- Đề tài “Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” của Huỳnh Đình Cường 2014; đề tài xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHÃ
TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN ANH HOA
Tp Hồ Chí Minh - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự góp ý của Người hướng dẫn khoa học TS Trần Anh Hoa Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ Nội dung của luận văn là trung thực
Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương Nhã
Trang 3MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Câu hỏi nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp thực tiễn của đề tài 6
8 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 Bản chất của kế toán trách nhiệm 7
1.1.1 Kế toán trách nhiệm thể hiện trách nhiệm của các nhà quản lý gắn với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp 7
1.1.2 Kế toán trách nhiệm - một nhân tố trong hệ thống kiểm soát quản lý doanh nghiệp 8
1.1.3 Tính hai mặt của kế toán trách nhiệm và ảnh hưởng đến thái độ của nhà quản lý 8
1.2 Khái niệm về kế toán trách nhiệm 8
1.3 Mục đích của kế toán trách nhiệm 9
1.4 Vai trò của kế toán trách nhiệm 9
1.5 Các nội dung cơ bản cấu thành hệ thống kế toán trách nhiệm 10
Trang 41.5.1 Sự phân cấp quản lý 10
1.5.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm theo cấu trúc tổ chức và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 10
1.5.2.1 Trung tâm chi phí 10
1.5.2.2 Trung tâm doanh thu 11
1.5.2.3 Trung tâm lợi nhuận 12
1.5.2.4 Trung tâm đầu tư 12
1.5.3 Đánh giá thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm 13
1.5.3.1 Quan điểm đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm13 1.5.3.2 Phương pháp đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm 13
1.5.4 Xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm 18
1.5.4.1 Xác định yêu cầu thông tin phù hợp đối với nhà quản trị các cấp 18
1.5.4.2 Xây dựng mẫu biểu báo cáo thích hợp với từng trung tâm trách nhiệm 18
1.5.5 Các mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm 21
1.6 Một số bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm25 1.6.1 Vấn đề phân quyền quản lý 25
1.6.2 Thái độ các nhà quản lý bộ phận trong việc hướng đến mục tiêu chung 25
1.6.3 Định giá sản phẩm và giá chuyển giao nội bộ 26
1.6.4 Quyền kiểm soát của các nhà quản lý các cấp đối với chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được 26
1.6.5 Phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm 27
Kết luận chương 1 28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG 29
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng 29
Trang 52.1.1 Sơ lược về công ty 29
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29
2.1.2.1 Quá trình hình thành 30
2.1.2.2 Quá trình phát triển 30
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 30
2.1.3.1 Chức năng 30
2.1.3.2 Nhiệm vụ 30
2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 31
2.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 31
2.1.6 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 34
2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán 35
2.1.6.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán 37
2.1.6.3 Đặc điểm phần mềm kế toán sử dụng 37
2.2 Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng 38
2.2.1 Mục tiêu kinh doanh 38
2.2.1.1 Mục tiêu chung 38
2.2.1.2 Các chỉ tiêu và nhiêm vụ trọng tâm năm 2015 38
2.2.2 Kế hoạch kinh doanh 39
2.2.2.1 Hệ thống kế hoạch hiện nay của công ty 39
2.2.2.2 Các căn cứ lập kế hoạch của công ty 40
2.2.2.3 Phương pháp lập kế hoạch của công ty 41
2.2.3 Xây dựng hệ thống dự toán 44
2.2.3.1 Dự toán chi phí sản xuất 45
2.2.3.2 Dự toán chi phí bán hàng 47
2.2.3.3 Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 48
2.2.3.4 Các bảng dự toán khác 49
2.2.4 Đo lường và đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh 49
2.2.4.1 Đo lường thành quả hoạt động kinh doanh 49
Trang 62.2.4.2 Đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh 50
2.3 Đánh giá thực trạng công tác đánh giá thành quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng 50
2.3.1 Những kết quả đạt được 50
2.3.1.1 Về phân cấp quản lý 50
2.3.1.2 Về hệ thống dự toán 51
2.3.1.3 Về công tác đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh 51
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 52
2.3.2.1 Về phân cấp quản lý 52
2.3.2.2 Về hệ thống dự toán 52
2.3.2.3 Về công tác đánh giá các thành quả hoạt động 52
Kết luận chương 2 54
CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG 55
3.1 Các quan điểm định hướng cho việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty 55
3.1.1 Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý 55
3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý 55
3.1.3 Phù hợp và hài hòa giữa chi phí và lợi ích 55
3.1.4 Phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế 56
3.1.5 Phù hợp trong quá trình toàn cầu hóa 56
3.2 Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty 56
3.2.1 Phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm 56
3.2.1.1 Trung tâm chi phí 57
3.2.1.2 Trung tâm doanh thu 61
3.2.1.3 Trung tâm lợi nhuận 61
3.2.1.4 Trung tâm đầu tư 62
3.2.2 Xác định các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh và thành quả quản lý cho từng trung tâm trách nhiệm cụ thể 63
Trang 73.2.2.1 Trung tâm chi phí 63
3.2.2.2 Trung tâm doanh thu 63
3.2.2.3 Trung tâm lợi nhuận 64
3.2.2.4 Trung tâm đầu tư 64
3.2.3 Xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm tương ứng với từng trung tâm trách nhiệm 65
3.2.3.1 Trung tâm chi phí 66
3.2.3.2 Trung tâm doanh thu 68
3.2.3.3 Trung tâm lợi nhuận 69
3.2.3.4 Trung tâm đầu tư 71
3.2.4 Vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị để tổ chức hệ thống KTTN 72 3.2.4.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử với mức độ hoạt động 72
3.2.4.2 Thiết kế hệ thống kế toán phù hợp 74
3.2.4.3 Lập dự toán ngân sách 77
3.2.4.4 Phân tích biến động số liệu thực tế và dự toán 79
3.3 Các điều kiện tiền đề để xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty81 3.3.1 Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng 81
3.3.2 Đối với công ty 81
3.3.2.1 Mô hình quản lý phải được phân cấp quản lý rõ ràng 81
3.3.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán 81
3.3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên 82
3.3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, xử lý kịp thời 83
Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NVTT Chi phí nhân công trực tiếp
CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
CP SXC Chi phí sản xuất chung
EVA Economic Value Added (Giá trị kinh tế tăng thêm)
RI Residual Income (Lợi nhuận còn lại)
ROI Return on Investment (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư)
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá trình kế toán 7
Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ các yếu tố của hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng 22
Sơ đồ 1.3 - Sơ đồ các yếu tố của hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên quy trình 23
Sơ đồ 1.4 - Sơ đồ các yếu tố của hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược . 24
Sơ đồ 2.1- Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty 32
Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty . . . 35
Sơ đồ 3.1 - Sơ đồ tổ chức trung tâm trách nhiệm của công ty . . 56
Sơ đồ 3.2 - Sơ đồ các trung tâm chi phí thuộc khối khai thác 58
Sơ đồ 3.3 - Sơ đồ các trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất . . 60
Sơ đồ 3.4 - Sơ đồ các trung tâm chi phí thuộc khối quản lý 61
Sơ đồ 3.5 - Sơ đồ trung tâm doanh thu . . . 61
Sơ đồ 3.6 - Sơ đồ trung tâm lợi nhuận 62
Sơ đồ 3.7 - Sơ đồ trung tâm đầu tư 63
Sơ đồ 3.8 - Sơ đồ bộ máy kế toán kết hợp trong công ty . 82
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 - Danh mục báo cáo trách nhiệm trong công ty 66
Bảng 3.2 - Bảng phân loại chi phí thành biến phí và định phí 73
Bảng 3.3 - Bảng danh mục mã số trách nhiệm quản trị trong công ty 75
Bảng 3.4 - Bảng hệ thống dự toán của các trung tâm trách nhiệm . . 77
Bảng 3.5 - Bảng hệ thống báo cáo phân tích biến động của các trung tâm trách nhiệm...79
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, nó là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá thành quả hoạt động của những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trách nhiệm quản
lý của nhà quản trị các cấp Từ đó, giúp các nhà quản trị các cấp có những thông tin hữu ích trong việc ra quyết định để đạt được mục tiêu chung Đồng thời kế toán trách nhiệm cũng thúc đẩy, khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình, góp phần nâng cao hiệu quản quản lý của doanh nghiệp
Do đó, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết, nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn, cơ cấu tổ chức và hoạt động gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân
Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng là một doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng và cơ cấu gồm nhiều đơn vị trực thuộc bố trí ở các địa bàn khác nhau Tuy nhiên, hiện nay kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng ở công ty chưa được quan tâm Công ty có thực hiện phân cấp quản lý nhưng chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm cụ thể Điều này làm cho việc đánh giá thành quả của từng đơn vị đối với mục tiêu chung của công ty là thiếu tính chính xác
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng” làm đề tài
nghiên cứu của mình
2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kế toán trách nhiệm nói riêng và kế toán quản trị nói chung mới được đề cập
và nghiên cứu tại Việt Nam 25 năm gần đây khi nền kinh tế thị trường ngày một
Trang 12phát triển đòi hỏi hệ thống kế toán cần được hoàn thiện, trong khi đó kế toán quản trị ở một số nước phát triển đã được sử dụng như một công cụ quản lý từ rất lâu Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự gia nhập nhiều tổ chức quốc tế,
hệ thống kế toán quản trị đã được nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra các giải pháp và hướng hoàn thiện thông qua các bài báo và các đề tài nghiên cứu khoa học Cụ thể:
Một số công trình nghiên cứu trong nước:
- Đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Quảng Trị” của Võ Thị Hoài Giang (2012); trình bày nội dung kế toán
quản trị chi phí, kết hợp khảo sát thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí các doanh nghiệp chế biến cao su, đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp hoàn thiện
kế toán quản trị chi phí
- Đề tài “Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng” của
Huỳnh Đình Cường (2014); đề tài xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, đưa ra hướng xây dựng mô hình phân cấp quản lý, tổ chức thông tin kế toán phục vụ đánh giá các trung tâm trách nhiệm, nâng cao độ tin cậy của hệ thống thông tin kế toán quản trị, nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu quản trị, phát huy tối đa nguồn lực trong doanh nghiệp
- Đề tài “Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển viễn thông miền Tây” của Đặng Quan Sang (2013); đề tài dựa vào cơ sở
tổng kết lý thuyết và kết quả nghiên cứu về kế toán trách nhiệm, từ đó vận dụng tổ chức kế toán trách nhiệm vào mô hình quản lý kinh doanh của công ty viễn thông miền Tây đồng thời cũng hướng đến đề xuất một mô hình kế toán trách nhiệm có thể áp dụng cho các doanh nghiệp có các điều kiện tương đồng với công ty viễn thông miền Tây
- Đề tài “Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại bưu điện tỉnh Quảng Nam” của
Vũ Lê Bảo Trân (2012); đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Bưu điện tỉnh Quảng Nam, từ đó xác định các nguyên nhân tồn tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán phục vụ đánh giá trách nhiệm
Trang 13- Bài báo “Kế toán trách nhiệm – vũ khí của công ty lớn” của Nguyễn Xuân
Trường (2008); bài báo khái quát nội dung của kế toán trách nhiệm và nêu lên những lợi ích của việc sử dụng kế toán trách nhiệm cho các công ty, tập đoàn có quy mô lớn, hoạt động lâu đời và tin tưởng vào việc phân quyền
- Bài báo “Một số vấn đề về kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp niêm yết” của Phạm Văn Đăng (2011); trình bày doanh nghiệp niêm yết (DNNY) cần có
kế toán trách nhiệm là công cụ giúp nhà quản lý cấp cao giám sát, đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp dưới mình đối với công việc được giao, qua đó có những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm cải tiến những hoạt động chưa đạt hiệu quả nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp
Một số công trình nghiên cứu nước ngoài:
- Alkinson, R.D.Banker, R.S.Kaplan and S.M.Young (2001), chapter 12, Responsibility Accounting in Management Accounting
- Hansen Don R and Mowen Marynne M., (2005) Management Accounting,
6th Edition, McGraw-Hill Companies, Inc; Giáo trình cung cấp đầy đủ hệ thống lý
thuyết về kế toán quản trị từ công tác hoạch định đến tổ chức kiểm soát, đánh giá và
ra quyết định, làm cơ sở lý thuyết giúp đánh giá thực trạng và là căn cứ đưa ra các
giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị trong DN
- Fowzia Rehana (2011), Use of Responsibility Accounting and Measure the Satisfaction Levels of Service Organizations in Bangladesh, International Review of
Business Research Papers Vol 7 No 5 September 2011 Pp 53-67; nghiên cứu này đánh giá việc thực hành hiện đại của hệ thống kế toán trách nhiệm trong các loại tổ chức dịch vụ khác nhau ở Bangladesh, kết quả cho thấy có một số tổ chức sử dụng nhiều hơn một mô hình trong ba mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm , nghĩa
là tổ chức đó thực hiện theo mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm tích hợp, không
phải thực hiện theo một mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm duy nhất
Trong các công trình nêu trên, các tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm và đề xuất phương hướng vận dụng kế toán trách nhiệm vào các doanh nghiệp cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài Mặc dù vậy,
Trang 14các công trình nghiên cứu về kế toán trách nhiệm đã công bố đều chưa nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống kế toán trách nhiệm áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất
và kinh doanh cao su Các doanh nghiệp trong ngành cao su muốn hoạt động tốt thì nhất thiết phải xây dựng hệ thống quản lý trách nhiệm hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế
Từ đó, trên cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, tham khảo những đề tài, bài báo có liên quan, và tình hình thực tế tại doanh nghiệp hoạt động trong ngành cao
su là Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng, tác giả đã nghiên cứu thực hiện đề tài
“Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng”
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm phù hợp tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm quản lý của từng
bộ phận để ra quyết định kinh doanh Tác giả đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa, tổng hợp những lý luận chung về hệ thống kế toán trách nhiệm Đó là các vấn đề về khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm, các nội dung cơ bản của hệ thống này trong một đơn vị tổ chức
- Nghiên cứu thực tiễn công tác đánh giá thành quả quản lý tại công ty, phản ánh cơ cấu tổ chức, trách nhiệm quản lý của các bộ phận đối với mục tiêu chung của
tổ chức
- Từ đó, đưa ra các giải pháp để tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty và vận dụng kế toán trách nhiệm tại công ty một cách có hiệu quả
4 Câu hỏi nghiên cứu
1 Mô hình kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng
đã được thiết lập hay chưa? Nếu có, đã xây dựng đến đâu, ưu nhược điểm là gì?
2 Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mô hình kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng?
3 Mô hình kế toán trách nhiệm cần được xây dựng tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng như thế nào?
Trang 155 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kế toán trách nhiệm và vận dụng vào việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu về hệ thống kiểm soát và đánh giá thành quả quản lý tại công ty, với cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất theo hình thức khép kín nghĩa là công ty có trồng các vườn cây cao su nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy sản xuất mủ
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát, chọn mẫu: Xuất phát từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu mô hình kế toán trách nhiệm đã được xây dựng tại Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng hay chưa, nếu có thì mô hình đã được xây dựng như thế nào, nếu chưa thì cần xây dựng như thế nào cho phù hợp; tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phỏng vấn, gọi điện thoại và gửi bảng câu hỏi khảo sát cho các đối tượng là nhà quản lý các cấp tại các phòng ban công ty, các nông trường và các nhà máy trực thuộc công ty Bảng câu hỏi gồm hai phần chính như sau:
+ Phần 1: Mức độ quan tâm của các nhà quản lý đến hệ thống kế toán trách nhiệm
+ Phần 2: Chế độ đãi ngộ trong công ty
- Phương pháp thu thập dữ liệu: tác giả sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chính để hoàn thành nghiên cứu, bao gồm các thông tin trong các cuộc phỏng vấn và các cuộc khảo sát thực tế tại công ty Dữ liệu thứ cấp là các thông tin được thu thập ở các nguồn khác nhau như trên mạng internet, các bài báo và các công trình nghiên cứu khoa học
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: qua các thông tin thu thập trên, tác giả tiến hành phân tích để biết công ty đã có hệ thống kế toán trách nhiệm hay chưa, đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm như bộ máy quản lý, mục tiêu quản lý, phân cấp phân quyền, nhu cầu thông
Trang 16tin, nhu cầu đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý các cấp và nội dung hạch toán các phần hành kế toán liên quan trực tiếp đến các trung tâm trách nhiệm Căn cứ vào các thông tin thu được theo nội dung trên, tác giả tiến hành phân tích đánh giá làm
cơ sở cho việc xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm
7 Đóng góp thực tiễn của đề tài
Tác giả tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị đánh giá hiệu quả và trách nhiệm quản lý của các trung tâm trách nhiệm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng cho công ty từ việc xác định các trung tâm trách nhiệm, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá đến thiết lập hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm cho phù hợp đảm bảo tính kiểm soát và hiệu quả trong quản lý
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kế toán trách nhiệm
Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá thành quả quản lý tại Công ty
TNHH MTV cao su Dầu Tiếng
Chương 3: Các giải pháp để tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công
ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng
Trang 17CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Bản chất của kế toán trách nhiệm
1.1.1 Kế toán trách nhiệm thể hiện trách nhiệm của các nhà quản lý gắn với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu
kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu thập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức [(PGS.TS Phạm Văn Dược
và cộng sự (2010, trang 5)]
Kế toán trách nhiệm thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý ở các bộ phận đối với mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Trách nhiệm đó thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá trình kế toán
Xác định mục tiêu
Xây dựng kế hoạch
Tổ chức thực hiện
Kiểm tra đánh giá Lập các báo cáo thực hiện
Thu thập kết quả thực hiện Lập bảng dự toán
Hình thành các chỉ tiêu kinh tế
Trang 181.1.2 Kế toán trách nhiệm - một nhân tố trong hệ thống kiểm soát quản lý doanh nghiệp
Kế toán trách nhiệm là một hệ thống kiểm soát của nhà quản lý được dựa trên những nguyên tắc về ủy quyền và xác định trách nhiệm Quyền lực (sự ủy nhiệm) được giao phó theo trung tâm trách nhiệm và tính toán cẩn thận cho trung tâm trách nhiệm Theo hệ thống này, các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm cho những hoạt động của các phân khu trong tổ chức Các phân khu này được gọi là các bộ phận, chi nhánh hay khu vực …
1.1.3 Tính hai mặt của kế toán trách nhiệm và ảnh hưởng đến thái độ của nhà quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm đưa ra các chỉ tiêu, các công cụ, báo cáo làm cơ
sở để đánh giá thành quả của các bộ phận, các nhà quản lý bộ phận Do đó, kế toán trách nhiệm ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của các nhà quản lý ở các bộ phận [(TS.Huỳnh Lợi, (2012, trang 215)]
Hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm hai mặt là thông tin và trách nhiệm Tùy thuộc vào việc sử dụng hai mặt này, mà ảnh hưởng đến thái độ của người quản
lý sẽ khác nhau
- Mặt thông tin có nghĩa là sự tập hợp, báo cáo, đánh giá các thông tin mang tính nội bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ cấp quản lý thấp đến cấp quản lý cao hơn
- Mặt trách nhiệm nghĩa là việc quy trách nhiệm về những sự kiện tài chính xảy ra; thiết lập trách nhiệm cho mỗi bộ phận, cá nhân và một hệ thống chỉ tiêu, công cụ báo cáo kết quả của mỗi bộ phận
1.2 Khái niệm về kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (thành viên, con người) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc về phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo cho tổ chức, thông qua đó cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức
Trang 19Như vậy, thực chất của kế toán trách nhiệm trong một tổ chức chính là thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên và một hệ thống chỉ tiêu, công cụ, báo cáo thành quả của mỗi bộ phận thành viên
1.3 Mục đích của kế toán trách nhiệm
Mục đích của kế toán trách nhiệm là đo lường, qua đó đánh giá trách nhiệm quản lý và kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp dựa trên hai tiêu chí là hiệu quả và hiệu năng Theo đó:
- Hiệu quả: có được khi đạt được mục tiêu đặt ra mà chưa kể đến việc sử dụng tài nguyên như thế nào, nó được tính toán bằng việc so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra cho trung tâm trách nhiệm đó Nói cách khác, đó chính là mức độ trung tâm trách nhiệm hoàn thành mục tiêu của mình
- Hiệu năng: là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm, hay
có thể nói đó là tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt được so với nguồn tài nguyên thực tế
mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra kết quả đó
1.4 Vai trò của kế toán trách nhiệm
Trong một doanh nghiệp, muốn điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả, nhà quản trị cần xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai việc thực hiện mục tiêu của mình Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị phải không ngừng kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của các cấp thừa hành, thông qua việc phân tích, tính toán hiệu quả của từng hoạt động, từng khâu, từng sản phẩm…
Với yêu cầu đó, hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức, nhằm giúp các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá được trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau Do vậy, kế toán trách nhiệm được thực hiện trên nguyên tắc là nó tập hợp và báo cáo những thông tin kế toán thực tế và được dự toán về các đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm [PGS.TS Phạm Văn Dược và cộng sự (2010, trang 8)]
Trang 201.5 Các nội dung cơ bản cấu thành hệ thống kế toán trách nhiệm
1.5.1 Sự phân cấp quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý Thật vậy, nếu không có sự phân cấp quản lý thì sẽ không tồn tại hệ thống kế toán trách nhiệm hay hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ không có ý nghĩa gì Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại, hoạt động có hiệu quả nhất trong các tổ chức phân quyền, ở đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trải rộng trong toàn tổ chức Các cấp quản
lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm với phạm vi quyền hạn
và trách nhiệm của họ Hoạt động của tổ chức gắn liền với hệ thống quyền hạn, trách nhiệm của tất cả các bộ phận, thành viên [(TS.Huỳnh Lợi, (2012, trang 213)]
1.5.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm theo cấu trúc tổ chức và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Trong kế toán trách nhiệm, các trung tâm trách nhiệm chủ yếu được phân chia theo chức năng tài chính Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý, chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó Trong một tổ chức
có thể được xác lập bởi bốn loại trung tâm trách nhiệm cơ bản sau: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư
1.5.2.1 Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trung tâm đó, không
có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn Được xếp vào loại trung tâm chi phí là các phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng
Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động: phân loại chi phí thực tế phát sinh, lập dự toán chi phí
và so sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn [PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng (2011, trang 266)]
Trung tâm chi phí được chia thành hai nhóm: trung tâm chi phí tiêu chuẩn
và trung tâm chi phí dự toán:
Trang 21- Trung tâm chi phí định mức: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí
và các mức hao phí về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm đều được xây dựng định mức cụ thể Ở trung tâm chi phí tiêu chuẩn, chỉ tiêu chi phí tính cho một đơn vị là yếu tố cơ bản để xác định tổng chi phí tiêu chuẩn Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh, để vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất và vẫn đảm bảo kế hoạch chi phí, tính cho từng đơn
vị sản phẩm và tính cho toàn bộ
- Trung tâm chi phí dự toán: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí
được dự toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao tính chung, không thể xác định cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng công việc của trung tâm Nhà quản trị trung tâm chi phí dự toán có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh, sao cho phù hợp với chi phí dự toán đồng thời đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn và trung tâm chi phí dự toán khác nhau ở chỗ, sản phẩm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn có thể định lượng cụ thể, chính xác; trong khi sản phẩm của trung tâm chi phí dự toán thường khó định lượng chính xác,
vì chúng thường được thể hiện bằng những hoạt động phục vụ, những ý tưởng…
1.5.2.2 Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với chi phí, lợi nhuận
và vốn đầu tư Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp [PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng (2011, trang 267)]
Trung tâm này thường được gắn với cấp quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở,
đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phẩm…
Trên thực tế khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu cần xem xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm này tạo ra lợi nhuận chứ không đơn thuần là tạo ra doanh thu Các quản lý bán hàng thường chiết khấu giảm giá hàng
Trang 22bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại Các hoạt động này sẽ làm tăng doanh thu nhưng đều làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn Như vậy, trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà còn dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty
1.5.2.3 Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm Do vậy, nhà quản trị được quyền quyết định về những vấn đề như định giá, marketing, sản lượng sản xuất, nguồn cung cấp, cơ cấu hàng bán…Nhà quản lý trung tâm lợi nhuận còn được giao quản lý và sử dụng một số vốn của tổ chức, cùng với nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó Mọi sự đầu tư thêm vốn cho trung tâm đều nằm ngoài phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm lợi nhuận Được xếp vào loại trung tâm lợi nhuận là các đơn vị kinh doanh trong tổ chức như các công ty phụ thuộc, các chi nhánh…[PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng (2011, trang 268)]
1.5.2.4 Trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngoài việc phải chịu trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trung tâm, còn phải chịu trách nhiệm với vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ Do vậy, nhà quản trị trung tâm đầu tư được quyền ra các quyết định về đầu tư vốn và sử dụng vốn lưu động Được xếp vào loại trung tâm đầu tư là Hội đồng quản trị, các công ty con độc lập…
Trung tâm đầu tư là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản lý
ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với thành quả của vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư dài hạn
Trung tâm đầu tư là một bộ phận trách nhiệm có quyền lực cao nhất trong
tổ chức Trong một doanh nghiệp, trung tâm đầu tư thường được tổ chức gắn liền với bộ phận đại diện chủ sở hữu vốn [(TS.Huỳnh Lợi, (2012, trang 217)]
Trang 231.5.3 Đánh giá thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm
1.5.3.1 Quan điểm đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
Để đo lường đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm, có hai loại
chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng là chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu hiệu năng
- Chỉ tiêu hiệu quả là mức độ các trung tâm trách nhiệm thực hiện các
nhiệm vụ đề ra, có thể là số tuyệt đối hoặc tương đối Ví dụ như nhà quản lý đặt ra doanh thu cần đạt cho trung tâm doanh thu, mức tỷ lệ hòa vốn của trung tâm lợi
nhuận, mức thực hiện thực tế so với kế hoạch của mỗi bộ phận
- Chỉ tiêu hiệu năng là tỷ lệ so sánh giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào của
một trung tâm trách nhiệm Nó cho thấy kết quả thực tế đạt được so với các nguồn lực được sử dụng để tạo ra kết quả đó, có nghĩa là xác định mức trung bình kết quả mang lại trên mỗi đơn vị đầu vào Ví dụ như chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn, trên tài sản Ngược lại, tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra cho ta trung bình số lượng đầu vào tiêu hao trên mỗi đơn vị đầu ra, như tỷ lệ chi phí trên mỗi sản phẩm làm được, chi
phí vốn
1.5.3.2 Phương pháp đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm bằng cách lấy kết quả thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, so sánh đối chiếu với số liệu dự toán ban đầu trên cả hai mặt hiệu quả và hiệu năng Do đầu ra và đầu vào của mỗi trung tâm trách nhiệm khác nhau, vì vậy các chỉ tiêu đo lường cho từng loại trung tâm cũng khác nhau [(PGS.TS Phạm Văn Dược và cộng sự (2010, trang 14)]
a Trung tâm chi phí
* Trung tâm chi phí tiêu chuẩn:
- Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định không
- Về mặt hiệu năng: được đo lường thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế với chi phí định mức, phân tích biến động và xác định các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí tại đơn vị
Trang 24Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí định mức (1.1)
- Trường hợp 1: thực tế < định mức, đây là kết quả tốt (nếu vẫn đảm
bảo về chất lượng)
- Trường hợp 2: thực tế = định mức, đây là trường hợp đảm bảo thực tế
đúng bằng định mức
- Trường hợp 3: thực tế > định mức, đây là kết quả không tốt, ta thực
hiện phân tích biến động biến phí và định phí sản xuất như sau:
+ Đối với biến phí: xác định biến động về lượng và biến động về giá
của từng yếu tố chi phí
Biến động về lượng: Phản ánh mức tiêu hao vật chất và lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm đã thay đổi như thế nào
Biến động về lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức (1.2)
Biến động về giá: phản ánh giá của một đơn vị nguyên liệu hay của một đơn vị thời gian để sản xuất ra một sản phẩm đã thay đổi ra sao
Biến động về giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lượng thực tế (1.3)
+ Đối với định phí: xác định biến động so với dự toán là biến động kế hoạch và biến động hiệu suất
Biến động kế hoạch phản ánh chênh lệch giữa định phí thực tế
so với định phí dự toán
Biến động kế hoạch = Mức thực tế - Mức dự toán (1.4)
Biến động hiệu suất phản ánh định phí sản xuất chung chi ra trong kỳ thực hiện có phục vụ được công suất tối đa chưa
Biến động hiệu suất = (Mức hoạt động thực tế - Mức hoạt động định mức) x
Giá phân bổ (1.5)
* Trung tâm chi phí dự toán:
- Về mặt hiệu quả : được đánh giá thông qua việc so sánh giữa đầu ra
và mục tiêu phải đạt được của trung tâm
- Về mặt hiệu năng : được đánh giá chủ yếu dựa vào việc đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã được duyệt Thành quả của
Trang 25các nhà quản lý bộ phận này sẽ được đánh giá dựa vào khả năng kiểm soát chi phí của họ trong bộ phận
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán (1.6)
b Trung tâm doanh thu
- Về mặt hiệu quả: sẽ đối chiếu giữa doanh thu thực tế đạt được với doanh thu dự toán của bộ phận Xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, qua đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như đơn giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ
Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán (1.7)
- Về mặt hiệu năng: do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền nhưng đầu vào thì không vì trung tâm doanh thu không chịu trách nhiệm
về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng hóa Trong khi đó, chi phí phát sinh tại trung tâm doanh thu không thể so sánh được với doanh thu của trung tâm Vì vậy cần so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm khi đo lường hiệu năng của trung tâm doanh thu
c Trung tâm lợi nhuận
- Về mặt hiệu quả : so sánh giữa lợi nhuận đạt được thực tế với lợi nhuận ước tính theo dự toán Phân tích khoản sai biệt lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý Qua
đó, xác định các nguyên nhân khách quan và chủ quan làm biến động lợi nhuận so với dự toán
Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán (1.8)
- Về mặt hiệu năng : do có thể lượng hóa được bằng tiền cả đầu ra và đầu vào, nên hiệu năng hoạt động của trung tâm này có thể đo lường bằng các chỉ tiêu sau đây:
Số dư đảm phí bộ phận
Số dư bộ phận kiểm soát được
Số dư bộ phận Lợi nhuận trước thuế
Trang 26Đồng thời, nội dung quan trọng để đánh giá trung tâm lợi nhuận đó là khả năng sinh lời và tính hiệu quả của trung tâm Đánh giá nội dung này thông qua
các chỉ tiêu: Tỷ lệ lợi nhuận gộp, Tỷ lệ lợi nhuận bộ phận
Tỷ lệ lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp (1.9)
Doanh thu
Tỷ lệ lợi nhuận bộ phận = Lợi nhuận bộ phận (1.10)
Doanh thu bộ phận Lợi nhuận bộ phận = Lợi nhuận gộp - Định phí bộ phận (1.11)
d Trung tâm đầu tư
- Về mặt hiệu quả : có thể được đo lường giống như trung tâm lợi nhuận
- Về mặt hiệu năng : cần phải có sự so sánh giữa lợi nhuận đạt được với tài sản hay giá trị đã đầu tư vào trung tâm thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ hoàn vốn đầu
tư (ROI), Lợi nhuận còn lại (RI) và Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA)
+ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) : là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra
ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu tư (1.12)
Lợi nhuận sử dụng trong công thức là lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập Lý do sử dụng lợi nhuận thuần là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt động
đã tạo ra nó và để xác định vòng quay vốn Vốn hoạt động được sử dụng trong ROI
ở điều kiện bình thường là vốn bình quân giữa đầu năm và cuối năm Nến vốn trong năm biến động liên tục thì phải tính bình quân từng tháng
Sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hai nội dung: Một là đánh giá kết quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư khác nhau, từ đó phân tích hiệu quả sử dụng vốn để xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ
sở đánh giá thành quả quản lý Hai là tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản
lý, nhằm tìm ra các giải pháp cho kết quả kinh doanh tốt hơn Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư
Trang 27+ Lợi nhuận còn lại (RI) : là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn mong muốn đã đầu tư vào bộ phận
đó Chỉ số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay toàn doanh nghiệp
RI = Lợi nhuận – Chi phí sử dụng vốn (1.14)
RI = Lợi nhuận – (Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn) (1.15)
Chỉ tiêu RI có thể đánh giá đúng kết quả của trung tâm đầu tư vì chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thực tế đã mang về là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi nhuận Ngoài ra, việc sử dụng chỉ tiêu RI còn cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không, khi sử dụng chỉ tiêu ROI không đủ cơ sở để quyết định
+ Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) :
EVA = NOPAT – (TC x WACC) (1.16)
- NOPAT (Net Operating Profit After Tax): Lợi nhuận trước lãi vay và
sau thuế = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay x (1 – thuế suất thuế TNDN)
- TC (Total Capital): Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài sản bình quân trên bảng cân đối kế toán
- WACC: Lãi suất sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn (bao gồm cả vốn vay và vốn chủ)
Sử dụng EVA cho việc lập kế hoạch chiến lược, đo lường hiệu suất và bồi thường EVA là lợi nhuận thu được vượt quá lợi nhuận tối thiểu theo yêu cầu của tất cả các đóng góp các khoản nợ và vốn cổ phần Nó được tính toán từ các điều chỉnh đơn giản để chuyển đổi giá trị sổ sách trên báo cáo thu nhập và bảng cân đối
kế toán cho một cơ sở kinh tế Điều quan trọng trong việc phân tích các khoản đầu
tư tiềm năng, xác định giá trị bằng cách chiết khấu EVA giá trị hiện tại bằng giá trị truyền thống hiện tại ròng của dòng tiền, nhưng EVA cung cấp các lợi ích gia tăng cho các nhà quản lý để có cái nhìn rõ ràng trong việc khuyến khích các quyết định đầu tư
Trang 281.5.4 Xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm
1.5.4.1 Xác định yêu cầu thông tin phù hợp đối với nhà quản trị các cấp
- Mức độ chi tiết của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau đối với những cấp độ quản lý khác nhau Theo đó, cấp quản lý càng thấp thì các mức độ chi tiết của các chỉ tiêu báo cáo càng nhiều; những kết quả tổng cộng từ báo cáo của một cấp quản lý sẽ được báo cáo lên cho cấp quản lý cao hơn kế tiếp Dữ liệu được tổng hợp, chắt lọc và cô đọng khi thông tin được báo cáo lên cho những cấp độ quản lý cao hơn, hay nói một cách khác, mức độ chi tiết của các chỉ tiêu sẽ giảm dần ở cấp quản lý càng cao
- Mặc dù lượng thông tin của các báo cáo có sự biến đổi, nhưng những bảng báo cáo mà được phát hành dưới một hệ thống báo cáo trách nhiệm có mối liên hệ mật thiết với nhau Thông tin trong báo cáo ở cấp thấp sẽ mang tính giải thích, chứng minh cho các chỉ tiêu trong báo cáo ở cấp cao hơn [PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng (2011, trang 294)]
1.5.4.2 Xây dựng mẫu biểu báo cáo thích hợp với từng trung tâm trách nhiệm
- Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí:
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí là bảng so sánh chi phí thực hiện
và chi phí dự toán và xác định mức chênh lệch giữa chi phí thực hiện so với dự toán, đồng thời có thể phân tích ảnh hưởng theo từng nhân tố cấu thành chi phí Báo cáo trung tâm chi phí được tách biệt thành báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn và báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán
Các báo cáo của trung tâm chi phí được trình bày theo các cấp quản lý tương ứng với các bộ phận của trung tâm Báo cáo được thực hiện theo luồng thông tin từ dưới lên trên và trách nhiệm chi tiết đến từng bộ phận tùy theo cơ cấu quản lý của từng công ty Báo cáo của cấp càng thấp sẽ càng chi tiết và khi báo cáo lên trên cũng mang nội dụng chỉ tiêu đó tuy nhiên sẽ mang tính tổng hợp hơn
Trang 29BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM CHI PHÍ ĐỊNH MỨC
Tháng…, quý…, năm…
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm
chi phí định mức Dự toán Thực tế Chênh lệch
1 Chi phí sản xuất của phân xưởng 1
2 Chi phí sản xuất của phân xưởng 2
3 Chi phí sản xuất của phân xưởng 3
Cộng
(Nguồn: PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng, 2011, trang 298)
- Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu:
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu là bảng đánh giá trách nhiệm
và hiệu quả hoạt động của trung tâm doanh thu trên cơ sở so sánh doanh thu thực hiện với doanh thu dự toán và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu như giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ
Báo cáo kết quả hoạt động của trung tâm doanh thu có thể được phân thành những bộ phận khác nhau theo chi nhánh, khu vực hoặc theo nhóm sản phẩm tiêu thụ… phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà quản trị
BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM DOANH THU
Doanh thu dự toán
Chênh lệch
Ảnh hưởng biến động của các nhân tố Đơn giá
bán
Số lượng tiêu thụ
Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ Báo cáo cho giám đốc kinh doanh
Trang 30- Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận:
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận được lập dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh theo mức độ hoạt động, nghĩa là chi phí chia thành biến phí và định phí để xác định lợi nhuận gộp và lợi nhuận bộ phận; từ đó xác định và đánh giá lợi nhuận của từng bộ phận và lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp Ngoài ra, báo cáo còn được lập dựa vào kết quả so sánh giữa thực hiện với dự toán hoặc kết quả
so sánh giữa tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của toàn doanh nghiệp
Nguyên tắc có thể kiểm soát được áp dụng cho quá trình báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là các báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh và thường được trình bày theo dạng số dư đảm phí nhằm xác định số dư của từng bộ phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về chi phí, doanh thu của họ, đồng thời qua đó cũng đánh giá được phần đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của công ty Để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm lợi nhuận, người ta có thể hoặc so sánh kết quả thực hiện với dự toán, hoặc so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của toàn đơn vị hoặc của ngành
BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM LỢI NHUẬN
4 Định phí trực tiếp (kiểm soát được)
5 Số dư bộ phận kiểm soát được (=3-4)
6 Định phí không kiểm soát được
7 Số dư bộ phận (=5-6)
8 Chi phí chung của công ty phân bổ
9 Lợi nhuận trước thuế (=7-8)
(Nguồn: PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng, 2011, trang 300)
Trang 31- Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư:
Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư, nhà quản trị thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI…để thể hiện trong báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM ĐẦU TƯ
Tháng…, quý…, năm…
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm
1 Doanh thu thuần
2 Biến phí
3 Số dư đảm phí
4 Định phí bộ phận
5 Số dư bộ phận
6 Chi phí chung phân bổ
7 Lợi nhuận trước thuế
(Nguồn: PGS.TS Phạm Văn Dược và TS Trần Văn Tùng, 2011, trang 301)
1.5.5 Các mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm
Theo Kế toán quản trị của Hansen & Mowen (2005), mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm ba loại sau đây: hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng, hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên quy trình, hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược
Trang 32- Hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng (Functional-Based Responsibility Accounting System): phân công trách nhiệm cho các đơn vị tổ chức
và đo lường thành quả hoạt động trong điều kiện tài chính
Đây là hệ thống kế toán trách nhiệm đã được phát triển trong hầu hết các
công ty đang hoạt động trong các môi trường tương đối ổn định
Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ các yếu tố của hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng
Trách nhiệm được xác định
Đơn vị
tổ chức
Kết quả tài chính
Chi phí tiêu chuẩn
Hiện tại có thể đạt được
Chi phí kiểm soát được
Các biện pháp tài chính
Thưởng
Tăng lương Chia lợi nhuận
Thăng tiến
Trang 33- Hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên quy trình (Activity-Based Responsibility Accounting System): phân công trách nhiệm cho các quy trình và đo lường thành quả hoạt động cho cả hai lĩnh vực tài chính và phi tài chính
Đây là hệ thống kế toán trách nhiệm đã được phát triển cho những doanh
nghiệp hoạt động trong các môi trường liên tục cải tiến
Sơ đồ 1.3 - Sơ đồ các yếu tố của hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên quy trình
Trách nhiệm được xác định
Quy trình
Tài chính Chuỗi giá trị
Đội
Thiết lập các biện pháp đo lường thành quả hoạt động
Năng động
Giá trị tăng thêm
Quá trình
định hướng
Tối ưu
Đo lường thành quả hoạt động
Cải thiện chất lượng
Thưởng
Tăng lương Quy chế
tăng lương
Thăng tiến
Trang 34- Hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược (Strategic-Based Responsibility Accounting System): chuyển thể các nhiệm vụ và chiến lược của một
tổ chức thành các mục tiêu và biện pháp trong bốn quan điểm hoạt động khác nhau:
+ Quan điểm tài chính
+ Quan điểm khách hàng
+ Quan điểm quá trình
+ Quan điểm cơ sở hạ tầng (học tập và phát triển)
Sơ đồ 1.4 - Sơ đồ các yếu tố của hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược
Trách nhiệm được xác định
Khách hàng
Cơ sở hạ tầng Quy trình
Tài chính
Thiết lập các biện pháp đo lường thành quả hoạt động
Các biện pháp cân bằng
Liên kết với chiến lược
Các biện pháp khách hàng
Thưởng
Tăng lương Quy chế
tăng lương
Thăng tiến
Trang 351.6 Một số bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm
1.6.1 Vấn đề phân quyền quản lý
Căn cứ vào các mô hình kế toán trách nhiệm đã được tổ chức trong và ngoài nước kết hợp với hệ thống lý thuyết về kế toán trách nhiệm, việc xây dựng mô hình
kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp cần phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý của từng doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị các cấp cụ thể:
- Xác định các trung tâm trách nhiệm: tùy thuộc vào qui mô sản xuất, cơ cấu quản lý và mức độ phân cấp quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo chức năng kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị các cấp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà xác định số lượng TTTN Với những doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý phân cấp rõ ràng, qui mô hoạt động lớn, qui trình sản xuất khép kín nên xây dựng 4 trung tâm, còn những doanh nghiệp có qui
mô sản xuất và hoạt động nhỏ hơn thì nên tổ chức 3 hoặc 2 trung tâm
- Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá: các doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu của các trung tâm trách nhiệm
- Hệ thống báo cáo: cần được lập theo hai nhóm báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích; chi phí chia thành biến phí và định phí thuận lợi trong việc phân tích báo cáo bộ phận; sử dụng định giá bán sản phẩm chuyển giao nội bộ; đồng thời thực hiện phân bổ chi phí gián tiếp cho các bộ phận sao cho hợp lý
1.6.2 Thái độ các nhà quản lý bộ phận trong việc hướng đến mục tiêu chung
Khi hệ thống kế toán trách nhiệm quá nhấn mạnh đến mặt đánh giá trách nhiệm của người quản lý sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo theo chiều hướng tiêu cực, thay vì tìm ra nguyên nhân, thì họ lại tìm cách đối phó và hoài nghi về hệ thống đánh giá và tìm cách phá hoại hệ thống Nhưng khi hệ thống
kế toán trách nhiệm chú trọng đến mặt thông tin, thì sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo chiều hướng tích cực, họ sẽ giải thích nguyên nhân dẫn đến
Trang 36thành quả của bộ phận và tìm ra các biện pháp khắc phục các mặt tiêu cực để thành quả của bộ phận được cải thiện hơn Do vậy, cần phải thấy rằng trọng tâm của hệ thống kế toán trách nhiệm là thông tin Hệ thống này chỉ ra người có trách nhiệm giải thích từng sự kiện hoặc kết quả tài chính đặc biệt Hệ thống kế toán trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho người có trách nhiệm và người quản lý cấp cao hơn biết được nguyên nhân dẫn đến thành quả của các bộ phận Khi được sử dụng đúng đắn,
hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ không quá nhấn mạnh đến việc quy trách nhiệm
1.6.3 Định giá sản phẩm và giá chuyển giao nội bộ
Khi các bộ phận trong cùng đơn vị cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ qua lại lẫn nhau sẽ phát sinh việc tính giá chuyển giao nội bộ Giá chuyển giao nội bộ có thể xác định theo chi phí thực tế, giá thị trường và giá thương lượng Việc xác định giá này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các trung tâm tham gia chuyển đổi nên cần thiết định giá một cách phù hợp, có thể chấp nhận được
Chuyển giá là quá trình chuyển giao lợi nhuận được thiết lập trên cơ sở giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ trong nội bộ các trung tâm trách nhiệm của doanh nghiệp Trong báo cáo tài chính hợp nhất, các giao dịch nội bộ sẽ được loại trừ kể
cả các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận nội bộ Tuy nhiên, căn cứ vào những khác biệt trong chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu, chính sách kiểm soát tỉ giá hối đoái…mà các chính sách chuyển giá linh hoạt giữa các trung tâm trách nhiệm sẽ được vận dụng để tối ưu hóa lợi nhận cho doanh nghiệp
1.6.4 Quyền kiểm soát của các nhà quản lý các cấp đối với chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Một khoản chi phí phát sinh xác định là kiểm soát được hay không là tùy thuộc vào quyền quyết định của nhà quản trị phạm vi phát sinh của chi phí Chi phí kiểm soát được hay không kiểm soát được thể hiện sự phân cấp quản lý trong việc kiểm soát chi phí ở các cấp quản trị, phản ánh phạm vi phát sinh chi phí, trách nhiệm về chi phí của các cấp quản trị
Trang 37Việc phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được
có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát được chi phí trong từng trung tâm trách nhiệm, đối với chi phí trong tầm kiểm soát thì sẽ nỗ lực kiểm soát và tiết kiệm chi phí, còn với những chi phí ngoài tầm kiểm soát của mình thì sẽ báo cáo cho người quản lý trực tiếp chi phí đó hoặc Giám đốc doanh nghiệp Nói cách khác, chúng ta cố gắng kiểm soát những chi phí có thể kiểm soát được, còn đối với những chi phí không kiểm soát được thì các nhà quản trị cần thông báo cho các trung tâm trách nhiệm có liên quan hoặc cấp trên để tìm cách kiểm soát
1.6.5 Phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm
Chi phí phát sinh trực tiếp tại trung tâm được đưa trực tiếp vào tính kết quả nhưng chi phí gián tiếp có liên quan đến nhiều trung tâm thì kế toán cần phân bổ
Kế toán cần chọn lựa tiêu thức phân bổ hợp lý để đánh giá đúng kết quả và hiệu quả của các trung tâm, và đây cũng là mục đích của việc kiểm soát trung tâm chi phí, khuyến khích các trung tâm tiết kiệm chi phí, làm việc hiệu quả hơn
Trang 38Kết luận chương 1
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, nhằm cung cấp các thông tin phản ánh các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động, cũng như đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị trung tâm Qua đó, cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị các cấp ra quyết định kinh doanh
Chương 1 của luận văn tập trung khái quát về mặt lý thuyết liên quan đến kế toán trách nhiệm như : sự phân cấp quản lý, mối liên hệ giữa phân cấp quản lý với
kế toán trách nhiệm, các nội dung về hệ thống trung tâm trách nhiệm bao gồm việc phân cấp thành các trung tâm trách nhiệm, xác định các chỉ tiêu đánh giá và hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm tương ứng Có bốn trung tâm trách nhiệm chủ yếu đó là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư
Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận về hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, là mô hình kế toán trách nhiệm về mặt lý thuyết Để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm cho Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng được hiệu quả, cần khảo sát, điều tra, đánh giá, phân tích về thực trạng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp này như thế nào; từ đó làm căn cứ để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm cho phù hợp và mang tính khả thi
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU
DẦU TIẾNG
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng
2.1.1 Sơ lược về công ty
Tên Việt Nam: Công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Dau Tieng Rubber Corporation
Địa chỉ: Khu phố 2 - Thị trấn Dầu Tiếng - Huyện Dầu Tiếng - Tỉnh Bình Dương - Việt Nam
Lĩnh vực kinh doanh: trồng trọt, khai thác, chế biến, dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh: mua bán và dịch vụ
Tổng số cán bộ, công nhân viên: 11.085
Tổng diện tích vườn cây: 28.944,53 (ha)
Các Công ty con của Công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng:
Công ty cổ phần gỗ Dầu Tiếng
Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng - Lào Cai
Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng - Lai Châu
Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng - Campuchia
Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng – Kratie
Trang 402.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2.1 Quá trình hình thành
- Ngày 21/05/1981, Công ty Cao su Dầu Tiếng được thành lập theo quyết định
số 233/TCCB-QĐ của Tổng cục Cao su Việt Nam
- Ngày 01/01/2010, Công ty Cao su Dầu Tiếng chính thức đổi tên thành Công
ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo Quyết định thành lập số 3238/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 13/11/2009 của Bộ NN&PTNT
2.1.2.2 Quá trình phát triển
Qua 33 năm hoạt động, Công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng đã nỗ lực phấn đấu lập được nhiều thành tích trên nhiều lĩnh vực
- Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty đã khai hoang trồng mới, chăm
sóc gần 29.000 ha cao su, đưa năng suất sản lượng tăng đều qua các năm đồng thời đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 40 tỷ đồng hàng năm
- Về quan hệ đối ngoại: Là công ty có uy tín trên thị trường quốc tế, sản phẩm
mủ của công ty tiêu thụ chủ yếu ra thị trường nước ngoài thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu
- Trên lĩnh vực đầu tư: Công ty đầu tư vào các công ty con nhằm mở rộng quy
mô và ngành nghề sản xuất Ngoài ra, các công trình kết cấu hạ tầng cũng được công ty đầu tư ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của công ty
- Trên lĩnh vực đời sống, văn hóa xã hội: Công ty đã tạo ra việc làm ổn định
cho trên 11.000 lao động với nhiều ngành nghề khác nhau Hệ thống y tế, giáo dục mầm non, các công trình phúc lợi xã hội, các hoạt động văn hóa tinh thần phục vụ công nhân lao động được quan tâm đầu tư phát triển
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.3.1 Chức năng
Công ty có chức năng là sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định nền kinh
tế đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương