Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non ngô quyền thành phố vĩnh yên (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ

2.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

2.1.1. Nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

a. Nguyên tắc đảm bảo theo nội dung chương trình GDMN

Khi xây dựng các tiêu chí ĐG kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ cần phải căn cứ vào chương trình GDMN của Bộ giáo dục và Đào tạo theo độ tuổi.

b. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Bộ tiêu chí phải đảm bảo thực hiện đƣợc mục đích, nội dung ĐG, đó là phải ĐG được năng lực của trẻ về khả năng định hướng trong không gian. Bộ tiêu chí ĐG phải giúp cho giáo viên thu thập đƣợc những thông tin về trẻ để ĐG được những kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ cụ thể thế nào?

Mức độ trẻ thực hiện ra sao? Do vậy cần phải xác định đƣợc các tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Từ đó giáo viên mới có thể xác định đƣợc những mức độ mà từng trẻ thực hiện đƣợc.

c. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Xây dựng bộ tiêu chí ĐG kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ phải đảm bảo tính khách quan. Điều này có nghĩa là bộ tiêu chí đƣợc xây dựng phải phản ánh chính xác, đúng với năng lực, nhận thức của trẻ. Do vậy khi xây dựng bộ tiêu chí này cần có những tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí đƣợc đưa ra diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho người ĐG hiểu đúng, hiểu đủ. Các tiêu chí ĐG cần đƣợc lƣợng hoá cụ thể giúp cho giáo viên dễ dàng thu thập thông tin khách quan, không bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan của người ĐG. Ngoài ra các tiêu chí ĐG cần phải được thể hiện đúng và đủ theo nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian theo từng độ tuổi để từ đó giáo viên ĐG kĩ năng thực hiện của trẻ đƣợc chính xác, khách quan.

19 d. Nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy

Khi xây dựng bộ tiêu chí ĐG cần chú ý đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy.

Tức là bộ tiêu chí phải giúp giáo viên thu thập đƣợc những thông tin chính xác về kĩ năng định hướng trong không gian mà trẻ thực hiện được để từ đấy thực hiện việc ĐG trên từng trẻ. Mặt khác, bộ tiêu chí ĐG cũng phải ổn định khi thu thập những thông tin về năng lực cần ĐG của trẻ. Bộ tiêu chí không chịu ảnh hưởng chi phối của người ĐG, của các yếu tố khách quan bên ngoài,…trong quá trình thu thập thông tin. Nghĩa là, khi giáo viên sử dụng bộ tiêu chí ĐG này để ĐG nhiều lần trên cùng một đối tƣợng trẻ thì những thông tin thu thập đƣợc từ bộ tiêu chí này phải thống nhất với nhau.

2.1.2. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

Quy trình xây dựng bộ tiêu chí ĐG đƣợc thể hiện trong hình 2.1:

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xây dựng bộ tiêu chí ĐG Bước 1: Xác định mục đích, nội dung ĐG

Bước 4: Khảo sát thử phiếu ĐG

Bước 5: Hoàn thiện phiếu ĐG

Bước 2: Xây dựng các tiêu chí và mức độ ĐG

Bước 3: Thiết kế phiếu ĐG

20 Bước 1: Xác định mục đích, nội dung ĐG

- Mục đích ĐG: Cần xác định rõ mục đích ĐG để xây dựng bộ tiêu chí ĐG phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Để xác định mục đích ĐG chúng ta cần trả lời câu hỏi: “ ĐG để làm gì?”

- Nội dung ĐG: Giáo viên cần xác định xem cần phải ĐG cái gì? Việc xác định nội dung ĐG sẽ chi phối đến việc xây dựng nội dung các tiêu chí ĐG.

Nội dung các tiêu chí ĐG đảm bảo đúng theo nội dung chương trình GDMN.

Bước 2: Xây dựng các tiêu chí và mức độ ĐG

Để xây dựng đƣợc phiếu ĐG trẻ một cách cụ thể và ĐG trẻ chính xác thì chúng ta phải xây dựng đƣợc các tiêu chí và mức độ ĐG.

- Xác định các tiêu chí ĐG: Các tiêu chí ĐG đƣợc đƣa ra phải phù hợp, đảm bảo nội dung chương trình mầm non tuỳ theo từng độ tuổi mà giáo viên thực hiện ĐG,các tiêu chí gắn liền với hoạt động hàng ngày của trẻ. Các tiêu chí đƣa ra trong phiếu ĐG này không những ĐG đƣợc kĩ năng, kiến thức của trẻ mà còn ĐG đƣợc năng lực thực hiện và các năng lực khác nhau của từng trẻ. Vì thế các tiêu chí phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

- Xác định mức độ ĐG: Khi giáo viên đƣa ra các tiêu chí ĐG thì cần phải kèm theo đấy là các mức độ ĐG từng tiêu chí để thực hiện ĐG xem các gì trẻ làm đƣợc? cái gì trẻ không làm đƣợc? Để từ đấy thu thập đƣợc tông tin chính xác về khả năng thực hiện của trẻ.

Bước 3: Tiến hành thiết kế phiếu ĐG

Sau khi xác định đƣợc mục đích, nội dung, tiêu chí và mức độ ĐG thì giáo viên sẽ bắt đầu tiến hành thiết kế phiếu ĐG. Phiếu này bao gồm:

- Thông tin về người cần ĐG.

- Nội dung ĐG.

- Bảng mô tả các tiêu chí, hoạt động và mức độ dánh giá.

- Tổng hợp kết quả ĐG.

21 Bước 4: Khảo sát thử phiếu ĐG

Sau khi thực hiện thiết kế xong phiếu ĐG thì giáo viên đem ra thử khảo sát phiếu ĐG xem kết quả đạt đƣợc nhƣ thế nào? có nhƣ mong muốn không?

Có dùng đƣợc phiếu này làm phiếu ĐG chung cho trẻ đƣợc không?

Bước 5: Hoàn thiện phiếu ĐG

Sau khi khảo sát phiếu ĐG thấy là đã đạt yêu cầu và có thể đem đi ĐG đƣợc thì giáo viên tiến hành hoàn thiên phiếu để thực hiện việc ĐG ở nhiều trẻ.

Một phần của tài liệu Đánh giá kĩ năng định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non ngô quyền thành phố vĩnh yên (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)