Phương pháp hồi cố được sử dụng để nghiên cứu các quá trình, sự kiện trong lịch sử [Vũ Cao Đàm, 2007], cụ thể các nền văn hóa đất ngập nước nổi trội thông qua người cao tuổi và các các tài liệu lưu truyền.
Mục đích của phương pháp là thống kê cơ bản về sự biến động đất ngập nước, các hoạt động văn hóa liên quan đất ngập nước đã bị mai một và đang tồn tại.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê sơ lược vùng đất ngập nước cửa Sông Hồng
3.1.1. Tổng quan chung về vùng đất ngập nước cửa sông Hồng
Vùng đất ngập mước cửa sông Hồng chủ yếu tập trung vào hai khu vực chính Vườn quốc gia Xuân Thủy và Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải.
Hình 3.1.Vị trí vùng nghiên cứu trong bản đồ hành chính
a) Điều kiện tự nhiên
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thuỷ nằm ở phía Nam cửa sông Hồng thuộc địa phận huyện Giao Thuỷ là VQG đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận chính thức gia nhập công ước Ramsar năm 1989. Có tọa độ: 20010’ -20015’ vĩ độ Bắc, 106020’ – 106032’ kinh độ Đông. VQG có 5 xã nằm trong khu vực vùng đệm bao gồm xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải) . - Đây là khu vực có vị trí thuận lợi để phát triển, đặc biệt là phát triển về các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó đây là vùng có rất nhiều các điều kiện để phát triển du lịch nhưng cùng với thế mạnh đang có trong thời gian gần đây khu vực vùng đệm đang bị suy thoái bới các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản không đúng kỹ thuật.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải nằm ở vị trí tả ngạn Sông Hồng thuộc tỉnh Thái Bình. Nằm trên 3 xã (Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú), đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất và khai thác thủy hải sản.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 – 11, mùa lạnh từ tháng 11 – 5, kho anh vào đầu mùa, ẩm ướt vào cuối mùa [Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004].
- Thủy văn: Chế độ thủy triều ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động của người dân miền biển Giao Thủy từ nuôi trồng đến khai thác thủy hải sản. Vùng thuộc chế độ Nhật Triều, chu kỳ rên dưới 23 giờ, biên độ triều trung bình khoảng 150 – 180 cm, lớn nhất 3,3 m, nhỏ nhất 0,25 m. Mực nước triều cao nhất vào mùa bão và phụ thuộc vào gió. Biên thiên của thủy triều khoảng nữa tháng có 1 lần triều cường và 1 lần triều kém. Đôi khi cũng xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường và ngược lại [Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004].
- Tài nguyên sinh vật: mức độ đa dạng sinh học cao với nhiều loài quý hiếm và nguồn giống thủy hải sản tương đối phong phú phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sinh kế của người dân địa phương. Do đó cần có những biện pháp quy hoạch, bảo vệ hợp lý để bảo tồn những loài quý hiếm, phát triển nguồn giống để có thể
đáp ứng nhiều hơn nữa cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Kinh tế - xã hội:
Tại VQG Xuân Thủy
Hình 3.2.Quy hoạch VQG Xuân Thủy
“Nguồn: [Internet]”
Theo thống kê 2004, có 46.585 dân (11.556 hộ) sống ở năm xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy, mật độ dân số 1.206 người/km². Hoạt động kinh tế chính ở vùng đệm thu hút 80% số lao động là sản xuất nông nghiệp gồm trồng trọt (chủ yếu là lúa) và chăn nuôi. Ngoài việc làm nông, nhiều người dân còn vào vùng lõi và vùng đệm của VQG để đánh bắt tôm cá, đào nhuyễn thể và làm thuê cho các
chủ đầm trong mùa thu rau câu. Đánh bắt và NTTS phát triển mạnh trong những năm gần đây thu hút tới 16% lực lượng lao động trong vùng. Ở vùng đệm của VQG có đến 1.800 ha đầm NTTS chủ yếu tập trung ở Bãi Trong và Cồn Ngạn. Sản
phẩm chính của các đầm này là tôm, cua, rau câu (Gracilaria bodgettii) và các
loài cá. Nghề nuôi Ngao mới xuất hiện ở vùng nhưng đã nhanh chóng phát triển và đã trở thành một nguồn thu quan trọng cho một số hộ cư dân vùng đệm. Kinh tế biển đã đóng góp đến 36% tổng thu nhập của vùng, nông nghiệp đóng góp 50% và còn lại chủ yếu là từ các ngành kinh doanh và dịch vụ [Nguyễn Viết Cách, 2005b].
Tại khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
Hình 3.3. Quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Vùng đệm được xác định là thuộc giới hành chính 3 xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh thuộc huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Dân số có 15.927 người, 4.161 hộ với diện tích 4.585,7ha. Tỷ lệ tăng dân số tương đối đồng đều tại 3 xã. Dân cư sống chủ yếu là dân tộc kinh, thành phần theo đạo thiên chúa chiếm 30% tổng số dân khu vực.
- Cơ cấu lao động: số người trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là 9.361 người chiếm 58,7% số dân trong khu vực, số lao động nữ là 4,556 người chiếm 48,6%.
- Cơ cấu ngành nghề: nhân lực tập trung vào sản xuất nông nghiệp chiếm 40,5 % số lao động còn lại là các ngành nghề khác như thương mại dịch vụ 8%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 7,9%; thủy sản chiếm 43,6% - Đặc điểm kinh tế: Nông nghiệp chiếm 62,9%; đất phi nông nghiệp chiếm 23,8%; đất chưa sử dụng chiếm 13,3%. Đất có mặt nước ven biển bằng 89%. Nông nghiệp hiện là một trong những ngành mũi nhọn, trọng tâm trong cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực vùng đệm KBT với 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.
- Phát triển kinh tế biển: trong những năm gần đây phát triển kinh tế biển cũng là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế khu vực, ngành nuôi trồng chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên 48,5%.
3.1.2. Biến động vùng đất ngập nước qua các năm
a) Biến động vùng đất ngập nước:
Trong giai đoạn này có rất nhiều tác động của con người tới khu vực. Những dự án phát triển kinh tế xã hội (quai đê lấn biển, đắp đập nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn...) đã làm thay đổi rất nhiều về loại hình sử dụng của các đối tượng không gian. Đó có thể là sự chuyển đổi từ rừng ngập mặn thành đầm nuôi trồng thủy sản hay từ bãi bồi, bùn trống thành rừng...
Tác động của các quá trình tự nhiên như bồi lắng phù sa, tương tác sông biển, dòng chảy, thủy triều... làm tăng một diện tích lớn các bãi bồi trong khu vực. Trên đó có thể đã có sự bắt đầu phát triển của cây ngập mặn hoặc vẫn còn là bãi
bồi. Cùng với hiện tượng xói lở đã xảy ra ở phía bờ hướng sóng tại một số đoạn trên cồn Lu, cồn Vành và cồn Thủ. Đây là nguyên nhân làm mất đi một diện tích nhỏ rừng ngập mặn và bãi bồi ngập triều trên cồn Lu và cồn Vành.
Bảng 3.1.Diện tích và biến động diện tích của các đối tượng không gian trong vùng nghiên cứu giữa thời điểm 1986 và 2013
TT Kiểu HST Năm 1986 (ha) Năm 1995 (ha) Năm 2007 (ha) Năm 2013 (ha)
(1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3)
1 Bãi triều có RNM 262 1166 1428 617 404 1021 842 869 1711 868 793 1661
2 Bãi triểu lầy không
có RNM 1852 1593 3175 1522 1536 3058 1504 893 2397 1472 884 2356 3 Đầm NTTS (*) 0 132 132 97 1378 1475 139 1513 1652 138 1561 1699 4 Dải cát ven bờ 676 0 676 680 0 680 644 0 644 986 3 989 5 Sông nhánh, lạch triều 1088 844 1932 782 454 1236 532 440 972 499 451 950 6 Vùng nước cửa sông 3492 0 3492 3402 0 3402 3439 0 3439 3137 0 3137 7 Lúa nước 0 2346 2346 0 2304 2304 0 2251 2251 0 2232 2232
Chú giải: (1) Vùng lõi, (2) Vùng đệm, (3) Tổng diện tích (*): không tính diện tích đầm NTTS có RNM
“Nguồn: [Hoàng Thị Thanh Nhàn, chưa công bố]”
b)Các nguyên nhân chính gây biến động tài nguyên đất khu vực cửa sông Hồng:
Sự biến động đất khu vực này do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia ra đó thành nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do hoạt động của con người.
- Nguyên nhân tự nhiên: Cửa sông Hồng thuộc vùng châu thổ delta nên cũng chịu những tác động theo quy luật phát triển tự nhiên của khu vực này. Do đó quá trình bồi tụ xẩy ra mạnh mẽ. Dấu hiệu của sự bồi tụ được ghi nhận bởi các giông cát ( tàn dư của các cồn chắn cửa sông). Các thế hệ giồng cát và đê biển là bằng chứng của đường bờ cổ trong quá trình bồi tụ mở rộng quỹ đất ven biển, đây chính là nguyên nhân kiến lập lên đồng bằng sông Hồng nói chung và châu thổ vùng cửa sông Sông Hồng nói riêng.
Trong những năm gần đây cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu mực nước đại dương thế giới nói chung và mực nước biển khu vực nghiên cứu nói riêng có hiện tượng tăng dần. Tuy nhiên tại khu vực nghiên cứu do quá trình bồi tụ lấn biển xẩy ra mạnh mẽ, đường bờ vẫn có xu thế chung là tiến ra biển. Phù sa được chuyển tải ra biển qua hệ thống sông Hồng với một lưu lượng lớn cùng với quá trình động lực sông – biển có xu thế sổng thắng biển là hai yếu tố quan trọng quyết định tới quá trình bồi tụ lấn biển tại khu vực cửa sông này.
Các cồn cát như cồn Lu, cồn Ngạn, cồn Vành, cồn Thủ đã được hình thành từ trước thời điểm 1992 là kết quả của các quá trình tự nhiên tuân theo quy luật tiến hóa tự nhiên của vùng đồng bằng châu thổ. Vào đầu những năm 90 đánh dấu sự xuất hiện của cồn Xanh (còn Mờ), nổi lên trên mặt nước. Đồng thời một hệ thống các bãi bồi ngập nước đang hình thành và nổi dần lên thành cồn cát theo hình rẻ quạt đối xứng, phía ngoài biển.
- Tác động của còn người:
Cùng với sự gia tăng dân số thì nhu cầu khai thác tài nguyên cũng tăng lên, đặc biệt là tài nguyên ven biển. Điều này ảnh hưởng mạnh đến môi trường khu vực, như tác động của các dự án phát triển kinh tế biển, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, mở rộng diện tích khu nuôi trồng thủy sản. Vào giữa những năm 80 các dự án khai thác ven biển đã được xây dựng và tiến hành tại khu vực cửa sông này. Phần lớn rừng ngập mặn trên cồn Ngạn và cồn Vành đã bị bao lại hoặc phá quang thành các khu nuôi trồng thủy sản.
Các hoạt động sống và sản xuất của con người trong vùng đệm của khu vực đã ảnh hưởng rất lớn tới sử biển đổi các loại tài nguyên môi trường nói chung và đất ngập nước nói riêng. Đây có thể được coi là nguyên nhân chính của sự biến đổi chức năng sử dụng đất trong vùng nghiên cứu.
Trước thời điểm năm 1992 khoảng 3 năm với hệ sinh thái đất ngập nước phát triển đa dạng và phong phú, phần cửa sông bên phía Giao Thủy đã được thành lập là VQG Xuân Thủy, việc này ảnh hưởng tích cực đối với môi trường khu vực. Một loạt dự án trồng rừng ngập mặn đã được một số quốc gia và tổ chức quốc tế
tài trợ thực hiện.Ví dụ như chương trình trồng rừng năm 1996 do Đan Mạch tài trợ đã biến khu vực bãi giữa cuối cồn Ngạn và cồn Lu thành rừng trồng. Năm 1996, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải xây dựng và tiến hành, trong đó có các hạng mục như: phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, hỗ trợ xây dựng cớ sở hạ tầng, văn hóa xã hội, giáo dục, tuyên truyền các kiến thức về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vấn đề này đã có những tác động to lớn tới sự biến đổi của tài nguyên đất ngập nước trong khu vực, đó là sự gia tăng diện tích các khu nuôi trồng thủy sản, tăng diện tích rừng trồng lấn bãi bồi....
3.2. Các hoạt động văn hóa liên quan đến đất ngập nước tại vùng cửa Sông Hồng Hồng
3.2.1. Các hoạt động đang tồn tại và phát triển
a. Cửa Sông Hồng trong truyền thuyết dân gian
Cửa Sông Hồng – nơi con sông Hồng chảy về biển đã có rất nhiều câu chuyện đẹp và ly kỳ như huyền thoại. Có người truyền miệng rằng cái tên cửa Sông Hồng bắt nguồn từ chính những xác người chết đói năm 1945 không được chôn cất, phải cột ba mối lạt tre thả trôi sông Hồng để ra nấm mồ lớn ở Biển Đông. Nhiều người khác lại kể rằng tên Sông Hồng xuất phát từ thời xa xưa khi cửa sông còn phân ra làm 3 nhánh nhỏ, còn một số tài liệu ghi lại rằng Ba
Lạt chính là tên làng xưa.
Đoạn cuối của sông Hồng chảy xuôi trên dải đất giữa hai huyện Giao Thủy (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình). Cách đây gần một thế kỷ, nhà nghiên cứu Pierre Gourou, Viện Viễn Đông Bác cổ (Pháp) đi khảo sát thực địa và tính toán, bãi cửa sông Hồng phía bên Nam Định đã lấn ra biển gần 1km từ năm 1895. Còn bên kia cửa sông Hồng thuộc huyện Tiền Hải, một bản đồ in năm 1901 cho thấy biển lùi ra gần 2km. Thời điểm Pierre Gourou nghiên cứu, tuy vùng đất mới được bồi đắp ở cửa Sông Hồng này còn là vùng cồn bãi sình lầy, nhưng đã lưa thưa người ra mưu sinh bằng nghề biển. Những người già ở vùng cửa Sông Hồng kể rằng, khoảng thời gian trước năm 1970, dòng chính của sông Hồng tại cửa Sông
Hồng chảy ở lạch Bắc hiện nay. Tuy nhiên, trận mưa lũ lịch sử năm 1971 đã dâng tràn nước sông Hồng và dòng chảy cuộn xiết của lũ đã xoáy tung dải cát bồi tụ giữa Cồn Lu với Cồn Vành, tạo ra luồng cửa sông mới. Sau đó, các trận mưa lũ và đặc biệt là đợt bão lụt mùa thu năm 1973 đã tiếp tục mở rộng luồng sông này. Từ phía bắc, dòng chủ lưu ở cửa sông Hồng đã đổ sang luồng dẫn mới, một số lạch phụ hai bên cửa sông như lạch Trà, lạch Vọp, lạch Bắc ngày nay chính là dấu tích xưa…
Những bãi bồi do phù sa của sông Hồng đã tạo cho nơi đây nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và các khu dân cư trên địa bàn cửa Sông Hồng được hình thành và phát triển. Trải qua nhiều năm tháng phát triển, các khu dân cư địa phương đã tạo lập nên những làng quê trù phú ven cửa Sông Hồng. Làng là một cộng đồng về phong tục tập quán (hiếu hỷ, lễ hội…), về tín ngưỡng, tôn giáo và các sinh hoạt văn hoá. Mỗi làng có đình, chùa, đền, miếu riêng, có thành hoàng riêng (thần phả, sắc phong) hoặc dân tự phong. Trên nền những công trình kiến trúc, tôn giáo này, hàng năm cư dân các làng tổ chức các hoạt động thờ cúng cùng các hoạt động văn hóa, giải trí khác, đáp ứng được yêu cầu về đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hóa, nghỉ ngơi sau một chu kỳ lao động sản xuất vất vả, bận rộn và khẩn trương.
Các mô hình sinh thái như: nuôi trồng thủy, hải sản, nghề cá và những công trình kiến trúc độc đáo của cư dân như: nhà bổi, hay công trình tôn giáo chùa chiền và nhà thờ pha trộn hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại, sự giao thoa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, cùng với tập quán nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản từ hệ thống đầm tôm và vây vạng rộng hàng nghìn ha đã tạo nên những nét văn hóa riêng của vùng cửa Sông Hồng. Khu vực cửa Sông Hồng còn tiêu biểu cho nền văn hóa mở đất của cư dân ven biển vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh lúa nước. Những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cộng đồng như: chèo cổ, chầu văn, bơi chải, múa lân, chọi gà hay đấu vật… trong các dịp lễ hội, cùng với sinh hoạt thường nhật của cộng đồng đã gắn kết mọi người với nhau trong mối quan hệ
mật thiết “tình làng, nghĩa xóm”. Sinh kế sống chủ yếu sử dụng vùng đất ngập nước tạo ra một nét văn hóa rất ở nơi đây.