1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập dân sự học kì: giao dịch dân sự có điều kiện

12 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 33,27 KB

Nội dung

Từ khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại điều luật này có thể xác định: Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự c

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN 1

1 Giao dịch dân sự 1

2 Giao dịch dân sự có điều kiện 2

II TÌNH HUỐNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN 3

III PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN 4

1 Điều kiện trong giao dịch là điều kiện hủy bỏ hiệu lực giao dịch dân sự 4

2 Các yêu cầu điều kiện của giao dịch dân sự có điều kiện phải thỏa mãn 5

3 Đánh giá khoản 1 điều 125 Bộ Luật Dân Sự 2005 8

4 Giải pháp khắc phục hạn chế 10

C KẾT LUẬN 10

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Xã hội càng phát triển, các giao dịch dân sự trong đời sống diễn ra càng đa dạng phức tạp Theo bộ luật dân sự 2005, giao dịch dân sự gồm có hợp đồng và hành vi pháp lí đơn phương, ngoài ra còn có một trường hợp đặc biệt đó là giao dịch dân sự có điều kiện Để tìm hiểu kĩ hơn về giao dịch này, em xin trình bày đề

số 5 trong đề bài tập học kì môn dân sự 1

Vì kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của thầy cô Em xin chân thành cảm ơn!

I CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN

1 Giao dịch dân sự

"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 121 BLDS)

Từ khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại điều luật này có thể xác định: Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí (hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương -một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí Tuỳ từng giao dịch cụ thể

mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự Giao dịch là hành

vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân

sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích

và động cơ nhất định

Trang 3

Giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này đều thông qua người đại diện Người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch (Điều 123 BLDS) Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lí sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch

2 Giao dịch dân sự có điều kiện

Trong luật dân sư Việt Nam năm 2005, chỉ có duy nhất một điều luật quy định

về giao dịch dân sự có điều kiện – điều 125 quy định:

"1 Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy

bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ

2 Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra"

Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch do chính người xác lập giao dịch định ra và phải là sự kiện thuộc về tương lai

Sự kiện này phải hợp pháp, có thể xảy ra hoặc không xảy ra và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong giao dịch

Trang 4

Giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện hủy bỏ Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra Giao dịch có điều kiện huỷ bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy

ra thì giao dịch bị huỷ bỏ

Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra

Như vậy có thể kết luận được, giao dịch dân sự có điều kiện: Là các giao dịch dân sự phát sinh hiệu lực khi có hành vi giao kết diễn ra mà không chịu sự tác động của các yếu tố điều kiện do các bên chủ thể quy định tính có hiệu lực pháp lý của hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương

II TÌNH HUỐNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN

Ông Trần Văn Linh ( 47 tuổi ) và bà Nguyễn Thị Minh ( 45 tuổi) cùng thường trú tại Xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Ông Minh có một căn nhà tại thị xã Thạch Hà có mặt bằng thuận lợi cho việc kinh doanh nhưng hiện đang để trống Con gái ông Minh là côn Trần Thị Hạnh hiện đang học năm 4 tại trường đại học Y Hà Nội Cô có nguyện vọng sau khi học xong sẽ về mở tiệm thuốc tại này và ông Minh cũng đồng ý

Ngày 22/5/2014, bà Minh tới nhà ông Linh để xin thuê lại căn nhà này Xét thấy hiện nay căn nhà còn trống và chưa có nhu cầu sử dụng nên ông Minh đã lập hợp đồng cho thuê nhà với bà Minh, hợp đồng có nội dung:

Trang 5

Ông Linh cho bà Minh thuê căn nhà với giá 36 triệu đồng/ năm trong vòng 3 năm Tuy nhiên, đến khi con gái ông học xong trở về, dù chưa hết hợp đồng bà Minh vẫn buộc phải trả lại nhà cho ông vô điều kiện

Ngoài ra, hợp đồng còn các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật

về hợp đồng cho thuê nhà Hợp đồng được kí kết và có hiệu lực vào hồi 16h ngày 22/5/2014

Tháng 2 năm 2016, cô Hạnh ra trường, quyết định về mở hiệu thuốc như đã bàn với bố Bà Minh trả lại căn nhà nguyên trạng cho ông Linh, hợp đồng chấm dứt hiệu lực

III PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN

1 Điều kiện trong giao dịch là điều kiện hủy bỏ hiệu lực giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự trong tình huống này là hợp đồng thuê nhà ở có điều kiện Giao dịch dân sự có điều kiện có thể hiểu là giao dịch được giao kết hợp pháp nhưng hiệu lực của giao dịch còn phụ thuộc vào sự kiện là điều kiện do các bên thỏa thuận và theo đó khi sự kiện phát sinh hoặc chấm dứt là điều kiện đề giao dịch được thực hiện, được thay đổi hoặc được chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch

Nội dung của hợp đồng dựa vào một sự kiện thực tế là việc cô Hạnh học xong

mở tiệm thuốc để xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực Điều kiện này là một phần

vô cùng quan trọng của hợp đồng, nếu không có điều kiện này, sẽ không thể thể hiện được ý định của ông Linh – bên cho thuê nhà

Điều kiện trong trường hợp này là: “đến khi con gái ông học xong trở về, dù

chưa hết hợp đồng bà Minh vẫn buộc phải trả lại nhà cho ông vô điều kiện.”

Có thể xác định đây là điều kiện hủy bỏ hiệu lực giao dịch dân sự mà cụ thể là hợp đồng cho thuê nhà

Trang 6

Thật vậy, theo điều 125 Bộ Luật Dân Sự thì điều kiện của giao dịch dân sự có điều kiện gồm hai loại: điều kiện làm phát sinh và điều kiện làm hủy bỏ hiệu lực giao dịch dân sự

Ở đây, hợp đồng được kí kết và có hiệu lực vào ngày 22/5/1014 và sự kiện xảy ra vào thắng 2/2016 Có thể thấy, trước khi điều kiện xảy ra, ông Linh đã cho

bà Minh thuê, tức là giao dịch dân sự đã phát sinh hiệu lực nên không thể nói đây

là điều kiện phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự

Thứ hai, hai bên không những thỏa thuận thời hạn hợp đồng mà còn đặt ra điều kiện để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn Khi điều kiện xảy ra, dù chưa hết 3 năm như hợp đồng đã ghi, bài Minh vẫn phải trả lại căn nhà cho ông Linh

Như vậy, xét theo định nghĩa đã nêu ở phần 1, điều kiện này chính là điều kiện chấm dứt hiệu lực giao dịch dân sự

2 Các yêu cầu điều kiện của giao dịch dân sự có điều kiện phải thỏa mãn

a Do chính các chủ thể của giao dịch dân sự tự định ra

Giao dịch dân sự, như đã trình bày, chứ đựng ý chí và thể hiện ý chí của các bên chủ thể Một giao dịch xác lập không phải do các bên tự nguyện định ra sẽ không được pháp luật công nhận và tùy trường hợp, sẽ bị xem là vô hiệu từng phần hay vô hiệu toàn bộ

Các chủ thể trong trường hợp này là ông Linh và bà Minh Hai người tự nguyện xác lập hợp đồng mua bán có ghi rõ điều kiện Ở đây, điều kiện được xây dựng trên nguyên tắc thỏa thuận, ông Linh bày tỏ nguyện vọng của mình, bà Minh nhận thấy phù hợp nên đồng ý, không có bất kì sự lừa dối hay nhầm lẫn nào ở đây Yếu tố “tự định” nhằm bào đảm ý chí của các chủ thể được thể hiện và thực hiện đúng Tự định đồng nghĩa với sự thống nhất ý chí bên trong và cách thể hiện ý chí ra bên ngoài Ông Linh có ý định để cho con gái mở hiệu thuốc khi cô học

Trang 7

xong và thể hiện ý định đó qua hợp đồng bằng điều kiện này để đảm bảo khi con gái học xong có mặt bằng để thực hiện ý định

Người xác lập định ra điều kiện dưới nhiều hình thức, văn bản, bằng miệng hoặc hành động Trong trường hợp này, ông Linh và bà Minh định ra bằng văn bản, cụ thể là hợp đồng

Điều kiện này để tránh trường hợp điều kiện phát sinh hay hủy bỏ giao dịch bị thay đổi nội dung bởi bên thứ ba làm ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể Chỉ có những gì được viết trong hợp đồng hợp pháp mới được công nhận

và thực hiện Mọi điều kiện khác hay sự thay đổi điều kiện không được ghi trong

di chúc hoặc thực hiện không đúng điều kiện cụ Huyên đặt ra đều không thỏa mãn điều kiện này

b Sự kiện là điều kiện phải có tính thực tế và chưa xảy ra

Con người dù thế nào cũng có một giới hạn nhất định, người ta không thể dùng một sự kiện quá vô lí, trái ngược các quy luật tự nhiên để làm điều kiện giao dịch Đó giống như một hình thức áp đặt, vì đã biết trước bên còn lại không thực hiện được, chắc chắn giao dịch sẽ xảy ra như ý mình Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của giao dịch dân sự nên sẽ không được chấp nhận

Một sự kiện là điều kiện của giao dịch dân sự chỉ khi điều kiện ấy có khả năng xảy ra trong cuộc sống nhưng không chắc sẽ xảy ra Trong trường hợp này,

cô Hạnh ra trường có thể sẽ về nhà mở tiệm thuốc như dự định cũng có thể không

Dự định ban đầu có thể thay đổi cũng có thể tới sớm hơn hay muộn đi Không ai có thể chắc chắn bao giờ thì cô về bởi vậy không thể kết luận khi nào thì hợp đồng chấm dứt trước thời hạn

Kèm theo tính thực tế, sự kiện đó phải chưa xảy ra ở quá khứ hay hiện tại Một sự kiện đã xảy ra không thể làm căn cứ phát sinh hay hủy bỏ hiệu lực giao dịch vì nếu lấy điều kiện ấy thì hiệu lực giao dịch chắc chắn phát sinh hay hủy bỏ hay nói cách khác, vì mục đích của mình, một bên chủ thể sẽ lợi dụng sự kiện đó

Trang 8

để làm hiệu lực giao dịch phát sinh hay hủy bỏ theo mong muốn Như vậy không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, thiện chí của dân sự Ở tình huống trên, cô Hạnh hiện chỉ mới học năm 4 còn chưa tốt nghiệp trường đại học Y Hà Nội nên hiển nhiên sự kiện chưa xảy ra Chính vì thế, Bà Minh mới chấp nhận điều kiện này

c Điều kiện xảy ra phải mang tính khách quan

Tính khách quan có nghĩa là không phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể Điều kiện là do các bên chủ thể quyết định, song việc điều kiện ấy xảy ra hay không, xảy ra lúc nào không do bất cứ bên nào quyết định

Điều kiện này được bộ Luật Dân Sự 2005 ghi nhận ngay tại khoản 2 điều 125:

“Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra”

Nếu một trong các chủ thể của giao dịch dân sự có hành vi ngăn cản không cho các điều kiện đó xảy ra, hoặc có hành vi thúc đẩy cho điều kiện đó nhanh chóng xảy ra để không thực hiện nghĩa vụ, thì cũng không làm phát sinh hoặc chấm dứt hậu quả pháp lý của dân sự Đây là nội dung mới được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 so với Bộ luật dân sự năm 1995; quy định này không những bảo đảm nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự là “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”,mà còn phải bảo đảm nguyên tắc: “các bên trong giao dịch dân sự phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào” Việc một bên chủ thể ngăn cản không cho điều kiện xảy ra hoặc thúc đẩy điều kiện xảy ra là vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực đã được quy định tại Điều 6 Bộ luật dân sự năm 2005

Ở đây, sự kiện con gái ông Linh trở về mở tiệm thuốc hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí của bất cứ bên nào Nó phụ thuộc vào thời gian tốt nghiệp của

Trang 9

Trường đại học Y Hà Nội và phụ thuộc vào cô Hà có muốn trở về hay không Vì

cô Hạnh không liên quan tới giao dịch, không có quyền và nghĩa vụ với iao dịch nên không được xem là bên thứ ba

d Điều kiện phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Điều 128 bộ Luật Dân Sự 2005 quy định:

““Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”

Pháp luật cho phép các chủ thể được tự do xác lập và thực hiện giao dịch dân

sự Tuy nhiên, “tự do thực hiện giao dịch dân sự” chỉ được thừa nhận ở một mức

độ hợp lý, nếu giao dịch đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội Trong một số trường hợp pháp luật quy định các chủ thể không được thực hiện một số giao dịch dân sự, ví dụ: không được mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí v.v… Thông thường các quy định của pháp luật trong đó đã hàm chứa những nội dung phù hợp với đạo đức xã hội Tuy nhiên, có một số giao dịch không có quy định của pháp luật nghiêm cấm, nhưng vẫn bị coi là vô hiệu vì xâm phạm đạo đức

xã hội

Trường hợp tình huống đã nêu điều kiện của hợp đồng hoàn toàn hợp pháp Việc ra trường của một sinh viên đã tốt nghiệp là chuyện thường tình, hơn nữa khi

đã có giấy phép hành nghề, chị Hạnh có đầy đủ điều kiện để mở một tiệm thuốc tại nhà sau khi xin cấp phép hoạt động Điều kiện hai bên đã thỏa thuận hoàn toàn không bị pháp luật cấm thực hiện hay vi phạm đạo đứng xã hội

3 Đánh giá khoản 1 điều 125 Bộ Luật Dân Sự 2005

Trang 10

Khoản 1 điều 125 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định:

“Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”

Quy định này có những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế nhất định cần phải sửa chữa, thay đổi

a Ưu điểm

Khoản 1 điều 125 là quy định chung về giao dịch dân sự có điều kiện, là căn

cứ duy nhất của loại giao dịch này trong bộ Luật Dân sự Việt Nam Chính điều đó tạo nên vai trò vô cùng đặc biệt, góp phần giúp những chủ thể của giao dịch dân sự

có điều kiện thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình

Ngôn ngữ giải dị, súc tích, tạo điều kiện thuận lợi cho người tìm hiểu, nghiên cứu luật hiểu một cách rõ ràng, không hiểu sai nghĩa của quy định Từ đó, góp phần nhận định, phân loại cũng như giúp việc áp dụng pháp luật được dễ dàng hơn

b Hạn chế

Các quy định về giao dịch dân sự có điều kiện còn thiếu mà hiện nay chỉ mới quy định rất chung tại Điều 125 về giao dịch dân sự có điều kiện điều này dẫn đến thiếu cơ sở pháp lí khi giải quyết những vụ việc liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện

Đồng thời, chúng ta cũng thấy rằng, tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự ghi:

"Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ"; điều luật có ý chỉ dẫn tới hợp đồng dân sự có điều kiện, vì nói "thỏa thuận" tức là nói tới hợp đồng, mà thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ thì nói tới giao dịch dân sự có điều kiện Như vậy, thực chất ở đây chưa phù hợp với hành vi pháp

lí đơn phương (vì không có thỏa thuận) mặc dù đây cũng là một dạng giao dịch dân

sự

Ngày đăng: 17/07/2016, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w