1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập hình sự đề 1 đại học Luật Hà Nội

11 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 37,28 KB

Nội dung

Thứ nhất, H là đồng phạm của Y về tội buôn lậu.Điều 20, Bộ Luật Hình Sự quy định: “Đồng phạm là trường hợp cả hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một hành vi phạm tội” Về

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ BÀI 1

B NỘI DUNG 1

I TÌNH HUỐNG 1

II GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1

Câu 1: Số tiền Y đưa cho H là đối tượng tác động của tội phạm hay là phương tiện phạm tội của tội đưa hối lộ? 1

Câu 2: H có phải là đồng phạm với Y về tội buôn lậu không? Tại sao? 2

Câu 3 Hành vi của H bỏ qua không xử lý theo pháp luật đối với hành vi buôn lậu của Y được thực hiện dưới hình thức hành động hay không hành động? 5

Câu 4 Giả thiết Y không đưa tiền mà gọi H ra dọa sẽ tố cáo hành vi đánh bạc của H và H vì sợ bị xử lí kỷ luật nên đã phải bỏ qua cho hành vi buôn lậu của Y thì H có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? 7

C KẾT LUẬN 9

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 2

A MỞ BÀI

Bộ Luật Hình Sự đầu tiên được ban hành vào năm 1985, sớm hơn rất nhiều so với các bộ luật khác cho thấy Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề hình sự Những quy phạm pháp luật hình sự được quy định rất rõ ràng, chi tiết

về từng loại tội phạm và từng mức khung hình phạt Tuy nhiên, có những thuật ngữ pháp lí không được quy định cụ thể trong bộ Luật này Các thuật ngữ ấy dễ gây nhầm lẫn cho người học và tìm hiểu pháp luật Nhận thức được điều đó, em xin trình bày câu 1 trong đề bài tập học kì môn Luật Hình Sự 1 để làm rõ hơn một số khái niệm này Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp ý để em hoàn thiện kiến thức của mình Em xin cảm ơn!

B NỘI DUNG

I TÌNH HUỐNG

H là cán bộ hải quan làm việc tại cửa khẩu tỉnh Q Một lần H kiểm tra hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì phát hiện số lượng hàng vượt quá rất nhiều so với

số lượng theo hóa đơn Chủ hàng là Y đã gọi H ra một chỗ trao đổi riêng Y đưa cho H một chiếc phong bì có chứa 10 triệu đồng và nhờ H bỏ qua cho số hàng bị vượt quá so với hóa đơn H nhận tiền và đồng ý cho Y mang hàng đi Hành vi của Y thuộc tội buôn lậu theo điều 153, BLHS

II GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Câu 1: Số tiền Y đưa cho H là đối tượng tác động của tội phạm hay là phương tiện phạm tội của tội đưa hối lộ?

Trả lời:

Số tiền Y đưa cho H là phương tiện phạm tội của tội đưa hối lộ

Để nhận biết được số tiền này là đối tượng tác động của tội phạm hay phườn tiện phạm tội của tội đưa hối lộ ta cần pahan biệt hai khái niệm này

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho

Trang 3

những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Đối tượng tác động của tội phạm có thể là chủ thể của quan hệ xã hội, nội dung của quan hệ xã hội, đối tượng của quan hệ xã hội

Phương tiện phạm tội là một bộ phận của mặt khách quan của tội phạm Đó

là những đối tượng được chủ thể sử dụng đề thực hiện các hành vi phạm tội của mình

Đối tượng tác động của tội phạm khác phương tiện tội phạm Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng chịu sự tác động của hành vi phạm tội, còn phương tiện phạm tội là những công cụ, phương tiện được người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội, để tác động đến đối tượng tác động của tội phạm Công

cụ, phương tiện của tội phạm có tác dụng hỗ trợ cho việc phạm tội thuận lợi Trong trường hợp này, số tiền 10 triệu đồng Y đưa cho H được dùng với mục đích “nhờ H bỏ qua cho số hàng bị vượt quá so với hóa đơn” Y không tác động vào số tiền mà Y tác động vào H thông qua số tiền này Hành vi của Y ở đây là đưa tiền cho H, nghĩa là số tiền đó được dùng làm “cầu nối” giữa Y và H Như vậy, Y không thể làm biến đổi tình trạng vào số tiền này bằng cách tăng lên hoặc giảm bớt đi, hay bằng phương tiện nào khác mà có thể gây thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bào vệ Có thể thấy, số tiền này không phải đối tượng tác động

Hơn nữa 10 triệu đồng là số tiền Y dùng để hối lộ H, có nghĩa là hành vi hối lộ chỉ được thực hiện khi số tiền này tồn tại Có thể nói, nhờ số tiền mà H chịu giúp Y, hỗ trợ cho việc phạm tội của Y trở nên thuận lợi hơn Như vậy, xét

về mặt mục đích, số tiền này được dùng để Y thực hiện hành vi hối lộ của mình Qua phân tích trên đây, có thể dễ dàng nhận thấy số tiền 10 triệu là phương tiện phạm tội

Câu 2: H có phải là đồng phạm với Y về tội buôn lậu không? Tại sao?

Trả lời:

H là đồng phạm của Y về tội buôn lậu với vai trò là người giúp sức cho hành vi buôn lậu

Trang 4

Thứ nhất, H là đồng phạm của Y về tội buôn lậu.

Điều 20, Bộ Luật Hình Sự quy định:

“Đồng phạm là trường hợp cả hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một hành vi phạm tội”

Về mặt chủ quan:

Thứ nhất, đồng phạm phải có hai người trở lên có đủ điều kiện trở thành chủ thể của tội phạm, đó là có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Đồng thời đồng phạm phải cùng tham gia thực hiện tội phạm với một trong bốn hành vi: thực hiện tội phạm, tổ chức thực hiện tội phạm, xúi dục người khác thực hiện tội phạm, giúp sức người khác thực hiện tội phạm Đồng phạm có thể cùng tham gia ngay từ đầu hoặc có thể tham gia khi tội phạm xảy ra mà chưa kết thúc

Tình huống nêu ra, H là cán bộ hải quan của khẩu tỉnh Q, như vậy hiển nhiên công nhận H có đủ năng lực trách nhiệm hình sự cũng như độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Đồng thời, ta có thể thấy hành vi buôn lậu của Y chưa kết thúc cho đến khi số hàng được thông qua Như vậy, mặc dù không tham gia buôn lậu cùng Y ngay từ đầu, nhưng H lại nhận tiền hối lộ của Y và đồng ý để Y

đi Đồng nghĩa với việc H tham gia thực hiện tội buôn lậu với hành vi giúp Y thực hiện tội phạm

Về mặt khách quan:

Đồng phạm là khi những người cùng thực hiện có lỗi cố ý và có cùng mục đích (với những tội có dấu hiệu yêu cầu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc) Về dấu hiệu lỗi, mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình Về mặt ý chí, đồng phạm mong muốn có hoạt động chung và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

H là người thi hành pháp luật, rõ ràng có đủ điều kiện để nhận thức được hậu quả của việc mình tiếp tay cho hành vi của Y và biết Y buôn lậu là gây nguy hiểm cho xã hội H mong muốn có hoạt động chung, thể hiện ở việc nhận tiền của Y và có ý thức để mặc cho hậu quả của hành vi buôn lậu phát sinh Vì số

Trang 5

tiền 10 triệu đó H không quan tâm hậu quả của hành vi buôn lậu, hậu quả đó xảy

ra cũng được không xảy ra cungc không sao Như vậy, H có lỗi cố ý gián tiếp Hơn thế, ở đây buôn lậu không phải là tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc nên không cần xét tới mục đích Nhưng thực tế cho thấy, H nhận thức được mục đích của Y và tiếp nhận mục đích đó nên đây cũng là một dấu hiệu để khẳng định H là đồng phạm của Y

Vai trò của H là người giúp sức cho Y buôn lậu.

Theo khoản 2 điều 20 Bộ Luật Hình Sự:

“Người giúp sức là người tạo ra điều kiên tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm”

Như vậy, có thể hiểu Luật Hình Sự quan niệm hành vi giúp sức cho người phạm tội là hành vi tạo ra điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm Hay nói cách khác, người giúp sức có thể giúp về mặt vật chất hay tinh thần Hành vi giúp sức về mặt vật chất có thể là cung cấp phương tiện, công cụ hoặc khắc phục trở ngại… để tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện tội phạm dễ dàng

Trong trường hợp này, H giúp sức Y về mặt vật chất H tạo điều kiện cho Y đưa hàng qua cửa khẩu dễ dàng hơn, bỏ qua cho Y số hàng buôn lậu đồng nghĩa với việc H giúp Y khắc phục những trở ngại về mặt thủ tục pháp lí, tránh cho Y việc phải bỏ lại số hàng vượt quá theo hóa đơn Như vậy, H lợi dụng chức vụ của mình, nhận hối lộ của Y và tạo điều kiện cho Y buôn lậu Hành vi giúp sức của H được thực hiện khi tội phạm đang tiến hành, là khâu then chốt quyết định tội phạm có thành hay không

Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng; nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn Nếu không có sực giúp đỡ, tiếp tay của H, lô hàng của Y đã có thể không qua được cửa khẩu hoặc phải làm giấy tờ và nộp phí, thuế quan theo đúng quy định của pháp luật Như vậy, không có H giúp sức, khả năng tội buôn lậu không thành là rất lớn

Trang 6

Hành vi bỏ qua cho Y của H chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc Y thực hiện tội phạm chứ H không trực tiếp thực hiện tội phạm

Phải lưu ý rằng, hành vi tạo điều kiện cho việc buôn lậu của H khác với hành vi của người tổ chức, H không phải là người chủ mưu cầm đầu, chỉ huy

mà chỉ có vai trò thứ yếu trong vụ án đồng phạm Chính vì vậy, khi bị xét xử, so với người chủ mưu H sẽ có mức án phạt thấp hơn

Như vậy, qua phân tích một lần nữa có thể khẳng định H là đồng phạm của

Y với vai trò là người giúp sức

Câu 3 Hành vi của H bỏ qua không xử lý theo pháp luật đối với hành vi buôn lậu của Y được thực hiện dưới hình thức hành động hay không hành động?

Trả lời:

Hành vi của H bỏ qua không xử lý theo pháp luật đối với hành vi buôn lậu của Y được thực hiện dưới hình thức không hành động

H trong trường hợp này đã phớt lờ, bỏ qua cho Y để Y trót lọt buôn lậu chuyến hàng này Để xác định hành vi của H được thực hiện dưới dạng hành động hay không hành động ta phải hiểu được các khái niệm này và phân biệt được chúng

Hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội để làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật hình sự cấm

Không hành động phạm tội là hình thức của mặt khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm

Điểm khác nhau cơ bản của hình thức hành động và không hành động là cách thức thực hiện của chủ thể Đối với hành động chủ thể làm một việc bị pháp luật hình sự cấm, có thể tác động trược tiếp lên đối tượng cũng có thể tác động gián tiếp, có thể thực hiện bằng lời nói hoặc việc làm Trong khi đó, không

Trang 7

hành động, chủ thể không làm việc mà pháp luật yêu cầu mặc dù có điều kiện để làm Có nghĩa, tính trái pháp luật hình sự của hành vi là nghĩa vụ pháp lí của chủ thể

Căn cứ vào tình huống ta có thể thấy những điểm sau

H giờ trở thành đồng phạm của Y để thưc hiện tội buôn lậu như đã phân tích ở câu trên

Đầu tiên, H không thực hiện bất cứ điều cấm nào của pháp luật Điều cấm của pháp luật được hiểu là quy định của pháp luật không cho phép thực hiện một hành vi nhất định Ở đây, không có quy định nào của pháp luật ghi nhận việc không xử lí Y theo pháp luật là điều cấm Điều đó chứng minh rằng hành vi của

H không phải là hành vi hành động

Thứ hai, xét về mặt chức trách, H là cán bộ hải quan làm việc tại cửa khẩu tỉnh Q, đồng nghĩa với việc H có nhiệm vụ phải kiểm tra hàng hóa qua cửa khẩu

và ngăn chặn hành vi buôn lậu Điều này được quy định rõ ràng trong Luật hải quan về quyền hạn và nhiệm vụ của hải quan: “nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu” Cán bộ, công chức hải quan có nhiệm vụ thực hiện điều này

Như vậy, H phải có trách nhiệm hành động, thực thi những việc pháp luật yêu cầu đối với cán bộ hải quan

Thứ ba, xét về mặt điều kiện thực hiện nghĩa vụ, H hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện chức trách của mình, ngăn cản việc Y buôn lậu Vì thực chất, việc kiểm hàng diễn ra ngay tại cửa khẩu Xét về nhân lực, ngoài H còn có các đồng chí cán bộ hải quan khác cùng làm việc, có đủ nhân lực để buộc H phải dỡ hàng Về phương tiện, H được hỗ trợ mọi phương tiện cần thiết ở cửa khẩu để có thể đối phó với hành vi buôn lậu

H thuộc trường hợp của những người có nghĩa vụ pháp lí phải hành động nhưng đã cố ý không hành độngvà qua đó loại trừ trơ ngại khách quan ngăn cản việc thực hiện tội phạm, tạo điều kiện cho Y tiếp tuc thực hiện tội phạm đến cùng

Trang 8

Như vậy, trong trường hợp này, H dù không thực hiện bất cứ điều cấm nào của pháp luật nhưng lại lợi dụng chức vụ, cho Y thông qua chuyến hàng dễ dàng, từ đó xâm hại đến trật tự quản lí kinh tế

Quan những phân tích trên, căn cứ vào định nghĩa về hành vi hành động và không hành động, xét các điểm khác biệt giữa các loại hành vi này ta đi đến kết luận hành vi bao che của H là hành vi không hành động

Câu 4 Giả thiết Y không đưa tiền mà gọi H ra dọa sẽ tố cáo hành vi đánh bạc của H và H vì sợ bị xử lí kỷ luật nên đã phải bỏ qua cho hành vi buôn lậu của

Y thì H có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

Trả lời:

Trách nhiệm hình sự được hiểu là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi của mình Trách nhiệm hình sự cũng chính là hậu quả pháp lí bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự truy cứu của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế trách nhiệm hình sự và chịu mang án tích

Theo điều 2 Bộ Luật Hình sự năm 1999 thì:

“chỉ người nào phạm tội đã được Bộ Luật Hình Sự quy định mới phải chịu trách nhiêm hình sự”.

Để xác định một cá nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, phải chịu trách nhiệm hình sự thế nào ta phải xác định được người đó có phạm tội đã được Bộ Luật Hình Sự quy định hay không? Nói cách khác, phải xác đinh cấu thành tội phạm của hành vi đó Nếu hành vi đã có đủ điều kiện để cấu thành tội phạm thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự

Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự

Loại tội phạm ở trường hợp này có thể xác định là “lợi dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 Bộ Luật Hình Sự Cấu thành tội phạm của tội này là:

- Dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm:

Trang 9

Giống như đã phân tích ở câu 2, hành vi của H là hành vi không hành động.

H không thi hành công vụ mà bỏ qua, không xử lí theo pháp luật với hành vi của

Y

- Dấu hiệu lỗi thuộc mặt chủ quan của tội phạm:

Giả định: H không nhận tiền hối lộ mà bị Y đe dọa tố cáo hành vi đánh bạc nên phải bỏ qua cho Y Về mặt lí trí, H vẫn nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội nhưng không mong muốn hậu quả đó xảy ra Về mặt

ý chí, H bị Y đe dọa tố cáo và sợ bị kỉ luật có nghĩa cưỡng bức về mặt tinh thần

Để ngăn không cho Y tố cáo và tránh bị kỉ luật, H dù không mong muốn nhưng

có thái độ bỏ mặc hậu quả xảy ra Như vậy, lỗi của H là lỗi cố ý gián tiếp

- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi của chủ thể thực hiện tội phạm

H có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo như quy định của Bộ Luật Hình Sự

Ngoài các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội phạm còn có những dấu hiệu đặc trưng quy định trong luật

Ngoài ra, căn cứ vào điều 281 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong đó, có thể xác định được cấu thành tội phạm đặc trưng của tội này như sau:

“vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”

Chủ thể tội phạm của tội này là chủ thể đặc biệt: người có chức vụ và quyền hạn cụ thể là H – một cán bộ hải quan

Trong trường hợp này, động cơ cá nhân của H là tránh việc bị Y tố cáo tội đánh bạc, tránh bị xử lí kỉ luật Hơn nữa, động cơ này còn nhằm bao che hành vi

vi phạm kỉ luật, nghiêm trọng hơn là có thể vi phạm điều 148 bộ luật Hình Sự về tội đánh bạc

H “lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” Lợi dụng

Trang 10

chức vụ quyền hạn ở đây thể hiện ở chỗ H là cán bộ hải quan, thay vì yêu cầu Y thực hiện đúng thủ tục, phát hiện và ngăn chặn hành vi buôn lậu, H lại bỏ qua cho Y và lô hàng buôn lậu được qua cửa khẩu trót lọt H vì che dấu tội đánh bạc của mình mà xâm phạm đến lợi ích của Nhà Nước, của xã hội

Như vậy, về cơ bản, H phải chịu trách nhiệm hình sự

Tình tiết duy nhất cần chú ý là H bị Y đe dọa Theo nguyên tắc, bị cưỡng bức là một tình tiết loại trừ tính nguy hiềm xã hội Mặc dù vậy trường hợp bị cưỡng bức về mặt tinh thần của H lại tạo ra thiệt hại lớn hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra cho xã hội và đồng thời H hoàn toàn tự do ý chí để lựa chọn hành động của mình giữa bỏ qua cho Y hay không bỏ qua cho Y Theo nguyên tắc, Nếu sự cưỡng bức chưa tới mức làm cho người bị cưỡng bức tê liệt ý chí thì người bị cưỡng bức phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng được coi là phạm tội vì do người khác đe dọa, cưỡng bức

Như vậy, có thể kết luận H vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

C KẾT LUẬN

Câu 1: Số tiền Y đưa cho H là phương tiện phạm tội

Câu 2: H là đồng phạm của Y về tội buôn lậu.

Câu 3: Hành vi của H được thực hiện dưới hành vi không hành động Câu 4: H vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Qua trường hợp trên, ta có thể phân biệt được rõ thế nào là đối tượng tác động, thế nào là phương tiện phạm tội; nhận biết được đồng phạm; thấy được sự khác biệt giữa hành vi hành động và hành vi không hành động đồng thời hiểu rõ hơn về trách nhiệm hình sự Như vậy, bộ Luật hình sự mặc dù hầu như không ghi nhận về những khái niệm này nhưng khoa học Luật Hình Sự thì thường xuyên dùng tới chúng Có thể khẳng định, Bộ Luật Hình Sự đã mặc nhiên thừa nhận những thuật ngữ này Nắm bắt và phân biệt được chúng sẽ giúp người học Luật và làm Luật có thể giải quyết chính xác hơn một vấn đề hình sự

Ngày đăng: 17/07/2016, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w