Điều kiện kết hôn về mặt nội dung bao gồm : điều kiện về độ tuổi, điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ trong việc kết hôn, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm
Trang 1A MỞ ĐẦU:
Điều kiện kết hôn là một trong những điều kiện quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình Điều kiện kết hôn là chuẩn mực pháp lý để xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình theo khuôn mẫu nhất định, phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước và xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định Các điều kiện kết hôn đã
đi vào cuộc sống trở thành thói quen tốt đẹp trong đời sống hôn nhân và gia đình ở nước ta Tuy nhiên, trên thực tế, Luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng bộc lộ những thiếu xót Những vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn cho phù hợp với sự biến động của điều kiện
xã hội hiện nay Sau đây, em xin được phân tích vấn đề:”Điều kiện kết hôn và
sự cần thiết phải quy định các điều kiện kết hôn.”
B NỘI DUNG:
I- Sự cần thiết phải quy định các điều kiện kết hôn:
Gia đình là tế bào của xã hội Chức năng tái sản xuất ra con người là chức năng quan trọng nhất của gia đình để xã hội con người tiếp tục tồn tại và phát triển Khởi nguồn để hình thành nên một gia đình là việc xác lập mối quan
hệ hôn nhân giữa hai người nam và nữ Khi Nhà nước quản lý và điều chỉnh quan hệ hôn nhân thì việc nam nữ tạo lập gia đình trở thành sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ, chồng, sự kiện này thể hiện dưới một khái niệm gọi là kết hôn
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình trong mỗi giai đoạn, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lớn đối với vấn đề gia đình Gia
Trang 2đình không chỉ có chức năng giáo dục con cái tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa gia đình với xã hội trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, mà còn tham gia vào kinh tế, tạo nên một bước tiền đề vững chắc cho sự phát triển của đất nước Vì vậy, việc quy định về điều kiện kết hôn như thế nào để đảm bảo cho sự phát triển của gia đình là một điều hết sức cần thiết
Kết hôn là việc hai bên nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng, là mốc khởi đầu của quan hệ hôn nhân Nhà nước quy định điều kiện kết hôn nhằm hướng đến xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, hôn nhân tự nguyện tiến bộ Điều kiện hôn nhân bao gồm những điều kiện về mặt nội dung và hình thức pháp luật chỉ bảo vệ quan hệ hôn nhân tuân thủ đầy đủ những điều kiện này Điều kiện kết hôn về mặt nội dung bao gồm : điều kiện về độ tuổi, điều kiện về
sự tự nguyện của hai bên nam, nữ trong việc kết hôn, việc kết hôn không thuộc
một trong các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 10 Điều kiện kết
hôn về mặt hình thức: đăng kí kết hôn
II- Điều kiện kết hôn:
Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000
“Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1 Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
2 Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được lừa dối, ép buộc bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.”
3 Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.”
1 Điều kiện về độ tuổi kết hôn:
Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định :”Nam
từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.” Quy định này thừa kế
Trang 3Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Xuất phát từ những cơ sở khoa
học về tâm lí lứa tuổi, sức khỏe con người Việt Nam, việc pháp luật quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn là nhằm bảo đảm phát triển về mặt thể chất, con cái sinh ra được khỏe mạnh bảo đảm cho đôi nam nữ thực hiện các chức năng sinh đẻ, giáo dục con cái và nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với gia đình, trở thành công dân có ích cho xã hội Đồng thời, khi đạt độ tuổi trưởng thành, nam nữ có thể tự mình tham gia vào quá trình lao động và có thu nhập, đảm bảo cho họ có thể có cuộc sống ổn định về kinh tế sau khi kết hôn Đây là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho quan hệ hôn nhân tồn tại bền vững Đó cũng là quy định thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sức khỏe cộng đồng và đảm bảo các chức năng của gia đình
2 Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ trong việc kết hôn:
Điều kiện này được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 :” Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định không
bên nào được lừa dối, ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.”
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt của Luật hôn nhân và gia đình các năm 1959, 1986, 2000 nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc vào cha mẹ của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến và xây dựng chế độ hôn nhân mới xã hội chủ nghĩa Tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam, nữ thể hiện sự đồng ý trở thành vợ, chồng của nhau, mỗi bên không bị tác động ý chí của bên kia hay của bất kỳ người nào khiến cho họ phải kết hôn mà không có tình yêu Kết hôn là quyền chứ không phải là nghĩa vụ Vì vậy, không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn Đây là những điều kiện rất quan trọng được pháp luật nhiều nước quan tâm, phát triển Cuộc sống gia đình chỉ thực sự hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở sự tự nguyện
và hòa hợp của hai bên nam, nữ Sự cưỡng ép, lừa dối từ hai phía đối với nhau,
Trang 4sự cưỡng ép hay cản trở từ phía gia đình hay xã hội đều không thể đem lại hạnh phúc trong quan hệ vợ, chồng Pháp luật luôn tôn trọng quyền và lợi ích của các bên khi xác lập một quan hệ pháp luật, một giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố
vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép, quan hệ kết hôn cũng có thể hủy khi có dấu hiệu cưỡng ép, không tự nguyện
3.Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 :
Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau:
“Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1 Người đang có vợ hoặc có chồng;
2 Người mất năng lực hành vi dân sự;
3 Giữa những người cùng dong máu về trực hệ; giữa những người có
họ trong phạm vi ba đời;
4 Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giớ tính.”
a)Trường hợp cấm thứ nhất: Cấm những người đang có vợ, hoặc có chồng kết hôn với người khác:
Quy định này là sự kế thừa và cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình – nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng Đó là quy định hết sức cần thiết đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của Luật hôn nhân gia đình
là xóa bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, xóa bỏ chế độ bất bình đẳng với người phụ nữ, xây dựng hôn nhân tiến bộ xã hội chủ nghĩa
Theo pháp luật Việt Nam chỉ những người chưa kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng vợ hoặc chồng đã chết hoặc hai người đã li hôn thì mới có quyền kết hôn với người khác Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp người bị Tòa án tuyên bố
Trang 5là đã chết theo Điều 91 BLDS quy định một người nếu có sau ba năm kể từ
ngày tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật, mất tích trong chiến tranh, thảm họa, thiên tai… mà sau một thời gian Luật vẫn không có tin tức gì
để biết người đó còn sống thì những người có quyền và lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó là đã chết Sau khi tuyên bố của Tòa
án có hiệu lực thì vợ hoặc chồng của người đó có quyền kết hôn với người khác Trong trường hợp đó, việc kết hôn là hoàn toàn hợp pháp Ngoài ra còn một số trường hợp khác được quy định trong các Nghị định, thông tư
b)Trường hợp cấm thứ hai: Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn:
Theo Điều 24 BLDS và mục 1 điểm c.2 Nghị quyết số 02/2002
NĐ-HĐTP thì người mất năng lực hành vi dân sự là người “do bị bệnh tâm thần hoặc do mắc các chứng bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình.”, mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa
vụ dân sự Quy định cấm những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là cần thiết Bởi vì, người không có khả năng nhận thức được hành vi thì không có khả năng thể hiện ý chí của mình một cách đúng đắn trong vấn đề kết hôn, cũng không nhận thức và thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong đời sống gia đình Nếu họ kết hôn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, sức khỏe
của vợ, chồng, con cái họ Mặt khác, theo Điều 24 BLDS : ”Mọi giao dịch dân
sự của người mất năng lực hành vi dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” Nhưng quyền kết hôn là quyền nhân thân của con người
nên không thể để cho người đại diện thực hiện Vì thế, về nguyên tắc người mất năng lực hành vi dân sự không thể kết hôn Vậy điều kiện để kết hôn là người
đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
c)Trường hợp cấm thứ 3 : Cấm kết hôn những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời:
Trang 6Khoản 12, 13 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy
định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người sinh ra cùng
một nguồn gốc: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác
mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu con dì là đời thứ 3.” Quy định cấm kết hôn giữa những người này là hoàn
toàn phù hợp với khoa học và phong tục tập quán của nước ta Việc cấm những người này kết hôn với nhau là để đảm bảo thế hệ sau hoàn toàn khỏe mạnh, duy trì nòi giống không mang bệnh tật bẩm sinh Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì con sinh ra do quan hệ những người có cùng họ hàng trong phạm vi ba đời có những biến chúng như quái thai, thoái hóa, dị dạng, do cấu trúc gen di truyền của họ Về mặt xã hội và truyền thống dân tộc thì việc kết hôn giữa những người này sẽ phá vỡ tôn ti trật tự trong họ hàng, cách xưng hô, những chuẩn mực đạo đức bị xâm phạm, suy đồi…
d)Trường hợp cấm thứ tư: Cấm kết hôn giữa những người đã từng là cha
mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người từng là bố chồng với dâu, mẹ vợ với con rể, giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng:
Xét về quan hệ thực tế, giữa những người này không có quan hệ huyết thống tuy nhiên trước đây giữa họ đã có mối quan hệ cha mẹ - con và có quan
hệ chăm sóc, nuôi dưỡng do vậy, việc pháp luật quy định những người này cấm kết hôn với nhau là hoàn toàn đúng đắn, bảo đảm giữ gìn thuần phong mĩ tục của dân tộc, bảo đảm thực hiện các nguyên tắc của cuộc sống nhằm ổn định mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, phù hợp với đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, ngăn chặn mối quan hệ cưỡng ép kết hôn do mối quan hệ phụ thuộc giữa cha mẹ và con nuôi
e)Trường hợp thứ năm: Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính:
Trang 7Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Trước đây, Luật hôn nhân và gia đìn năm 1959 và
1986 chưa dự liệu được trường hợp hai người có cùng giới tính kết hôn với nhau Pháp luật Việt Nam không cho phép những người đồng giới kết hôn với nhau vì điều đó không phù hợp với tập quán, đạo đức và quy luật sinh học Nhìn chung, phạm vi cấm kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
so với Luật hôn nhân và gia đình trước đó là rộng rãi, cụ thể và đầy đủ, phù hợp hơn với xã hội hiện đại, nhằm bảo đảm mục tiêu cao nhất đoa là sự bình yên và hạnh phúc của mỗi gia đình
III- Những hạn chế của pháp luật về điều kiện kết hôn:
1- Độ tuổi kết hôn :
Cách quy định về độ tuổi kết hôn như hiện nay đã dẫn đến những cách tính tuổi không thống nhất trong thực tiễn xét xử:
+ Một là tính theo tuổi tròn: nghĩa là khi đủ 12 tháng mới được tính là một tuổi, căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy tờ hộ tịch để tính
+ Hai là tính tuổi theo ngày đầu năm dương lịch: nghĩa là chỉ căn cứ vào năm sinh, cứ qua ngày 1 tháng 1 đầu năm dương lịch được tính thêm 1 tuổi
Lâu nay, cơ quan hộ tịch ở nước ta thường hiểu theo cách thứ nhất Trong khi đó, Nghị quyết số 02/2000 NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau: “nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi
trở lên, không bắt buộc nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.” Bên cạnh đó theo quy định tài BLDS 2005, nếu nữ chưa
đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý (Điều 20) Người vợ 17 tuổi 1 ngày theo Luật HN&GĐ có các quyền và nghĩa vụ về tài sản như quyền có tài sản riêng, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng… Nhưng theo
Trang 8BLDS thì người vợ này vẫn chưa thành niên nên khi thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của cha mẹ là người đại diện Mặt khác, quy định
về tuổi trong Luật HN&GĐ cũng tạo nên sự mâu thuẫn với Bộ luật hình sự năm
1999 về chế độ tảo hôn (Điều 148) Vì vậy, luật HN&GĐ cần xem xét lại việc quy định độ tuổi kết hôn này cho phù hợp, tránh những vấn đề phức tạp xảy ra trong việc sở hữu và quản lý tài sản trong hôn nhân
2- Điều kiện tự nguyện của các bên:
Thực hiện hôn nhân tự nguyện, Luật HN&GĐ năm 2000 cấm “lừa
dối để kết hôn” Nghị quyết số 02/2000 NQ-HĐTP cũng đã hướng dẫn về
những trường hợp được coi là “một bên lừa dối” Nhưng khi hướng dẫn về vấn
đề này, Hội đồng thẩm phán chỉ liệt kê một số hành vi thể hiện sự lừa dối :”nếu
kết hôn sẽ xin được việc làm, nếu kết hôn sẽ bảo lãnh cho ra nước ngoài ” mà
không đưa ra những tiêu chí để ác định như thế nào là “lừa dối” Việc hướng
dẫn như vậy không khái quát được hết những hành vi lừa dối để kết hôn xảy ra trong thực tế, trong khi các mối quan hệ ngoài đời sống rất đa dạng Đồng thời cũng theo hướng dẫn này, ngoài những trường hợp được nêu ví dụ nhiều trường hợp khác tương tự cũng bị coi là hành vi lừa dối vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong việc kết hôn Điều này sẽ dẫn đến cách hiểu không thống nhất khi đánh giá những hành vi có tính chất tương tự Vì vậy, Luật HN&GĐ cần quy định rõ vấn đề này
3-Những trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định Điều 10 Luật HN&GĐ:
Luật HN& GĐ cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn, song trên thực tế ở nước ta hiện nay, với truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt, có những người vì tình yêu thương chân thành và trách nhiệm sãn sang chia sẻ cuộc sống với những người mất khả năng nhận thức, tự nguyện gắn bó với họ
để phần nào bù đắp tổn thương cho họ Trong hoàn cảnh này, người mất năng
Trang 9lực hành vi dân sự cũng rất cần có người yêu thương, chăm sóc ở bên và giúp
đỡ trong cuộc sống này Đây là vấn đề nhân đạo mà thực tiễn đặt ra đòi hỏi pháp luật cần giải quyết sao cho hợp với đạo lý
Một vấn đề gây nhiều tranh cãi hiện nay đó là việc kết hôn giữa những người cùng giới tính Đây là hiện tượng trái với thuần phong mỹ tục của nước
ta, hơn nữa, xét về mặt khoa học nó không đảm bảo chức năng gia đình là tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống Trên thực tế, có người ngay từ lúc sinh ra đã bị xác định nhầm giới tính Thông thường khi mới sinh ra, việc ghi nhận giới tính được xác định theo cảm quan của viên chức hộ tịch Bên cạnh đó,
y học hiện đại cũng có thể phẫu thuật chuyển đổi giới tính Vậy nhà nước sẽ công nhận hay không công nhận giới tính của họ và việc kết hôn đồng giới?
IV- Phương hướng hoàn thiện pháp luật:
1- Về điều kiện kết hôn:
- Quy định về độ tuổi kết hôn có thể hoàn thiện theo 2 hướng sau:
+ Cách một: quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu là “nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên “ thì mới được kết hôn
+ Cách hai: Quy định độ tuổi kết hôn đối với nam, nữ là như nhau
“đều từ đủ 18 tuổi trở lên”, đảm bảo cho sự bình đẳng nam - nữ
Việc quy định độ tuổi kết hôn theo một trong hai cách trên đều phù hợp với quy định của BLDS năm 2005 về người thành niên có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ (Điều 18, Điều 19 BLDS năm 2005) Ngoài ra Luật HN&GĐ cần xem xét điều chỉnh về vấn đề này sao cho phù hợp với điều kiện địa lý, đặc điểm và trình độ dân cư, quan tâm đến các phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương để có thể giảm độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với các dân tộc thiểu số
- Điều kiện về sự tự nguyện của các bên:
Ngoài việc quy định rõ việc “lừa dối để kết hôn” luật HN&GĐ cần xem
xét trường hợp khác đó là “kết hôn giả tạo” Đó là việc kết hôn không vi phạm
Trang 10pháp luật, cả 2 đều có đủ điều kiện kết hôn nhưng thực chất mục đích kết hôn không nhằm xây dựng gia đình và chung sống lâu dài mà vì những mục đích khác nhau như để có nơi cư trú, được nhập hộ khẩu, được thừa hưởng gia tài… Luật cũng không đưa ra đường lối giải quyết hay không Cho nên, coi hôn nhân
“giả tạo” là vi phạm về sự tự nguyện của các bên cần được loại bỏ.
Ngoài ra, Luật HN&GĐ cũng cần phải có những quy định cụ thể về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài
2- Về những trường hợp cấm kết hôn:
- Năng lực hành vi:
Pháp luật nên thừa nhận người mất năng lực hành vi dân sự được kết hôn trong trường hợp nếu có đủ người có đủ năng lực hành vi dân sự hoàn toàn tự nguyện kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự đó với mục đích yêu thương, chăm sóc Điều đó phù hợp với truyền thống đạo đức của nhân dân ta, đông thời đảm bảo sự tôn trọng quyền tự do cam kết của con người
- Đối với vấn đề kết hôn cùng giới tính:
Theo Nghị định số 110/2013 NĐ- CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/11/2013 Chính phủ sẽ không loại bỏ hôn nhân đồng tính nữa, điều này đồng nghĩa với việc tổ chức tiệc cưới nhưng không đăng kí kết hôn giữa những người thuộc giới tính thứ 3 là hợp pháp và không bị xử lý như trước đây Những quy định mới mẻ này đã phần nào xóa bỏ đi những kì thị, xa lánh đối với những người thuộc thế giới thứ 3, là động lực để những con người đó sống đúng với giới tính của mình Đồng thời cũng thể hiện cái sự nhìn nhận mới mẻ, nhân đạo của pháp luật Việt Nam