quản lý tại công ty
Công ty với các sản phẩm mang thương hiệu của một tập đoàn lớn tại nước ngoài nhưng sự tăng trường doanh thu của công ty qua từng năm so với mức tăng trưởng của thị trường BHPNT là không đảng kể và có thể nói là hơi chậm chỉ vọn vẹn chưa tới 1% của thị trường Điều này làm cho Ban lãnh đạo công ty luôn chú tâm đến việc gia tăng thị phần, tập trung tất cả nguồn lực để tăng doanh thu mà chưa chú trọng đến việc kiểm soát các chi phí dẫn đến lợi nhuận đạt được trên doanh thu còn thấp và
có thể dẫn đến công ty sẽ bị thua lỗ nếu như không có một bộ máy kế toán quản trị để giúp nhà quản trị có hướng đi đúng trong vấn đề kinh doanh Hiện tại, công ty cũng tăng thực hiện nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo, thêm các sản phẩm mới, mở rộng các kênh đại lý, môi giới, đồng thời cũng loại đi những kênh bán hàng không hiệu quả Tuy nhiên sau khi thực hiện các giải pháp trên công ty vẫn chưa đạt được mục tiêu
đề ra la tăng trưởng doanh thu đồng thời phải có lợi nhuận Do công ty chỉ tập trung
Trang 31vào các nguyên nhân chủ quan mà chưa xác định rõ sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh là công tác kế toán quản trị giúp cho nhà quản trị biết được sự ảnh hưởng
đó đến từ nguyên nhân nào, phòng ban nào chịu trách nhiệm chính để từ đó có hướng giải quyết đúng hướng tới mục tiêu công ty mong muốn
Qua quá trình công tác tại công ty, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu về thông tin
kế toán tại đây, từ đó tác giả dự đoán được nguyên nhân việc chưa tổ chức KTQT nói chung và KTTN nói riêng :
Thứ nhất, Ban quản trị công ty luôn đề cao kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm
nhằm gia tăng thị phần bảo hiểm trên thị trường do xuất phát từ một công ty với quy
mô nhỏ nên tư tưởng luôn hướng tới làm sao để gia tăng thị phần mà xem xét các khía cạnh khác như chi phí ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đạt được Điều đó làm cho nhà quản trị chưa quan tâm tới KTQT đúng mức trong doanh nghiệp Đồng thời việc đánh giá năng lực của các bộ phận chưa được nhà quản trị quan tâm, nên dẫn đến họ không có nhu cầu cải tiến và đánh giá trách nhiệm quản lý tại bộ phận
Thứ hai, trong bối cảnh ngành bảo hiểm vẫn còn khá mới tại Việt Nam, các
chính sách dần được hoàn thiện, các công ty bảo hiểm chú trọng khi đào tạo về nghiệp
vụ bảo hiểm hơn, được ban quản trị ưu tiên trong các chính sách cũng như yêu cầu tuyển dụng, chứ chưa thấy có chinh sách nào liên quan đến việc đào tạo kế toán quản trị tại đơn vị hoặc các khóa học liên quan đến quản trị doanh nghiệp Nhân viên trong phòng kế toán cũng chỉ được đào tạo thiêm mảng bảo hiểm chứ chưa có chính sách đào tạo về kế toán quản trị
Thứ ba, các báo cáo phục vụ công tác quản lý trong các cuộc họp hàng năm tại
công ty để đánh giá kết quà kinh doanh chung toàn công ty, nhà quản trị chỉ yêu cầu chủ yếu là báo cáo tài chính được phòng tài chính kế toán thực hiện, chưa thấy xem xét các yếu tố ảnh hưởng khác như báo cáo chi phí cho riêng từng phòng ban Điều đó làm cho việc đánh giá năng lực từng phòng ban chưa được quan tâm , dẫn đến họ không có động lực chú trọng đến việc cải thiện trách nhiệm
Trang 32Thứ tư, nhà quản trị chưa quan tâm tới KTQT và ưu điểm của nó, do đó chi phí
phát triển phần mềm có tích hợp luôn các yêu cầu quản trị là không cần thiết và tốn chi phí nên nhà quản trị không thực hiện, và hiện tại phòng tài chính kế toán chỉ sử dụng phần mềm kế toán Fast giành cho doanh nghiệp vừa nhỏ và chưa có chức năng tích hợp các báo cáo quản trị mà chỉ hạch toán nghiệp vụ giành cho báo cáo tài chính, công tác thuế tại công ty
Thứ năm, Các báo cáo cung cấp cho ban quản trị hiện nay để xem xét các vấn đề
như có nên tiếp tục với khách hành hay không? Chủ yếu là báo cáo công nợ, báo cáo doanh thu, báo cáo hoa hồng như chưa có báo cáo nào tách riêng chi phí theo định phí
và biến phí cho nhà quản trị biết được sản phẩm đó khi kinh doanh có lãi lỗ hay không?
Trang 33CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG KTTN
2.1 Một số công trình nghiên cứu có liên quan về tổ chức hệ thống KTTN
2.1.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến kế toán quản trị (KTQT) nói chung và kế toán trách nhiệm (KTTN) nói riêng Mỗi công trình nghiên cứu ở một góc
độ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu
Trường phái thứ nhất, xem vai trò kế toán trách nhiệm là kiểm soát chi phí
Nghiên cứu của tác giả Higgins (1952), KTTN là sự phát triển của hệ thống kế toán được thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp cho các cá nhân trong tổ chức và người chịu trách nhiệm kiểm soát Hệ thống kiểm soát này được thiết
kế cho tất cả các cấp quản lý KTTN như một công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí
Nghiên cứu của tác giả Joseph P Vogel (1962) thông qua công trình “Rudiment
of Responsibility accounting in puplic Unilities” cho rằng việc thiết lập KTTN trong doanh nghiệp trước tiên là phải kiểm soát chi phí KTTN được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức và được xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm mục đích cung cấp thông tin cũng như kiểm soát thông tin các bộ phận Từ đó, giúp các nhà quản trị ra quyết định một cách có hiệu quả
Nghiên cứu của tác giả N.J Gordon (1963) với đề tài “Toward a Theory of Responsibility accounting System” Tác giả cho rằng KTTN chỉ phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý và có tổ chức
Trường phái thứ hai, cho rằng vai trò kế toán trách nhiệm là trung tâm trách nhiệm
between seft –disclosure Style and Attiude to Responsibility Accouting” đã nhấn mạnh
Trang 34yếu tố con người, nhân tố cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của hệ thống KTTN Đồng thời nghiên cứu này cũng đã trình bày chuyên sâu về khái niệm, điều kiện thực hiện KTTN trong một tổ chức với phương pháp nghiên cứu cụ thể Các khái niệm về trung tâm trách nhiệm cũng được tác giả làm rõ hơn
Nhóm tác giả Nahum Melumad, Dilip Mookherjee, StefanReichelstein (1992) trong nghiên cứu “A theory of responsibility centers” đã trình bày bộ phận quan trọng cấu thành KTTN đó là các trung tâm Các trung tâm này sẽ được xây dựng phù hợp với
cơ cấu tổ chức hoạt động cùa từng tổ chức Tác giả cũng đưa ra lý thuyết về ba trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí(TTCP), trung tâm lợi nhuận(TTLN) và trung tâm đầu tư (TTĐT)
Trong nghiên cứu “Management Accounting” của mình, tác giả Garrison và Noreen (2008) trình bày về bốn trung tâm trách nhiệm gồm có: Trung tâm chi phí, Trung tâm doanh thu, Trung tâm lợi nhuận, Trung tâm đầu tư
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng KTTN nói riêng
và KTQT nói chung là một công cụ kiểm soát rất hiệu quả và được các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và không hề đối nghịch nhau mà còn bổ sung cho nhau nhằm giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện hơn về KTTN
Tại Việt Nam KTTN nói riêng và KTQT nói chung là nội dung hữu ích cho tác giả vận dụng trong thực tiễn tại công ty Do đó cả hai trường phái này đều được tác giả vận dụng trong bài nghiên cứu của mình trong việc tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty
2.1.2 Công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Văn Dược, Trần Văn Tùng, Phạm Ngọc Toàn năm 2009 với đề tài cấp bộ “Thiết lập hệ thống báo cáo KTTN bộ phận cho nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTTN, thông tin kế toán quản trị, đối tượng sử dụng và chức năng thông tin kế toán
Trang 35quản trị, đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sản xuất, nêu các định hướng thiết kế và mục tiêu thiết kế, thiết lập các chỉ tiêu đo lường và lập báo cáo KTTN
cổ phần bảo hiểm quân đội- MIC” Luận văn phản ánh thực trạng của tình hình phân cấp quản lý, lập dự toán, báo cáo nội bộ và nguyên nhân do công ty chưa có bộ máy kế toán quản trị tách biệt với kế toán tài chính dẫn đến việc cung cấp thông tin quản trị chỉ được thực hiện khi có yêu cầu và mất nhiều thời gian, đồng thời chi phí chưa được tách bạch từ các phòng ban cũng như chưa phân loại chi phí theo hướng định phí và biến phí Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp hình thành các trung tâm trách nhiệm tập trung trình bày đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng công tác kế toán, đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong công ty từ đó đề ra các giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty
công ty CP giáo dục Bầu Trời Xanh” Thông qua việc tìm hiểu thực trạng tổ chức KTTN tác giả phát hiện nguyên nhân của những hạn chế như: việc phân quyền chưa rõ ràng dẫn đến né tránh trách nhiệm, công tác quản lý chưa hữu hiệu dẫn đến hệ thống thông tin trong công ty còn nhiều hạn chế, việc kiểm soát cung cấp thông tin chưa thật
sự hiệu quả, do chưa có phân loại chi phí thành biến phí và định phị tại công ty cũng như nhu thông tin KTQT chưa được chú trọng trong những quyết định trong kinh doanh.Vì vậy đặt ra nhu cầu cần có một công cụ quản trị đánh giá trách nhiệm của mỗi
cá nhân mỗi bộ phận trong tổ chức giúp nhà quản trị làm rõ nguyên nhân yếu kém của
doanh nghiệp là bộ phận nào, cá nhân Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ
chức KTTN nên tác giả đã thực hiện đề tài trên nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể vận dụng KTTN vào hoạt động quản lý thực tiễn, đáp ứng tốt trong việc cung cấp thông
tin đến nhà quản trị, cung cấp một công cụ điều hành hoạt động kinh doanh một cách tốt hơn
Trang 36Đề tài “Phương hướng vận dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp chế biến gỗ” của Nguyễn Thị Quỳnh trang được đăng trên tạp chí tài chính tháng 12 năm 2019 Nội dung nghiên cứu trình bày về KTTN, nêu lên tầm quan trọng và những lợi ích khi vận dụng KTTN áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Tác giả nêu lên nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến kết quà kinh doanh của các doanh nghiệp gỗ là cách phân loại chi phí hiện nay trong các DN chế biến đồ gỗ về cơ bản chưa đáp ứng được các yêu cầu cung cấp thông tin của quản trị nội bộ Đa số các DN chế biến gỗ mới chỉ được phân loại chi phí sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính Một số DN dù đã phân loại chi phí theo mức độ hoạt động thành biến phí và định phí nhưng chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát chi phí, thống kê tỷ trọng của biến phí
và định phí trong tổng chi phí Chưa tách biệt được định phí trực tiếp của từng bộ phận
và định phí chung, chính vì vậy báo cáo bộ phận hay báo cáo kết quả kinh doanh của
từng bộ phận chưa được lập Tác giả nhấn mạnh rằng việc tổ chức hệ thống KTTN là
một công cụ hữu hiệu cần được vận dụng trong quá trình kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả của từng bộ phận Đồng thời cũng giới thiệu các trung tâm chi phí trong KTTN
bao gồm 4 trung tâm: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư Việc các doanh nghiệp chế biến gỗ tổ chức KTTN không chỉ giúp nhà quản lý kiểm soát hoạt động của các bộ phận mà còn cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh của DN
Tóm lại, thông qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả thấy rằng có rất ít công trình nghiên cứu về KTTN đối với loại hình doanh nghiệp BHPNT
Do đó việc nghiên cứu KTTN tại công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam là cần thiết
Trang 372.2 Tổng hợp các nghiên cứu trong việc xác định nguyên nhân chưa tổ chức hệ thống KTTN
giúp cho nhà quản trị có được thông tin hữu ích trong những quyết định kinh doanh của mình là thực hiện tổ chức KTQT Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đế chưa tổ chức KTQT nói chung và KTTN nói riêng như sau:
- Các nhà quản trị hầu như chưa chú trọng đến công tác kế quản trị nói chung và
kế toán trách nhiệm nói riêng, chưa tìm hiểu ưu điểm của KTQT trong việc vận dụng vào tổ chức
- Chưa tách bạch chi phí chung thành chi phí riêng cho từng phòng ban và phân loại chi phí theo mức độ hoạt động Hầu như chưa kiểm soát được các chi phí tại công ty
- Chỉ dừng lại việc tổ chức kế toán tài chính chứ chưa thực hiện kế toán quản trị
- Do chưa quan tâm đến KTQT nên ngại các chi phí liên quan đến việc tổ chức
Kế toán quản trị như phần mềm kế toán, nhân sự kế toán làm công tác KTQT Tác giả vận dụng những kết quả nghiên cứu trong việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty Groupama thực hiện theo các bước tương ứng như sau:
Xác định phân cấp quản lý: Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, chức
năng và nhiệm vụ, điều kiện nguồn lực con người và tài chính nhà quản trị cấp cao phân quyền trách nhiệm cho từng cá nhân và bộ phận
Xác định các trung tâm trách nhiệm: Sau khi phân cấp quản lý, Công ty xác định
Trung tâm trách nhiệm và giao quyền và trách nhiệm cho người đứng đầu trung tâm Cụ thể là trung tâm chi phí, Doanh thu, Lợi nhuận và Đầu tư
Xác định các chỉ tiêu báo cáo: Các tiêu chí đánh giá được dựa trên các mục tiêu
hoạt động, các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản lý không thể kiểm soát được Các chỉ tiêu này thường kết hợp giữa chỉ tiêu tài chính
Trang 38và phi tài chính và được thu thập bên trong hay bên ngoài hệ thống thông tin kế toán
Lập báo cáo trách nhiệm của trung tâm: Căn cứ vào các mục tiêu chiến lược,
doanh nghiệp lập ra các dự toán cho các trung tâm trách nhiệm, và dự toán này là yếu tố để xem xét khả năng quản lý và hoàn thành công việc của mỗi bộ phận Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ thành báo cáo kế toán trách nhiệm Báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm sẽ phản ánh kết quả thực hiện giữa dự toán và thực tế và sự chênh lệch giữa chúng theo từng chỉ tiêu được nêu lên trong báo cáo phù hợp với từng trung tâm
Đánh giá hiệu quả của các trung tâm: Căn cứ các chỉ tiêu trong báo cáo trách
nhiệm để đánh giá kết quả, hiệu quả từng bộ phận so với kế hoạch, dự toán đã xây dựng từ đó xác định được trách nhiệm của từng nhà quản trị đối với bộ phận mình quản lý Việc đánh giá hoạt động của các trung tâm cần đánh giá về ưu và nhược điểm, làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của từng trung tâm
cũng như sự phân cấp quản lý, các trung tâm trách nhiệm, dự toán của hệ thống KTTN, các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm và hệ thống báo cáo trách nhiệm tại các trung tâm, Ưu điểm của việc thực hiện KTTN trong các công trình nghiên cứu, điều đó làm nền tảng lý thuyết giúp cho tác giả tiếp tục nghiên cứu thực tế trong các chương còn lại của đề tài KTTN tại công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam
Trang 39CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KTQT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CHƯA TỔ CHỨC KTTN TẠI CÔNG TY TNHH BHTH GROUPAMA
VIỆT NAM
3.1 Kiểm chứng tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH BHTH Groupama Việt Nam
a Đối tượng khảo sát
Để làm rõ các vấn để nghiên cứu, tác giả chọn lọc đối tượng để khảo sát bao gồm Ban giám đốc và các trưởng phòng ban có liên quan trong việc tổ chức hệ thống
kế toán trách nhiệm tại công ty bằng việc gửi bảng câu hỏi (phụ lục 07)
b Phương pháp nghiên cứu
sâu đến các nhà quản trị Qua đó thống kê mô tả lại kết quả đạt được
c Kết quả khảo sát
Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày trong phần phụ lục với 12 phiếu khảo sát
và thu về 12 phiếu, tất cả đều hợp lệ (Phụ lục 09) Sau đó tác giả đã tiến hành tổng hợp, tính toán phần trăm các chỉ tiêu Kết quả khảo sát được trình bày theo từng mục khảo sát
1 Sự phân cấp trong công ty theo anh /chị là có cần thiết
Trang 402 Xây dựng hệ thống định mức trong công ty theo anh
4 Xây dựng hệ thống chứng từ cho kế toán trách nhiệm
trong công ty theo anh / chị là có cần thiết không?
5.Lập báo cáo trách nhiệm cho từng trung tâm trách
nhiệm theo anh/ chị có cần thiết không?