1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đáp án thi học kì môn Công nghệ chế biến thịt, thuỷ sản (Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP.HCM)

2 1,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 241,3 KB

Nội dung

ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Công nghệ CB thịt và thủy sản Câu 1 Trình bày quá trình biến đổi của thịt sau giết mổ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt 2,0 ý 1 Giai đoạn khi mới chết trạng thái

Trang 1

ĐÁP ÁN ĐỀ 1 (Công nghệ CB thịt và thủy sản)

Câu 1 Trình bày quá trình biến đổi của thịt sau giết mổ và các yếu tố ảnh hưởng đến

chất lượng thịt

2,0

ý 1 Giai đoạn khi mới chết (trạng thái hơi của thịt): Thịt còn nóng, mô cơ mềm,

khả năng liên kết với nước tối đa, màu thịt đỏ tươi sáng, mùi vị thể hiện yếu,

pH ~ 7

Giai đoạn tê cứng các biến đổi: Phân hủy glycogen tạo ra axít lactic; Phân giải

ATP giải phóng năng lượng; Phân giải creatinphotphat cung cấp năng lượng;

Kết hợp actin và miozin thành actomiozin; Sự phá vỡ của hệ chất đệm

bicacbonat & giải phóng CO2; pH 6,1 – 6,3

0,5

ý 2 Giai đoạn phân giải, các biến đổi:

- Sự phân giải protein do enzym nội tại tạo thành các axít amin

- Actomyozin phân Giải = actin + myozin

- Colagen và elastin ngâm trong dịch nước thịt có tính axit: trương nở

- Số lượng trung tâm ưa nước của Protein co rút tăng lên khôi phục tính mềm

- Chất ngấm ra biến đổi tạo hương vị đặc trưng của nguyên liệu

0,5

ý 3 Giai đoạn phân huỷ

- Vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể động vật khi còn sống

- Vi sinh vật xâm nhập vào trong quá trình chế biến, xử lý nguyên liệu: Phân

hủy thối rữa kị khí; Phân hủy thối rữa hiếu khí; Phân hủy do nấm mốc (trên bề

mặt thịt)

0,5

ý 4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt: Các yếu tố sống (giống, loài, kỹ

thuật nuôi), cách giết mổ, thức ăn và chất bổ sung thức ăn, cách điều trị bệnh,

hoá chất lạ

0,5

Câu 2 Biến đổi của nguyên liệu thủy sản trong quá trình bảo quản lạnh đông và các yếu

tố ảnh hưởng đến quá trình lạnh đông

2,0

ý 1 Vi sinh vật bị kìm hãm và tiêu diệt: Nhiệt độ càng thấp mọi hoạt động sinh hóa

giảm, kiềm hãm quá trình phát triển của VSV; Nước trong SP và VSV đông

kết.; Tinh thể nước đá làm rách màng tế bào VSV

0,5

ý 2 Tác động của sự kết tinh của nước đối với thực phẩm: Có sự phân bố lại nước

trong thực phẩm giữa gian bào và tế bào; Có sự biến đổi tế bào do sự phân bố

lại nước, tạo thành lớp đá, vỡ tế bào, biến đổi cấu trúc sợi cơ

0,5

ý 3 Quá trình vật lý, sinh lý, sinh hóa: Sự bay hơi nước, sự giảm khối lượng, tăng

thể tích, biến màu, enzym, VSV ngừng hoạt động

Quá trình hóa học: prorein biến tính, gluxit, acid hữu cơ, vitamin, màu mùi, vị

biến đổi

0,5

ý 4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lạnh đông: Phương pháp làm lạnh đông,

thiết bị cấp đông, nhiệt độ buồng cấp đông, tốc độ gió trong buồng cấp đông;

nhiệt độ sản phẩm trước lạnh đông; diện tích bề mặt tiếp xúc; bao gói sản

phẩm; loại thực phẩm, tính chất thực phẩm

0,5

Câu 3 Phân tích các yếu tố kỹ thuật và những biến đổi thực phẩm trong quá trình sấy

ý 1 Sấy là giảm bớt lượng ẩm trong nguyên liệu, tăng thời gian bảo quản, vận

chuyển dễ dàng, nâng cao giá trị sản phẩm

Là sự bốc hơi nước của sản phẩm bằng nhiệt ở nhiệt độ bất kì

0,5

Trang 2

ý 2 - Là quá trình khuếch tán do chênh lệch ẩm ở bề mặt và bên trong vật

liệu, hay nói cách khác do chênh lệch áp suất hơi riêng phần ở bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh

- Tốc độ khuếch tán ngoại biểu thị bằng công thức

DW =  (P1 – P0) d

W lượng ẩm bay hơi;  thời gian bay hơi; P1 áp suất hơi ở bề mặt cá; P0 áp

suất hơi tương ứng trong không khí;  hệ số tương quan (phụ thuộc tốc độ,

chiều chuyển động không khí và trạng thái bề mặt)

- Tốc độ khuếch tán nội

DW = - k dc

d dx dc/dx gradient ẩm bề mặt cá và điểm sát bên trong nó; k là hệ số khuếch tán;

dW lượng ẩm vận chuyển

0,5

ý 3 Các yếu tố ảnh hưởng: Nhiệt độ không khí; Áp suất khí quyển; Độ ẩm không

khí; Tốc độ gió 0,4-0,6 m/s; Ủ ẩm; Kích thước nguyên liệu, kết cấu cơ thịt,

thành phần hóa học của nguyên liệu; Qúa trình sấy còn chịu ảnh hưởng của

lượng mỡ trong nguyên liệu

0,5

ý 4 Các biến đổi trong quá trình sấy:

- Biến đổi vật lí: hiện tượng co thể tích, khối lượng riêng tăng lên

- Biến đổi hóa lý: như Khuếch tán ẩm

- Biến đổi hóa học Tốc độ phản ứng hóa học tăng lên do nhiệt độ vật liệu

tăng như phản ứng oxy hóa khử, phản ứng Maillard, phản ứng thủy phân

chậm Hàm ẩm giảm dần trong quá trình sấy

- Biến đổi sinh hóa nhiệt độ vật liệu tăng dần và chậm tạo enzyme oxy hóa

khử Sau đó hoạt động enzyme giảm vì nhiệt độ sấy lớn

0,5

Câu 4 Nêu quy trình sản xuất nước mắm gài nén và giải pháp nâng cao chất lượng

nước mắm

2,0

ý 1 Bản chất của quá trình sản xuất nước mắm: Cá + muối  ủ  nước

mắm Quá trình này chính là quá trình thủy phân protein trong cá nhờ hệ

enzyme và VSV

0,5

ý 4 Giải pháp nâng cao

- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng vận tốc phản ứng tăng, hệ enzym serin-protease nhiệt

độ 30 - 50oC thích hợp cho quá trình chế biến chượp Nâng nhiệt độ của chượp

lên bằng cách phơi nắng, nấu …

- PH Mỗi hệ enzym có pH tối thích khác nhau, pH môi trường tự nhiên từ

5,5-6,5 enzym tripsin và pepsin hoạt động được, ở pH này có tác dụng ức chế một

phần vi khuẩn gây thối

- Bổ sung enzym và vi sinh vật tăng khả năng phân giải thịt cá

- Áp dụng công nghệ mới

0,5

Câu 5 Trình bày công nghệ sản xuất đồ hộp xúc xích hun khói 2,0

ý 2 Nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, tiêu chuẩn chọn nguyên liệu SX xúc xich 0,5

ý 3 Các công đoạn thực hiện, tác dụng từng công đoạn Giải thích rõ quá trình Hun

khói, bài khí, thanh trùng

0,5

TỔNG ĐIỂM: 10,0

Ngày đăng: 01/03/2017, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w