1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị hàng tồn kho ống nhựa tại công ty TNHH MTV vật liệu xây dựng hoa sen

97 549 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Phần nội dung chính được tác giả trình bày thông qua 3 chương, đó là: Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong chương này tác giả trình

Trang 1

CAO QUẢNG SANG

QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO ỐNG NHỰA TẠI

CÔNG TY TNHH MTV VẬT LIỆU XÂY DỰNG HOA SEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số ngành: 60340102

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

-

CAO QUẢNG SANG

QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO ỐNG NHỰA TẠI

CÔNG TY TNHH MTV VẬT LIỆU XÂY DỰNG HOA SEN

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TIẾN SĨ TRƯƠNG QUANG DŨNG

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

(Đã ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 18 tháng 09 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Trang 4

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: CAO QUẢNG SANG Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 25/07/1986 Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH MSHV:1441820126

I- Tên đề tài:

QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO ỐNG NHỰA TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẬT

LIỆU XÂY DỰNG HOA SEN

II- Nhiệm vụ và nội dung:

Đề tài bao gồm các phần sau:

- Mở đầu

- Phần nội dung bao gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất

kinh doanh

Chương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho Ống Nhựa tại Công ty Vật liệu

xây dựng Hoa Sen

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho Nhựa

tại Công ty VLXD Hoa Sen

- Kết luận

- Tài liệu tham khảo

Trang 5

III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/07/2016

V- Cán bộ hướng dẫn: TIẾN SĨ TRƯƠNG QUANG DŨNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

(Đã ký)

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 7

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành Luận văn, trước tiên Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản Trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh cùng tất cả các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn: TS.Trương Quang Dũng đã quan tâm giúp đỡ, dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn Tôi hoàn thành Luận văn một cách tốt nhất trong suốt thời gian vừa qua

Tôi xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo, Quý Anh/chị thuộc các Phòng ban Công ty TNHH MTV VLXD Hoa Sen đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn này

Tuy đã cố gắng trong thời gian thực hiện Luận văn, nhưng với điều kiện thời gian có hạn nên Luận văn sẽ còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo để Tôi có điều kiện bổ sung các kiến thức còn thiếu và nâng cao hơn công tác thực tế sau này

Xin chân thành cảm ơn!

CAO QUẢNG SANG

Trang 8

Phần nội dung chính được tác giả trình bày thông qua 3 chương, đó là:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong chương này tác giả trình bày các khái niệm về quản trị và quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá, nhận định chung về tình hình thị trường nhựa của Việt Nam hiện nay, cũng như những thách thức và thuận lợi của ngành nhựa trong nền kinh tế hội nhập Chương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho Ống nhựa tại Công ty VLXD Hoa Sen, trong chương này tác giả giới thiệu tổng quan về công ty bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, sơ đồ cơ cấu tổ chức, văn hóa của doanh nghiệp, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cót lõi của doanh nghiệp và tác giả cũng đưa ra một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu sơ lược về các đặc điểm hàng tồn kho Ống nhựa của Công ty Điểm chính của chương này, tác giả đã đánh giá thực trạng của Công ty ở 3 nội dung chính

Một là công tác hoạch định hàng tồn kho Ống nhựa tại công ty, hai là thực trạng công tác tổ chức quản trị hàng tồn kho, ba là công tác kiểm soát hàng tồn kho Đồng thời, tác giả cũng đã khảo sát 23 nhà phân phối để lấy ý kiến, đánh giá một cách khách quan về công tác quản trị hàng tồn kho Ống nhựa hiện tại của Công

ty, để từ đó đưa ra các nhận định, nhận xét về công tác quản trị hàng tồn kho Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho

Ống nhựa VLXD Hoa Sen

Từ việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho Ống nhựa tại công

ty, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho nhựa với 3 nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách hàng tồn kho Ống nhựa Hoa sen, nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện các

Trang 9

chính sách hàng tồn kho Ống nhựa Hoa Sen và nhóm giải pháp liên quan đến kiểm soát hàng tồn kho Ống nhựa Song song đó, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị lên cơ quan nhà nước, Hiệp hội Nhựa Việt Nam cũng như với Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen một số ý kiến để hoàn thiện tốt hơn cho ngành nhựa Việt Nam nói chung và công tác quản trị tồn kho Nhựa Hoa Sen nói riêng Và tất cả nội dung này được tác giả thể hiện rõ trong nội dung chương 3

Phần cuối cùng là kết luận về công tác quả trị hàng tồn kho Ống nhựa Hoa Sen

và tài liệu tham khảo

Trang 10

Dissertation research on the work of Plastic Pipe inventory management of Hoa Sen Building Materials Co., the structure of the dissertation include the following sections:

The introduction, the author stating the reasons for choosing the subject of implementation, objectives, audience, scope of research and research methods of the thesis

The main content is the author presented through three chapters, which are: Chapter 1: Rationale for inventory management in production and business activities, in this chapter the author presents the concept of management and inventory management in production and business activities of enterprise, evaluation, identification on the situation of the market share of Vietnam's plastics current, as well as the challenges and advantages of the plastic industry in the economy integration

Chapter 2: Actual situation of plastic pipe inventory management at Hoa Sen Building Materials Co., in this chapter the author introduce an overview of the company, including the history of formation and development, organizational structure diagrams, culture enterprise, mission, vision, core values of the business and the author also offers some business performance of the company during the last three years In addition, the author also introduced about the characteristics of plastic pipes inventories of the company The main point of this chapter, the author has evaluated actual situation of the company in three main contents:

First is the work of plastic pipe inventory planning at the company, second is the work of organized of inventory management and third is the work of inventory control

At the same time, the author also has surveyed 23 distributors to get the consult, evaluated assessment about the work of plastic pipe inventory management current in the company and we shall make judgments, feedbacks about the operation

of inventory management Besides, the author also has launched the number of

Trang 11

factors that affect plastic pipe inventory management at Hoa Sen Building Materials

From the survey, assessing the situation of plastic pipe inventory management

in the company , the authors came up with solutions to improve the efficiency of inventory management plastic with 3 main solutions: solutions group related policy

of inventory of Hoa Sen plastic pipe, solutions group related to implementation of policies inventory Hoa Sen plastic pipe and solution group related to control inventory of plastic pipes Besides, the author also provides recommendations to state agencies, Vietnam Plastics Association as well as with the leaders of the Hoa Sen Group some ideas for better-finishing plastics industry in Vietnam in general and governance inventory Hoa Sen Plastics particular And all this content is author content is evident in chapter 3

The last part is the conclusion of the work of inventories results in Hoa Sen

plastic pipes and the appendix includes reference

Trang 12

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH xiii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 4

1.1 Quản trị 4

1.1.1 Khái niệm quản trị 4

1.1.2 Chức năng quản trị 5

1.2 Khái niệm, phân loại và tầm quan trọng của hàng tồn kho 6

1.2.1 Khái niệm hàng tồn kho 7

1.2.2 Phân loại hàng tồn kho 7

1.2.3 Lý do của việc lưu trữ hàng tồn kho 9

1.2.4 Lợi ích và chi phí việc lưu trữ hàng tồn kho 10

1.3 Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 11

1.3.1 Mục đích quản trị hàng tồn kho 11

Trang 13

1.3.2 Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 12

1.4 Một số mô hình dự trữ 13

1.4.1 Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình dự trữ hiệu quả nhất EOQ (Economic ordering Quantity) 13

1.4.2 Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ -Production Order Quantity model) 17

1.4.3 Mô hình dự trữ thiếu (BOQ – Back Order Quantity model) 18

1.4.4 Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model) 18

1.4.5 Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model) 18

1.5 Vai trò của ngành nhựa Việt Nam 18

1.6 Tóm tắt chương 1 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO ỐNG NHỰA TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG HOA SEN 20

2.1 Tổng quan về Công ty VLXD Hoa Sen 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

2.1.2 Sơ đồ tổ chức 20

2.1.3 Văn hóa doanh nghiệp 21

2.1.4 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi 21

2.1.5 Công tác phát triển nguồn nhân lực 22

2.1.6 Một số kết quả hoạt động của Công ty VLXD Hoa Sen 22

2.2 Đặc điểm hàng tồn kho Ống nhựa tại Công ty VLXD Hoa Sen 24

2.3 Thực trạng quản trị hàng tồn kho Nhựa tại Công ty VLXD Hoa Sen 26

2.3.1 Hoạch định hàng tồn kho Nhựa tại Công ty VLXD Hoa Sen 26

2.3.2 Thực trạng tổ chức công tác quản trị hàng tồn kho 33

Trang 14

2.3.3 Quá trình kiểm soát hàng tồn kho Ống nhựa tại Công ty VLXD Hoa Sen

52

2.3.4 Thực trạng áp dụng mô hình tồn kho kinh tế EOQ tại công ty VLXD Hoa Sen 60

2.4 Tóm tắt chương 2 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO ỐNG NHỰA TẠI CÔNG TY VLXD HOA SEN 64

3.1 Quan điểm và định hướng, chiến lược Công ty VLXD Hoa Sen 64

3.1.1 Dự báo thị trường Ống nhựa năm 2016 64

3.1.2 Quan điểm phát triển của Công ty VLXD Hoa Sen 64

3.1.3 Định hướng, chiến lược của Công ty 65

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho Nhựa tại Công ty VLXD Hoa Sen 66

3.2.1 Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách hàng tồn kho Ống nhựa Hoa sen 66

3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện các chính sách hàng tồn kho Ống nhựa Hoa Sen 70

3.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến kiểm soát hàng tồn kho Ống nhựa 75

3.3 Kiến nghị 76

3.4 Tóm tắt chương 3 77

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 15

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Công ty VLXD Hoa Sen : Công ty TNHH Một Thành Viên Vật Liệu Xây Dựng

Hoa Sen

TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership

Agreement

FIFO : First – in, first - out

Trang 16

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh NĐTC 2013 – 2014 và NĐTC 2014 – 2015 23

Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu NĐTC 2015 – 2016 (từ tháng 10/2015 đến tháng 04/2016) 23

Bảng 2.3 Kế hoạch sản xuất Ống thép, Ống nhựa Công ty VLXD Hoa Sen NĐTC 2015 - 2016 27

Bảng 2.4 Chính sách bán hàng – Khách hàng nhà phân phối 28

Bảng 2.5 Chính sách bán hàng – Khách hàng công trình 29

Bảng 2.6 Quy định chỉ tiêu tồn kho 30

Bảng 2.7 Bảng kết quả khảo sát NPP về công tác hoạch định chính sách 32

Bảng 2.8 Bảng kế hoạch giao các đơn vị 34

Bảng 2.9 Quy ước đặt mã Ống nhựa 39

Bảng 2.10 Biểu mẫu nhập kho hàng ngày 41

Bảng 2.11 Quy định chất xếp hàng hóa khi nhập kho 44

Bảng 2.12 Quy định điểm trừ thi đua 45

Bảng 2.13 Bảng kết quả khảo sát NPP về công tác thực hiện hàng tồn kho 51

Bảng 2.14 Bảng kết quả khảo sát NPP về công tác kiểm soát hàng tồn kho 57

Bảng 2.15 Chi phí 1 lần đặt hàng 60

Bảng 2.16 Bảng thống kê chi phí bảo quản 61

Bảng 3.1 Kế hoạch sản xuất bán hàng chi tiết tháng 66

Hình 3.1 Vị trí hiện hữu các chi nhánh Hoa Sen Group 68

Bảng 3.2 Bảng phân loại màu ống sản xuất 70

Bảng 3.3 Các bước triển khai phần mềm ERP 72

Trang 17

Bảng 3.4 Bảng dự toán chi phí đầu tư hệ thống camara giám sát 73Bảng 3.5 Bảng dự toán chi phí đầu tư hệ thống âm thanh loa phát 74

Trang 18

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Toàn cảnh Công ty VLXD Hoa Sen 20

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Công ty VLXD Hoa Sen 21

Hình 2.3 Ống nhựa uPVC 25

Hình 2.4 Ống nhựa HDPE 26

Hình 2.5 Ống nhựa PPR 26

Hình 2.6 Lưu đồ triển khai sản xuất 35

Hình 2.7 Quy ước đặt mã Ống nhựa 40

Hình 2.8 Sơ đồ bố trí kho nhựa 43

Hình 2.9 Quy trình giao hàng Ống nhựa 46

Hình 2.10 Quy trình kiểm tra NVL đầu vào 54

Hình 3.1 Vị trí hiện hữu các chi nhánh Hoa Sen Group 68

Trang 19

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng, đặc biệt khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đi vào hoạt động từ năm 2015 và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương được các nước thành viên thông qua sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp một cách toàn diện Để tồn tại và phát triển trong xu hướng tự do hóa thương mại như hiện nay thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có hoạt động quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho của một công ty là một công việc khó khăn và phức tạp bởi hàng tồn kho bao gồm rất nhiều thành phần với các đặc điểm khác nhau, mỗi thành phần lại có độ tương thích khác nhau đối với từng phương thức quản lý Trong tài sản lưu dộng, hàng tồn kho luôn được đánh giá là trung tâm của sự chú ý trong mọi lĩnh vực bởi nó thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm Bởi vậy công việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc phức tạp và khó khăn

Vậy tồn kho bao nhiêu là hợp lý? Đây luôn là một vấn đề đối với doanh nghiệp Làm thế nào để xác định mức tồn kho tối ưu với chi phí tồn kho thấp nhất? Trong thời gian qua, mặc dù Công ty đã cố gắng nhằm thực hiện tồn kho tối

ưu nhưng vì làm theo kiểu tự phát nên thực tế còn nhiều vấn đề tranh luận trong nội

bộ Công ty về quản trị hàng tồn kho sao cho có hiệu quả cao, đồng thời việc triển khai sản xuất hàng tồn kho, công tác lưu kho, giao hàng chưa thực hiện thống nhất

và đồng bộ giữa các đơn vị phòng ban, mặc khác công ty vẫn chưa có phần mềm chính thống để triển khai và giám sát công tác quản trị hàng tồn kho mà chủ yếu

được thực hiện thủ công thông qua phần mềm exel, vì thế Tôi chọn đề tài “QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO ỐNG NHỰA TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẬT LIỆU XÂY DỰNG HOA SEN” để nghiên cứu Qua đề tài này, Tôi sẽ có cơ hội áp dụng

Trang 20

các lý thuyết đã học vào điều kiện kinh doanh thực tế của Công ty VLXD Hoa Sen,

để rút ra những kiến thức cần thiết trong quản trị tồn kho đem vận dụng vào thực tiễn một cách tốt nhất

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho, phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp về công tác hoạch định hàng tồn kho, nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện và nhóm giải pháp kiểm soát hàng tồn kho nhằm tối ưu hóa công tác quản trị hàng tồn kho Ống nhựa của Công ty VLXD Hoa Sen

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý hàng tồn kho Ống nhựa

và các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý hàng tồn kho Ống Nhựa

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp của phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó nghiên cứu định tính là chủ yếu

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các phương pháp như thống kê mô tả, phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hóa nhằm đưa ra các đánh giá, nhận định về hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty Số liệu sử dụng chủ yếu là dữ liệu thứ cấp

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát,

xử lý dữ liệu nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho

Trang 21

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Chương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho Ống Nhựa tại Công ty Vật liệu xây dựng Hoa Sen

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho Ống Nhựa tại Công ty VLXD Soa Sen

- Kết luận

- Tài liệu tham khảo

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

1.1 Quản trị

1.1.1 Khái niệm quản trị

Thuật ngữ quản trị có nghĩa là một phương thức hoạt động hướng tới mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản trị sử dụng, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát

Hiện nay, đang có khá nhiều khái niệm quản trị được sử dụng Sau đây là một

số khái niệm thông dụng

Theo Mary Parke Follett (1918): “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”

Theo Jame Stoner và Stephen Robbins (2010): “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

Theo Robert Kreitner (1998): “Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn thay đổi Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn” Những định nghĩa về quản trị nêu trên mặc dù được diễn đạt khác nhau, với các góc độ tiếp cận riêng song có thể thấy chúng có những điểm chung sau:

- Quản trị là một hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việc với nhau

- Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu (có hướng đích)

- Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu

- Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị

Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động không ngừng

Trang 23

Từ các điểm chung này ta có thể khái quát quản trị là sự cần thiết phải thiết kế một bộ máy quản lý hữu hiệu để có thể điều hành, phối hợp hoạt động của toàn bộ

tổ chức hướng tới mục tiêu đã đề ra Nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không chỉ tự mình hoàn thành công việc

1.1.2 Chức năng quản trị

Theo James Stoner và Stephen Robbins (2010) chức năng quản trị bao gồm 4 chức năng chính sau:

Hoạch định: là chức năng quản trị có mục đích xác lập một mô hình (tham

chiếu) cho tương lai nhờ đó mà ta nhận ra những cơ hội và rủi ro, căn cứ vào đó phải làm những việc ngay bây giờ để khai thác cơ hội và né tránh rủi ro Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, đến những mục tiêu cần đạt được và phương thức đạt những mục tiêu đó Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị Có rất nhiều công ty không hoạt động được hay chỉ huy động được một phần công suất chỉ vì không hoạch định hay hoạch định tồi Hoạch định cũng có nghĩa là nghĩ cách sử dụng nhân tài, vật lực để khai thác cơ hội, thời cơ và ngăn chặn hữu hiệu những rủi ro, bất trắc của môi trường Hoạch định là quá trình ấn định những mục tiêu, xây dựng và chọn lựa những biện pháp tốt nhất để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đó Tất cả những nhà quản trị từ cấp cao đến cấp thấp đều làm công việc hoạch định Hoạch định không những vạch ra con đường để đi tới mục tiêu mà còn chỉ ra giải pháp để giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của một tổ chức

Tổ chức: Là chức năng quản trị có mục đích phân công nhiệm vụ, tạo dựng

một cơ cấu, thiết lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết để thực hiện kế hoạch Nó sẽ xác định xem ai sẽ hoàn thành nhiệm vụ nào, ở đâu và khi nào thì xong Công việc tổ chức thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại cho dù hoạch định tốt

Trang 24

Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị liên quan đến hoạt động thành lập ra các bộ phận trong tổ chức bao gồm các khâu và các cấp, tức là quan hệ hàng ngang và hàng dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó

Điều khiển: Là chức năng quản trị nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn

nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu của tổ chức Chức năng điều khiển liên quan đến hoạt động thúc đẩy quan hệ cá nhân và nhóm trong mối quan hệ quản trị nhằm xây dựng một bản sắc văn hóa cho tổ chức Cuối cùng là quá trình thông tin và truyền thông trong tổ chức Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa tổ chức đến thành công dù

kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém Chức năng điều khiển trong quản trị được xác định là quá trình tác động đến con người, hướng dẫn, thúc đẩy họ sẵn sàng, nhiệt tình thực hiện những nhiệm vụ được giao

Kiểm soát: Kiểm soát là chức năng quản trị thúc đẩy thành tích của doanh

nghiệp hướng về hoàn thành mục tiêu Kiểm soát là để lường trước rủi ro, đánh giá hoạt động và đo lường kết quả hoạt động … tìm ra các nguyên nhân gây ra sai lệch

và tìm các giải pháp điều chỉnh thích hợp Chính kiểm soát là chức năng khép kín một chu kỳ quản trị, mở ra một chu kỳ quản trị mới tạo ra sự liên tục cho quá trình quản trị và nó là chức năng giúp nhà quản trị biết khi nào phải điều chỉnh hoạt động, khi nào cần phải có hoạch định mới

Kiểm soát là công việc của bất kỳ một cấp bậc quản trị nào từ vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc cho đến một đốc công hay một tổ trưởng Tuy nhiên trong thực tiễn, khái niệm này vẫn được tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một khái niệm thông dụng về chức năng kiểm soát: Kiểm soát là quá trình đo, lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệnh trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch hoặc nguy cơ sự sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được những mục tiêu của nó (Phan Thị Minh Châu, 2011)

1.2 Khái niệm, phân loại và tầm quan trọng của hàng tồn kho

Trang 25

1.2.1 Khái niệm hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra

để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Theo Logistics Viet Nam)

1.2.2 Phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho tồn tại trong các công ty sản xuất có thể được phân ra thành ba loại:

- Nguyên vật liệu: là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong quá

trình sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp Nói đến hoạt động quản lý hàng tồn kho, quản lý nguyên vật liệu thường được nhắc đến đầu tiên Quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại

có vai trò công dụng khác nhau Với điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phân loại nguyên vật liệu tốt thì mới tổ chức tốt việc hạch toán và quản lý nguyên vật liệu

Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, kinh doanh Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu thường phân ra làm các loại sau

Nguyên liệu và vật liệu chính: Là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia

công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm Nguyên liệu ở đây

chính là các đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp

Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, kinh

doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao

Trang 26

tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu

quản lý

Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, củi, xăng,

dầu… Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỉ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kĩ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ

- Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng

vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm

- Thành phẩm: Là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối

cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn

kỹ thuật quy định và nhập kho Thành phẩm được sản xuất ra với chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu của thị trường đã trở thành yêu cầu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Việc duy trì, ổn định và không ngừng phát triển sản xuất của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi chất lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhiệm vụ đặt ra với các nhà quản lý doanh nghiệp là kiểm soát được tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, các nghiệp vụ khác liên quan đến việc tiêu thụ thành phẩm vì chỉ có như vậy mới xác định chính xác kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 27

Đối với thành phẩm, ta không thường đưa ra các mô hình quản lý dự trữ cụ thể

vì tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp mà nhà quản lý phải tìm ra biện pháp phù hợp với doanh nghiệp mình để quản lý thành phẩm thuộc hàng tồn kho Tuy nhiên luôn có một số nguyên tắc quản lý và hạch toán chung như

Hạch toán nhập, xuất kho thành phẩm phải được phản ánh theo giá thực tế Thành phẩm phải được phân loại theo từng kho, từng loại, từng nhóm và từng thứ thành phẩm

Tổ chức ghi chép kiểm tra lượng, giá trị thành phẩm xuất, nhập kho được thực hiện đồng thời ở hai nơi: phòng kế toán và ở kho Nhờ đó, phòng kế toán cũng như ban quản lý doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời các trường hợp ghi chép sai các nghiệp vụ tăng, giảm thành phẩm và các nguyên nhân khác làm cho tình hình tồn kho thực tế không khớp với số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán

Sản phẩm sản xuất xong sẽ được nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận thứ hạng chất lượng căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ trưởng sản xuất lập “Phiếu nhập kho” và giao thành phẩm vào kho Mỗi lần xuất kho thành phẩm để tiêu thụ cần lập “Phiếu xuất kho thành phẩm” Phiếu này có thể lập riêng cho mỗi loại hoặc nhiều loại thành phẩm, tuỳ theo tình hình tiêu thụ thành phẩm

Tóm lại, mỗi loại hàng tồn kho đều có những đặc điểm riêng Vì thế, quy trình quản lý và kiểm soát cũng có những nét khác biệt đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp nắm vững tính chất hàng tồn kho của doanh nghiệp mình để đưa ra phương pháp và mô hình quản lý hiệu quả

Ba loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến công ty khác tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp

Một số công ty cũng duy trì loại thứ tư của hàng tồn kho, được gọi là nguồn vật tư, chẳng hạn như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tương tự Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản xuất

1.2.3 Lý do của việc lưu trữ hàng tồn kho

Trang 28

Tại sao các công ty lại giữ hàng tồn kho trong khi chi phí lưu trữ khá đắt?

Có ba lý do chính của việc giữ hàng tồn kho:

- Giao dịch: Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránh tắc nghẽn trong

quá trình sản suất và bán hàng Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các doanh nghiệp đảm bảo được việc sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô Mặt khác, việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm

- Dự phòng: Việc giữ lại hàng tồn kho với mục đích này là một tấm đệm cho

những tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán Sẽ có những bức phá bất ngờ

về nhu cầu thành phẩm vào một thời điểm nào đó Tương tự, cũng sẽ có những sự sụt giảm không lường trước trong cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm Ở cả hai trường hợp này, một doanh nghiệp khôn ngoan sẽ chắc chắn muốn có vài tấm đệm để đương đầu với những thay đổi khôn lường

- Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được những lợi thế khi giá cả

biến động Giả sử nếu giá nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàng tồn kho so với yêu cầu với giá thấp hơn

1.2.4 Lợi ích và chi phí việc lưu trữ hàng tồn kho

Lưu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp Những lợi thế quan trọng nhưng không hạn chế có thể kể đến như:

- Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh: Bằng việc lưu trữ hàng tồn kho,

một công ty có thể tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ khi không có sẵn nguồn cung tại một thời điểm nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Giảm chi phí đặt hàng: Các chi phí đặt hàng gồm chi phí liên quan đến đơn

đặt hàng cá nhân như đánh máy, phê duyệt, gửi thư,… có thể được giảm rất nhiều nếu công ty đặt những đơn hàng lớn hơn là vài đơn hàng nhỏ lẻ

- Đạt được hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ đủ số lượng hàng tồn kho cũng

đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả Nói cách khác, nguồn cung ứng đủ hàng tồn kho sẽ ngăn ngừa sự thiếu hụt nguyên liệu ở những thời điểm nhất định mà

có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất

Trang 29

Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt Có thể nói rằng việc thu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi ro và việc gặp phải những rủi ro không lường trước được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều, không có kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định Do vậy, rất cần thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho Chi phí lưu trữ hàng tồn kho được phân ra làm hai loại:

- Chi phí nguyên liệu: bao gồm các khoản phí liên quan đến đến việc đặt

hàng để thu mua nguyên liệu, các thành phần, tiền lương cho nhân viên quản trị hành chính, chí phí thuê mặt bằng, cước phí, chuyển phát, hóa đơn, văn phòng phẩm, v.v Càng nhiều đơn hàng thì càng nhiều các chi phí liên quan và ngược lại

- Chi phí thực hiện: bao gồm các khoản phí liên quan đến việc lưu trữ hoặc

vận chuyển hàng tồn kho cũng như chi phí bảo hiểm rủi ro trọn gói, chi phí thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân công, sự lãng phí, lỗi thời, sự hao mòn, mất trộm… Nó cũng bao gồm các khoản phí cơ hội Điều này có nghĩa: khoản tiền dành cho hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định Do đó mà sự mất mát của việc thu lại cũng có thể được xem như

một chi phí cơ hội

Những điểm trên nhằm nhấn mạnh cho tầm quan trọng của việc quản lý hàng tồn kho, để quyết định số lượng hàng tồn kho tối ưu nhất cho công ty, doanh nghiệp theo chu kì (Theo Logistics Viet Nam)

1.3 Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.1 Mục đích quản trị hàng tồn kho

Các doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho nhằm vào 2 mục đích chính

- Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có: mục đích chính là đảm bảo hàng tồn

kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự tốn kém trong tổ chức điều hành Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn Hậu quả là việc sản xuất giảm

đi hoặc không thể sản xuất Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm

Trang 30

doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định Không chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận

- Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn kho: liên quan gần nhất đến

mục đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm báo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổ chức ở mọi thời điểm

Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách Một là khoản tiền không bị chặn khi hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào những nơi khác để kiếm lời Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời

sẽ làm tăng lợi nhuận

1.3.2 Quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

- Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạch định hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc ban hành các chính sách hàng tồn kho cụ thể thông qua các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, chủ trương, chính sách của Chủ tịch HĐQT và Ban Tổng giám đốc làm cơ sở hoạch định xây dựng các chính sách bán hàng, các chính sách về hàng tồn kho (tuổi hàng tồn kho, chính sách bán hàng, chính sách bán hàng tồn kho lâu năm, hoạch định vòng quay hàng tồn kho theo từng thời điểm (theo mùa vụ), các chính sách thưởng/phạt về hàng tồn kho)

Quy định chính sách và quy trình nhập xuất hàng hóa để đảm bảo tối ưu trong quá trình lưu kho, giao hàng

- Tổ chức thực hiện chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Đây là quá trình áp dụng chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh vào thực tế Quá trình thực hiện quản lý hàng tồn kho bắt đầu từ thời

Trang 31

điểm đặt hàng nguyên vật liệu, tiếp nhận đơn hàng và sản xuất thành phẩm, nhập kho, xuất kho, bán hàng trong đó bao gồm các công tác triển khai sản xuất hàng tồn kho; thực hiện đặt mã thành phẩm, thực hiện nhập kho và lưu kho; thực hiện chất xếp và quản lý kho trên cơ sở sơ đồ nhà xưởng; thực hiện xuất kho và giao nhận; thực hiện giao hàng hóa thành phẩm; đánh giá hàng tồn kho định kỳ hàng tháng; tính toán thưởng phạt hàng tồn kho định kỳ; tăng cường xử lý hàng tồn kho lâu năm

và triển khai kiểm kê định kỳ

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chính sách hàng tồn kho đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Kiểm soát quá trình triển khai thực hiện các chính sách được hoạch định về hàng tồn kho, trên cơ sở kết quả kiểm soát để tiếp tục phát huy những điểm phù hợp

và hoạch định lại những điểm chưa phù hợp để đảm báo công tác quản trị hàng tồn kho được hiệu quả và thông suất

Trang 32

 Xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ

- Lượng đặt hàng tối ưu

Mục tiêu của các mô hình dự trữ đều nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí dự trữ Khi nghiên cứu về chi phí hàng tồn kho ta đã có phương trình:

min (1) Xét phương trình (1), ta lấy vi phân TIC theo Q Từ đó ta có thể tính được lượng hàng cung ứng mỗi lần tối ưu Q* như sau:

2 1

Trang 33

Như vậy, lượng dự trữ tối ưu hay lượng đơn hàng tối ưu Q* sẽ là một lượng xác định sao cho tại đó tổng chi phí TIC là nhỏ nhất Q* tối ưu tại điểm có chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ (chi phí cơ hội) bằng nhau

Công thức này cũng có thể được thể hiện qua đồ thị sau:

- Khoảng cách giữa hai lần đặt hàng

Kí hiệu T là khoảng cách giữa hai lần đặt hàng ta có

T = Số ngày làm việc trong năm

Số lượng đơn đặt hàng mong muốn (N)

 Xác định thời điểm đặt hàng mới

Trong mô hình dự trữ EOQ ta giả định rằng, sự tiếp nhận một đơn đặt hàng

là thực hiện trong một chuyến hàng Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ chờ đến khi hàng trong kho về đến đơn vị thì mới tiến hành đặt hàng tiếp và sẽ nhận ngay tức khắc Tuy nhiên, trong thực tế thời gian giữa lúc đặt hàng và nhận hàng có thể ngắn trong vòng vài giờ hoặc rất dài đến hàng tháng Đồng thời không có doanh nghiệp nào đợi đến khi nguyên vật liệu hay hàng tồn kho trong kho của mình hết rồi mới

Chi phí đặt hàng

C2xD/Q

Lượng hàng cung ứng Chi phí

O

Chi phí lưu kho C1xQ/2

Trang 34

đặt hàng tiếp Cũng không doanh nghiệp nào đặt hàng mới quá sớm vì như vậy cũng làm tăng chi phí tồn trữ hàng hoá

Do đó để quyết định khi nào sẽ đặt hàng ta phải xác định thời điểm đặt hàng mới dựa trên số lượng hàng tồn kho sử dụng mỗi ngày nhân với độ dài thời gian giao hàng Sơ đồ điểm đặt hàng lại ROP được thể hiện như sau

Điểm đặt hàng lại: ROP = d x L trong đó:

L: thời gian vận chuyển đơn hàng

d: nhu cầu hàng ngày về hàng tồn kho

Lượng hàng tồn kho

Trang 35

toàn Hơn nữa, hàng tồn kho là loại tài sản lưu động biến đổi hàng ngày, hàng giờ nên yêu cầu về lượng dự trữ an toàn càng cần thiết hơn

Nói đến cơ cấu tài sản trong một doanh nghiệp ta thường phân làm ba loại: tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời Tài sản lưu động thường xuyên hay tài sản lưu động ròng được xác định là chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn Thành phần của tài sản lưu động ròng bao gồm cả

ba loại tài sản là tiền mặt như một tấm đệm cho việc chi tiêu ngoài dự kiến, một số khoản phải thu có khả năng thu hồi cao và hàng tồn kho Vì thế, lượng dự trữ an toàn chính là lượng hàng tồn kho nằm trong tài sản lưu động ròng được duy trì trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Lượng dự trữ an toàn được hiểu là lượng hàng tồn kho dự trữ thêm vào lượng

dự trữ tại thời điểm đặt hàng

Trên thực tế rất khó xác định lượng dự trữ an toàn thông qua chi phí tổn thất

do thiếu hàng Người ta thường dựa vào nhu cầu khách hàng có thể đáp ứng bởi hàng tồn kho dự phòng (lượng dự trữ an toàn) trước khi đơn hàng mới nhập kho Mức phục vụ khách hàng được xác định càng cao thì mức độ tồn kho điểm hàng đặt cần phải xác định càng cao Vì thế, các doanh nghiệp cần cân nhắc hợp lý giữa chi phí do thiếu hàng tồn kho và chi phí cho hàng tồn kho dự phòng

Như vậy, mô hình EOQ đã chỉ ra qui mô đặt hàng tối ưu làm tối thiểu hoá chi phí đặt hàng và lưu kho

1.4.2 Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ -Production Order Quantity model)

Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích luỹ dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết Mô hình này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấy vật tư để dùng Trong những trường hợp này cần phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng

Trang 36

Trong mô hình POQ về cơ bản giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến nhiều chuyến

1.4.3 Mô hình dự trữ thiếu (BOQ – Back Order Quantity model)

Mô hình BOQ được xây dựng trên cơ sở giả định rằng doanh nghiệp chủ định

dự trữ thiếu hụt và xác định được chi phí thiếu hụt do việc để lại một đơn vị dự trữ tại nơi cung ứng hàng năm Ngoài ra, chúng ta còn giả định rằng doanh thu không

bị suy giảm vì sự dự trữ thiếu hụt này Như vậy, mô hình này giống với các mô hình trước trên, duy chỉ thêm một yếu tố bổ sung là chi phí cho một đơn vị hàng để lại nơi cung ứng hàng năm

1.4.4 Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model)

Để tăng doanh số bán hàng, nhiều doanh nghiệp đưa ra chính sách giảm giá khi số lượng mua cao lên Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp Nhưng dự trữ sẽ tăng lên và do đó, chi phí lưu kho sẽ tăng Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng sẽ tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi Mục tiêu đặt ra là chọn đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm là bé nhất Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng QDM

1.4.5 Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model)

Nội dung của mô hình này là khảo sát lợi nhuận biên trong mối quan hệ tương quan với tổn thất cận biên Nguyên tắc chủ yếu của mô hình này là ở một mức dự trữ đã định trước, chúng ta chỉ tăng thêm một đơn vị dự trữ nếu lợi nhuận cận biên lớn hơn hoặc bằng tổn thất cận biên

1.5 Vai trò của ngành nhựa Việt Nam

Những năm gần đây, ngành Nhựa ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các ngành kinh tế Các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong tiêu dùng hàng ngày cũng như làm nguyên liệu cho các ngành khác Cuộc sống càng phát triển, thu nhập càng cao

Trang 37

thì yêu cầu của người tiêu dùng đối với chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhựa cũng tăng lên, kể cả các sản phẩm cao cấp Không giống như mặt hàng dệt may, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam lại thích thị trường nội địa hơn thị trường xuất khẩu Nguyên nhân là do giá bán sản phẩm nhựa trong nước thường cao, do đó bán sản phẩm trong nước có thể thu được lợi nhuận cao hơn xuất khẩu Vì vậy, sản phẩm nhựa Việt Nam đã quen thuộc và được người dân cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tin dùng, như sản phẩm nhựa Hoa Sen, nhựa Bình Minh, Tiền Phong, Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường nội địa

Xu hướng của thế giới là sử dụng những sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, trong khi các sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như túi xốp đựng hàng siêu thị, túi đựng rác đã và đang đáp ứng được yêu cầu này … Mặt khác, sản phẩm Nhựa của Việt Nam cũng được các nước nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng cũng như lợi ích về thuế quan khi Việt Nam đã và đang gia nhập hầu hết các FTA có quy mô thị trường lớn trên thế giới Do đó tiềm năng xuất khẩu của ngành Nhựa Việt Nam cũng rất thuận lợi, tăng khả năng mở rộng thị trường trên thế giới

1.6 Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày một số khái niệm về quản trị và trình bày các chức năng của cơ bản của quản trị: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra Nội dung quan trọng nhất của chương này là trình bày về hàng tồn kho để trên cơ sở đó làm rõ vai trò của hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nhìn chung, quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh có những nội dung chính sau đây (1) Khái niệm và phân loại hàng tồn kho; lợi ích và chi phí lưu trữ tồn kho (2) Quản trị hàng tồn kho trong hoạt động sản xuất kinh doanh: mục đích của công tác quản trị hàng tồn kho và các chức năng cơ bản

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO ỐNG NHỰA TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG HOA SEN

2.1 Tổng quan về Công ty VLXD Hoa Sen

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty VLXD Hoa Sen là đơn vị thành viên thuộc Tập Đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group), thành lập ngày 18 tháng 12 năm 2007, với vốn điều lệ ban đầu 150 tỷ đồng, trụ sở và các nhà máy chính tọa lạc trong khuôn viên 10,8 hecta, tại đường số 2B, KCN Phú Mỹ 1, Thị trấn Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Với định hướng chiến lược trở thành nhà sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng dẫn đầu thị phần trong nước và khu vực, Công ty hiện đang đảm nhiệm việc sản xuất – cung ứng các dòng sản phẩm chủ yếu như: Ống thép mạ kẽm, Ống thép đen, Xà gồ thép, Ống nhựa (Ống nhựa uPVC, Ống nhựa HDPE, Ống nhựa PPR), Phụ kiện và keo dán Ống nhựa Hoa Sen

Hình 2.1 Toàn cảnh Công ty VLXD Hoa Sen

2.1.2 Sơ đồ tổ chức

Trang 39

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH MTV VLXD HOA SEN

HOA SEN GROUP

CÔNG TY TNHH MTV VLXD HOA SEN

BAN KIỂM SOÁT

CHỦ SỞ HỮU TẬP ĐOÀN HOA SEN

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC

PHÒNG KH-TH PHÒNG KH-CƯ PHÒNG

KT-SX NHÀ

MÁY NHỰA

NHÀ MÁY THÉP

NHÀ MÁY

XẺ BĂNG

KSNB PHÒNG

CÁC BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, CHUYÊN VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

PHÓ GIÁM ĐỐC

KH - CƯ PHÓ GIÁM ĐỐC

NỘI VỤ PHÓ GIÁM ĐỐC KT - SX

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Công ty VLXD Hoa Sen

2.1.3 Văn hóa doanh nghiệp

Công ty VLXD Hoa Sen sản xuất và kinh doanh dựa trên văn hóa 10 chữ T đó

là trung thực, trung thành, tận tụy, trí tuệ, thân thiện

2.1.4 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi

- Tầm nhìn: Trở thành Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất

Ống nhựa bằng chiến lược phát triển bền vững trên cơ sở xây dựng và phát triển chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, hệ thống phân phối bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện

và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị và văn hóa kinh doanh đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho người lao động và xã hội

Trang 40

- Sứ mệnh: Cung cấp các sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen với chất

lượng quốc tế và giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước và phát triển cộng đồng

- Giá trị cốt lõi: Trung thực – Cộng đồng – Phát triển

- Triết lý kinh doanh: Công ty hoạt động dựa trên 4 triết lý cơ bản: Chất

lượng sản phẩm là trọng tâm; Lợi ích khách hàng là then chốt; Thu nhập nhân viên

là trách nhiệm; Chia sẻ cộng đồng là nghĩa vụ

2.1.5 Công tác phát triển nguồn nhân lực

- Công tác tuyển dụng: Công ty tuyển dụng tuân thủ đúng quy trình tuyển

dụng đã ban hành và định biên nhân sự

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Sau khi tuyển dụng, Cán

bộ công nhân viên được đào tạo về nội quy lao động và các quy định chế tài trong công ty Cán bộ công nhân viên làm việc trong Nhà máy được sắp xếp đào tạo về an toàn lao động

- Chế độ lương, thưởng, phúc lợi: Thực hiện theo đúng thang bảng lương đã

ban hành và áp dụng chế độ lương khoán theo quy định của Tập đoàn Ngoài ra còn

có các loại phụ cấp như an toàn, phòng cháy chữa cháy, trách nhiệm, thâm niên

- Công tác kỷ luật công nghiệp: Cán bộ công nhân viên tuân thủ tốt các vấn

đề an toàn, tác phong, kỷ luật công nghiệp trong giờ làm việc, đảm bảo tuân thủ nội quy an toàn lao động

2.1.6 Một số kết quả hoạt động của Công ty VLXD Hoa Sen

Ngày đăng: 21/02/2017, 23:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w