1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non ngô quyền thành phố vĩnh yên

63 589 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 760,38 KB

Nội dung

Kết quả ĐG kĩ năng xác định các hướng phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, phía trái - phía phải của người khác thông qua hoạt động: Chỉ vào tranh: Có bao nhiêu thứ ở các phía c

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU……… 1

1 Lí do chọn đề tài……… 1

2 Mục đích nghiên cứu……… 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 2

4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu……… 2

5 Phương pháp nghiên cứu……… 2

6 Phạm vi nghiên cứu……… 2

NỘI DUNG……… 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……… 4

1.1 Cơ sở lí luận……… 4

1.1.1 Các vấn đề cơ bản về đánh giá trong Giáo dục mầm non… 4

1.1.2 Sự định hướng trong không gian của trẻ mầm non………… 8

1.2 Cơ sở thực tiễn……… 15

1.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non………

15 1.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự định hướng trong không gian cho trẻ mầm non……… 16

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ……… 18

2.1 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá……… 18

2.1.1 Nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá……… 18

2.1.2 Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá……… 19

2.2 Phiếu đánh giá kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ……… 21

Trang 2

2.3 Tiêu chí đánh giá cho các chỉ số……… 30

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ TRƯỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN - THÀNH PHỐ VĨNH YÊN………… 31

3.1 Mục đích đánh giá……… 31

3.2 Đối tượng đánh giá……… 31

3.3 Nội dung đánh giá……… 31

3.4 Phương pháp đánh giá……… 31

3.5 Kết quả đánh giá……… 32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 57

Trang 3

MỤC LỤC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Tiêu chí ĐG cho các chỉ số……… 30 Bảng 3.1 Thống kê số lượng trẻ lớp 4 tuổi D……… 32 Bảng 3.2 Kí hiệu các chỉ số và minh chứng……… 32 Bảng 3.3 Thống kê kết quả ĐG kĩ năng định hướng trong không gian

của trẻ lớp 4TD Trường mầm non Ngô Quyền - Thành phố Vĩnh Yên 33 Bảng 3.4 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trên - phía dưới của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Tung bóng lên trên……… 34 Bảng 3.5 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trên - phía dưới của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Đập bóng xuống đất……… 35 Bảng 3.6 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trên - phía dưới của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Xếp nến dưới chân……… 36 Bảng 3.7 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trước - phía sau của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Lăn bóng ra trước……… 37 Bảng 3.8 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trước - phía sau của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Lăn bóng ra sau……… 38 Bảng 3.9 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trước - phía sau của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Trò chơi: “Dấu tay”……… 39 Bảng 3.10 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trước - phía sau của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Giới thiệu phía trước và phía sau mình

Bảng 3.11 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Đeo dép trái và đeo dép phải………… 41 Bảng 3.12 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Cầm bút bằng tay phải và giữ vở bằng

Trang 4

Bảng 3.13 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Cầm bát bằng tay trái và cầm thìa bằng

Bảng 3.14 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Lăn bóng sang trái……… 44 Bảng 3.15 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Lăn bóng sang phải……… 45 Bảng 3.16 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Giới thiệu phía bên trái và phía bên phải

Bảng 3.17 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Nghe tiếng hát đoán xem ở bên

Bảng 3.18 Kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải của bản

thân trẻ thông qua hoạt động: Thi ai đặt đúng vị trí……… 48 Bảng 3.19 Kết quả ĐG kĩ năng xác định các hướng phía trên - phía

dưới, phía trước - phía sau, phía trái - phía phải của người khác thông

qua hoạt động: Chỉ vào tranh: Có bao nhiêu thứ ở các phía của ngôi

Bảng 3.20 Kết quả ĐG kĩ năng xác định các hướng phía trên - phía

dưới, phía trước - phía sau, phía trái - phía phải của người khác thông

qua hoạt động: Các phía của lớp học có gì……… 50 Bảng 3.21 Kết quả ĐG kĩ năng xác định các hướng phía trên - phía

dưới, phía trước - phía sau, phía trái - phía phải của người khác thông

qua hoạt động: Tìm đồ vật từ các phía của bạn……… 51 Bảng 3.22 Thống kê kết quả ĐG kĩ năng của trẻ đạt được ở các chỉ

Trang 5

MỤC LỤC HÌNH

Trang Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xây dựng bộ tiêu chí ĐG……… 19 Hình 3.1 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trên - phía dưới

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Tung bóng lên trên……… 34 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trên - phía dưới

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Đập bóng xuống đất………… 35 Hình 3.3 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trên - phía dưới

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Xếp nến dưới chân……… 36 Hình 3.4 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trước - phía sau

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Lăn bóng ra trước……… 37 Hình 3.5 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trước - phía sau

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Lăn bóng ra sau……… 38 Hình 3.6 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trước - phía sau

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Trò chơi: “Dấu tay”………… 39 Hình 3.7 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trước - phía sau

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Giới thiệu phía trước và phía

Hình 3.8 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Đeo dép trái và đeo dép

Hình 3.9 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Cầm bút bằng tay phải và giữ

Hình 3.10 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Cầm bát bằng tay trái và cầm

Trang 6

Hình 3.11 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Lăn bóng sang trái……… 44 Hình 3.12 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Lăn bóng sang phải……… 45 Hình 3.13 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Giới thiệu phía bên trái và phía

Hình 3.14 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Nghe tiếng hát đoán xem ở bên

Hình 3.15 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định phía trái - phía phải

của bản thân trẻ thông qua hoạt động: Thi ai đặt đúng vị trí………… 48 Hình 3.16 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định các hướng phía trên -

phía dưới, phía trước - phía sau, phía trái - phía phải của người khác

thông qua hoạt động: Chỉ vào tranh: Có bao nhiêu thứ ở các phía của

Hình 3.17 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định các hướng phía trên -

phía dưới, phía trước - phía sau, phía trái - phía phải của người khác

thông qua hoạt động: Các phía của lớp học có gì……… 50 Hình 3.18 Biểu đồ kết quả ĐG kĩ năng xác định các hướng phía trên -

phía dưới, phía trước - phía sau, phía trái - phía phải của người khác

thông qua hoạt động: Tìm đồ vật từ các phía của bạn……… 51 Hình 3.19 Biểu đồ thống kê kết quả ĐG kĩ năng của trẻ đạt được ở

Trang 7

về toán: số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng trong không gian Bên cạnh đó, trong quá trình hình thành biểu tượng toán, các năng lực tâm lý, năng lực sinh lý của trẻ cũng được phát triển, các kỹ năng nhận biết, kỹ năng hành động cũng được nâng lên tầm cao mới Từ đó, trẻ sẽ vững vàng, tựtin hơn khi tiếp nhận kiến thức của môn toán ở trường phổ thông

Phát triển nhận thức cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục ở trường mầm non Trong quá trình đó, việc phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ không chỉ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà còn là nội dung dạy học quan trọng nhằm phát triển nhận thức cho trẻ, hình thành cho trẻ các kĩ năng định hướng trong không gian Vì vậy, việc ĐG kĩ năng định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ là rất cần thiết trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ

Trong thực tế ở các trường mầm non nói chung và Trường mầm non Ngô Quyền nói riêng thì trong các tiết học toán giáo viên chưa quan tâm nhiều đến kĩ năng định hướng trong không gian cho trẻ nên việc dạy trẻ định hướng trong không gian đạt hiệu quả chưa cao, nhiều trẻ còn lúng túng khi định hướng trong không gian trong cuộc sống hằng ngày

Trang 8

2

Từ những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “ Đánh giá kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ Trường mầm non Ngô Quyền - Thành phố Vĩnh Yên” là rất cần thiết

2 Mục đích nghiên cứu

- ĐG kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ Trường mầm non Ngô Quyền - Thành phố Vĩnh Yên

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận về ĐG ở GDMN

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về sự định hướng trong không gian

của trẻ mẫu giáo nhỡ

- Xây dựng bộ tiêu chí và phiếu ĐG kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ

- ĐG kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ Trường mầm non Ngô Quyền - Thành phố Vĩnh Yên

4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ Trường mầm non Ngô Quyền

- Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ Trường mầm non Ngô Quyền

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu

Trang 9

3

- Phạm vi nội dung: Nội dung dạy trẻ 4 - 5 tuổi định hướng trong không gian theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

Trang 10

4

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Các vấn đề cơ bản về đánh giá trong Giáo dục mầm non

1.1.1.1 Khái niệm đánh giá

Thuật ngữ ĐG được hiểu là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo

lường được qua các kỳ kiểm tra/ lượng giá trong quá trình và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước

đó trong các mục tiêu

ĐG được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Theo C.E Beeby (1997) “ ĐG là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” [4]

Theo Trần Thị Tuyết Oanh ĐG là hoạt động của con người nhằm phán xét

về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà người ĐG cần tuân theo [5]

Theo Nguyễn Công Khanh ĐG trong lớp học là một thuật ngữ chung bao gồm tất cả các cách thức giáo viên thu thập và sử dụng thông tin trong lớp của mình, bao gồm các loại thông tin định tính, thông tin định lượng thu thập trong quá trình giảng dạy trên lớp học nhằm đưa ra những phán xét, nhận định quyết định Các thông tin này giúp giáo viên hiểu học trò hơn, lên kế hoạch giảng dạy và theo dõi điều chỉnh việc giảng dạy của mình…phân loại, xếp hạng và thiết lập một môi trường tương tác văn hoá xã hội để giúp học sinh hoạc tập tiến bộ hơn [2]

Như vậy có thể hiểu ĐG là quá trình thu thập các thông tin một cách có hệ thống về đối tượng được ĐG rồi đưa ra những nhận định, kết luận xác thực

về đối tượng đó dựa trên những thông tin đã thu thập được Để từ đó đề xuất

Trang 11

5

ra những biện pháp nhằm giảm bớt đi các mặt hạn chế và phát huy những mặt mạnh của đối tượng được ĐG

1.1.1.2 Vị trí và vai trò của đánh giá trong Giáo dục mầm non

ĐG trong GDMN là một bộ phận quan trọng của công tác quản lí GDMN Việc triển khai ĐG trong GDMN là điều kiện cần phải có của việc tăng cường thể chế quản lí và chỉ đạo đối với các cơ sở GDMN nhằm kiểm soát một cách tốt nhất chất lượng của quá trình giáo dục, mà mục tiêu chủ yếu là giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như: thể chất, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một

Quản lí chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN là hạt nhân cốt lõi của công tác quản lí GDMN Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như chất lượng

cơ sở GDMN, tổ chức quản lí GDMN, đội ngũ, chương trình GDMN

Các thông tin phản hồi từ kết quả ĐG sẽ giúp cho việc phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề được đúng hướng và có cơ sở để kịp thời đưa ra các quyết định quản lí cần thiết trong việc phát huy hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung, cách thức và điều kiện giáo dục nhằm đạt được mục tiêu của GDMN

1.1.1.3 Chức năng của đánh giá trong Giáo dục mầm non

a Chức năng quản lí

Việc ĐG trong GDMN là một trong những phương pháp quan trọng của

các nhà quản lí GDMN các cấp, của giáo viên mầm non để đảm bảo nhiệm

vụ GDMN đạt được những tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra Kết quả ĐG trong giáo dục từ nhiều góc độ và trong các giai đoạn khác nhau có thể cung cấp một bức tranh về thực trạng của GDMN mà qua đó có thể biết được GDMN

đã đạt được những tiêu chuẩn cơ bản cần có hay chưa để có thể phát huy

Trang 12

6

những kết quả nổi bật và chỉnh đốn những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng

chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

c Chức năng sàng lọc, lựa chọn

ĐG sự phát triển của trẻ là một trong những nội dung của ĐG trong GDMN ĐG sự phát triển của trẻ có thể giúp cho giáo viên sàng lọc và lựa chọn thiên hướng phát triển của trẻ so với chuẩn phát triển theo độ tuổi Ví dụ: Phát hiện trẻ có vấn đề về ngôn ngữ, trẻ có thiên hướng về nghệ thuật…để có biện pháp phối kết hợp tác động can thiệp, điều chỉnh kịp thời đối với trẻ chậm phát triển hoặc kích thích sự phát triển ngày càng cao thiên hướng của trẻ

Trang 13

c Tính mục đích

ĐG cần có mục đích rõ ràng Mục đích cốt lõi của ĐG là là để nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho các hoạt động giáo dục đạt được hiệu quả mong muốn

d Kết hợp giữa ĐG và chỉ đạo

ĐG là dựa vào chuẩn mực nhất định để đưa ra những nhận xét có tính khẳng định hay phủ định đối với hành vi thực tiễn của đối tượng ĐG, giúp cho đối tượng được ĐG nhận ra hiện trạng đạt tới của bản thân Chỉ đạo là sự

kế tục và phát triển của sự ĐG, đưa ra những gợi ý để người được ĐG tự cải thiện bản thân, phấn đấu rèn luyện để đạt được những tiêu chuẩn mong đợi hay thực hiện những đề xuất, giải pháp tác động giáo dục giúp cho người

Trang 14

8

được ĐG phát huy sở trường, cải tiến công tác, đạt được những tiến bộ cao hơn nữa

1.1.2 Sự định hướng trong không gian của trẻ mầm non

1.1.2.1 Khái niệm định hướng trong không gian

Trong triết học duy vật biện chứng không gian và thời gian được coi là hai hình thức tồn tại của vật chất đang vận động Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều có vị trí, hình thức kết cấu, độ dài ngắn, cao cấp Tất cả những cái

đó được gọi là không gian Sự tri giác thế giới bên ngoài chia cắt không gian, điều này xuất phát từ tính chất ba chiều của không gian

Sự định hướng trong không gian của của con người được thực hiện trên cơ

sở tri giác trực tiếp không gian và biểu thị bằng lời các phạm trù không gian như: vị trí, độ xa, mối quan hệ không gian giữa các vật

Khái niệm “ Định hướng trong không gian” bao gồm cả sự ĐG khoảng cánh, xác định kích thước, hình dạng và vị trí tương đối của chúng so với vật thể chuẩn Sự định hướng trong không gian được hiểu theo nghĩa hẹp là sự xác định:

- Vị trí của chủ thể định hướng so với các khách thể xung quanh nó

- Vị trí của các vật xung quanh so với chủ thể định hướng

- Vị trí của của các vật một cách tương đối so với nhau [3]

1.1.2.2 Đặc điểm phát triển biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian ở trẻ mầm non

Sự tri giác không gian xuất hiện rất sớm ở trẻ nhỏ Trẻ một tháng tuổi đã biết dừng mắt khi nhìn vật đặt xa trẻ 1 - 1,5 m Khi được hai tháng tuổi, trẻ

đã biết nhìn theo các vật chuyển động Ở giai đoạn đầu sự dõi mắt nhìn theo vật ở trẻ mang tính gián đoạn, ở các giai đoạn tiếp theo trẻ đã biết đưa mắt liên tục theo vật chuyển động Sự dõi nhìn theo vật chuyển động còn gắn liền với sự chuyển dịch của trẻ và dẫn đến sự thay đổi vị trí của trẻ trong không

Trang 15

sự chuyển dịch của trẻ và của vật cùng dẫn tới sự phát triển cơ chế cảm nhận không gian của trẻ

Quá trình nhận biết, tìm hiểu không gian phát triển dần cùng với sự phát triển khả năng vận động của bản thân trẻ Nhờ sự vận động mà trẻ nhận biết được khoảng cách khác nhau giữa các đối tượng cũng như vị trí sắp đặt của chúng trong không gian Cùng với những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình đứa trẻ thực hành tìm hiểu không gian, dần dần trẻ nắm được lời nói khái quát những kinh nghiệm đó Lời nói giúp trẻ phân biệt và diễn đạt bằng lời các mối quan hệ không gian như: trên - dưới, trước - sau, trái - phải,…như vậy trong sự hình thành những biểu tượng về không gian và về các mối quan hệ không gian, những kinh nghiệm mà trẻ tích luỹ được trong quá trình tham gia các hoạt động phong phú trong trường mầm non đóng một vai trò vô cùng to lớn Cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm, dần dần lời nói đóng vai trò to lớn trong quá trình hình thành cơ chế tri giác không gian ở trẻ nhỏ

Trang 16

10

Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ em đã nhận biết được vị trí sắp đặt trong không gian của các vật Tuy nhiên trẻ còn chưa phân tách được các hướng trong không gian và các mối quan hệ trong không gian giữa các vật Trẻ lứa tuổi nhà trẻ dựa vào hệ toạ độ cảm giác, tức là hệ toạ độ dựa theo các chiều của cơ thể trẻ để định hướng không gian Khi trẻ lên ba tuổi những biểu tượng đầu tiên về các hướng trong không gian bắt đầu được hình thành ở trẻ Những biểu tượng này gắn liền với những hiểu biết của trẻ về cấu trúc của cơ thể mình Đối với trẻ, cơ thể của trẻ là trung tâm, “điểm xuất phát” để dựa vào đó mà trẻ xác định được các hướng trong không gian Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ bắt đầu phân biệt đúng tay phải - tay trái dựa theo các chức năng của nó Còn dựa vào vị trí của tay phải - trái mà trẻ xác định được

vị trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể khác ở bên phải hay bên trái của trẻ

Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ em lĩnh hội hệ toạ độ bằng lời nói diễn đạt các hướng không gian cơ bản như: phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, phía bên phải - phía bên trái Sự lĩnh hội hệ toạ độ này ở trẻ phụ thuộc vào mức độ định hướng “ trên mình” của trẻ, đó chính là mức độ lĩnh hội hệ toạ

độ cảm giác của trẻ Ban đầu trẻ liên hệ các hướng không gian với các phần,

bộ phận cụ thể của cơ thể mình như: phía trên là phía đầu, phía dưới là phía

có chân, phía sau là phía có lưng, phía bên phải là phía có tay phải,…điều này cho thấy sự định hướng trên cơ thể trẻ là xuất phát điểm quan trọng cho việc trẻ nhận biết các hướng không gian khác nhau

Với ba cặp phương hướng chính tương ứng với ba trục khác nhau của cơ thể con người, đầu tiên trẻ phân biệt hướng phía trên, tiếp theo là hướng phía dưới và muộn hơn là các hướng thuộc mặt phẳng ngang Trong từng cặp phương hướng, đầu tiên trẻ lĩnh hội một hướng trong cặp như: phía trên, phía trước, phía phải Dựa vào những kiến thức về một hướng trong từng cặp phương hướng mà trẻ nắm được hướng đối lập như: phía dưới, phía sau, phía

Trang 17

11

trái Những biểu tượng về hướng mà trẻ thu được sau lại có tác dụng củng cố

và làm sâu sắc hơn những kiến thức về hướng mà trẻ nắm được từ trước Vì vậy, trong quá trình dạy học cần phải dạy trẻ nhận biết đồng thời các hướng trong từng cặp phương hướng

Khi thực hiện sự định hướng trong không gian, ở trẻ hình thành dần kĩ năng sử dụng hệ toạ độ theo các giai đoạn Giai đoạn đầu được đặc trưng bằng việc trẻ thực hành thử xác định vị trí của các khách thể xung quanh so với điểm chuẩn cùng với sự tham gia rất lớn của các giác quan vận động Vì vậy trẻ chủ yếu dựa vào những cảm nhận của bản thân trẻ để định hướng như: Trẻ sờ tay phải vào vật rồi mới nói vật ở phía bên phải cháu…ở những giai đoạn tiếp theo số lượng các thao tác thực hành định hướng của trẻ được rút bớt và dần dần trẻ dùng mắt để xác định vị trí của vật Nhờ vậy không gian định hướng của trẻ ngày càng được mở rộng ra xa trẻ

Lên ba tuổi, trẻ thực hiện sự định hướng trên cơ sở tiếp xúc gần với đối tượng, vì vậy không gian mà trẻ định hướng thường rất hẹp Trẻ chỉ coi những vật nằm sát cạnh trẻ mới được coi là phía trước, phía sau,… của trẻ Càng lớn vùng không gian mà trẻ định hướng càng mở rộng dần ra xa theo các trục của cơ thể Tuy nhiên, ban đầu các vùng không gian đối với trẻ dường như tồn tại tách biệt nên trẻ chỉ coi những vật nằm trực tiếp và tiếp giáp với các trục chính diện, thẳng đứng, nằm ngang của cơ thể trẻ mới là những vật nằm ở phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới,…của trẻ Sau đó

ở trẻ bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian thống nhất với sự chuyển tiếp giữa các vùng không gian Nhờ vậy mà trẻ xác định được vị trí của vật đặt cách xa trẻ hay nằm ở các điểm trung gian giữa hai vùng Như vậy, ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian thống nhất và trẻ nhận biết được các hướng chính của nó

Trang 18

12

Sự phát triển quá trình định hướng trong không gian còn được thể hiện qua việc trẻ bắt đầu nhận biết các mối quan hệ không gian giữa các vật Ban đầu, trẻ nhỏ thường tri giác các vật xung quanh như từng vật riêng biệt mà không nhận biết được các mối quan hệ không gian tồn tại qua lại giữa chúng Sau

đó ở trẻ diễn ra sự chuyển tiếp từ sự tri giác các vật trong không gian một cách rời rạc tới sự phản ánh các mối quan hệ không gian giữa chúng Tuy nhiên trẻ còn rất khó khăn khi xác định các mối quan hệ không gian giữa các vật Nguyên nhân là do trẻ khó chấp nhận khi lấy chuẩn không phải là bản thân trẻ mà lại là một vật bất kì nào đấy nên trẻ sẽ thường bị nhầm lẫn khi xác định các hướng từ vật khác Hơn nữa trẻ cũng gặp phải khó khăn khi xác định mối quan hệ không gian giữa các vật ở khoảng cáh quá xa hay rất gần với vật chuẩn Càng nhỏ tuổi trẻ càng dựa trên sự tiếp xúc gần gũi giữa các vật để ĐG mối quan hệ không gian giữa chúng, càng lớn trẻ hay xác định các mối quan hệ này bằng mắt, ở giai đoạn này lời nói của trẻ đóng vai trò to lớn trong việc xác định mối quan hệ không gian giữa các vật

Như vậy, đến cuối tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã thực hiện được sự định hướng trong không gian mà không còn phụ thuộc vào vị trí của bản thân trẻ, trẻ đã biết thay đổi điểm chuẩn trong quá trình định hướng Sự phát triển của quá trình định hướng trong không gian ở trẻ mẫu giáo được thể hiện từ việc trẻ biết sử dụng hệ toạ độ mà trẻ là chuẩn đến việc trẻ sử dụng hệ toạ độ tự

do với chuẩn là vật bất kì để định hướng trong không gian Sự định hướng này có thể dễ dàng hình thành ở trẻ dưới tác động của việc dạy học, trong đó trẻ tự tạo ra mối quan hệ không gian giữa các vật, trẻ tập xác định mối quan

hệ không gian giũa chúng khi chuẩn là các vật khác nhau và thực hiện diễn đạt bằng lời các mối quan hệ đó [3]

Trang 19

Ở trẻ mẫu giáo nhỡ khả năng nhận thức của trẻ về sự định hướng trong không gian được thể hiện:

- Trẻ có khả năng xác định được vị trí của các vật trong không gian so với bản thân

- Trẻ có thể diễn đạt bằng lời nói vị trí của vật trong không gian so với trẻ

về các phía: phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới, Phía trái - phía phải

- Trẻ có khă năng định hướng không gian cho các vật ở xa

1.1.2.4 Vai trò và nội dung hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mầm non

a Vai trò của việc hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mầm non

Định hướng trong không gian là điều kiện không thể thiếu giúp mỗi người hoạt động trong cuộc sống

Đối với trẻ, việc dạy trẻ định hướng trong không gian giúp trẻ có ý thức được vị trí của cơ thể mình trong môi trường, ý thức được vị trí của các vật

so với nhau và giúp trẻ có khả năng tự tổ chức, sắp đặt vị trí, phương hướng của bản thân, của vật trong không gian

Trang 20

14

Thông qua việc dạy trẻ định hướng trong không gian một số thao tác tư duy cơ bản sẽ được hình thành, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động ở trường học, vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trong cuộc sống một cách linh hoạt Chính những kiến thức, kỹ năng trẻ nắm được qua việc học định hướng trong không gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong hoạt động học tập và các hoạt động khác trong cuộc sống

b Nội dung hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ đã phân biệt được các hướng không gian như: phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của bản thân trẻ Trẻ có khả năng

ĐG bằng mắt vị trí của các vật ở gần trẻ, tuy nhiên vùng không gian mà trẻ định hướng còn rất hẹp Vì vậy, khi trẻ học ở lớp mẫu giáo nhỡ giáo viên cần tiếp tục phát triển cho trẻ kỹ năng định hướng trong không gian theo các hướng này khi trẻ lấy mình làm chuẩn, trên cơ sở đó mở rộng dần định hướng không gian cho trẻ

Để phát triển sự định hướng trong không gian cho trẻ, giáo viên không chỉ tiếp tục cho trẻ luyện tập xác định vị trí của các đối tượng khác nhau trong không gian với chuẩn là bản thân trẻ, mà còn tiến đến dạy trẻ xác định các hướng không gian cơ bản: phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau với chuẩn là một người khác, trên cơ sở đó luyện tập cho trẻ xác định vị trí của những đối tượng khác nhau trong không gian so với người khác

Trẻ lứa 4 - 5 tuổi thường khó khăn xác định phía phải và phía trái của bản thân Vì vậy, giáo viên cần tiếp tục dạy trẻ xác định hai hướng không gian này dựa trên những kiến thức của trẻ về sự sắp đặt của các bộ phận cơ thể với hai phần bên trái, bên phải như: tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, mắt phải, mắt trái,…

Trang 21

15

Trẻ lứa tuổi này cần tiếp tục được luyện tập định hướng trên mặt phẳng (trong không gian hai chiều), dạy trẻ xác định các vị trí khác nhau trên mặt phẳng như: ở trên - ở giữa - ở dưới, ở bên phải - ở giữa - ở bên trái Ngoài ra

để trẻ dễ dàng thực hiện sự di chuyển trong không gian trong quá trình tham gia hoạt động khác nhau, giáo viên cần bước đầu hình thành cho trẻ kỹ năng

di chuyển theo hướng cần thiết

Như vậy, Theo Đỗ Thị Minh Liên thì nội dung dạy trẻ mẫu giáo nhỡ định hướng trong không gian bao gồm:

- Củng cố và phát triển kỹ năng xác định các hướng không gian như: phía

trên - phía dưới, phía trước - phía sau của bản thân trẻ

- Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bản thân trẻ

- Dạy trẻ các hướng phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau , phía trái

- phía phải của người khác [3]

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non

Qua nghiên cứu thực tế ở các trường mầm non cho thấy: Môn học cho trẻ

làm quen với toán ở trường mầm non tương đối khó và khô khan, đòi hỏi sự chính xác, khoa học Các hoạt động đặc biệt là các đề tài hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi, lặp lại nhiều lần có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là 4, 5, 6…10 Cho nên nếu ta chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ Giáo viên chưa nhận thức đúng về vai trò của việc hình thành biểu tượng toán Trong các tiết học giáo viên ngại khó dẫn đến việc dạy qua loa nên kết quả đạt trong giờ học chưa cao Bên cạnh đó tình trạng nhiều giáo viên không chuẩn

bị giáo án do vậy khi dạy trẻ giáo viên còn lúng túng, tiến hành trình tự dạy

Trang 22

16

không đúng theo quy định, và nhiều lúc còn bị rơi vào tình trạng “ thời gian chết”, giáo viên không biết phải làm gì tiếp theo, làm cho trẻ không tập trung

và không có hứng thú vào giờ học

Sự nhận thức về quy trình tiến hành một tiết học hình thành biểu tượng

toán cho trẻ thì nhìn chung các giáo viên đều nắm được Trong tiết học giáo viên cũng đã thực hiện theo quy trình, giáo viên đã sử dụng khá tốt các phương pháp như: phương pháp dụng lời, phương pháp thực hành, phương pháp hoạt động vơi đồ vật để tiến hành dạy trẻ Tuy nhiên các phương pháp

và hình thức tổ chức trong tiết học dạy trẻ còn quen thuộc chưa có sự sáng tạo, gò bó theo một mô tuýt chung Việc sử dụng các phương pháp như: đi dạo, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ hay luyện tập tích hợp trong các tiết học khác hầu như ít được thực hiện Vì vậy các cháu chưa hứng thú tham gia vào hoạt động, chưa tích cực trong lĩnh hội tri thức, ngoài ra đồ dùng dạy học chưa phong phú hấp dẫn trẻ Cô chưa chú ý nhiều xem trẻ muốn gì? cần gì? Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá

trình hoạt động cho trẻ làm quen với toán trong trường mầm non

Một thực trạng đáng lưu ý là số trẻ trên một lớp khá đông ( 50 - 60/ 1 lớp) trong khi đó lại thiếu giáo viên nên giáo viên sẽ không bao quát được hết cả lớp, không sửa sai cho từng trẻ được Thêm vào đó trẻ đến lớp không đầy đủ làm cho việc giảng dạy cũng như sự tiếp thu kiến thức của trẻ gặp nhiều khó khăn

1.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự định hướng trong không gian cho trẻ mầm non

Thực tế các giáo viên cho rằng: Dạy trẻ định hướng trong không gian là một đề tài rất rộng và gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự chính xác, khoa học, tiết học khô cứng, khó sáng tạo đôi khi còn gò bó Việc tạo điều kiện để trẻ trải nghiện chưa linh hoạt, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trải nghiệm vì

Trang 23

17

vậy chưa phát huy được tích cực của trẻ một cách cao nhất Bên cạnh đó một thực tế cho thấy rằng khả năng định hướng trong không gian của trẻ còn hạn chế, Nhiều trẻ ở cuối độ tuổi mẫu giáo vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và các đối tượng xung quanh mình và việc sử dụng các thuật ngữ toán học của trẻ còn chưa chuẩn xác Vì thế việc dạy trẻ kĩ năng định hướng trong không gian còn gặp nhiều khó khăn nên tuỳ theo từng đối tượng trẻ mà giáo viên sẽ có những biện pháp để dạy trẻ tốt hơn

Trang 24

18

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 2.1.Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

2.1.1 Nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

a Nguyên tắc đảm bảo theo nội dung chương trình GDMN

Khi xây dựng các tiêu chí ĐG kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ cần phải căn cứ vào chương trình GDMN của Bộ giáo dục và Đào tạo theo độ tuổi

b Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Bộ tiêu chí phải đảm bảo thực hiện được mục đích, nội dung ĐG, đó là phải ĐG được năng lực của trẻ về khả năng định hướng trong không gian Bộ tiêu chí ĐG phải giúp cho giáo viên thu thập được những thông tin về trẻ để

ĐG được những kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ cụ thể thế nào? Mức độ trẻ thực hiện ra sao? Do vậy cần phải xác định được các tiêu chí cụ thể, rõ ràng Từ đó giáo viên mới có thể xác định được những mức độ mà từng trẻ thực hiện được

c Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Xây dựng bộ tiêu chí ĐG kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ

phải đảm bảo tính khách quan Điều này có nghĩa là bộ tiêu chí được xây dựng phải phản ánh chính xác, đúng với năng lực, nhận thức của trẻ Do vậy khi xây dựng bộ tiêu chí này cần có những tiêu chí cụ thể Các tiêu chí được đưa ra diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho người ĐG hiểu đúng, hiểu đủ Các tiêu chí ĐG cần được lượng hoá cụ thể giúp cho giáo viên dễ dàng thu thập thông tin khách quan, không bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan của người ĐG Ngoài ra các tiêu chí ĐG cần phải được thể hiện đúng

và đủ theo nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian theo từng độ tuổi

để từ đó giáo viên ĐG kĩ năng thực hiện của trẻ được chính xác, khách quan

Trang 25

19

d Nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy

Khi xây dựng bộ tiêu chí ĐG cần chú ý đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy

Tức là bộ tiêu chí phải giúp giáo viên thu thập được những thông tin chính xác về kĩ năng định hướng trong không gian mà trẻ thực hiện được để từ đấy thực hiện việc ĐG trên từng trẻ Mặt khác, bộ tiêu chí ĐG cũng phải ổn định khi thu thập những thông tin về năng lực cần ĐG của trẻ Bộ tiêu chí không chịu ảnh hưởng chi phối của người ĐG, của các yếu tố khách quan bên ngoài,…trong quá trình thu thập thông tin Nghĩa là, khi giáo viên sử dụng

bộ tiêu chí ĐG này để ĐG nhiều lần trên cùng một đối tượng trẻ thì những

thông tin thu thập được từ bộ tiêu chí này phải thống nhất với nhau

2.1.2 Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

Quy trình xây dựng bộ tiêu chí ĐG được thể hiện trong hình 2.1:

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xây dựng bộ tiêu chí ĐG

Trang 26

20

Bước 1: Xác định mục đích, nội dung ĐG

- Mục đích ĐG: Cần xác định rõ mục đích ĐG để xây dựng bộ tiêu chí ĐG phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ Để xác định mục đích ĐG chúng ta cần trả lời câu hỏi: “ ĐG để làm gì?”

- Nội dung ĐG: Giáo viên cần xác định xem cần phải ĐG cái gì? Việc xác định nội dung ĐG sẽ chi phối đến việc xây dựng nội dung các tiêu chí ĐG Nội dung các tiêu chí ĐG đảm bảo đúng theo nội dung chương trình GDMN Bước 2: Xây dựng các tiêu chí và mức độ ĐG

Để xây dựng được phiếu ĐG trẻ một cách cụ thể và ĐG trẻ chính xác thì chúng ta phải xây dựng được các tiêu chí và mức độ ĐG

- Xác định các tiêu chí ĐG: Các tiêu chí ĐG được đưa ra phải phù hợp, đảm bảo nội dung chương trình mầm non tuỳ theo từng độ tuổi mà giáo viên thực hiện ĐG,các tiêu chí gắn liền với hoạt động hàng ngày của trẻ Các tiêu chí đưa ra trong phiếu ĐG này không những ĐG được kĩ năng, kiến thức của trẻ mà còn ĐG được năng lực thực hiện và các năng lực khác nhau của từng trẻ Vì thế các tiêu chí phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện

- Xác định mức độ ĐG: Khi giáo viên đưa ra các tiêu chí ĐG thì cần phải kèm theo đấy là các mức độ ĐG từng tiêu chí để thực hiện ĐG xem các gì trẻ làm được? cái gì trẻ không làm được? Để từ đấy thu thập được tông tin chính xác về khả năng thực hiện của trẻ

Bước 3: Tiến hành thiết kế phiếu ĐG

Sau khi xác định được mục đích, nội dung, tiêu chí và mức độ ĐG thì giáo viên sẽ bắt đầu tiến hành thiết kế phiếu ĐG Phiếu này bao gồm:

- Thông tin về người cần ĐG

- Nội dung ĐG

- Bảng mô tả các tiêu chí, hoạt động và mức độ dánh giá

- Tổng hợp kết quả ĐG

Trang 27

21

Bước 4: Khảo sát thử phiếu ĐG

Sau khi thực hiện thiết kế xong phiếu ĐG thì giáo viên đem ra thử khảo sát phiếu ĐG xem kết quả đạt được như thế nào? có như mong muốn không?

Có dùng được phiếu này làm phiếu ĐG chung cho trẻ được không?

Bước 5: Hoàn thiện phiếu ĐG

Sau khi khảo sát phiếu ĐG thấy là đã đạt yêu cầu và có thể đem đi ĐG được thì giáo viên tiến hành hoàn thiên phiếu để thực hiện việc ĐG ở nhiều trẻ

2.2 Phiếu đánh giá kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ

Căn cứ vào quy trình đã xây dựng ở trên, nghiên cứu này tiến hành xây

dựng và đề xuất phiếu ĐG kĩ năng định hướng trong không gian cho trẻ mầm non bao gồm:

+ Phương pháp theo dõi

+ Phương tiện thực hiện

+ Cách thực hiện

+ Thời gian thực hiện

+ Mức độ kết quả: Đạt và không đạt

Trang 28

22

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG

GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ

Họ và tên :

Độ tuổi : Lớp : Trường :

Trang 29

23

STT Chỉ

số

Minh chứng

Phương pháp theo dõi

Phương tiện thực hiện

Cách thực hiện

Thời gian thực hiện

Quan sát

Bài tập

Sân tập Bóng kích cỡ vừa

Số lượng từng cá nhân trẻ

Cô quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện theo minh chứng của chỉ số

Trong giờ học; trong giờ vui chơi

Trẻ dùng hai tay đập bóng xuống dưới đất

Quan sát

Bài tập

Sân tập

Bóng kích cỡ vừa

Số lượng từng cá nhân trẻ

Cô quan sát, hướng

dẫ trẻ thực hiện theo minh chứng của chỉ số

Trong giờ học; trong giờ vui chơi

Trẻ xếp nến dưới

Quan sát

Trang 30

24

chân bằng hai tay

cùng thực hiện

Cô quan sát,

hướng dẫn trẻ thực hiện theo minh chứng của chỉ số

trong hoạt động ngoài trời

Quan sát

Bài tập

Sân tập

Bóng kích cỡ vừa đủ

Số lượng từng các nhân trẻ thực hiện

- Cô quan sát,hướng dẫn trẻ thực hiện theo minh chứng của chỉ số

Trong giờ học toán;

trong hoạt động vui chơi

Trang 31

Bài tập

Sân tập Bóng kích cỡ vừa đủ

Số lượng từng các nhân trẻ thực hiện

Cô quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện theo minh chứng của chỉ số

Trong giờ học toán;

trong hoạt động vui chơi

Bài tập

Lớp học sạch sẽ

Số lượng

cả lớp cùng thực hiện

Cô quan sát và trẻ thực hiện theo minh chứng của chỉ số

Trong giờ học toán;

trong hoạt động vui chơi; trong hoạt động chiều

Bài tập

Lớp học sạch sẽ

Số lượng từng các nhân trẻ thực hiện

Cô quan sát, hướng

Trong giờ học toán;

trong hoạt động vui chơi; trong hoạt động

Ngày đăng: 10/03/2017, 11:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình GDMN, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình GDMN
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
2. Nguyễn Công Khanh (2014), Kiểm tra ĐG trong giáo dục, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra ĐG trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2014
3. Đỗ Thị Minh Liên (2008), Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non
Tác giả: Đỗ Thị Minh Liên
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Năm: 2008
4. Mai Thuỳ Linh (2015), Xây dựng công cụ ĐG học sinh trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 theo tiếp cận năng lực, Khoá luận tốt nghiệp Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng công cụ ĐG học sinh trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 theo tiếp cận năng lực
Tác giả: Mai Thuỳ Linh
Năm: 2015
5.Trần Thị Tuyết Oanh (2014), ĐG kết quả học tập, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: ĐG kết quả học tập
Tác giả: Trần Thị Tuyết Oanh
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2014
6. Nguyễn Thị Thường (chủ biên), Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), Giáo dục học mầm non ( tập 1), NXB Hà Nội7. Trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non ( tập 1)
Tác giả: Nguyễn Thị Thường (chủ biên), Hoàng Thị Ngọc Lan
Nhà XB: NXB Hà Nội 7. Trang Web
Năm: 2007

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w