Nêu rõ quy định liên quan khi trả lời trả lời lần lượt đối với BLDS 2005 và BLDS 2015...8 Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và khi
Trang 1MỤC LỤC
I Vấn đề 1: Hậu quả của hợp đồng vô hiệu 1
Câu 1: Thay đổi hệ quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015 1
Câu 2: Trong Quyết định 319, lỗi của các bên được Toà giám đốc thẩm xác định như thế nào? 2
Câu 3: Trong Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế nào? 3
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà dân sự 3
Câu 5: Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? 4
Câu 6: Trong Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy sau khi nhận chuyển nhượng của ông Khải, bà Linh và bà Ngẫu (giao dịch thứ nhất), anh Long đã chuyển nhượng đất (giao dịch thứ hai) cho Doanh nghiệp Tấn Hưng? 4
Câu 7: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy anh Long đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng từ ông Khải, bà Linh và bà Ngẫu? 4
Câu 9: Trong Quyết định số 58, Toà dân sự có cho biết giao dịch thứ hai vô hiệu không? 5
Câu 10: Theo anh/chị, giao dịch thứ hai có vô hiệu hiệu không? Vì sao? 5
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về Điều 138 Bộ luật dân dự (giữ nguyên hay cần thay đổi? Vì sao?) 6
II Vấn đề 2: Bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm 8
Câu 1: Trong BLDS, trong trường hợp nào tổn thất về tinh thần được bồi thường? Nêu rõ quy định liên quan khi trả lời (trả lời lần lượt đối với BLDS 2005 và BLDS 2015) 8
Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và khi mồ mả bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao? 8
Câu 3: Theo HĐTP, ai được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng của anh Nam bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 9
Câu 4: Theo HĐTP, ai được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng của của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 10
Câu 5: Việc xác định người được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần trên có phù hợp với các quy định hiện hành không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời 10
Câu 6: Theo HĐTP, anh Đông có được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng anh Nam bị xâm hại không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 11
Câu 7: Theo HĐTP, mẹ anh Nam có được hưởng tổn thất về tinh thần do tính mạng cháu Hà và cháu Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 11
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về quy định hiện hành và hướng giải quyết trên của HĐTP liên quan đến tổn thất về tinh thần của anh Đông (đối với cái chết của anh Nam) và mẹ anh Nam (đối với cái chết của cháu Hà và cháu Quảng) 12
Câu 9: Khi các bên không đạt được thoả thuận, mức bồi thường tổn thất về tinh thần là bao nhiêu khi tính mạng bị xâm phạm? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời (trả lời lần lượt đối với BLDS 2005 và BLDS 2015) 13
Câu 10: Toà sơ thẩm và Toà phúc thẩm đã quyết định cho gia đình chị Phin được hưởng mức bồi thường là bao nhiêu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 14
Câu 11: Hướng giải quyết của HĐTP liên quan đến mức tối đa gia đình chị Phin được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần 14
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm 15
III Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 17
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Toà án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? 17
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 17
Câu 3: Tòa án dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường giây điện hạ thế gây thiệt hại không? 18
Trang 2Câu 4: Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường giây điện hạ thế gây thiệt hại? 18 Câu 5: Theo Toà dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân?
18
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lí trên của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân 19
IV Vấn đề 4: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra 20
Câu 1: Trong trường hợp bản án trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước không? Vì sao? 20 Câu 2: Việc Toà án áp dụng Điều 620, BLDS 2005 vào hoàn cảnh trên có thuyết phục không? Vì sao?
21
Câu 3: Nếu phải áp dụng BLDS 2015 cho hoàn cảnh trong vụ án trên, hướng giải quyết có khác không? Vì sao? 22
Trang 3BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ.
I Vấn đề 1: Hậu quả của hợp đồng vô hiệu.
Câu 1: Thay đổi hệ quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
Tại khoản 2, Điều 137, BLDS 2005:
“2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Và tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 131, BLDS 2015:
“2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3 Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4 Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5 Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân
do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.
- Về khôi phục tình trạng ban đầu:
Khoản 2, Điều 137, BLDS 2005 thì đối tượng hoàn trả là “những gì đã nhận” BLDS
2015 vẫn giữ nguyên chế định này và bên cạnh đó bổ sung thêm “trường hợp không trảđược bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”
BLDS 2015 còn bổ sung thêm quy định tại khoản 5, Điều 131 về giải quyết hậu quả cóliên quan đế quyền nhân thân Việc bổ sung này là cần thiết, phù hợp với Luật Hôn nhân
và gia đình và phù hợp với thực tiễn
- Về hoa lợi, lợi tức:
BLDS 2005 quy định “khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạngban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì
Trang 4phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được thì bịtịch thu” Quy định trên có 2 nhược điểm lớn1:
+ Nếu buộc bên nhận tài sản làm phát sinh hoa lợi, lợi tức trả cho bên kia hoa lợi, lợi tứcchúng ta không những không khôi phục tình trạng ban đầu mà còn làm cho bên giao tàisản vào hoàn cảnh hơn tình trạng ban đầu Tại Điều 131, BLDS 2014 đã theo hướng giảiquyết khôi phục tình trạng ban đầu ở khoản 2 và giải quyết vấn đề hoa lợi, lợi tức ởkhoản 3 Điều đó có nghĩa là BLDS 2015 đã tách vấn đề hoa lợi, lợi tức ra khỏi quy định
về khôi phục lại tình trạng ban đầu và như vậy là thuyết phục vì các lí do trên
+ Quy định trên không thống nhất với quy định về hoàn trả tài sản do chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật được quy định tại Điều 601 và tiếp theo của BLDS 2005 Tiêu chí đểhoàn trả hoa lợi, lợi tức là sự ngay tình của người chiếm hữu tài sản không có caưn cứpháp luật và rất phù hợp với hoàn cảnh giao dịch vô hiệu và trên thực tế, Toà án nhân dântối cao đã không xử lí hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản là đối tượng của hợp đồng vôhiệu trên cơ sở Điều 137 mà xử lí hoa lợi, lợi tức trên cơ sở Điều 601 Ngày nay, khoản 3Điều 131 BLDS 2015 quy định “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phảihoàn trả lại hoa lợi, lợi tức” Điều đó có nghĩa là việc trả hay không trả hoa lợi và lợi tứcphụ thuộc vào sự ngay tình hay không ngay tình của người nhận tài sản như các quy định
về hoàn trả do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
- Về tịch thu tài sản: BLDS 2015 đã bỏ đi quy định về tịch thu tài sản, hoa lợi, lợi tứcquy định tại Điều 137, BLDS 2005
Câu 2: Trong Quyết định 319, lỗi của các bên được Toà giám đốc thẩm xác định như thế
nào?
Trong Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/3/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhândân tối cao, Tòa giám đốc thẩm xác định hai bên cùng có lỗi, tuy nhiên Toà án không chobiết mức độ lỗi của mỗi người là bao nhiêu
Đoạn của Quyết định cho thấy:
1 Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2016 (xuất bản lần thứ hai), tr.158, 159.
Trang 5“Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửađất 100.000.000đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khigiải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là 1/2chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá trị thị trường”
Câu 3: Trong Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như
thế nào?
Trong Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như sau: ½chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường
Đoạn văn thể hiện nội dung trên:
“Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửađất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khigiải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, nhưng Toà án cấp sơ thẩm,phúc thẩm lại buộc vợ chồng ông Lộc bồi thường thiệt hại ½ giá trị của toàn bộ thửa đấttheo giá thị trường là không đúng”
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà dân sự.
Hướng giải quyết của Tòa Dân sự cho rằng “cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyếthậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệchgiá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường” là không hợp lý
Xét về lỗi thì cả vợ chồng ông Lộc và ông Vinh đều có lỗi trong việc dẫn đến hợp đồng
vô hiệu theo Nhưng lỗi của ông Vinh là không trả tiền đúng hạn cho vợ chồng ông Lộcnên theo khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 thì một khi giao dịch dân sự này vô hiệu thì ôngLộc trả lại cho ông Vinh 45 triệu (các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận), và vìông Vinh chỉ mới trả được 45 triệu nên ông Lộc chỉ phải bồi thường cho ông Vinh chênhlệch của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường Lúc này ông Lộc đã bồi thường xongphần thiệt hại cho ông Vinh do lỗi của mình gây ra và ông Vinh cũng đã hoàn thành xongbồi thường cho việc chậm thanh toán của mình (chỉ nhận lại phần chênh lệch tương ứng
Trang 6với số tiền đã thanh toán) Nên nếu Tòa Dân sự chỉ cho phép ông Vinh được hưởng mứcbồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường thìlúc này Tòa đã buộc ông Vinh phải chịu thiệt hại do lỗi chậm trả tiền của mình đến 2 lần,như vậy là không đảm bảo lợi ích cho ông Vinh.
Câu 5: Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Với các thông tin trong Quyết định số 391, ta có thể thấy ông Vinh sẽ được bồi thường
½ mức chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, tức là ông Vinh sẽđược bồi thường: 0,45×0,5×(333.550.000 - 100.000.000) = 97.548.750 (đồng)
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao cho rằng ông Vinh chỉ được bồi thường thiệthại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường bởi vì ông chỉ mới trảđược 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giátrị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu
Câu 6: Trong Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy sau khi nhận chuyển nhượng của ông
Khải, bà Linh và bà Ngẫu (giao dịch thứ nhất), anh Long đã chuyển nhượng đất (giao dịch thứ hai) cho Doanh nghiệp Tấn Hưng?
Đoạn của bản án cho thấy sau khi nhận chuyển nhượng của ông Khải, bà Linh và bàNgẫu, anh Long đã chuyển nhượng đất cho Doanh nghiệp Tuấn Hưng:
Thông qua lời khai của anh Long: “Ngày 01-3-1991, anh Long nhận sang nhượng của
vợ chồng anh Khải một nền đất có diện tích ngang 17m, dài 46m với giá 1.800.000đồng.Ngày 9-4-1991, ông Khải bà Linh cùng bà Ngẫu tiếp tục sang nhượng cho anh Long phầnđất tiếp giáp phía sau diện tích đất của ông Khải, bà Linh đã bán cho anh Long trướcđó,với giá 1.600.000 đồng…Năm 1992, anh Long chuyển nhượng nhà đất nêu trên chocông ty Tấn Hưng”
Câu 7: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy anh Long đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng từ ông Khải, bà Linh và bà Ngẫu?
Trang 7Đoạn của Quyết định số 58 cho thấy anh Long đã được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất sau khi nhận chuyển nhượng từ ông Khải, bà Linh và bà Ngẫu:
“Ngày 09-4-1991, ông Khải, bà Linh, bà Ngẫu lập giấy tay sang nhượng phần đất nêutrên cho anh Lê Thanh Long với giá 1.600.000 đồng (giấy có xác nhận của tự quản ấp)”
Câu 8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy giao dịch thứ nhất vô hiệu?
Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy giao dịch thứ nhất vô hiệu
“Như vậy, giao dịch dân sự về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Khải,
bà Linh, bà Ngẫu với anh Long vi phạm điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân
sự nên bị vô hiệu theo Điều 128, Điều 134 Bộ luật dân sự”
Câu 9: Trong Quyết định số 58, Toà dân sự có cho biết giao dịch thứ hai vô hiệu không?
- Trong Quyết định số 58, Toà dân sự có cho biết giao dịch thứ hai vô hiệu
- Đoạn của Quyết định cho thấy:
“Tuy nhiên do anh Long đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất nêu trên cho Doanhnghiệp tư nhân Tấn Hưng nên khi giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu theoĐiều 137 thì cần xác định lỗi của ông Khải, bà Linh, bà Ngẫu, anh Long để bồi thườngthiệt hại theo quy định của pháp luật”
Câu 10: Theo anh/chị, giao dịch thứ hai có vô hiệu hiệu không? Vì sao?
- Giao dịch dân sự thứ hai có thể bị vô hiệu, nhưng chỉ vô hiệu phần của ông Khải
- Căn cứ theo khoản 2, Điều 138, BLDS 2005 về Bảo vệ quyền lợi của người thứ bangay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:
“2 Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.
Trang 8Căn cứ vào khoản 2, Điều 219, BLDS 2005 về Sở hữu chung của vợ chồng:
“2 Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi
người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Căn cứ vào Điều 135, BLDS 2005 về Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần:
“Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không
ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.
Giao dịch của ông Nhơn với bà Linh đã bị vô hiệu do vi phạm điểm b, khoản 1 vàkhoản 2, Điều 122, BLDS 2005 Tuy nhiên, diện tích đất đang tranh chấp là sở hữu chungcủa vợ chồng bà Linh và ông Khải thì theo quy định tại khoản 2, Điều 219, BLDS 2005thì ông Khải và bà Linh có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạtdiện tích dất trên Do vậy, giao dịch trên chỉ vô hiệu phần của ông Khải còn phần của bàLinh vẫn có hiệu lực pháp luật
Theo quy định tại khoản 2, Điều 138, BLDS 2005 thì giao dịch giữa anh Long và ôngNhơn, bà Linh, bà Ngẫu bị vô hiệu phần của ông Khải Do đó, khi anh Long chuyểnnhượng toàn bộ diện tích đất trên cho Doanh nghiệp tư nhân Tấn Hưng thì giao dịch nàychỉ có hiệu lực phần diện tích đất của bà Linh còn phần của ông Khải thì bị vô hiệu.Doanh nghiệp tư nhân Tấn Hưng có trách nhiệm trả lại diện tích đất tương ứng cho ôngKhải Còn về phần diện tích đất của ông Khải mà anh Long đã chuyển nhượng choDoanh nghiệp Tấn Hưng, trong giao dịch này thì bên Doanh nghiệp Tấn Hưng không cólỗi và không biết phần đất trên chuyển nhượng mà không có sự đồng ý của ông Khải nên
bà Ngẫu, anh Long, bà Linh và ông Nhơn phải liên đới bồi thường cho Doanh nghiệp TấnHưng giá trị phần đất đó
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về Điều 138 Bộ luật dân dự (giữ nguyên hay cần thay đổi?
Vì sao?)
- Theo nhóm em, cần nên sửa đổi Điều 138 Bộ luật dân sự
- Điều 138 Bộ luật dân sự 2005 về Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giaodịch dân sự vô hiệu:
Trang 9“1 Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.
2 Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.
Ở khoản 1 của điều luật quy định “động sản không phải đăng kí quyền sở hữu”, tương
tự ở khoản 2 cũng quy định “động sản phải đăng kí quyền sở hữu”, cách quy định nàychưa thực sự hợp lí Bởi có những tài sản phải đăng kí nhưng không phải đăng kí quyền
sở hữu Thiết nghĩ nên thay thế quy định trên bằng “tài sản đăng kí”
Về quy định tài khoản 2, chỉ cho biết là trường hợp tài sản giao dịch là bất động sảnhoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịchkhác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu Ở đây, điềuluật không cho biết tình trạng của tài sản đó là đã đăng kí hay chưa đăng kí để xét giaodịch đó có vô hiệu hay không mà chỉ quy định là động sản đó phải đăng kí mà đượcchuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì vô hiệu Do vậy, nên xét ra hai trường hợpnhư sau:
- Trường hợp thứ nhất: tài sản đã được đăng kí thì giao dịch với người thứ ba sẽ có thểkhông bị vô hiệu Người thứ ba có thể biết được tình trạng của loại tại sản này, từ đóquyết định mua hay không mua tài sản đó Quy định theo hướng này bảo vệ tốt hơn chongười thứ ba ngay tình
- Trường hợp thứ hai: tài sản đó chưa được đăng kí thì giao dịch với người thứ ba sẽ bị
vô hiệu, trừ khi người đó nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch vớingười mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tàisản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị
Trang 10huỷ, sửa Bởi lẽ, người thứ ba ở đây có thể biết được tình trạng tài sản này nhưng vẫn cốtình thực hiện giao dịch.
II Vấn đề 2: Bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
Câu 1: Trong BLDS, trong trường hợp nào tổn thất về tinh thần được bồi thường? Nêu rõ
quy định liên quan khi trả lời (trả lời lần lượt đối với BLDS 2005 và BLDS 2015).
- Trên cơ sở BLDS 2005:
Căn cứ vào khoản 3, Điều 630, BLDS 2005 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“3 Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”.
Theo BLDS 2005 thì những trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần là khi bịxâm phạm đến tính mạng (khoản 2, Điều 610), sức khoẻ (khoản 2, Điều 609), danh dự,nhân phẩm, uy tín (khoản 2, Điều 611), thi thể (khoản 3, Điều 628)
- Trên cơ sở BLDS 2015 quy định, các những trường hợp sau được bồi thường tổn thất
về tinh thần:
+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (khoản 2, Điều 591)
+ Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm (khoản 2, Điều 590)
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (khoản 2, Điều 592)
+ Thiệt hại do xâm phạm thi thể (khoản 2, Điều 606)
+ Thiệt hại do xâm phạm mồ mả (khoản 2, Điều 607)
Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm và khi mồ mả bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao?
- Theo pháp luật hiện hành, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm vàkhi mồ mả bị xâm phạm không được được bồi thường
- Tuy nhiên, vấn đề khi mồ mả bị xâm phạm thì cần được bồi thường
Trang 11Người xâm phạm mồ mả chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: Người xâmphạm mồ mả không những xâm phạm đến quyền nhân thân bất khả chuyển dịch của cánhân có mồ mả, mà còn xâm phạm đến tinh thần người thân thích của cá nhân có mồ mả.Thi thể hay hài cốt của người chết không phải là tài sản, do vậy người xâm phạm mồ mảcủa người khác thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là những khoản chiphí để hạn chế, khắc phục thiệt hại thực tế đã xảy ra theo nguyên tắc bồi thường toàn bộthiệt hại
Ngoài ra, người xâm phạm mồ mả còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thầncho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm Vì hành vi xâm phạm
mồ mả không những gây thiệt hại về phần tài sản như đã xác định trên đây mà còn xâmphạm đến quyền nhân thân của cá nhân có mồ mả đó đồng thời cũng gây ra những tổnthất về tinh thần đối với những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.Nhận định này được dựa trên những căn cứ sau:
+ Quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo vệ Năng lựcpháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết nhưng quyền nhân thân gắn liềnvới mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo đảm
+ Hành vi xâm phạm mồ mả cho dù xuất phát từ lỗi vô ý hay cố ý cũng đều gây ranhững thiệt hại nhất định về tài sản và nhân thân hoặc gây tổn thất về tinh thần của nhữngngười thân thích của người có mồ mả đó
Câu 3: Theo HĐTP, ai được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng
của anh Nam bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo HĐTP, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Nam gồm mẹ, vợ và conmới sinh cùng được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do anh Nam bị thiệthại về tính mạng
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Tòa án cấp phúc thẩm đã không khắc phục được sai lầm nêu trên, mà còn ghi sai họcủa bị đơn dân sự, đồng thời buộc bị đơn dân sự (bà Nguyễn Thị Thoại) bồi thường tổnthất về tinh thần cho vợ anh Nam là không đúng Vì những người thân thích thuộc hàng
Trang 12thừa kế thứ nhất của anh Nam gồm mẹ, vợ, con mới sinh cùng được hưởng khoản tiền bùđắp về tinh thần do anh Nam bị thiệt hại về tính mạng”.
Câu 4: Theo HĐTP, ai được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng
của của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Theo HĐTP, Chị Phin được hưởng khoản bù đắp về tinh thần do cháu Hà và Quảng bịthiệt hại về tính mạng
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Riêng khoản bù đắp tổn thất về tinh thần do cháu Vũ Thu Hà và Vũ Văn Quảng bị thiệthại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ của hai cháu) được hưởng, nhưng Tòa an cấp
sơ thẩm và Tòa án câp phúc thẩm tính luôn cả ba trường hợp để buộc bị đơn dân sự bồithường cho Chị Phin là không đúng”
Câu 5: Việc xác định người được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần trên có phù hợp
với các quy định hiện hành không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
Căn cứ vào Quyết định số 10/2009/HS-GĐT Tòa án xác định người được bồi thườngtổn thất về tinh thần phù hợp với các quy định hiện hành
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 610, BLDS 2005 về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
“2 Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định
tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Hướng dẫn chi tiết hơn thì tại điểm a, tiểu mục 2.4, mục 2, phần II, nghị định 03/2006của HĐTP nêu rõ:
“2.4 Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.