Đề tài nghiên cứu tập chung chính vào vùng cửa Sông Hồng gồm 2 vùng nghiên cứu trọng điểm là: đất ngập nước tại khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình và đất ngập nước tại vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc tỉnh Nam Định.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải - tỉnh Thái Bình là vùng đất ngập nước quan trọng tại Cửa Sông Hồng vùng châu thổ sông Hồng. Với diện tích 12.500 ha, năm 2004 UNESCO công nhận là một trong những vùng lõi quan trọng của khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy là một trong những hệ sinh thái đại trưng có một nền văn hóa liên quan đến đất ngập nước. Tháng 01/1989 Vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Giao Thuỷ được UNESCO chính thức công nhận gia nhập công ước Ramsar - Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi di trú của những loài chim nước. Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á, độc nhất của Việt Nam suốt 16 năm (tới năm 2005, Việt Nam mới có khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu của VQG Cát Tiên ở tỉnh Đồng Nai). Vùng đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy có một nền văn hóa đặc trưng cho vùng miền và có mối liên hệ chặt chẽ với việc duy trì, bảo tồn đất ngập nước nơi đây.
Hình 1.2.Bản đồ Vùng cửa sông Hồng
“Nguồn: [Internet]”
Cửa sông Hồng là nơi tiếp giáp về mặt địa giới hành chính giữa hai huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định) và Tiền Hải (tỉnh Thái Bình). Đây là khu vực đất ngập nước cửa sông mang ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế xã hội, sinh học cũng như nghiên cứu khoa học. Vườn Quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải đều nằm trong khu vực này. Trong những năm gần đây, cùng với đà phát triển của nền kinh tế quốc dân, rất nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội cũng như các đề tài khoa học về khai thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất ngập nước đã được nghiên cứu và triển khai trên khu vực hết sức nhạy cảm này. Điều này cùng với tác động của các quá trình tự nhiên (sóng, dòng chảy, bồi tụ, thuỷ triều ) đã gây ra những biến động đáng kể về trữ lượng cũng như chất lượng tài nguyên trong khu vực, đặc biệt là các biến động về diện tích sử dụng tài nguyên đất. Hệ sinh thái cửa sông Hồng thuộc vào đới duyên hải, là loại cửa sông
K KKhhhuuu b bbảảảooo t ttồồồnnn t tthhhiiiêêênnn n nnhhhiiiêêênnn T TTiiiềềềnnn H HHảảảiii
châu thổ. Đây là một vùng biến động nhanh các yếu tố tài nguyên và môi trường cả về mặt không gian và thời gian, mà ở đó các mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường rất phức tạp và đan xen nhau, không thể giải quyết riêng rẽ được.
VQG Xuân Thủy nằm về bờ phía Nam của cửa Sông Hồng bao gồm các cồn cát bồi tụ, các bãi triều và các bãi bùn. Các cồn Lu và Ngạn được hình thành cách đây khoảng 40-50 năm về trước do quá trình bồi tụ của phù sa sông Hồng mang từ đất liền ra vì lượng phù sa của sông Hồng rất lớn (khoảng 115 triệu tấn năm). Sau khi được hình thành các cồn này lại thúc đẩy quá trình bồi tụ ở vùng cửa sông. Những vật liệu bồi tụ được sắp xếp lại nhờ hoạt động của sóng và thuỷ triều. Chiều khuất sóng được hình thành bởi các vật liệu mịn, độ dốc nhỏ thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển. Còn chiều hướng sóng được hình thành bởi nguyên liệu thô, độ dốc lớn và cây ngập mặn không phát triển được hoặc phát triển rất kém. Nhìn chung độ dốc giảm dần vào đất liền. Cồn Ngạn nằm phía Đông nam sông Vọp và phía Tây nam sông Trà chạy dài từ cửa Sông Hồng đến xã Giao lạc dài 8 km. Chỗ hẹp nhất là 1.000m, chỗ rộng nhất là 2.500 m, Cồn Lu nằm song song với cồn Ngạn, phía Tây nam giáp sông Trà, Đông nam giáp biển Đông, chạy từ cửa Thới đến xã Giao Xuân dài khoảng 10 km. Chỗ rộng nhất là 2.500 m, chỗ hẹp nhất khoảng 1.500m. Ngoài ra còn một số cồn khác được bồi tụ ở thời gian sau này như cồn Mờ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải nằm phía bờ Bắc cửa Sông Hồng, chạy dọc theo bờ biển tới giáp sông Lân dài khoảng 10 km, bao gồm dải đất ngập nước sát đê và các cồn cát cao như cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ ... chạy dài từ cửa Sông Hồng đến sông Lân, tiếp giáp với biển Đông. Quá trình hình thành lên các cồn cát (Cồn Vành, cồn Thủ..) ở khu vực này cũng giống như bên phía Giao thuỷ, với cùng thành phần vật liệu bồi tụ và chịu tác động giống nhau của các yếu tố sóng, dòng chảy và thuỷ triều.
Văn hoá truyền thống của vùng cửa Sông Hồng là sự hỗn dung sắc thái văn hoá của nhiều vùng miền của đất nước Việt Nam và đã được nhân cách hoá trong điều kiện môi trường của một vùng đồng bằng sông nước với cư dân sinh sống chủ
yếu bằng cấy lúa nước, đánh bắt thuỷ hải sản, nghề phụ là các nghề thủ công chế biến lương thực thực phẩm, trồng bông dệt vải, trồng dâu nuối tằm ươm tơ dệt lụa, trồng cói chiếu trồng đay gai dệt võng, đan lưới vó, làm muối cùng các nghề rèn đúc kim loại. Do vậy thành phần dân cư chủ yếu là nông dân, ngư dân và diêm dân mà đặc điểm chủ yếu là chín người mười làng cùng hợp sức đồng tâm trị thuỷ khẩn hoang nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, quai đê lấn biển thau chua rửa mặn thâm canh và quảng canh lúa nước, dâu tằm. Trong truyền thống nét điển hình của văn hoá vùng cửa sông Hồng là một vùng văn hoá dân gian phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình.
Cùng chung với đặc điểm lễ hội vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, lễ hội truyền thống ở đây được phân bố với mật độ cao vào những tháng nông nhàn theo chu kỳ sản xuất của hai vụ lúa chiêm, mùa với tâm thức “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Riêng những hội làng lớn duy trì nhiều lễ thức cổ xưa lại tập trung nhiều vào tháng tư và tháng chín. Các lễ hội vào tháng tư, tháng chín thường kéo dài ngày có ảnh hưởng nhiều đến vùng phụ cận.
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU