1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập dân sự học kì: giao dịch dân sự có điều kiện

13 684 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 36,86 KB

Nội dung

Khái quát về giao dịch dân sự Theo điều 121, BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là giao dịch hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN 1

1 Khái quát về giao dịch dân sự 1

2 Giao dịch dân sự có điều kiện 2

II TÌNH HUỐNG GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN 2

III PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 3

1 Điều kiện của giao dịch là điều kiện làm phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự ……… 3

2 Điều kiện của sự kiện làm phát sinh hiệu lực dân sự 4

3 Đánh giá khoản 1 điều 125 Bộ luật dân sự 2005 9

4 Giải pháp khắc phục hạn chế 10

C KẾT LUẬN 11

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Giao dịch dân sự rất phổ biến trong hiện tại Ngoài những giao dịch dân sự thông thường còn có giao dịch dân sự có điều kiện Đây không phải là loại giao dịch hiếm gặp trong đời sống, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về loại giao dịch này Trong bài này, để trình bày kĩ hơn về giao dịch dân sự có điều kiện em xin lấy một tình huống và phân tích tình huống đó theo đề 7 bài tập học kì môn Luật Dân sự 1

Bài làm còn nhiều hạn chế, mong thầy cô góp ý để em hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn!

B NỘI DUNG

I GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN

1 Khái quát về giao dịch dân sự

Theo điều 121, BLDS 2005 quy định:

“Giao dịch dân sự là giao dịch hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự.”

Từ khái niệm nói trên ta có thể xác định được hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự là làm phát sinh thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí làm phát sinh hậu quả pháp lí Giao dịch dân sự là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định cho nên dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định

Trang 3

Trong giao dịch dân sự có sự thống nhất giữa ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể thiếu sự thống nhất này giao dịch có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ

vô hiệu

Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lí phát sinh từ giao dịch mà các bên muốn đạt được khi xác lập giao dịch Mói cách khác, mục đích ở đây luôn mang tính pháp lí và sẽ trở thành hiện thực nếu như các bên trong giao dịch dân sự thực hiện đúng nghĩa vụ của giao dịch

Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác trong đời sống của mình

1 Giao dịch dân sự có điều kiện

Giao dịch có điều kiện là giao dịch dân sự mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định, khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch phát sinh hoặc hủy bỏ Theo khoản 1 Điều 125, BLDS 2005 quy định:

“Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy

bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.”

Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch do chính người xác lập giao dịch định ra Nó phải là sự kiện trong tương lai Sự kiện đó xảy ra hay không xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong giao dịch sự kiện làm phát sinh hay hủy bỏ giao dịch phải hợp pháp

Như vậy, giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh hiệu lực là giao dịch dân

sự đã được kí kết nhưng chưa có hiệu lực cho đến khi sự kiện đó xảy ra Giao dịch dân sự có điều kiện hủy bỏ hiệu lực, giao dịch dân sự này có hiệu lực cho đến khi sự kiện là điều kiện hủy bỏ giao dịch đó diễn ra

Giao dịch dân sự có điều kiện cũng tương đối phổ biến và được các chủ thể

áp dụng để thoả mãn quyền và lợi ích hợp pháp của mình

II TÌNH HUỐNG GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN

Cụ Nguyễn Văn Huyên ( sinh năm 1945) trú tại thôn 5 xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn Tỉnh Nghệ An có hai người con là bà Nguyễn Thị Thơm và bà Nguyễn

Trang 4

Thị Thắm Gia đình cụ có 3 mẫu đất có diện tích lần lượt là 300m2 và hai mẫu còn lại rộng 500m2 cũng nơi cư trú trên Bà Thắm lấy chồng và sinh sống trong Nam, bà Thơm vì thương cha nên quyết định sinh sống ở gần nhà cho tiện bề chăm sóc

Năm 2013, vì tuổi cao sức yếu, cụ lập di chúc để lại cho mỗi người con của mình một mảnh đất có diện tích 500m2 Còn mảnh đất 300m2 cụ có viết trong di chúc: sau khi cụ mất, nếu một trong hai người con của cụ chịu thờ cúng, chăm sóc mồ mả tổ tiên thì sẽ được hưởng mảnh đất đó Người đó không được phá ngôi nhà của cụ mà phải dùng làm nơi thờ cúng để sau này con cháu về có nơi thờ tự

Tháng 2/2015, cụ Huyện mất, thừa kế được mở, bà Thơm và bà Thắm nhận phần thừa kế của mình Bà Thắm vì lấy chồng xa nên không trông coi, chăm sóc

mộ cha mẹ tổ tiên được Bà Thơm thực hiện phần di chúc này và được hưởng phần đất có trong di chúc

Ngày 26/7/2015, bà Thơm hoàn thành thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất và chính thức trở thành người có quyền sử dụng mảnh đất rộng 300m2 của cụ Huyên

III PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

1 Điều kiện của giao dịch là điều kiện làm phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự.

Thừa kế cũng là một hình thức giao dịch dân sự bởi nó là một hành vi pháp lí đơn phương Chính vì vậy, thừa kế cũng có thể là giao dịch dân sự có điều kiện

Thực tế, sự kiện phát sinh trong đời sống xã hội được chọn hoặc do các bên thỏa thuận làm điều kiện của giao dịch dân sự, theo đó việc thực hiện giao dịch dân sự phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định

Trong trường hợp này, điều kiện thừa kế mảnh đất 300m2 được cụ Huyên ghi rất rõ trong di chúc:

Trang 5

“sau khi cụ mất, nếu một trong hai người con của cụ chịu thờ cúng, chăm sóc mồ mả tổ tiên thì sẽ được hưởng mảnh đất đó” ở đây chính là mảnh đất rộng 300m2.”

Như vậy sự kiện trong thực tế được lựa chọn là cụ Huyên mất và một trong

2 người con chăm lo hương hỏa Khi cả hai điều kiện đồng thời xảy ra thì giao dịch có hiệu lực

Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch được giao kết hợp pháp nhưng hiệu lực của giao dịch còn phụ thuộc vào sự kiện là điều kiện do các bên thỏa thuận và theo đó khi sự kiện phát sinh hoặc chấm dứt là điều kiện đề giao dịch được thực hiện, được thay đổi hoặc được chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch

Đây là điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự mà cụ thể là thừa

kế Mảnh đất được đề cập đã được định đoạt cho người chăm sóc, thờ cúng ở trong di chúc được lập vào năm 2013 Thế nhưng chưa xác định đó là ai và cụ Huyên chưa mất, tức là chưa mở thừa kế, vì vậy phần thừa kế này chưa có hiệu lực tháng 2 năm 2015, cụ Huyên mất, bà Thơm thực hiện phần di chúc này: chăm sóc, thờ cúng cha mẹ, tổ tiên nên trở thành chủ sở hữu của mảnh đất Có thể thấy rằng, giao dịch dân sự đã được xác lập từ trước nhưng chỉ đến khi bà Thơm – một người con của cụ, đứng ra thực hiện nghĩa vụ trông nom hương hỏa thì hiệu lực của giao dịch dân sự mới phát sinh, bà Thơm mới có quyền nhận phần thừa kế này Trường hợp giả định, nếu không có ai chịu thực hiện phần thừa kế này thì sẽ không được hưởng phần đất được nêu trên

Như vậy, không phải mọi nội dung của thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, trong trương hợp này, một phần nội dung thừa kế phát sinh hiệu lưc khi

sự kiện được nhắc đến trong di chúc xảy ra

Sau khi điều kiện xảy ra, quyền sử dụng đất của người thừa kế đồng thời phát sinh cùng nghĩa vụ chăm nom hương hỏa cho tổ tiên ông bà

Kết luận lại, sự kiện được nhắc đến là điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự

2 Điều kiện của sự kiện làm phát sinh hiệu lực dân sự

Trang 6

a Do chính người xác lập định ra

Giao dịch dân sự thể hiện ý chí của chủ thể, chính vì vậy, phải do chính chủ thể định ra Có nghĩa là phụ thuộc vào mục đích, mong muốn của chủ thể tham gia giao dịch dân sự Chỉ khi do người xác lập định ra mới có thể có sự thống nhất giữa ý chí và sự thể hiện ý chí của chủ thể Đối với hành vi pháp lí đơn phương thì đó là do chủ thể định, còn với giao dịch là do các bên chủ thể thỏa thuận với nhau hình thành

Định đoạt ở đây không đơn thuần là thể hiện về mặt hình thức Định đoạt tức thể hiện về cả ý chí và việc thể hiện ý chí, mà phần nhiều là căn cứ vào ý chí của người xác lập giao dịch Người xác lập định ra dưới nhiều hình thức, văn bản, bằng miệng hoặc hành động Như ở trường hợp này, định đoạt của cụ Huyên là cho người thờ tự hưởng phần đất Dù cụ thực hiện việc định đoạt bằng hình thức nào thì chỉ cần phù hợp với ý chí của cụ là được

Đây có thể là căn cứ để xác định giao dịch dân sự có điều kiện có vô hiệu hay không Nếu không có điều kiện này thì không thể đảm bảo quyền và lợi ích các bên cũng như không thể thực hiện ý chí của người xác lập Một giao dịch có nội dung không phải do người xác lập định đoạt là một giao dịch hiệu

Ở đây, chia thừa kế là hành vi pháp lí đơn phương, chính vì vậy, điều kiện đặt ra phải mang tính ý chí của cụ Huyên mà không phải ai khác Nếu cụ Huyên nghe theo người khác mà đặt ra điều kiện này thì vẫy tính là ý chí của cụ bởi cụ được lựa chọn có thêm điều này vào di chúc hay không

Điều kiện này để tránh trường hợp điều kiện phát sinh hay hủy bỏ giao dịch

bị thay đổi nội dung bởi bên thứ ba làm ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể Chỉ có những gì được viết trong di chúc hợp pháp mới được công nhận và thực hiện Mọi điều kiện khác hay sự thay đổi điều kiện không được ghi trong di chúc hoặc thực hiện không đúng điều kiện cụ Huyên đặt ra đều không thỏa mãn điều kiện này

b Điều kiện chưa xảy ra trong thực tại và có khả năng xảy ra trong tương lai.

Trang 7

Không thể định đoạt một giao dịch dân sự bằng một sự kiện đã xảy ra hoặc đang xảy ra vì đã thấy được kết quả của nó Điều kiện phát sinh hay hủy bỏ giao dịch dân sự phải chưa được xảy ra tức là không biết được nó có xảy ra hay không Hay nói cách khác là điều kiện đó có khả năng nhưng không chắc sẽ xảy

ra

Đồng thời, cũng không thể định đoạt bằng một sự kiện không có khả năng xảy ra trong tương lai Bởi vì, nếu các bên thỏa thuận về một sự kiện là điều kiện để xác lập giao dịch hoặc hủy bỏ hợp động là những sự kiện không thể xảy

ra hoặc chưa từng có trong xã hội, trong tự nhiên và mang nặng tính chất hoang tưởng thì sự kiện đó không thể được xem là điều kiện để xác lập hoặc hủy bỏ hiệu lực giao dịch dân sự

Hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện khá “bấp bênh” bởi chính điều kiện này Không thể chắc chắn giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực chính là một đặc điểm của giao dịch dân sự có điều kiện

Trong trường hợp này, điều kiện của cụ Huyên chưa xảy ra vì cụ chưa mất, chưa bắt buộc phải có người chăm nom hương khói Nhưng cũng không chắc có xảy ra hay không vì hai người con của cụ đều là con gái Theo truyền thống của người Việt thì con trai mới là người chăm sóc mộ tổ Nếu hai người đều không nhận nghĩa vụ này thì cụ cũng không cách gì để tác động

Nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra do quá vô lí Bởi thực tế, hai người đều là con của cụ, đều mang dòng máu của dòng họ Theo lẽ thường tình,

dù đã về nhà chồng thì hai người vẫn là con cháu, vẫn có bổn phận thờ tự mặc

dù không thể so sánh với con trai Không có luật nào buộc con gái phải “đoạn tuyệt” với bên nhà mình để một lòng “thờ phụng” nhà chồng, ngay cả hương hỏa cũng không cho phép

Có thể thấy, điều kiện của cụ Huyên chưa xảy ra trong thực tế và có khả năng xảy ra trong tương lai, đồng nghĩa với việc thỏa mãn điều kiện này

Như vậy, một sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai được chủ thể chọn mới trở thành điều kiện phát sinh hay hủy bỏ giao dịch dân sự được

Trang 8

c Có xảy ra hay không không phụ thuộc ý chí chủ quan của bất kì bên chủ thể nào

Điều kiện trong giao dịch dân sự phải là những sự kiện mang tính dự liệu,

có khả năng nhưng không chắc có thể xảy ra trong tương lai Chủ thể hoặc bên thứ ba không can thiệp, gây ảnh hưởng tới kết quả có xảy ra hay không của sự kiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch

Bởi nếu chắc chắn xảy ra trong tương lai thì đó là sự định đoạt có kết quả

đã biết trước, Như vậy cũng giống như giao dịch dân sự bình thường Nhưng nếu nhìn theo một góc độ khác, nếu đã biết chắc sự kiện đó có thể xảy ra hay không, chủ thể của giao dịch có thể lợi dụng điều đó để mang lại điều bất lợi cho bên còn lại hoặc làm ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các bên Lúc này, giao dịch dân sự vô hiệu có thể do giả tạo

Khoản 2 Điều 125, BLDS 2005 quy định rất rõ về hậu quả pháp lí của yêu cầu này:

“Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ

ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên 3 hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra”

Có thể hiểu rằng mọi hoạt động nhằm ảnh hưởng đến điều kiện phát sinh, hủy bỏ của giao dịch dân sự do ý chí của một bên hoặc bên thứ 3 đều ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch theo hướng trái chiều với ý chí đó Hoạt động cố tình ngăn cản, làm sự kiện không xảy ra, gắn với mong muốn giao dịch dân sự không phát sinh hoặc hủy bỏ thì mặc nhiên coi như điều kiện giao dịch đã hoàn thành, giao dịch sẽ được phát sinh hoặc hủy bỏ Ngược lại, nếu cố ý thúc đẩy, tạo dựng

sự kiện pháp lí là điều kiện nhằm làm cho giao dịch dân sự phát sinh hay hủy bỏ thì coi như điều kiện ấy không xảy ra, giao dịch dân sự sẽ không phát sinh hay hủy bỏ Như vậy sự kiện là điều kiện phải xảy ra tự nhiên, không có sự can thiệp ý chí của chủ thể hay bên thứ ba

Trang 9

Trong trường hợp này, cụ Huyên là chủ thể của hành động pháp lí đơn phương là chia thừa kế Cụ không tác động, thúc ép bất cứ ai trong hai người con của cụ phải thực hiện nội dung thừa kế này để nhận mảnh đất Chính trong điều kiện của cụ cũng chỉ định chung chung, “nếu một trong hai người con của cụ”, tức không xác định ai trong hai người có thể thừa kế mảnh đất nên có thể thấy cụ Huyên không hề có ý định áp đặt ý chí của mình cho ai Hơn nữa, ở đây cũng không hề xuất hiện bên thứ ba cố tình ngăn cả không cho bà Thắm nhận chăm sóc hương hỏa mà vì điều kiện gia đình sống trong Nam, xa quê không cho phép bà nhận phần thừa kế này Tình huống cũng không đưa ra bà Thắm tác động gì đến bà Thơm ảnh hưởng tới quyết định của bà Thơm Có thể thấy tình huống này không có can thiệp ý chí của chủ thể hay bên thứ ba nào với điều kiện được định ra

d Không vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội

Điều 128 BLDS định nghĩa điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện hành vi nhất định Trên thực tế, trong nhiều văn bản luật, các giao dịch vi phạm các quy phạm bắt buộc phải làm một việc vẫn bị coi là vô hiệu Hơn nữa, còn có một cách hiểu khác, điều luật quy định phải làm một việc, vậy vế ngầm của điều luật này là không được phép làm trái với quy định của điều luật đó, nếu như vậy, điều luật này vẫn có thể bị xem là điều cấm

Ngoài ra, giao dịch dân sự còn vô hiệu nếu vi trái đạo đức Đạo đức xã hội

là những chuẩn mực ứng xử chung của người với người trong đời sống xã hội, được công đồng công nhận và tôn trọng trái đạo đức cũng có nghĩa là làm những việc không thể chấp nhận được, gây phẫn nộ cho xã hội để đảm bảo tính công bằng, minh bạch cũng như để duy trì trất tự xã hội, không thể để một giao dịch vi phạm đạo đức có hiệu lực bởi chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối dữ dội của dư luận

Nếu vi phạm một trong hai điều này thì giao dịch dân sự vô hiệu theo điều

128 Như vậy, giao dịch dân sự không phải là một ngoại lệ Sự kiện là điều kiện

Trang 10

thực chất là một nội dung trong giao dịch, bởi vậy cũng không thể vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức của xã hội nếu không sẽ bị coi là vô hiệu

Thừa kế là hành động tự do định đoạt tài sản của mình để dịch chuyển cho người hoặc tổ chức khác Pháp luật không buộc người có di sản phải chia thừa

kế theo di chúc như thế nào nhưng không có nghĩa là không điều chỉnh nội dung của thừa kế cũng như mọi điều kiện khác, nếu vi phạm điều cấm hay trái đạo đức đều không được công nhận

Trong trường hợp này, ông Huyên ra điều kiện là chăm sóc, trông nom phần mộ tổ tiên Đây là một nét đẹp truyền thống của người Việt, như vậy, không có lí gì để nói nó vi phạm điều cấm hay trái đạo đức xã hội Ngược lại, điều kiện trên còn thể hiện nét văn hóa tinh thần cần lưu giữ của người dân nước

ta

Như vậy, có thể thấy điều kiện của ông Huyên thỏa mãn yêu cầu này

Kết luận:

Điều kiện được ghi trong di chúc là do chính ông Huyên định ra, chưa xảy

ra trong thực tế, không có sự can thiệp ý chí của bên chủ thể hoặc bên thứ ba đồng thời không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức của xã hội Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng điều kiện của cụ Huyên hoàn toàn chấp nhận được và đáp ứng được các yêu cầu để trở thành điều kiện phát sinh hiệu lục giao dịch dân sự

3 Đánh giá khoản 1 điều 125 Bộ luật dân sự 2005

Khoản 1 điều 125 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định:

“Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy

bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”

Quy định này có những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế nhất định cần phải sửa chữa, thay đổi

a Ưu điểm

khoản 1 điều 125 là quy định chung về giao dịch dân sự có điều kiện, là

Ngày đăng: 17/07/2016, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w