Trả lời: Tội phạm thứ nhất H thực hiện, trộm cắp là loại tội phạm ít nghiêm trọng Tội phạm thứ hai H thực hiện, cướp giật là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Theo quy định của luật Hì
Trang 1MỤC LỤC
Trong thực tế cuộc sống, Bộ Luật hình Sự thường xuyên được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội Trộm cắp, cướp giật là hai trong số những tội phạm phổ biến ngày nay Vậy trong các trường hợp khác nhau, Bộ Luật Hình Sự quy định xử phạt thế nào với người cùng lúc thực hiện hai tội phạm trên? Để hiểu rõ hơn về điều đó, em xin giải quyết tình huống số 5 trong Đề bài tập học kì mộ Luật Hình Sự
Bài làm còn nhiều thiếu sót mong thầy cô góp ý để em hoàn thiện thêm kiến thức
Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết (tài sản trị giá 49 triệu đồng - thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS) nhưng không bị phát hiện Ngày 5/10/2012, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 Điều
136 BLHS) bị phát hiện và Công an bắt giữ H
Trang 2II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu 1: Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS.
Trả lời:
Tội phạm thứ nhất H thực hiện, trộm cắp là loại tội phạm ít nghiêm trọng Tội phạm thứ hai H thực hiện, cướp giật là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Theo quy định của luật Hình Sự, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội, khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 phân loại tội phạm như sau:
“ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Như vậy, trên cơ sở phân loại tội phạm được quy định tại Khoản 3 Điều 8
Bộ luật hình sự, để xác định loại tội phạm đối với bất cứ một loại tội nào ta cũng cần căn cứ vào hai yếu tố: mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi phạm tội (căn cứ về tính nguy hiểm cho xã hội) và lượng hình phạt được áp dụng với từng tội phạm cụ thể (khung hình phạt cao nhất với tội ấy)
Trang 3Tương ứng với bốn mức độ nguy hiểm cho xã hội, bộ luật Hình Sự quy định bốn cấp độ tội phạm : ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng Tính chất nguy hiểm của từng tội phạm khác nhau, chính vì vậy
Bộ Luật Hình Sự dựa vào khung hình phạt để định mức nghiêm trọng của tội phạm Mức án tăng dần theo mức độ nguy hiểm cũng như mức độ nghiêm trọng như sau: Ba năm tù, bảy năm tù, mười lăm năm tù, hơn mười lăm năm tù, thù chung thân hoặc tử hình Như vậy, chỉ cần căn cứ vào khung hình phạt, ta dễ dàng xác định được loại tội phạm mà H thực hiện Trong trường hợp này, H thực hiện hai tội phạm khác nhau có mức độ khác nhau
Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết (tài sản trị giá 49 triệu đồng - thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS Tội phạm thứ nhất, H thực hiện tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự
năm 1999: “trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng” Khung hình phạt của tội này được quy định là:
“bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Như vậy, H phạm tội trộm cắp tài sản Tài sản trộm cắp trị giá 49 triệu đồng Theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999, hành vi thực hiện theo quy định tại khoản này có mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù, tương ứng với mức độ ít gây nguy hiểm cho xã hội Thật vậy, H đang xâm hại tới quan
hệ tài sản nhưng ở mức độ nhẹ, không gây tác động nhiều đến xã hội
Đối chiếu với khoản 3 điều 8 đã phân tích ở trên, ta dễ dàng nhận định, tội phạm thứ nhất mà H thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng
Ngày 5/10/2012, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 Điều 136 BLHS) bị phát hiện và Công an bắt giữ H Tội phạm thứ hai H thực hiện tội phạm được quy định tại Khoản 4 Điều 136:
“4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
Trang 4b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
Ở đây, tình huống không nêu rõ H phạm tội nào trong ba trường hợp trên mà chỉ nêu là H phạm tội cướp giật tài sản Nhưng dù phạm tội ở trường hợp nào thì đều gây hậu quả nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội Theo khoản 4 điều
136 Bộ luật hình sự năm 1999, hành vi thực hiện theo quy định tại khoản này có mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tương ứng với mức độ gây nguy hiểm cực lớn cho xã hội Có thể là gây nguy hiểm cho người khác dẫn tới thuong tật từ 61% trở lên, xâm phạm quan hệ tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hay gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nào khác
Dù phạm phải tội nào, tội phạm thứ hai mà H thực hiện đều được xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Kết luận: Hai tội phạm mà H thực hiện lần lượt thuộc loại tội phạm ít
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
Câu 2 Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt của H có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?
Trả lời:
Hình phạt cao nhất mà H có thể phải chịu là 18 năm tù
Giả định: H 17 tuổi, có nghĩa H là người chưa thành niên Ở Việt Nam, Nhà nước ta đã xác định 14 tuổi là độ tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy
đủ và đủ 16 tuổi trở lên là tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ Trong giả định không hề đề cập đến các yếu tố khác dẫn đến H không có trách nhiệm hình sự như các bệnh liên quan tới tâm thần Như vậy, ta có thể mặc định coi H
đã có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ
Tuy nhiên, việc áp dụng quy định đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định riêng tại Chương X- “những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội” Theo quy định của Điều 74 Bộ luật hình sự năm 1999, tù có thời hạn:
“ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt
Trang 5cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”
Đối với người chưa thành niên phạm tội không thể áp dụng tử hình hoặc chung thân Do vậy, tù có thời hạn trở thành hình phạt nghiêm khắc nhất có thể
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Hình phạt này được áp dụng khi người chưa thành niên phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng cần thiết phải áp dụng hình phạt nhưng không đủ điều kiện để
áp dụng các hình phạt khác như cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thì cũng áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Áp dụng vào trường hợp này ta thấy, H là người chưa thành niên (17 tuổi) có
đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phạm hai tội: trộm cắp tài sản và cướp giật tài sản Như đã xác định ở câu 1, hai tội phạm tương ứng với hai loại tội phạm ít nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
Đối với tội phạm thứ nhất, tội phạm ít nghiêm trọng Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định khung hình phạt cao nhất cho trường hợp của H
là ba năm tù Như vậy, đây là trường hợp “điều luật được áp dụng quy định phạt
tù có thời hạn” theo Điều 74 Bộ luật hình sự năm 1999 Cũng theo đó, mức phạt
tù của H “mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”, tức là mức cao nhất của khung hình phạt tù mà
H có thể phải chịu là ba phần tư của ba năm, tương đương với 2 năm 3 tháng Đối với tội phạm thứ hai, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Khoản 4 Điều 136 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định khung hình phạt cao nhất là chung thân
Theo Điều 74 Bộ luật hình sự năm 1999, trường hợp của H là “điều luật được
áp dụng quy định hình thức tù chung thân” Cũng căn cứ theo điều luật này thì
“mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù” Như vậy,
có thể khẳng định mức phạt hình nhất của khung hình phạt là 18 năm tù
Căn cứ vào Điều 75 Bộ luật hình sự năm 1999, quy định về tổng hợp hình phạt:
Trang 6“ Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này.”
Quy định của điều 75 xét tổng hợp hình phạt dựa vào thời điểm thực hiện tội nặng nhất
Tuy nhiên, điều luật này chỉ áp dụng chính xác cho trường hợp nột người phạm nhiều tội mà một tội thực hiện khi chưa thành niên và một tội thực hiện khi đã thành niên Đối với trường hợp hai tội đều thực hiện khi chưa thành niên như trường hợp của H thì Bộ Luật Hình Sự không quy định rõ ràng
Nhưng ta có thể thấy rằng, các tội đều được thực hiện khi người phạm tội chưa thành niên, nên đương nhiên tội nặng nhất cũng được thực hiện khi người phạm tội chưa đủ 18 tuổi Khoản 1, Điều 75 quy định tội nặng nhất được thực hiện khi người phạm tội chưa đủ 18 tuổi, tội hoặc các tội khác được thực hiện khi người đó đã thành niên, mức hình phạt tù chung không được vượt quá mức tối đa quy định tại Điều 74 Do vậy, theo logic thông thường, tội nặng nhất và tội hoặc các tội khác nhẹ hơn đều được thực hiện khi người phạm tội chưa đủ 18 tuổi, hình phạt tù chung cũng không thể vượt mức cao nhất theo quy định tại Điều 74 của BLHS
Cụ thể, trường hợp các tội đều được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi
từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi Theo tinh thần của khoản 1, Điều 75, hình phạt chung không được vượt quá mức cao nhất theo quy định tại khoản 1, Điều 74 của BLHS Nghĩa là, nếu khung hình phạt của tội nặng nhất được áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, mức hình phạt chung cao nhất không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn, mức hình phạt chung cao nhất không quá 3/4 mức phạt tù của khung hình phạt đối với tội nặng nhất
Hơn nữa, căn cứ vào điểm b.2 tiểu mục 2.2 mục 2 phần II Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 05-11-2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao khi xác định tội nặng hơn, nhẹ hơn thì: “nếu tội nào điều luật có quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn thì tội đó nặng hơn” Như vậy, tội cướp giật
tài sản nặng hơn tội trộm cắp tài sản do có loại hình phạt nặng nhất cao hơn
Trang 7Như vậy, ta nhận thấy, H thực hiện cả hai tội phạm khi mới 17 tuổi tức tội nặng nhất, ở đây là tội cướp giật tài sản, mức cao nhất của khung hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự năm 1999 tức là không được vượt quá 18 năm tù
Câu 3 Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên Tội trộm cắp tài sản bị Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp giật tài sản bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù thì hình phạt mà H còn phải chấp hành cho cả
2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giật tài sản.
Trả lời:
Hình phạt H còn phải chấp hành cho cả hai tội này là 15 năm 8 tháng
H rơi vào trường hợp một người phạm nhiều tội và cùng bị xét xử một lần Theo giả định, tội của H bao gồm tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản Cắn cứ vào điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:
“Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt”
Như vậy, đầu tiên, Tòa án phải quyết định hình phạt riêng với từng tội Đối với H, tội trộm cắp tài sản, căn cứ vào khoản 1 điều 138 Bộ Luật Hình Sự, Tòa
Án tuyên H 3 năm cải tạo không giam giữ Tội cướp giật tài sản, căn cứ vào khoản 4 điều 136, H bị tuyên 10 năm tù giam Như vậy, Tòa Án đã quyết định mức phạt với từng tội
Tiếp tục căn cứ vào điều 50 Bộ Luật Hình Sự để tổng hợp hình phạt cho H như sau
“ Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ
cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này”
Như vậy, khoản 2 điều 50 quy định rõ ràng trường hợp các hình phạt đã tuyên khác nhau thì được tổng hợp như thế nào Theo đó, hình phạt cải tạo không giam giữ chuyển thành hình phạt tù theo tỉ lệ 3:1 sau đó được tổng hợp thành hình phạt chung theo như khoản 1 Quy định này không những đảm bảo
Trang 8việc áp dụng các hình phạt với các đối tượng phạm tội mà còn đảm bảo tính thống nhất cho bản án, tránh gây khó khăn cho bên thi hành án
Trong trường hợp của H bị tuyên hai loại hình phạt, bao gồm: cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn Theo quy định của Điều 50, 3 năm cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 1 năm phạt tù Sau đó căn cứ vào khoản 1 điều
50 “các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung”, tức là tổng mức hình phạt của H sẽ là 1 năm tù tội trộm cắp tài sản và 15 năm tù tội cướp giật tài sản Vậy, tổng mức hình phạt tù mà H phải chịu là 16 năm tù giam Mức án phạt này hoàn toàn phù hợp với điều kiện đặt ra ở khoản 1 điều 50: hình phạt chung không vượt quá “ ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn.”
Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:
“Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù,
cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù”.
Điều luật này nhằm đảm bảo quyền tự do cho công dân Số ngày tạm giam tạm giữ, công dân mất tự do nên sẽ được trừ vào số ngày tù để bù lại
Theo đầu bài, H đã phải thực hiện 4 tháng tạm giam, như vậy, 4 tháng tạm giam được trừ vào thời hạnh chấp hành hình phạt tù
Tóm lại, tổng hợp mức hình phạt tù mà H phải chịu là 15 năm 8 tháng
4 Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều 136 BLHS và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? Hãy giải thích rõ vì sao?
Trả lời:
H vẫn có khả năng được hưởng án treo
Căn cứ vào Bộ Luật Hình Sự, căn cứ vào Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện Cụ thể, điều 60 Bộ Luật Hình Sự quy định như sau:
“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.”
Trang 9Điều luật không quy định cụ thể các trường hợp được áp dụng án treo nhưng Theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ một số điều kiện Điều kiện đầu tiên:
“Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.”
Đây là quy định quan trọng nhất và tất yếu để xác định có được hưởng án treo hay không, Căn cứ vào mức phạt không quá ba năm tù giam có thể đánh giá được tội phạm ít nguy hiểm cho xã hội Án treo được đưa ra để khuyến khích học tự sửa chữa, tu dưỡng tại cộng đồng và răn đe họ nếu phạm tội sẽ phải chịu hình phạt tù đã tuyên Như vậy, điều kiện đầu tiên được xác định bởi mức án tù
có thời hạn
Theo giả định: H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều 136
BLHS: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”
H đồng thời bị truy tố tội trộm cắp theo khoản 1 điều 138 như tình huống trên với mức phạt cao nhất là 3 năm tù
H bị truy tố hai tội phạm cùng lúc, tức rơi vào trường hợp “người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội” Ngay ở khoản này, Nghị định đã quy định rõ ràng “không phân biệt tội gì” tức là không có ngoại lệ nói cách khác cũng như
bất cứ tội phạm nào khác, hai tội phạm mà h thực hiện đều nằm trong diện có thể được xét án treo
Điều đáng quan tâm ở đây chính là mức phạt mà H phải chịu Nếu sau khi tổng hợp hình phạt chung không quá ba năm tù thì cũng có thể hưởng án treo nếu đáp ứng đủ các điều kiện còn lại Ví dụ các mức án mà H có thể hưởng án treo như tội trộm cắp 1 năm tù, tội cướp giật không quá hai năm tù 2 năm tù;tội trộm cắp 2 năm tù, tội cướp giật dưới 1 năm tù…
Ngoài điều kiện về mức phạt còn có các điều kiện khác như:
“2 Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công
Trang 10dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.”
3 Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong
đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.”
“4 Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.”
Như vậy, mặc dù bị truy tố tội cướp giật theo khoản 1 điều 136 và tội trộm cắp theo khoản 1 điều 138 nhưng nếu có tổng mức hình phạt dưới 3 năm tù, chứng minh được nhân thân tốt; có tình tiết giảm nhẹ; không có nguy cơ gây nguy hiểm xã hội hay gây ảnh hưởng xấu trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm ( không dính líu đến các đường giây trộm cắp cướp giật) thì H có thể được hưởng án treo
Cần nói thêm rằng, không áp dụng Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP bởi sự việc xảy ra trước năm 2013, trước khi Nghị quyết này có hiệu lực Nếu xét về hồi tố, hiệu lực hồi tố tức là hiệu lực trở về trước của pháp luật Về nguyên tắc pháp luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố Tuy nhiên xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo Xã Hội Chủ Nghĩa nên trong một số trường hợp sẽ áp dụng hiệu lực hồi tố theo hướng có lợi cho người phạm tội Nhưng trong trường hợp này, nếu xét theo Nghị Quyết 2013, H có khả năng cao là bị xác định nhân thân không tốt do phạm nhiều tội nên không được hưởng án treo Như vậy, Nghị quyết 2013 bất lợi cho H chính vì vậy không thể áp dụng hồi tố trong trường hợp này