1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khoá luận tốt nghiệp Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học toán chuyển động đều lớp 5

66 636 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 8,02 MB

Nội dung

Nguyên nhân của thực trạng...18Kết luận chương 1 ...19CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GÓP PHÀN BỒI DƯỠNG NĂNG Lực PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT YẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN CHUYỀN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐÀO THỊ HUYỀN

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

C huyên ngành: PPD H Toán ở Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học: ThS LÊ THU PHƯƠNG

Hà Nội, 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu đề tài Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Lê Thu Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy, em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Xuân Hòa, ngày 25 tháng 04 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Đào Thị Huyền

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng em có sự

hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Thạc s ĩ Lê Thu Phương và tham khảo qua

các tài liệu có liên quan

Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu của mình không trùng với kết quả của các tác giả khác

Xuân Hòa, ngày 25 thảng 04 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Đào Thị Huyền

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ Đ Ầ U 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứ u 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứ u 2

6 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tà i 2

Cấu trúc khóa luận 3

CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG L ự c PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẨN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN CHUYỂN ĐỘNG LỚP 5 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Đặc điểm của học sinh lớp 5 4

1.1.1.1 Đặc điểm tư duy 4

1.1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ 4

1.1.1.3 Đặc điểm trí nhớ 4

1.1.1.4 Đặc điểm chú ý 5

1.1.2 Đặc điểm nội dung chương trình môn Toán lớp 5 5

1.1.3 Bài toán chuyển động đều trong chương trình Toán lớp 5 6

1.1.3.1 Vai trò của toán chuyển động đ ều 6

1.1.3.2 Nội dung toán chuyển động đều lớp 5 6

1.1.3.3 Các dạng toán chuyển động đều lớp 5 7

1.1.4 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán 13

1.1.4.1 Vấn đề 13

1.1.4.2 Năng lực 15

1.1.4.3 Năng lực toán học 14

1.1.4.4 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 17

Trang 5

1.1.4.5 Cấu trúc của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đ ề 161.2 Cơ sở thực tiễn 171.2.1 Thực trạng việc dạy học toán chuyển động lớp 5 góp phần bồidưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh 171.2.2 Nguyên nhân của thực trạng 18Kết luận chương 1 19

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GÓP PHÀN BỒI DƯỠNG NĂNG

Lực PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT YẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN CHUYỀN ĐỘNG ĐỀU LỚP 5 21

2.1 Định hướng xây dựng và thực hiện các biện pháp bồi dưỡng năng lựcphát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh 212.2 Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đềcho học sinh 212.2.1 Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu những kiến thức cơ bản về nộidung toán chuyển động ở Tiểu học 212.2.2 Biện pháp 2: Tăng cường huy động các kiến thức để học sinh thựchiện các bài tập toán bằng nhiều cách khác nhau 222.2.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa chữa những sailầm hay mắc phải khi giải toán 252.2.4 Biện pháp 4: Hệ thống hóa, bổ sung thêm các bài tập cho họcsinh 272.3 Các hình thức dạy học góp phàn bồi dưỡng và phát triển năng lực pháthiện và giải quyết vấn đ ề 272.3.1 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với dạy học theonhổm 282.3.2 Dạy học theo dự án kết hợp với cách ghi chép theo bản đồ tư duy.292.4 Hệ thống bài tập toán chuyển động góp phần bồi dưỡng năng lực pháthiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 5 33

Trang 6

CHƯƠNG 3: THựC NGHIỆM s ư PHẠM 51

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 51

3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 51

3.3 Tổ chức thực nghiệm 51

3.4 Đánh giá thực nghiệm sư phạm 51

3.4.1 Kết quả định tính 51

3.4.2 Kết quả định lượng 52

KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Trang 7

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

GQVĐ : giải quyết vấn đề

GV : giáo viên

HS : học sinh

PPDH : phương pháp dạy họcSGK : sách giáo khoa

BĐTD : bản đồ tư duy

DHTDA : dạy học theo dự án

Trang 8

Trong nghị quyết 2 BCHTW Đảng khóa VIII và luật giáo dục năm

1998 đã nói rõ phương pháp giáo dục phải “rèn luyện và phát triển khả năng

suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông” nhằm “bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề'.

Trong chương trình Tiểu học, Toán có vị trí quan trọng, trang bị cho học sinh những khái niệm cơ bản, bước đầu phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lý đồng thòi phát triển ở các em khả năng giải quyết vấn đề, chủ động, sáng tạo giúp học sinh có hứng thú, tích cực, dam mê học tập

Năng lực toán học của học sinh bao gồm năng lực thu nhận thông tin toán học, năng lực chế biến thông tin toán học, năng lực lưu trữ thông tin toán học Để thực hiện thành công đổi mới giáo dục nước ta, chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng coi trọng phát triển và bồi dưỡng năng lực của học sinh ở tất cả các cấp

Phương pháp dạy học “phát hiện và giải quyết vấn đề” là một phương pháp dạy học tích cực, nó phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh Phương pháp này phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nước ta nhằm xây dựng con nguôi mới biết đặt và giải quyết vấn đề trong cuộc sống hiện nay

Dạy học toán chuyển động có vị trí quan trọng trong chương trình môn Toán ở Tiểu học Đây là mảng kiến thức tương đối khó đối với học sinh tiểu học Việc giải quyết các vấn đề liên quan tới toán chuyển động giúp phát triển

Trang 9

tư duy, sáng tạo, mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực mới cũng như là nền tảng

để học ở các cấp học cao hơn và có thể ứng dụng vào đời sống

Vì các lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực phát

hiện và giải quyết vẩn để cho học sinh trong dạy học toán chuyển động đểu lớp 5”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp sư phạm để bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học nội dung toán chuyển động ở Tiểu học nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về Toán chuyển động lớp 5 và các biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh

4 Phạm vỉ nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu quá trình bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của giáo viên và học sinh trong Toán chuyển động đều lớp 5

5 Phương pháp nghiền cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc các tài liệu, sách báo, tập chí giáo dục, đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo, có liên quan đến nội dung của đề tài

- Phương pháp điều tra, quan sát: theo dõi, tìm hiểu quá trình dạy - học của giáo viên và học sinh

- Thực nghiệm sư phạm

6 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học toán chuyển động lớp 5 nhằm bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh

- Tìm hiểu về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 5 thông qua dạy học toán chuyển động lớp 5

Trang 10

- Xác định những định hướng phát triển năng lực học tập nói chung, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề nói riêng ttong quá trình dạy học toán chuyển động lớp 5.

- Đề xuất một số biện pháp dạy học toán chuyển động để bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 5

- ứ ng dụng thực hành

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần “Mở đầu” và “Danh mục tài liệu tham khảo”, khóa luận gồm

ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực phát hiện

và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học toán chuyển động lớp 5

Chương 2: Một số biện pháp sư phạm góp phần bồi dưỡng năng lực phát

hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Toán chuyển đông đều lớp 5

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 11

1.1.1 Đặc điểm của học sinh lớp 5

1.1.1.1 Đặc điểm tư duy

Khả năng khái quát hóa phát triển dàn theo lứa tuổi, giai đoạn này trẻ bắt đàu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng họp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh

1.1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ Nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ

HS lớp 5 ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự học, tự đọc, tự nhận thức được thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau

1.1.1.3 Đăc điểm trí nhớ

Giai đoạn 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường, ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm lòng, hứng thú của các em

Trang 12

1.1.2 Đặc điểm nội dung chương trình môn Toán lớp 5

Chương trình môn Toán lớp 5 gồm các tuyến kiến thức sau: số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học, đại lượng, giải toán có lời văn Các tuyến kiến thức này nói chung không được trình bày thành từng chương, từng phần riêng biệt mà chúng được sắp xếp xen kẽ nhau tạo thành một sự liên kết hữu

cơ và hỗ trợ lẫn nhau

Sự sắp xếp xen kẽ này được thể hiện trong từng bài, từng tiết học cho tới toàn bộ chương trình và sách giáo khoa Trong mỗi bài học, việc rèn luyện các kĩ năng giải toán giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo áp dụng các kiến thức toán học vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

Chương trình môn Toán lớp 5 gồm 175 tiết được chia làm 35 tuần (5 tiếưtuần) bao gồm các mạch kiến thức sau:

+ Số học: ôn tập về phân số (bổ sung thêm về phân số thập phân và hỗn số); số thập phân, các phép tính về số thập phân; tỉ số phàm trăm

+ Đại lượng và đo đại lượng: số đo thời gian, khái niệm ban đầu về vận tốc, thòi gian chuyển động, quãng đường đi được; đo diện tích, đo thể tích.+ Yếu tố hình học: diện tích hình tam giác, hình thoi, hình thang; hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu

+ Yếu tố thống kê: thực hành lập bảng số liệu, vẽ biểu đồ dạng đơngiản

Trang 13

+ Giải bài toán: bài toán đơn giản về tỉ số phàn trăm; các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động ngược chiều và cùng chiều; các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.

1.1.3 Bài toán chuyển động đều trong chuông trình Toán lớp 5

1.13.1 Vai trò của toán chuyển động đều

- Các bài toán chuyển động ở Tiểu học được ra đời dựa trên nhu cầu giải quyết các vấn đề từ thực tiễn với nội dung rất phong phú gần gũi với học sinh nên việc giải các bài toán chuyển động giúp học sinh rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo kĩ năng giải quyết vấn đề, trí tưởng tượng

- Góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp luận, phương pháp giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo Ngoài ra, toán chuyển động còn góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động như cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, nề nếp, tác phong khoa học

- Dạy học toán chuyển động giúp làm giàu vốn ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ toán học (các kí hiệu về quãng đường (s); thời gian (t); vận tốc (v) và các công thức có liên quan) cho học sinh ở Tiểu học, giúp các em chuyển các tình huống chuyển động thực tiễn sang bài toán chuyển động đều Các bài toán chuyển động diễn tả các hình thức chuyển động rất phong phú và ngôn ngữ diễn đạt cũng rất đa dạng

1.13.2 Nội dung toán chuyển động đều lớp 5

Các bài toán chuyển động đều được dạy vào cuối chương trinh lớp 5 vì khi đó học sinh đã được trang bị đày đủ các kiến thức cơ bản về số tự nhiên,

số thập phân, các yếu tố hình học và đại lượng, đặc biệt là đại lượng thời gian Trong sách giáo khoa (SGK) toán 5 nội dung toán chuyển động và số đo thời gian được sắp xếp vào một chương: số đo thời gian - Toán chuyển động đều Chương này được chia làm hai phần:

+ Phần 1: Số đo thời gian (8 bài) bao gồm bảng đơn vị đo thời gian; cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian và các bài luyện tập và luyện tập chung

Trang 14

+ Phàn 2: Vận tốc, quãng đường, thòi gian (9 bài) bao gồm các bài toán

cơ bản liên quan đến ba đại lượng: vận tốc, quãng đường, thòi gian và các bài toán phức tạp hơn được đưa ra ở phần luyện tập và luyện tập chung để học sinh thực hành và luyện tập

1.13.3 Các dạng toán chuyển động đều lớp 5

Toán chuyển động đều là bài toán về chuyển động của một hay nhiều vật mà ừong đó mỗi vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những thời gian bất kì bằng nhau Mỗi vật chuyển động gồm ba đại lượng: Quãng đường (s); thòi gian (t); vận tốc (v) được chia thành các dạng toán cơ bản sau:

a) Dạng 1: Các bài toán có một chuyển động tham gia

Một vật chuyển động đều gồm ba đại lượng: quãng đường, vận tốc, thời gian được chia thành ba bài toán cơ bản sau:

+ Bái toán 1: Biết quãng đường ịs) và thời gian (t) Tìm vận tốc (v).

- Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thòi gian

V = s : t

+ Bài toán 2: Biết vận tốc (v), thời gian (t) Tìm quãng đường (s).

- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân vói thời gian

s = V X t

+ Bài toán 3: Biết vận tắc (v) và quãng đường (s).Tìm thời gian (t).

- Muốn tính thòi gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

t = s : V

b) Dạng 2: Bài toán về hai vật chuyển động cùng chiều

Bài toán tổng quát:

Trang 15

D a u s 3 : ch u y ền đ ộ n g cũng chiểu và câp niiau

L ư u V : th ờ i g ia n gặp n h a u = th ờ i g ian cua ô l ã = th ờ i Stan cua x e m á y

Cho hai địa điểm A và B cách nhau một đoạn s Xe thứ nhất xuất phát tại A đi về phía c Cùng lúc đó, xe thứ hai cũng xuất phát tại B đi về phía c

(B là điểm nằm giữa hai điểm A và C) Sau một thời gian, hai xe gặp nhau Hỏi thòi gian đi để hai xe đuổi lập nhau là bao nhiêu?

• Vi: vận tốc của xe thứ nhất

• V2: vận tốc của xe thứ hai

• AB = s: khoảng cách địa điểm A và B khi hai xe xuất phát cùng một lúc cùng chiều

Cách giải: Hiệu hai vận tốc: Vi - V2 =

Vi dụ: Lúc 12 giờ trưa, một ô tô xuất phát từ A với vận tốc 60km/giờ và

dự kiến đến B lúc 3 giờ 30 phút chiều Cùng lúc đó, từ địa điểm c, ừên đường

từ A đến B và cách A 40km, một người đi xe máy với vận tốc 45km/giờ về phía B Hỏi lức mếy giờ thì hai xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao xa?

Tóm tắt:

Thời gian gặp nhau của hai xe là s : (vi - V2) =

Đáp s ố :

Trang 16

Thời điểm hai xe gặp nhau là:

12 giờ + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phút Quãng đường từ A đến địa điểm gặp nhau là:

60 X 2 - = 160 (km)

3Đáp số: 14 giờ 40 phút; 160km

c) Dạng 3: Các bài toán về hai vật chuyển động ngược chiều

Bài toán tổng quát:

Cho hai địa điểm A và B cách nhau một đoạn s Xe thứ nhất xuất phát tại

A đi về phía B Cùng lúc đó, xe thứ hai cũng xuất phát tại B đi về phía A Sau một thời gian, hai xe gặp nhau Hỏi thời gian đi để hai xe gặp nhau bằng bao nhiêu ?

Thời gian gặp nhau của hai xe là s : (vi + V2) =

Đáp số:

Trang 17

Ví du 1: Hai thành phố A và B cách nhau 88km Lúc 7 giờ, một người đi xe đạp từ A với vận tốc lOkm/giờ về phía B Cùng lúc đó, một người khác đi xe đạp từ B với vận tốc 12km/giờ về phía A Hỏi lúc mấy giờ thì hai ngưòi gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao xa?

Sau mỗi giờ cả hai xe đi được quãng đường là: 10 + 12 = 22 (km)

Thời gian để hai xe gặp nhau là 88 : 22 = 4 giờ

Đáp số: 4 giờ

Ví dụ 2: Lúc 12 giờ trưa, một ô tô xuất phát từ A đi về B Cùng lúc đó, một xe

máy khỏi hành từ B đi về phía A và hai xe gặp nhau tại địa điểm c cách A 180km Tính vận tốc mỗi xe, biết rằng vận tốc ô tô hơn vận tốc xe máy là 15km/giờ và quãng đường AB dài 300km

Vận tốc của ô tô là 15 : (3 - 2) X 3 = 45 (km/giờ) Vận tốc của xe máy là 45 - 15 = 30 (km/giờ)

Đáp số: 45km/giờ và 30km/giờ

Trang 18

d) Dạng 4: Vật chuyển động trên dòng nước

Trong chuyển động trên dòng nước, ta thường gặp những đại lượng sau:

Vd = ( vx - v„): 2

V = ( vx + V n ): 2

Ví dụ: Một ca nô xuôi khúc sông AB hết 4 giờ, ngược khúc sông AB hết 6

giờ Tính chiều dài khúc sông đó, biết vận tốc của dòng nước là lm/giây

Ta lại có: vx - Vn = 2 X Vd = 2 X lm/giây = 2 (m/giây)

Vận tốc xuôi dòng của ca nô là: 2 X 6 = 12 (m/giây)

Đổi 12 m/giây = 43,2 km/giờ Chiều dài của khúc sông đó là: 43,2 X 4 =172,8 (km)

Đáp số: 172,8km

Trang 19

e) Dạng 5: Vật chuyển động với chiều dài đáng kể

Ở đây, ta xét chuyển động của một đoàn tàu có chiều dài bằng l trong các

trường hợp sau:

- Đoàn tàu chạy qua một cái cột điện:

- >

Thòi gian chạy qua cột điện = l : vận tốc đoàn tàu

- Đoàn tàu chạy qua một cái cầu có chiều dài d:

d

Thòi gian chạy qua cầu = (/ + đ) : vận tốc đoàn tàu

Vỉ dụ: Một đoàn tàu chạy qua một cột điện hết 8 giây Cũng với vận tốc đó

đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu

- Tàu chui qua hết đường hàm có nghĩa là đuôi tàu ra hết đường hầm

Vậy thời gian tàu qua hết đường hầm là:

1 phút - 8 giây = 52 giây Vận tốc của đoàn tàu là: 260 : 52 = 5 (m/giây)

Đổi 5 m/giây =18 km/giờ Chiều dài của đoàn tàu là: 5 X 8 = 40 (m)

Đáp số: 40m; 18km/giờ

Trang 20

1.1.4 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán

1.1.4.1 vẩn đề

“Vấn đề” là một thuật ngữ quen thuộc trong đời sống Trong giáo dục,

“vấn đề” là khái niệm cơ bản của định hướng dạy học phát triển năng lực GQVĐ cho HS Có rất nhiều quan niệm khác nhau về “vấn đề” nhưng I Ia.Lecne đã định nghĩa “vấn đề” khá đầy đủ như sau: “Vấn đề là một câu hỏi nảy sinh hoặc được đặt ra cho chủ thể mà chủ thể chưa biết lời giải từ trước

và phải tìm tòi, sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đàu để sử dụng thích họp vào việc tìm tòi đó.”

Tác giả Nguyễn Bá Kim thông qua các khái niệm hệ thống, tình huống, tình huống bài toán, bài toán để quan niệm về vấn đề trong học tập như sau:

“Một bài toán được gọi là vấn đề nếu chủ thể chưa biết một thuật giải nào có thể áp dụng để tìm ra yếu tố chưa biết của bài toán”

Một tình huống được coi là một vấn đề nếu có đủ cả bốn dấu hiệu sau:

- Tồn tại một rào cản: Chứa đựng mâu thuẫn giữa trình độ nhận thức của

chủ thể và khách thể nhận thức, gây khó khăn về trí tuệ cho chủ thể nhận thức

- Tồn tại một mục tiêu: Mục tiêu là cái đích chủ thể muốn đạt được Chủ

thể ý thức được sự khó khăn và bất chấp tìm cách vượt qua rào cản để tìm phương án GQVĐ

- Kích thích được tư duy của chủ thể: Chủ thể thấy cần thiết tìm tòi lời

giải đáp cho tình huống (có nhu cầu tư duy)

- Tạo được niềm tin ở chủ thể' Chủ thể đã có được những chuẩn bị ở

chừng mực nào đó để tìm tòi lời giải Tuy chưa biết lời giải nhưng chủ thể đã

sở hữu một số nguồn lực, phương tiện để giải quyết nó (kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, tư duy, )

Không phải bất kì câu hỏi hay bài toán nào cũng là một vấn đề Một bài toán chỉ cần áp dụng những thuật giải đã biết thì không phải là vấn đề vấn đề

Trang 21

chỉ xuất hiện khi người GQVĐ có một mục tiêu nhưng chưa biết làm thế nào

để đạt được mục tiêu đó

1.1.4.2 Năng lực

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực ừong đó nhóm nghiên cứu của OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) đưa ra khái niệm về năng lực như sau: “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể”

Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt

có tổ chức họp lí các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những nhu càu phức họp của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó

có hiệu quả tốt đẹp trong một bối cảnh nhất định

Mỗi cá nhân để thành công trong học tập, thành đạt trong cuộc sống cần

sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau Năng lực thường tồn tại ở hai hình thức: năng lực chung và năng lực chuyên biệt

- Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu giúp cá nhân làm việc và giao tiếp hiệu quả, đáp ứng yêu càu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giải quyết có hiệu quả nhiều tình huống linh hoạt khác nhau trong đời sống xã hội Tại hội thảo “Những nội dung chính của chương trình giáo dục phổ thông mới ” đã xác định tám năng lực chung đó là: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực họp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực thẩm mĩ và năng lực thể chất

- Năng lực chuyên biệt là năng lực được hình thành và phát triển ừên cơ

sở các năng lực chung theo hướng chuyên sâu, cần thiết cho từng loại hình công việc hay tình huống, môi trường đặc thù riêng

1.1.4.3 Năng lực toán học

Theo V.A Krutecxki, khái niệm năng lực Toán học được hiểu theo hai ý nghĩa, hai mức độ như sau:

Trang 22

Một là, theo ý nghĩa năng lực học tập (tái tạo) tức là năng lực đối với việc học toán, đối với việc nắm chương trình toán học ở trường phổ thông, nắm một cách nhanh và tốt các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.

Hai là, theo ý nghĩa năng lực sáng tạo (khoa học), tức là năng lực đối với hoạt động sáng tạo thực hành, tạo ra những kết quả mới, khách quan có giá trị lớn đối với loài người

Năng lực toán học ở HS được hiểu là những đặc điểm tâm lí cá nhân (trước hết là những đặc điểm hoạt động trí tuệ) đáp ứng những yêu cầu của học tập toán học, và trong những điều kiện vững chắc như nhau thì là nguyên nhân của sự thành công trong việc nắm vững tương đối nhanh, dễ dàng, sâu sắc những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực toán học (Giáo dục học môn Toán - Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc và Trần Thúc Trình)

Trong khóa luận này, việc tiếp cận năng lực tập chung ở khía cạnh thứnhất

Theo tác giả Tràn Kiều (Hội thảo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, 2012), những năng lực càn hình thành và phát triển cho con người qua dạy học môn Toán ừong trường Việt Nam là: (1) Năng lực tư duy, (2) Năng lực giải quyết vấn đề, (3) Năng lực mô hình hóa Toán học, (4) Năng lực giao tiếp, (5) Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện Toán học, (6) Năng lực học tập độc lập và họp tác Cùng chung quan điểm trên tác giả Vũ Quốc Trung bổ sung thêm ba năng lực càn thiết đó là: (7) Năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn, (8) Năng lực tự đánh giá, (9) Năng lực tính toán

Các thành tố trên có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh của năng lực Toán học

I.I.4.4 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực phát hiện vẩn đề

Năng lực phát hiện vấn đề ừong môn Toán là năng lực hoạt động trí tuệ của HS khi đứng trước những tình huống, những bài toán cụ thể, có mục tiêu,

Trang 23

có tính hướng đích cao đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy và sáng tạo nhằm tìm ra vấn đề cần giải quyết.

Một số biện pháp tăng khả năng phát hiện vấn đề cho HS

+ Sử dụng đặc biệt hóa, khái quát hóa và tương tự hóa

+ Sáng tác bài toán

+ Chuyển đổi bài toán

- Năng lực giải quyết vẩn đề

Năng lực giải quyết vấn đề là năng lực cá nhân tham gia hiệu quả vào một quá trình, trong đó có hai hay nhiều thảnh viên cố gắng bằng cách chia sẻ sự hiểu biết về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và các nỗ lực để giải quyết được những tình huống mà ở đó không có quy trình, giải pháp, cách thức hành động thông thường có sẵn Năng lực GQVĐ trong môn Toán là tổ họp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của bài toán

Một số biện pháp tăng khả năng giải quyết vấn đề cho HS

+ Khai thác triệt để giả thiết của bài toán để tìm lời giải

+ Tìm nhiều lời giải cho bài toán

+ Tìm sai lầm của một lời giải

1.1.4.5 Cấu trúc của năng lực phát hiện và giải quyết vẩn đề

Dạy học theo hướng phát hiện và GQVĐ là phương pháp dạy học hướng vào sự phát triển năng lực của người học, giúp HS phát hiện ra tình huống có vấn đề và dựa vào vốn kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có tích cực suy nghĩ tìm tòi và nghiên cứu để giải quyết vấn đề

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến một tổ họp các kĩ năng đạt được một kết quả hay một mục tiêu nào đó Nó là kết quả của sự kết họp hài hòa, hiệu quả giữa nhiều yếu tố: kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, thái

độ, xúc cảm và giá trị Dựa trên các quan điểm của một số nhà nghiên cứu giáo dục và căn cứ vào thực tiễn quá trình dạy học thì cấu trúc của năng lực

Trang 24

phát hiện và GQVĐ gồm bốn thành tố, đi cùng bốn thành tố đó là những hành

vi cá nhân khi làm việc độc lập hoặc họp tác nhỏm:

- Tìm hỉểu/phát hiện vẩn đề: Liên quan đến việc học sinh phân tích tình

huống, phát hiện vấn đề từ một tình huống có vấn đề; xác định và giải thích thông tin đã biết và các thông tin tiềm ẩn phát hiện được trong quá trình tương tác với vấn đề bằng ngôn ngữ cá nhân

- Khám phá và xây dựng các giải pháp: Liên quan đến việc thu thập,

chia sẻ, xử lí thông tin, kết nối thông tin với kiến thức đã học (trong Toán học, người ta kết nối những thông tin đã cho với những định nghĩa, quy tắc hay công thức đã học); mô hình hóa vấn đề (bằng sơ đồ, kí hiệu, bảng biểu, ); tìm kiếm giải pháp có thể

- Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp: Liên quan đến việc chia sẻ, phân

tích từng giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu; thiết lập tiến trình thực hiện giải pháp; thực hiện trình bày giải pháp theo tiến trình lựa chọn

- Đánh giá và mở rộng giải pháp: Đánh giá sự phù họp của giải pháp;

phản ánh giá trị của các giải pháp; tìm hiểu các giải pháp khác cho vấn đề Khái quát hóa giải pháp khác cho vấn đề Khái quát hóa giải pháp cho những vấn đề tương tự

1.2 Cơ sở thưc tiễn

1.2.1 Thực trạng việc dạy học toán chuyển động lóp 5 góp phần bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh

Ở các trường phổ thông hiện nay, GV sử dụng chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống, vấn đề cải tiến PPDH theo hướng phát triển tính tích cực của HS, giúp HS rèn luyện khả năng tự học đã được đặt ra nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn Những PPDH có khả năng phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở HS như dạy học phát hiện và GQVĐ, dạy học phân hóa, dạy học kiến tạo thì GV ít sử dụng GV chưa được hướng dẫn một quy trình, một chỉ dẫn hành động để thiết kế bài dạy phù hợp

Trang 25

Thực tế dạy học Toán hiện nay trong trường Tiểu học có thể mô tả nhưsau:

Phàn lý thuyết, GV dạy theo từng bài theo các bước, đặt vấn đề, giảng giải để hướng dẫn HS đi đến kiến thức, kết hợp với đàm thoại, vấn đáp, gợi

mở nhắm uốn nắn những lệch lạc (nếu có), củng cố kiến thức bằng bài tập, hướng dẫn công việc học tập ở nhà Phần bài tập, HS chuẩn bị ở nhà hoặc chuẩn bị ít phút tại lớp, GV gọi một vài HS lên bảng chữa bài, những HS khác nhận xét, bổ sung lời giải, GV sửa hoặc đưa ra lời giải mẫu và qua đó củng cố hiểu biết cho HS

Việc dạy toán chuyển động lớp 5 ở trường Tiểu học hiện nay còn bộc lộ nhiều điều càn đổi mới Đối với Toán chuyển động lớp 5, đàu tiên HS làm quen với vận tốc, thời gian, quãng đường được chia thành nhiều dạng bài tập khác nhau HS tiếp xúc không tránh khỏi lúng túng và mắc sai lầm

1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng

- Việc giáo viên không thường xuyên bồi dưỡng năng lực phát hiện và GQVĐ cho HS hoặc có bồi dưỡng nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Lớp học đông khiến GV khó điều khiển và quản lí lớp tốt;

+ Vai trò của người thầy vẫn chủ yếu là người cung cấp kiến thức, mức

độ cao hơn nữa là dạy cách phán đoán và một số thói quen làm việc nhất định chứ chưa phải là người “khơi nguồn sáng tạo”;

+ Các bài toán chuyển động đều loại phức tạp HS khó tiếp thu nhưng

GV chưa quan tâm đến trình độ của HS, không phân dạng cụ thể, ít dành thời gian luyện tập, tạo hứng thú kích thích tự tìm tòi nghiên cứu của HS;

+ GV chưa tạo được môi trường để HS độc lập khám phá, độc lập tìm tòi

và độc lập nghiên cứu

- v ề phía HS, việc phát hiện và GQVĐ chưa đạt hiệu quả cao chủ yếu

là do:

Trang 26

+ HS chưa thực sự hoạt động một cách tích cực, chưa chủ động, sáng tạo, chưa được thảo luận để đưa ra các khám phá của mình, kĩ năng vận dụng vào thực tế còn yếu;

+ Các em chưa được GV quan tâm tói việc giúp HS tự mình phát hiện, khám phá, tự mình vận dụng kiến thức, tìm tòi mở rộng vấn đề, chưa đặt vấn

đề tự học vào đúng vị trí của nó, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập của HS

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khách quan khách quan khác dẫn đến việc bồi dưỡng năng lực phát hiện và GQVĐ chưa đạt hiệu quả cao như thời gian hạn chế, khối lượng kiến thức và yêu cầu truyền đạt theo SGK thì nhiều

và phải dạy đúng chương trình nên chưa phát huy được tính độc lập của học sinh

Trang 27

Kết luận chưong 1

Từ nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các quan điểm khác nhau của nhiều tác giả, chương 1 của khóa luận tôi đã trình bày một cách khái quát các vấn đề như: đặc điểm của HS, nội dung chương trình môn Toán và bài toán chuyển động đều trong chương trình Toán lớp 5; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học toán; thực trạng và nguyên nhân của việc dạy học toán chuyển động lớp 5 theo định hướng góp phần phát triển năng lực phát hiện và GQVĐ cho HS Tiểu học

Việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn ở chương này là những cơ sở quan trọng để đề xuất một số định hướng và biện pháp sư phạm bồi dưỡng năng lực phát hiện và GQVĐ cho HS trong dạy học toán chuyển động ở chương 2

Trang 28

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP S ư PHẠM GÓP PHẦN BỒI DƯỠNG

NĂNG Lực PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU LỚP 5

2.1 Định hướng xây dựng và thực hiện các biện pháp bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh

Qua nghiên cứu lí luận việc bồi dưỡng năng lực phát hiện và GQVĐ cho

HS và nguyên nhân khiến việc bồi dưỡng năng lực phát hiện và GQVĐ ừong toán chuyển động đều ở một số trường Tiểu học chưa đạt hiệu quả cao, chúng tôi đề ra những định hướng xây dựng các biện pháp giúp đỡ HS học tập có hiệu quả trong toán chuyển động đều lớp 5 như sau:

Định hướng 1: Các biện pháp phải thể hiện rõ ỷ tưởng góp phần phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vẩn đề cho học sinh, đồng thời giúp học sinh nắm vững tri thức, lã năng môn học.

Định hướng 2: Các biện pháp phải thể hiện tính khả thi, có thể thực hiện được trong quá trình dạy học.

Định hướng 3: Trong quá trình thực hiện các biện pháp, cần phát huy tối

đa hoạt động của người học, phát huy tính tích cực, độc lập của người học.

2.2 Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh

Dựa trên các định hướng vừa nêu chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực phát hiện và GQVĐ trong toán chuyển động đều lớp 5 có hiệu quả như sau:

2.2.1 Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu những kiến thức cơ bản về nội dung toán chuyển động ở Tiểu học

Các kiến thức cơ bản của nội dung toán chuyển động đều lớp 5

+ Bài toán tính quãng đường

+ Bài toán tính vận tốc - Bài toán tìm vận tốc trung bình

Trang 29

+ Bài toán tính thời gian

GV cần đảm bảo cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết về toán chuyển động làm nền để bồi dưỡng năng lực huy động kiến thức, tái hiện kiến thức, kĩ năng đã học liên quan đến tình huống chứa vấn đề Ngoài ra, GV càn

sử dụng nhiều PPDH khác nhau để giúp HS nắm được các đại lượng cơ bản liên quan đến toán chuyển động và các công thức tính các đại lượng đó để từ

đó có thể tìm ra lời giải cho các bài toán phức tạp hơn

Giúp HS hiểu bài toán chuyển động là bài toán tìm những yếu tố nào đó

có liên quan đến một hay nhiều vật chuyển động.Vật chuyển động gắn liền với ba đại lượng là quãng đường (s), thời gian (t), vận tốc (v), liên hệ vói

nhau bởi môi quan hê: s = V X t (hoăc V = — hoăc t = - )

Ví dụ 1: Quãng đường AB dài 25km Trên đường đi từ A đến B, một người đi

bộ 5km rồi tiếp tục đi ô tô trong nửa giờ thì đến B Tìm vận tốc của ô tô?

Quãng đường mà người đó đi ô tô là 25 - 5 = 20 (km)

Vận tốc của ô tô là 20 : 0,5 = 40 (km/giờ)

Đáp số: 40km/giờ

Ví dụ 2: Một xe máy đi từ A lúc 7 giờ đến B lúc 11 giờ với vận tốc 32km/giờ

Tính quãng đường AB

Trang 30

rèn luyện cho HS các hoạt động trí tuệ giúp thuận lợi cho việc nhận biết các dấu hiệu bản chất của vấn đề trong tình huống gợi vấn đề mà GV đưa ra hay bài toán đã cho.

Vấn đề dạy học Toán theo hướng phát triển và bồi dưỡng năng lực phát hiện và GQVĐ, tôi nghĩ nên ưu tiên con đường quy nạp trong việc xây dựng khái niệm Bằng con đường này, các thao tác tư duy, mà đặc biệt là so sánh, tương tự và khái quát hóa có vai trò quan trọng trong việc hình thành khái niệm Quá trình nhận thức khái niệm theo con đường quy nạp thường diễn ra như sau: Trên cơ sở phân tích, so sánh các mô hình cụ thể, các đối tượng tương tự trong thực tế, HS tiến hành khái quát hóa, bỏ qua các tính chất riêng của vật, giữ lại những dấu hiệu chung để phát hiện ra cấu trúc định nghĩa

Kĩ năng thực hiện các hoạt động trí tuệ (đặc biệt là dự đoán và khái quát hóa) có vai trò quan trọng trong dạy học Toán, đó cũng là yếu tố cấu thành năng lực phát hiện và GQVĐ

Ví dụ: Xét bài toán chuyển động đều ở lớp 5

Trong suốt cuộc đua xe đạp, người thứ nhất đi vói vận tốc 20km/giờ suốt

cả quãng đường Người thứ hai đi với vận tốc 16km/giờ trong nữa quãng đường đầu, còn nữa quãng đường sau đi với vận tốc 24km/giờ Người thứ ba trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 16km/giờ, nửa thời gian sau đi với vận tốc 24km/giờ Hỏi ừong ba người đó ai đến đích trước

Giải

Người thứ ba đi nửa thời gian đầu với vận tốc 16km/giờ và nửa thời gian sau đi vói vận tốc 24km/giờ Do đó, người thứ ba đi vói vận tốc trung bình trên cả quãng đường là

(16 + 24): 2 = 20 (km/giờ)Ngưòi thứ nhất đi vói vận tốc 20km/giờ suốt cả quãng đường ngưòi thứ nhất và người thứ ba đến đích cùng một lúc

Ta còn phải tính vận tốc trung bình của người thứ hai để so sánh

Trang 31

Cách 1: Người thứ hai đi với vận tốc 16km/giờ trong nữa quãng đường đàu,

còn nữa quãng đường sau đi với vận tốc 24km/giờ Từ đó ta có thể tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường như sau:

Cứ lkm đi với vận tốc 16km/giờ thì hết thời gian là

60 : 24 = 2,5 phútNgười thứ hai đi 2km hết số phút là: 3,75 + 2,5 = 6,25 (phút)

Vậy ngưòi thứ hai đi với vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi là:

2 : 6,25 = 0,32 (km/phút)

Vì 20km/giờ > 19,2km/giờ nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích trước người thứ hai

Cách 3: Giả sử quãng đường đua dài 96km Mỗi nửa quãng đường là 48km

Thời gian ngưòi thứ hai đi nửa quãng đường đầu là:

48 : 16 = 3 giờThời gian người thứ hai đi nửa quãng đường sau là:

48 : 24 = 2 giờNgười thứ hai đi cả quãng đường với vận tốc trung bình là:

96 : (2 + 3) = 19,2 (km/giờ)

Trang 32

Vì 20km/giờ > 19,2km/giờ nên người thứ nhất và người thứ ba đến đích trước người thứ hai.

2.2.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa chữa những sai lầm hay mắc phải khi giải toán

Có rất nhiều biện pháp giúp HS phát hiện và sửa chữa những sai lầm mắc phải khi giải toán chuyển động một cách hiệu quả Trong khóa luận này tôi đề xuất một số biện pháp giải HS phát hiện và khắc phục sai lầm nhằm giúp các em giải toán nhanh và chính xác nhất

- Hướng dẫn HS suy luận để tìm cách giải bài toán theo phương pháp phân tích - tổng họp Đây là biện pháp mà HS tập cách suy luận, chú ý vào điều bài toán hỏi, phân tích xem: để tìm ra được điều đó thì càn phải có những

dữ kiện gì, dữ kiện đó có hay chưa, nếu chưa ta tìm như thế nào?

- Kiểm tra thường xuyên và định kì:

+ Cho HS thực hiện các bài toán có dạng tương tự vào các tiết toán hằng ngày

+ Việc kiểm tra này còn thể hiện trong việc: các em làm bài kiểm tra sau mỗi chương kiến thức, được thực hiện trong tiết luyện tập chung cuối cùng của chương đó Việc này giúp các em ôn lại kiến thức đã học trong chương và GV cũng phát hiện sửa chữa những sai lầm trong quá trình giải bài toán chuyển động của HS

+ Thường xuyên đặt ra các câu hỏi trong quá trình HS học các bài toán

có liên quan đến kiến thức đã học và nhắc nhở các em sửa các sai lầm thường mắc phải khi làm bài

+ Một hình thức học thuộc mà HS phải thực hiện: học sinh phải chép nội dung hay thực hiện lại nhiều lần các bài giải sai để HS nhớ và không mắc sai lầm trong những làn khác và vận dụng tốt các kiến thức đã nhớ vào giải tất

cả các bài có dạng tương tự

+ Khuyến khích HS giải các bài toán theo nhiều cách để HS so sánh và nhận ra sai lầm (nếu bài đó có thể giải theo nhiều cách)

Trang 33

- Đọc thật kĩ các dữ liệu bài toán cho, điều bài toán hỏi để có thể xác định chính xác điều mình muốn giải quyết để không đi đến việc sa đà trong giải các bài toán Đây là điều cốt yếu để có thể hiểu được bài toán nói gì.

- Đối với một số HS mất căn bản thì nên cho các em thực hiện những bài toán cơ bản và thường xuyên kèm cặp như là đối với bài luyện tập hay luyện tập chung thì chỉ cần những HS này giải được các bài toán cơ bản, nhớ tốt các quy tắc, công thức các em đã được học

Khi giải loại toán này, HS thường xác định dạng bài toán sai nên chọn không đúng công thức liên quan Khi ghi đơn vị đo do thiếu chú ý nên dễ mắc sai lầm trong tính toán Vì vậy, GV càn yêu càu HS đọc kĩ bài toán, xác định đúng dạng bài và đề ra hướng giải quyết bài toán một cách phù hợp nhất Đồng thời, GV nhắc nhở HS phải lưu ý đến đơn vị đo của bài toán

Ví du: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6km/giờ Tính quãng đường đi được của người đó

Giải

Quãng đường đi được của người đi xe đạp là: 12,6 X 15 = 189 (km).

Đáp số: 189km

Nhận xét: Vận tốc là km/giờ thì quãng đường là km, thời gian là giờ, HS sai

lầm khi giải chưa đổi 15 phút ra giờ hoặc 12,6km/giờ ra km/phút

Bài giải đứng như sau:

Đổi 15 phút = 0,25 giờQuãng đường người xe đạp đi được là: 12,6 X 0,25 = 3,15 (km)

Đáp số: 3,15km

Ví du 2: Lúc 6 giờ một người đi xe máy đến trường học với vận tốc 40km/giờ Đến 7 giờ một người đi ô tô đuổi theo với vận tốc 60km/giờ Hỏi lúc nào hai người gặp nhau?

HS giải:

Khoảng cách giữa hai người khi ô tô xuất phát là: 40 X (7 - 6) = 40 (km)

Cứ mỗi giờ hai người gần nhau thêm: 60 - 40 = 20 (km)

Ngày đăng: 02/03/2017, 17:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] . Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình tiểu học ban hành kèm theo quyết định sổ 43/2001/QĐ-BGDĐT, ngày 9 tháng 11 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình tiểu học ban hành kèm theo quyết định sổ 43/2001/QĐ-BGDĐT, ngày 9 tháng 11 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[2] . Nguyễn Hữu Châu (1995), “Dạy GQVD trong môn toán”, Tạp trí nghiên cứu Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy GQVD trong môn toán
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Năm: 1995
[3] . Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Tràn Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Nxb Giáo dục và Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
Tác giả: Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Tràn Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn
Nhà XB: Nxb Giáo dục và Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2007
[4] . Phạm Gia Đức, Phạm Đức Quang (2005), Dạy HS tự lực tiếp cận kiến thức Toán học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy HS tự lực tiếp cận kiến thức Toán học
Tác giả: Phạm Gia Đức, Phạm Đức Quang
Năm: 2005
[5] . G. Pôlia (1979), Giải một bài toán như thể nào?, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải một bài toán như thể nào
Tác giả: G. Pôlia
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1979
[6] . Đỗ Đình Hoan (2002), Một sổ vẩn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sổ vẩn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới
Tác giả: Đỗ Đình Hoan
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
[7] . Lê Quốc Hùng (2015), Phát triển năng lực giải quyết vẩn đề trong dạy học hàm sổ ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực giải quyết vẩn đề trong dạy học hàm sổ ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Lê Quốc Hùng
Năm: 2015
[8] . Nguyễn Hữu Hợp (2015), Hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh tiểu học (Theo thông tư 30/2014/ TT-BGDĐT), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh tiểu học (Theo thông tư 30/2014/ TT-BGDĐT)
Tác giả: Nguyễn Hữu Hợp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
[9] . Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2015
[10] . Lê Ngọc Sơn (2008), Dạy học toán ở tiểu học theo hướng dạy học phát hiện và giải quyết vẩn đề, luận án Tiến sĩ giáo dục học, trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học toán ở tiểu học theo hướng dạy học phát hiện và giải quyết vẩn đề
Tác giả: Lê Ngọc Sơn
Năm: 2008
[11] . Lê Ngọc Sơn, Đỗ Hoàng Mai (2015), Đánh giá năng lực giải quyết vẩn đề trong dạy học toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học, Tạp chí Giáo dục, số 360, tháng 6/215, trang 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá năng lực giải quyết vẩn đề trong dạy học toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học
Tác giả: Lê Ngọc Sơn, Đỗ Hoàng Mai
Năm: 2015
[12] . Lê Ngọc Sơn, Lê Thu Phương (2015), Đánh giá năng lực toán học của học sinh tiểu học, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 54, tháng 9/215, trang 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá năng lực toán học của học sinh tiểu học
Tác giả: Lê Ngọc Sơn, Lê Thu Phương
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w