Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa phải vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay hơn 90 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước. Điều này cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy, lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấp lương thực cho cả nước và chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ hơn. Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu của một nước thì nước đó sẽ tập trung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng gạo. Từ sự tập trung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển và tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Từ năm 1989 đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu đước những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai thế giới. Kể từ tháng 11 1990, khi Việt nam và Liên minh châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đến nay quan hệ hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển. Cả Việt nam và EU đều xem nhau là những đối tác thương mại quan trọng.Quan hệ Việt Nam Liên minh châu Âu (EU) đã có những phát triển tích cực và toàn diện, đặc biệt, việc hai bên ký chính thức Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) tháng 62012 trở thành một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa 2 bên. Mục tiêu của Hiệp định này là thúc đẩy tự do hoá thương mại và thực hiện các cam kết WTO một cách sâu rộng hơn trong các nước thành viên EU và ASEAN tạo ra rất nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai. Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam – EU trong nửa đầu năm 2015 là 14,89 tỷ USD tăng 12,4% so với năm 2014 (Tổng cục Hải quan Việt Nam) . Đánh giá về triển vọng của quan hệ hợp tác Việt nam EU chúng ta thấy có rất nhiều hứa hẹn. Bên cạnh đó, vai trò của Việt nam trong khu vực cũng như vai trò của Liên minh châu Âu trên trường quốc tế ngày càng tăng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, Việt nam cần chú trọng hơn nữa đến việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU. Việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cần thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách đối với sự phát triển kinh tế của Việt nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tài “ Hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU”.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2 MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Mục đích nghiên cứu 5
2.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 7
6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 KHÁI NIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 8
1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 9
1.3 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU 12
1.3.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp 13
1.3.2 Xuất khẩu ủy thác 14
1.3.3 Hình thức gia công hàng xuất khẩu 15
1.3.4 Hình thức xuất khẩu tự doanh 16
1.3.5 Hình thức xuất khẩu qua đại lý nước ngoài 17
1.3.6 Buôn bán đối lưu (Counter – trade) 17
1.3.7 Hình thức tạm nhập, tái xuất khẩu (Re-exportation) 19
1.3.8 Hình thức chuyển khẩu (Switch- Trade) 20
1.3.9 Xuất khẩu tại chỗ 20
1.3.10 Thương mại điện tử 21
1.4 QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 22
1.4.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài 22
1.4.2 Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu 23
1.4.3 Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 24
1.4.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 26
Trang 22.1 KHÁI QUÁT VỀ EU 26
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển EU 26
2.1.2 Cơ cấu EU 29
2.1.3 Tiềm năng 30
2.1.4 Những đặc điểm nổi bật của thị trường EU 37
2.1.5 Mối quan hệ thương mại Việt Nam – EU: 40
2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GẠO TẠI VIỆT NAM 42
2.2.1 Lịch sử ngành trồng lúa tại Việt Nam theo khảo cổ học và 43
2.2.2 Các hệ thống canh tác lúa 46
2.2.3 Các loại giống lúa 48
2.2.4 Sản xuất lúa 49
2.2.5 Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo 53
2.2.6 Các chính sách liên quan đến sản xuất lúa gạo tại Việt Nam 54
2.2.7 Năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay 56
2.3 P HÂN TÍCHCHUNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI V IỆT N AM TRONG THỜI GIAN QUA
57 2.3.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1989 đến nay 58
2.3.2 Phân tích chung kết quả xuất khẩu gạo Việt Nam theo sản lượng và gía trị59 2.3.3 Phân tích kết quả xuất khẩu gạo Việt Nam theo chủng loại 63
2.3.4 Phân tích kết quả xuất khẩu gạo Việt Nam theo thị trường 69
2.4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG EU: .73 2.4.1 Phân tích hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác: 73
2.4.2 Phân tích hoạt động lập phương án kinh doanh: 74
2.4.3 Phân tích hoạt động đàm phán và ký kết hợp đồng 75
2.4.4 Phân tích hoạt động thực hiện hợp đồng xuất khẩu 76
2.5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAMSANG THỊ TRƯỜNG EU 77
2.5.1 Phân tích kết quả xuất khẩu gạo sang EU theo kim ngạch 77
2.5.2 Phân tích kết quả xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU theo chủng loại: 81
2.5.4 Phân tích kết quả xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trườngEU theo phương thức thanh toán 83
Trang 32.6 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 84
2.6.1 Điểm mạnh: 84
2.6.2 Điểm yếu: 84
2.6.3 Cơ hội 85
2.6.4 Thách thức: 86
2.6.5 Tìm hiểu thêm về các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU: 87
2.7 NHẬN XÉT CHUNG CHƯƠNG 2 94
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG EU 94
3.1 MỤC TIÊU VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNGEU 95
3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp 95
3.1.2 Cơ sở đề xuất giải pháp 95
3.1.3 Quan điểm đề xuất giải pháp 95
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯA RA 96
3.2.1 Chú trọng về giá và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu (W/O – 1, W/O – 2, W/O – 3) 96
3.2.2 Xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo (S/O -1, S/T – 1) 96
3.2.3 Xây dựng thương hiệu gạo (W/O – 4) 99
3.2.4 Cần có chính sách thu mua gạo dự trữ và chính sách trợ giá (S/T – 1) 101
3.2.5 Tuyên truyền mối quan hệ giữa nhà sản xuất và xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm (W/T – 1) 101
3.2.6 Một số giải pháp khác 102
KẾT LUẬN 104
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 EU European Uninon- Liên minh Châu Âu
2 EC European Communication – Cộng đồng Châu Âu
7 AFTA Asean Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do Asean
8 GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
12 GMP Good Hygiene Pratices
13 HACCP Hazard Analysis Critical Control Point
14 IQF Individually Quick Freeze- Phương pháp làm đông lạnh riêng rẽ
Trang 7người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghềtrồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước Điều này cho thấy lĩnh vực nôngnghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớntrong nền kinh tế quốc dân Như vậy, lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấplương thực cho cả nước và chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phảiphát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhậpkhẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ hơn.Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu của một nước thì nước đó sẽ tậptrung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuậttiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng gạo Từ sự tập trung sản xuất đó
sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn
bộ nền kinh tế Bên cạnh đó, xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác
có cơ hội phát triển và tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào chosản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Từ năm 1989 đến nay kim ngạchxuất khẩu gạo đã không ngừng tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần khôngnhỏ cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Trong quá trình sản xuất lúa gạo,Việt Nam đã thu đước những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành mộtnước xuất khẩu thứ hai thế giới
Kể từ tháng 11/ 1990, khi Việt nam và Liên minh châu Âu chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao, đến nay quan hệ hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực ngày càngphát triển Cả Việt nam và EU đều xem nhau là những đối tác thương mại quantrọng.Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) đã có những phát triển tích cực vàtoàn diện, đặc biệt, việc hai bên ký chính thức Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện(PCA) và khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) tháng 6/2012 trởthành một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa 2 bên1 Mục tiêu củaHiệp định này là thúc đẩy tự do hoá thương mại và thực hiện các cam kết WTO mộtcách sâu rộng hơn trong các nước thành viên EU và ASEAN tạo ra rất nhiều cơ hộihợp tác trong tương lai Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam – EU trong nửa đầu năm
2015 là 14,89 tỷ USD tăng 12,4% so với năm 2014 (Tổng cục Hải quan Việt Nam)2
1 Theo đại học Quốc gia Hà Nội, xem tại
https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C2093/N13762/Viet-Nam-%E2%80%93-EU:-Hop-tac-chien-luoc-va-toan-dien.htm
2Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam (2015), Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
Trang 8Đánh giá về triển vọng của quan hệ hợp tác Việt nam - EU chúng ta thấy có rất nhiềuhứa hẹn Bên cạnh đó, vai trò của Việt nam trong khu vực cũng như vai trò của Liênminh châu Âu trên trường quốc tế ngày càng tăng là một nhân tố quan trọng thúc đẩyquan hệ giữa hai bên Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, Việt nam cần chú trọnghơn nữa đến việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU Việc đẩy mạnh xuấtkhẩu gạo sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cần thiết về lâu dài mà còn là vấn đềcấp bách đối với sự phát triển kinh tế của Việt nam Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề, tôi đã chọn đề tài “ Hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU”.
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài gồm 3 mục đích chính sau:
Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay: tìm hiểu sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam; tìm hiểu cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu
Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu gạo ViệtNam trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng và hoạt động tổ chức kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Namsang thị trường EU giai đoạn 2009-2014, từ đó tìm ra các nguyên nhân và các yếu tốtác động đến tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU trong thời gianqua
Nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của gạo ViệtNam để đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Namsang thị trường EU trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=828&Category=Ph
%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=ph
%C3%A2n%20t%C3%ADch
Trang 9Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị
trường EU
Phạm vi nghiên cứu:Thực hiện nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam dựa
trên những số liệu, sách báo, thông tin, báo cáo tổng hợp được từ giai đoạn 2009 đến2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài này gồm có:
- Chương1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu bằng phương
pháp chính sau:
Phương pháp đọc tài liệu: Được sử dụng dùng để tiếp cận các thông tin, dữ liệu
đã có từ sách, báo, tạp chí nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩunhư khái niệm, vai trò, các hình thức, quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng xuất khẩu
- Chương2: Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU trong những năm gần đây bằng các phương pháp chính sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:Thu thập số liệu thứ cấp từ các bài báo
cáo có liên quan đến tình hình xuất khẩu gạo và hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạoViệt Nam từ 2009 đến năm 2015 Ngoài ra, tham khảo thông tin từ các sách, báo, tạpchí kinh tế và internet
Phương pháp thống kê – mô tả: Thực hiện thống kê các dữ liệu về kết quả xuất
khẩu phân theo kim ngạch, số lượng, thị trường, phương thức thanh toán, hình thứcxuất khẩu, điều kiện giao hàng và theo khách hàng Từ đó, mô tả các dữ liệu lên cácBiểu đồ, Sơ đồ để tạo cơ sở cho việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩugạo của nước ta
Phương pháp so sánh - đối chiếu: Tiến hành so sánh, đối chiếu kết quả nhận
được với cơ sở lý luận để tìm ra những điểm giống và khác nhau, từ đónhận xét điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tạo cơ sở hình thành giải pháp Phương pháp nàycòn giúp làm sáng tỏ các nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xuất khẩugạo, từ đó có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức dành cho mặthàng gạo tại Việt Nam
Trang 10 Phương pháp tình huống: trích dẫn tài liệu, bảng biểu, ý kiến chuyên gia đã có
từ nguồn thứ cấp để đưa ra những nhận xét cụ thể cho việc phân tích của bài nghiêncứu
- Chương3: Xác định mục tiêu và cơ sở của các giải pháp từ đó đề ra những
giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dành cho công ty bằng phương pháp chính sau:
Phương pháp tư duy biện chứng: Dựa vào thực trạng hoạt động kinh doanh
xuất khẩu gạo và hệ thống lý thuyết, cơ sở lý luận để xem xét sự phát triển cuả ngànhgạo qua các thời kỳ cũng như mối quan hệ giữa hoạt động xuất khẩu với các sự vật,hiện tượng khác mà cụ thể là các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu của công ty.Bên cạnh đó tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong hoạt động kinh doanhxuất khẩu nhằm xác định mục tiêu và cơ sở của các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu để đềxuất các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu gạo Việt Namsang thị trường EU
5 Ý nghĩa đề tài
Việc nghiên cứu đề tài sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân về việc nâng caohiểu biết về lĩnh vực xuất khẩu, hiểu biết về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo củaViệt Nam trong công cuộc đổi mới
Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài cũng mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc chútrọng nâng cao hiệu quả của việc kinh doanh xuất khẩu gạo, thấy được những cơ hội
và thách thức trên thị trường thế giới và đề xuất những kế hoạch phát triển đúng đắngóp phần thúc đâỷ hoạt động xuất khẩu gạo tạo đà tang trưởng kinh tế cho đất nước
6 Kết cấu đề tài
Ngoài danh mục bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ thì bố cục bài nghiên cứu như sau:
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị
trường EU trong những năm gần đây
Chương 3:Một số kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU
Trang 11- -1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ
ra thị trường nước ngoài; gồm hai loại hình là xuất khẩu hàng hoá (còn gọi là xuất
Trang 12khẩu hàng hoá hữu hình) và xuất khẩu dịch vụ (còn gọi là xuất khẩu hàng hoá vôhình).
Theo Điều 2 Nghị định 57/1998 NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ, “hoạtđộng xuất khẩu hàng hoá là hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam vớithương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm cả hoạt độngtạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hoá”3
Như vậy, xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hànghoá và dịch vụ được bán cho nước ngoài với mục tiêu là lợi nhuận trên cơ sở dùng tiền
tệ làm phương tiên thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc giahoặc với cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế củatừng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao đổi hàng hoá giữa cácquốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.Xétdưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầutiên của doanh nghiệp khi bước vào lĩnh vực kinh doanh quốc tế, nhằm sử dụng khảnăng vượt trội (hoặc những lợi thế) của doanh nghiệp; giảm chi phí cho một đơn vị sảnphẩm do nâng cao khối lượng sản xuất; nâng cao được lợi nhuận và giảm rủi ro nhờ tốithiểu hoá sự dao động của nhu cầu
Hoạt động xuất khẩu không phải là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một
hệ thống các quan hệ buôn bán phức tạp có tổ chức bên trong và bên ngoài nhằm mụctiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu, kinh tế ổnđịnh và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân Hoạt động xuất khẩu diễn ra trênmọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến
tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao Tất cả các hoạt động nàyđều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp thamgia nói riêng
Như vậy, với khái niệm như trên xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh nhưng phạm
vi kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia hay nói cách khác đó là hoạt động buônbán với nước ngoài Thông qua hoạt động xuất khẩu, quốc gia có thể thu được nhữnglợi ích to lớn cho nền kinh tế trong nước.Đối với nền kinh tế, xuất khẩu tạo nguồn vốnchính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước Hoạt động xuất khẩu còn tạo được nguồn vốn nước ngoài cần thiết để nhập khẩu
3 Theo Hải Quan Đồng Nai, xem tại 98.htm
Trang 13http://www.dncustoms.gov.vn/Data/Thong_tu/TT_18_BMT_28-8-vật tư kỹ thuật, xây dựng cơ sở http://www.dncustoms.gov.vn/Data/Thong_tu/TT_18_BMT_28-8-vật chất kỹ thuật trang thiết bị Thông qua hoạt độngxuất khẩu hàng hoá, quốc gia sẽ phát huy và sử dụng tốt hơn lao động và tài nguyêncủa đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân Đồng thời, xuấtkhẩu phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế nâng cao vật chất và tinh thần chongười lao động.
1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế
Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đốingoại, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thể hiện ởnhững mặt sau:
Xuất khẩu thúc đẩy phân công lao động và hợp tác đôi bên cùng có lợi, tạo điều kiện mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất và tăngnhanh khả năng tiêu dùng của một quốc gia Xuất khẩu tiêu thụ một bộ phận lớn tổngsản phẩm xã hội ở thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ Nó tạo điều kiện để nền kinh
tế quốc dân có thể sản xuất với quy mô lớn trên cơ sở chuyên môn hoá và hợp tác quốc
tế Nhờ sản xuất với quy mô lớn nên có thể tạo thuận lợi cho đầu tư, cho việc hiện đạihoá kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, qua đó tăng năng suất lao động và hạgiá thành sản phẩm
Xuất khẩu tạo điều kiện khai thác triệt để lợi thế so sánh và các tiềm năng kinh tếViệt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng rất phong phú về tiềm năng (các nguồn lực).Song điều đó chỉ mới là khả năng.Tính hiện thực của nó lại được quyết định ở việcthực hiện hệ số khai thác tiềm năng ngày một nâng cao
Hệ số khác thác tiềm năng ≔Tổngtiềm năng đã đượcđiều tra có khả năng Tiềm năng thực tế đượckhai thác
Hiệu suất sinh lợi kém nếu công nghệ khai thác, hình thức đối tác và bạn hàng (nhất
là bạn hàng nước ngoài) xác định không đúng và ngược lại hiệu suất lợi nhuận cao nếu
ta biết lựa chọn bạn hàng, đối tác khai thác tiêu thụ các tiềm năng đem lại Chính vìvậy, bằng cách đó, xuất khẩu góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tốc độ tăngtrưởng kinh tế và hiệu suất tích luỹ có từ nội lực của tỉnh Hà Tây, một nhiệm vụ rấtquan trọng hiện nay
Xuất khẩu tạo nên nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước
Trang 14Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như đầu tư nướcngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ ngoại tệ, xuất khẩu sức laođộng… Các nguồn từ đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ… tuy quan trọng nhưngrồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau Như vậy, nguồn vốn quantrọng nhất để nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là xuất khẩu.Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Thông qua việc lựa chọn bạn hàng, đối tác và các hình thức xuất khẩu để thu ngoại
tệ, tích luỹ vốn sẽ giúp Hà Tây nâng cao hiệu ích sử dụng vốn, nhập khẩu các côngnghệ mới từ bên ngoài, đồng thời phát huy hiệu quả các nguồn lực từ bên trong vàngoại lực trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của tỉnh Vai trò này ngàycàng trở nên quan trọng khi năng lực tích luỹ và huy động trong GDP của nền kinh tếViệt Nam trong đó có Hà Tây còn hạn chế
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới rađời gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành khác phát triển theo Xuất khẩu tạo điềukiện cho các ngành khác có cơ hội đầy đủ cho phát triển.Nó tạo khả năng mở rộng thịtrường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định; tạo điều kiện mở rộng khảnăng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Xuấtkhẩu còn tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sảnxuất trong nước; đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việcquản trị sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thịtrường thế giới
Thực tế vừa qua cho thấy, thắng lợi bước đầu của sự nghiệp đổi mới sẽ chững lạihoặc tăng trưởng chậm nếu không tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý một cách đồng bộ,nếu không tập trung sức người sức của vào đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Việc kết hợp hài hoà giữa chiến lược công nghiệp hoá thaythế hàng nhập khẩu và chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu là một quanđiểm đúng đắn Song quá trình này có thành công hay không thì không thể thiếu vắnghoặc xem nhẹ vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Trang 15Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trước hết, sản xuấtxuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập cao hơn Xuấtkhẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống
và đáp ứng ngày một phong phú nhu cầu tiêu dùng của người dân
Tài nguyên và lực lượng lao động (nhất là lao động trí tuệ) là nguồn lực rất quantrọng đòi hỏi phải được sử dụng hợp lý Muốn khai thác nguồn lực điều quan trọng làphải có điều kiện nhất định như: vốn, khoa học-công nghệ cao, cơ cấu kinh tế và cơchế quản lý kinh tế hợp lý Các điều kiện đó không tách rời vai trò của hoạt động kinh
tế đối ngoại nói chung và xuất khẩu nói riêng Ở đây cần nhấn mạnh các khía cạnhsau:
Việc hình thành các khu công nghiệp, các khu chế xuất nằm trong địa bàn tỉnhnhằm thu hút tiềm năng của Hà Tây và các tỉnh lân cận tạo lực lượng hàng hoáđược tinh chế và tái chế làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu Từ đó, tăng công
ăn việc làm cho người lao động
Thông qua việc mở rộng và hiện đại hoá các ngành dịch vụ thu ngoại tệ trên địabàn – hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ Bằng cách này, Hà Tâytừng bước có nguồn thu ngoại tệ lớn, cho phép tăng nhanh kim ngạch nhậpkhẩu vật tư, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại mà Hà Tây rất cần nhưngvẫn còn thiếu Mặt khác, làm tăng thêm công ăn việc làm cho người lao động
mà Hà Tây đang phải chịu sức ép lớn cần phải giải toả
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫnnhau.Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại.Có thể hoạt động xuất khẩu có sớmhơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này pháttriển Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệtín dụng, đầu tư và mở rộng vận tải quốc tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đốingoại nêu trên tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và khả năng hội nhậpcủa quốc gia vào thị trường quốc tế Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu luôn là chiến lượcquan trọng của mỗi quốc gia Đối với tỉnh Hà Tây, hoạt động xuất khẩu đang ngàycàng trở nên đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, có đóng góp nhất
Trang 16định vào sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước Kim ngạch xuất khẩu tăngnhanh về qui mô và tốc độ đã góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh
1.3 Các hình thức xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, các nhà buôn giao dịch với nhau theo những cách thứcnhất định Ứngvới mỗi phương thức xuất khẩu có đặc điểm riêng Kỹ thuật tiến hànhriêng Tuy nhiên trong thực tế xuất khẩu thường sử dụng một trong những phươngthức chủ yếu sau:
1.3.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức mà một doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm của minh cho kháchhàng ở thị trườngmục tiêu, trực tiếp tiến hành các giao dịch với đối tác nước ngoàithông qua các tổ chức của mình.Hình thức xuất khẩu trực tiếp được áp dụng khi nhàxuất khẩu đủ tiềm lực để mở đại diện riêngvà kiểm soát được toàn bộ quá trình xuấtkhẩu thông qua đại diện và hệ thống kênh phân phối
Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi khối lượng giao dịch phải lớn, đòi hỏi doanhnghiệp phải có đủ tiềm lực tài chính để đứng vững được trên thị trường
Trang 17 Những sự thay đổi bất ngờ từ phía khách hàng hoặc thị trường có thể dẫn đến
ứ đọng vốn và thất thoát hàng hóa vì trong hình thức xuất khẩu trực tiếpdoanh nghiệp phải bỏ vốn ra thu gom hàng hóa và hàng hóa thuộc sở hữu củadoanh nghiệp
Quy trình cơ bản của xuất khẩu trực tiếp: Nghiên cứu thị trường Lậpphương án kinh doanh Giao dịch và đàm phán Thỏa thuận và kí kết hợpđồng Thực hiện hợp đồng
Như vậy, khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc.Nghiên cứu hiểu kỹ về bạn hàng, loại hàng hoá định mua bán, các điều kiện giao dịchđưa ra trao đổi, cần phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của công việc Lựa chọnngười có đủ năng lực tham gia giao dịch, cần nhắc khối lượng hàng hoá, dịch vụ cầnthiết để công việc giao dịch có hiệu quả
1.3.2 Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu ủy thác còn gọi là xuất khẩu gián tiếp.Đây là hình thức kinh doanh trong
đó đơn vị xuất nhập khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuấttiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu
do đó nhà sản xuất và qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác
PGS.TS Phạm Duy Liên (2012) cho rằng: “Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm
cho doanh nghiệp không thể có mối liên hệ trực tiếp với thị trường, bạn hàng, do vậy
họ sử dụng các hình thức xuất khẩu gián tiếp qua người thứ ba: mua bán qua trung gian thương mại, tham gia đấu giá, mua bán ở sở giao dịch hàng hóa… Những nguyên nhân gặp phải trong kinh doanh thường là do tính chất của hàng hóa, do không am hiểu thị trường, không có thời gian nghiên cứu, thâm nhập thị trường, do các quy định của luật pháp,…” 4
Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu nhận ủy thác nhận xuất khẩu một lô hàngnhất định với danh nghĩa của mình và nhận đƣợc một khoản thù lao theo thỏa thuậnvới đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy thác) Các trung gian mua bán không chiếm hữuhàng hoá của doanh nghiệp mà trợ giúp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sangthịtrường nước ngoài Các trung gian xuất khẩu như: đại lý, doanh nghiệp quản lý xuấtnhập khẩu và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Hình thức này bao gồm các bước sau:
4PGS.TS Phạm Duy Liên (2012), “Chương 4: Xuất khẩu hàng hóa”, Giáo trình Giao dịchThương mại Quốc tế, NXB Thống kê, trang 179
Trang 18 B1: Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
B2: Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nướcngoài
B3: Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước
Ưu điểm:
Những người nhận uỷ thác hiểu rõ tình hình thị trường pháp luật và tập quánđịa phương, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và thanh tránhbớt uỷ thác cho người uỷ thác
Đối với người nhận uỷ thác là không cần bỏ vốn vào kinh doanh tạo ra công
ăn việc làm cho nhân viên đồng thời cũng thu được một khoản tiền đáng kể
Nhược điểm:
Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trườngthường phải đáp ứng những yêu sách của người trung gian
Lợi nhuận bị chia sẻ
1.3.3 Hình thức gia công hàng xuất khẩu
Gia công hàng xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu; trong đó:
Người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyênphụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước;
Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theoyêu cầu của người đặt hàng gia công ở nước ngoài và giao lại cho người đặtgia công toàn bộ sản phẩm làm ra để nhận tiền công
Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên đặt hàng gia công
và nhận gia công hàng; trong đó, bên đặt gia công là một cá nhân hay một tổ chức kinhdoanh ở nước ngoài, còn bên nhận gia công Việt Nam được hiểu là thương nhân ViệtNam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho các thương nhân nướcngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công Đối với hàng gia công thuộcDanh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhậpkhẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp nhận bằng văn bản của cơquan có thẩm quyền
Trong thực tế có 3 loại hình thức gia công chính yếu:
Hình thức 1 (Nhận nguyên liệu giao thành phẩm): là hình thức gia công mà bên
đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời
Trang 19gian sản xuất, chế tạo đã thỏa thuận, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công Trongtrường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bênđặt gia công.
Hình thức 2 (Mua đứt bán đoạn): là hình thức gia công mà bên đặt gia công bán
đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo đã thỏa thuận,
sẽ mua lại thành phẩm Trong trường hợp này quyển sở hữu nguyên vật liệu chuyển từbên đặt gia công sang bên nhận gia công
Hình thức 3 (Hỗn hợp): là hình thức gia công mà trong đó bên đặt gia công chỉ
giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụliệu để sản xuất, chế tạo ra thành phẩm
Tính phụ thược vào đối tác nước ngoài cao
Nếu chỉ áp dụng phương thức kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thểxây dựng chiến lược phát triển ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thểxây dựng chiến lược phát triển sản phẩm; chiến lược giá; chiến lược phân phối;xây dựng thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm
1.3.4 Hình thức xuất khẩu tự doanh
Là hình thức doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (tổ chức thu mua hoặc tổ chức sảnxuất), tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu Cụ thể hơn, xuất khẩu tự doanh là hoạt
Trang 20động xuất khẩu độc lập và trực tiếp của một doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu kỹ thịtrường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí để đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh xuất khẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, pháp luật của quốc gia cũngnhư quốc tế Doanh nghiệp phải chịu tất cả mọi việc từ nghiên cứu thị trường, tìmnguồn hàng cho đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Ưu điểm:
Công ty có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chấtlượng sản phẩm hoặc tinh chế sản phẩm để xuất khẩu với giá cao và tìm mọicách để giảm chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu để thu được nhiều lợi nhuận
Hình thức xuất khẩu tự doanh có thể đảm bảo cho công ty đẩy mạnh thâm nhậpthị trường thế giới để trở thành các công ty xuyên quốc gia hoặc đa quốc giagóp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như thương hiệu, uy tín hơn nữa
Nhược điểm:
Chi phí kinh doanh cao cho tiếp thị, tìm kiếm khách hàng
Vốn kinh doanh lớn
Đòi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp riêng
Rủi ro trong xuất khẩu nhiều hơn so với phương thức gia công xuất khẩu vì mọigiai đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu đều do doanh nghiệp xuất khẩu tựlo
1.3.5 Hình thức xuất khẩu qua đại lý nước ngoài
Là hình thức doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thuê doanh nghiệp nước ngoài làmđại lý bán hàng của mình và thu ngoại tệ về
Ưu điểm:
Doanh nghiệp không cần đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt độngthương mại ở nước ngoài, mà vẫn có thể thâm nhập sâu và rộng vào thị trườngkhu vực và thế giới
Phát triển thương hiệu và thị phần ở nước ngoài
Nhược điểm:Nếu không am hiểu tường tận đối tác nhận đại lý hoặc không ký hợp
đồng đại lý chặt chẽ dễ bị chiếm dụng vốn hoặc mất vốn (do đối tác không trả) và giảiquyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài rất phức tạp
1.3.6 Buôn bán đối lưu (Counter – trade)
Trang 21Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong xuấtkhẩu kết hợp chặc chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượngtrao đổi với nhau có giá trị tương đương Buôn bán đối lưu thường được sử dụng trongcác giao dịch mua bán với chính phủ của các nước đang phát triển Hàng hóa và dịch
vụ được dùng để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác trong trường hợp việc thanh toánbằng các phương thức truyền thống khó khăn, tốn kém,hoặc không thực hiệnđược
Các loại hình buôn bán đối lưu:
Hàng đổi hàng (Barter) là loại hình mua bán lâu đời nhất Trong loại hình này
hàng hóa được trao đổi trực tiếp mà không dùng tiền để thanh toán Ngày nay mặc dù
ít thông dụng nhưng hàng đổi hàng vẫn được sử dụng (cả trong thương mại nội địa)khi mua bán trực tiếp, giao dịch một lần So với các loại hình khác trong mua bán đốilưu, hàng đổi hàng chỉ là một hợp đồng đơn nhất (các loại hình khác có từ hai loại hợpđồng trở lên), hoạt động mua bán diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (các loại khác cóthể kéo dài vài năm) và ít phức tạp (các loại khác thường cần đến các cam kết quản lý
và các nguồn lực phục vụ việc mua bán đối lưu)
Nghiệp vụ bù trừ (Compensation deals) hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ
sở ghi trị giá hàng giao, đến cuối kỳ hạn hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, đối chiếuvới giá trị giao và giá trị nhận Số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầucủa bên chủ nợ
Mua đối lưu (Counter Purchase): hay còn được gọi là mua bán giáp lưng hoặc
giao dịch bù trừ, bao gồm hai hợp đồng riêng biệt Mua đối lưu được thực hiện chủyếu trong ngành công nghiệp quốc phòng, chính phủ sẽ mua các loại vũ khí quân sụhạng nặng từ các công ty thầu quốc phòng và yêu cầu các công ty này mua một số mặthàng hoặc tạo thêm công ăn việc làm cho quốc gia mình
Nghiệp vụ mua lại (Buy back agreement): theo đó người mua đồng ý cung cấp
công nghệ hoặc trang thiết bị để xây dựng các cơ sở sản xuất và nhận thanh toán dướidạng sản phẩm do cơ sở đó sản xuất Về bản chất, các hàng hóa và dịch vụ được muabán trong giao dịch gốc đã sinh ra các hàng hóa và dịch vụ khác, chúng đóng vai trònhư một khoản thanh toán cho các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trong giao dịchgốc
Ưu điểm:
Trang 22 Khắc phục tình trạng thiếu tiền tệ mạnh thường xuyên xảy ra ở các nước đangphát triển
Mua bán đối lưu giúp các doanh nghiệp này tiếp cận những thị trường mà họkhông thể tiếp cận được, đồng thời tạo thêm nguồn tiền tệ mạnh cho đất nước
và tạo dựng được các mối quan hệ mới với khách hàng
Thường rất quan liêu do chịu ảnh hưởng của các luật lệ mà chính phủ ban hành.Các luật lệ đó thực sự rất phiền hà và thường làm nản lòng các doanh nghiệpxuất khẩu
1.3.7 Hình thức tạm nhập, tái xuất khẩu (Re-exportation)
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đãnhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhậpkhẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra banđầu
Hợp đồng này luôn thu hút ba nước xuất khẩu, nước tái xuất, và nước nhập khẩu Vìvậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.( Triangirlar transaction)
Tái xuất có thể thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:Tái xuất theo đúng nghĩacủa nó, trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuấtkhẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu Ngược chiều với sự vận động của hànghoá là sự vận động của đồng tiền đồng tiền được xuất phát từ nước nhập khẩu sangnước tái xuất và nhanh chóng được chuyển sang nước xuất khẩu
Ưu điểm
Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất,đầu tư vào nhà xưởng máy móc, thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn
Trang 23 Tạo sự cân bằng trong cán cân thương mại quốc tế giữa hai nước, tránh đượcchiến tranh thương mại mà không dẫn tới nhập siêu, hoặc với hình thức tạmnhập, tái xuất cho phép giải quyết các trường hợp hàng của nước này không cónhu cầu tại nước kia trong khi hai nước lại muốn có quan hệ thương mại vớinhau
Nhược điểm:Kinh doanh tái xuất đòi hỏ sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả,
sự chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán Do vậy khi doanh nghiệp tiếnhành xuất khẩu theo phương thức này thì cần phải có đội ngũ cán bộ có chuyện môncao
1.3.8 Hình thức chuyển khẩu (Switch- Trade)
Là việc mua hàng hóa từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnhthổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và khônglàm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
Ưu điểm:
Doanh nghiệp đóng vai trò nhà môi giới thương mại để kiếm lời
Nếu biết cách phối hợp giữa người bán (thực thụ) với người mua (thực thụ) thìdoanh nghiệp không cần bỏ vốn mà vẫn có thể kiếm lời (trong trường hợp này,thường sử dụng loại L/C Back to Back; Transferable L/C…)
Chi phí kinh doanh và thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động chuyểnkhẩu thường thấp hơn so với hình thức tạm nhập tái xuất khẩu
Nhược điểm:Chuyển khẩu trong thực tế là hình thức kinh doanh phức tạp, có nhiều
rủi ro, đòi hỏi trình độ của nhà kinh doanh phải cao, phải rất am hiểu về thị trường, giá
cả, các phương thức thanh toán quốc tế
1.3.9 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt
của nó đem lại.GS TS Võ Thanh Thu (2010) định nghĩa rằng: “Xuất khẩu tại chỗ là
hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nước của mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài; hoặc bán hàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.” 5
5 GS.TS Võ Thanh Thu (2010), Kinh tế & Phân tích Hoạt động Kinh doanh Thương mại, NXB Tổng
Trang 24Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên giớiquốc gia mà khách hàng vẫn mua được Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâmnhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.
Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây cũng làmột hình thức xuất khẩu có hiệu quả được các nước chú trọng hơn nữa.Việcthanh toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện
1.3.10 Thương mại điện tử
Theo Tổ chức thương mại thế giới: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất,quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạngInternet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả sản phẩm giao nhận cũng nhưnhững thông tin số hóa thông qua mạng Internet”
kể thời gian và chi phí giao dịch
Tạo điều kiện tìm kiếm các bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên bình diệntrong nước, khu vực và quốc tế
Kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và đóng vai trò ngàycàng lớn trong nền kinh tế Lợi ích này còn có ý nghĩa đặt biệt quan trong đốivới các nước đang phát triển, có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nướcphát triển trong một thời gian ngắn nhất
Trang 25Nhược điểm: Việc mua hàng trong của hàng thỏa mãn được nhiều nhu cầu của
người mua mà mua sắm trên mạng không đáp ứng được.Khi đến các cửa hàng thực,người mua có thể nhận và xử lý thông tin xung quanh mình, giao tiếp với những ngườikhác, tận tay kiểm tra các mặt hàng như đồ nội thất, quần áo và trang sức
1.4 Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu 6
1.4.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài
Nghiên cứu thị trường nhằm nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các quiluật vận động của thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định.Vì thế nó có ý nghĩa rấtquan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế đặc biệt là tronghoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia Vì thế khi nghiên cứu về thịtrường nước ngoài, ngoài các yếu tố chính trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng phong tục tậpquán,…doanh nghiệp còn phải biểt xuất khẩu mặt hàng nào, dung lượng thị trườnghàng hoá là bao nhiêu, đối tác kinh doanh là ai, phương thức giao dịch như thế nào, sựbiến động hàng hoá trên thị trường ra sao, cần có chiến lược kinh doanh gì để đạt đượcmục tiêu đề ra
Tổ chức thu thập thông tin.
Công việc đầu tiên của người nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin có liênquan đến thị trường về mặt hàng cần quan tâm Có thể thu thập thông tin từ các nguồnkhác nhau như nguồn thông tin từ các tổ chức quốc tế như trung tâm thương mại vàphát triển của Liên hợp quốc, Hội đồng kinh tế và Châu á Thái Bình Dương, cơ quanthống kê hay từ các thương nhân có quan hệ làm ăn buôn bán Một loại thông tinkhông thể thiếu được là thông tin thu thập từ thị trường, thông tin này gắn với phươngpháp nghiên cứu tại thị trường Thông tin thu thập tại hiện trường chủ yếu được thuthập được theo trực quan của nhân viên khảo sát thị trường, thông tin này cũng có thểthu thập theo kiểu phỏng vấn theo câu hỏi Loại thông tin này đang ở dạng thô cho nêncần xử lý và lựa chọn thông tin cần thiết và dáng tin cậy
Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin.
Phân tích thông tin về môi trường: Môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy khi phân tích cần phải thu thập vàthông tin về môi trường một cách kịp thời và chính xác
Trang 26 Phân tích thông tin về giá cả hàng hoá: Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giớibiến động rất phức tạp và chịu chi phối bởi các nhân tố chu kỳ, nhân tố lũngđoạn, nhân tố cạnh tranh, nhân tố lạm phát.
Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng: Nhu cầu của thị trường là tiêu thụđược, chú ý đặc biệt trong marketing, thương mại quốc tế, bởi vì công việc kinhdoanh được bắt nguồn từ nhu cầu thị trường
Lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Các tiêu chuẩn chung như chính trị pháp luật, địa lý, kinh tế, tiêu chuẩn quốctế
Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ
Bảo hộ mậu dịch: thuế quan, hạn ngạch giấy phép
Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sức mua của đồng tiền
Các tiêu chuẩn thương mại
Sản xuất nội địa
Xuất khẩu
Các tiêu chuẩn trên phải được đánh giá, cân nhắc điều chỉnh theo mức độ quantrọng Vì thường sau khi đánh giá họ sẽ chiếm các thị trường, sau đó chọn thị trườngtốt nhất
Nghiên cứu lựa chọn đối tác
Sự thành bại của một nghiệp vụ xuất nhập khẩu còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tốkhách hàng Lựa chọn được bạn hàng tin cậy, hàng hóa sẽ được tiêu thụ với các điềukiện có lợi, vốn thu hồi nhanh, không có tranh chấp phát sinh… và ngược lại
Lựa chọn đối tác: Khi nghiên cứu lựa chọn đối tác, các doanh nghiệp nên quan tâm
Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đối tác;
Thiện chí của đối tác.7
1.4.2 Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu
7 http://voer.edu.vn/m/qua-trinh-to-chuc-hoat-dong-xuat-khau-hang-hoa/e9461848
Trang 27Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tạo nguồn hàng là việc tổ chức hàng hoá theo yêucầu của khách hàng Các doanh nghiệp sản xuất cần phải trang bị máy móc, nhà xưởngnhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu.Kế hoạch tổ chức sản xuất phải lập chitiết, hoạch toán chi phí cụ thể cho từng đối tượng.Vấn đề công nhân cũng là một vấn
đề quan trọng, số lượng công nhân, trình độ, chi phí.Đặc biệt trình độ và chi phí chocông nhân nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và giá thành sản xuất
Lập kế hoạch xuất khẩu.
Doanh nghiệp lập kế hoạch xuất khẩu sang thị trường bao gồm: hàng hoá, khốilượng hàng hoá, giá cả hàng hoá, phương thức sản xuất Sau khi xác định sơ bộ cácyếu tố trên doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch giao dịch ký kết hợp đồng như lậpdanh mục khách hàng, danh mục hàng hoá, số lượng bán, thời gian giao dịch…
1.4.3 Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
Chuẩn bị cho giao dịch.
Để công tác chuẩn bị giao dịch diễn ra tốt đẹp doanh nghiệp phải biết đầy đủ cácthông tin về hàng hoá, thị trường tiêu thụ, khách hàng…
Việc lựa chọn khách hàng để giao dịch căn cứ vào các điều kiện sau như: tình hìnhkinh doanh của khách hàng, khả năng về vốn cơ sở vật chất, uy tín, danh tiếng quan hệlàm ăn của khách hàng…
Hoàn giá: khi nhận được thư chào hàng nếu không chấp nhận điều kiệntrong thư mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghị này được gọi là hoàn giá
Chấp nhận: là đồng ý hoàn toàn bộ tất cả các diều kiện trong thư chào hàng
Xác nhận: hai bên mua bán thống nhất với nhau về các điều kiện đã giaodịch Họ đồng ý với nhau và đồng ý thành lập văn bản xác nhận (thường lậpthành hai bản)
Ngày nay tồn tại hai loại giao dịch:
Trang 28 Giao dịch trực tiếp: là giao dịch mà người mua và người bán thoả thuận bàn
bạc trực tiếp
Giao dịch gián tiếp: là giao dịch thông qua các tổ chức trung gian.
Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà các doanh nghịêp chọn phương thức giao dịch thíchhợp Trong thực tế hiện nay, giao dịch trực tiếp được áp dụng rộng rãi bởi giảm đượcchi phí trung gian, dễ dàng thống nhất, có điều kiện tiếp xúc với thị trường, kháchhàng, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
1.4.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu thì doanh nghiệp phải thực hiện các công việckhác nhau Tuỳ theo điều khoản hợp đồng mà doanh nghiệp phải làm một số công việcnào đó Thông thường các doanh nghiệp cần thực hiện các công việc được mô tả theo
sơ đồ
Theo TS Đoàn Thị Hồng Vân, quy trình thực hiện hợp đồng kinh doanh tùy thuộc vàophương thực thanh toán và giao nhận mà bao gồm các bước sau:8
- Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của nhà nước
- Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán
- Chuẩn bị hàng hóa đề xuất khẩu
- Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
8 Đoàn Thị Hồng Vân (2013), quản trị xuất nhập khẩu, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Trang 29- Làm thủ tục hải quan
- Thuê phương tiện vận tải
- Giao hàng cho người vận tải
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu
- Lập bộ chứng từ thanh toán
- Khiếu nại và thanh lý hợp đồng
1.5 Nhận xét chung chương 1:
Chương1 của Chuyên đề giới thiệu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản của cơ sở
lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa Đồng thời cũng giới thiệu được một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Các lý thuyết, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá này sẽ được so sánh, vận dụng trong
Chương2
Ở chương 2, ta sẽ đề cập phân tích những vấn đề cụ thể về “ hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU” dựa vào lý thuyết được đề cập, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá, và những phương thức giải pháp thúc đẩy hoạt động vào thị trường EU ở chương 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
- -2.1 Khái quát về EU 9
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển EU
Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã được bộc lộ từ trong lịch sử Châu
Âu xa xưa, kể cả ý đồ muốn thực hiện thống nhất bằng vũ lực Hoàng đế Napoleon củanước Pháp là một minh chứng điển hình Ông đã từng nghĩ đến một Châu Âu thốngnhất với “một bộ luật Châu Âu một đồng tiền chung Châu Âu, các đơn vị đo lường,các qui tắc Châu Âu” và ông ta đã thất bại trong việc thực hiện mơ ước chung lànhmạnh đó bằng ý đồ sử dụng vũ lực để có một Châu Âu liên kết dưới sự thống trị củangười Pháp
Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ngoại trưởng Pháp Aristide Briandmới đề xuất trước Đại Hội đồng Hội Quốc Liên ý tưởng cụ thể về việc thành lập một
9 http://voer.edu.vn/m/khai-quat-ve-lien-minh-chau-au-eu/76f7584a
Trang 30liên hiệp Châu Âu mang thể chế liên bang Nhưng ý kiến này không gây được tiếngvang và chưa kịp có những bàn bạc cụ thể thì thế chiến lần thứ hai ập đến như là hậuquả của một ý tưởng ngông cuồng muốn thống nhất Châu Âu bằng bạo lực dưới sự caiquản của một quốc gia - dân tộc tực coi mình là thượng đẳng - Đức quốc xã.
Phải đến những năm 40 của thế kỷ XX sau khi thế chiến kết thúc, mới xuất hiệnmột phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá Mặc dùvậy, chỉ sau khi vấn đề nước Đức được đặt ra sau thế chiến thứ hai cùng với nguyệnvọng gìn giữ hoà bình Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ Pháp - Đức về vùngSarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu Âumới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế “Cộng đồng than và thépChâu Âu” (ECSC) ra đời ngày 18 tháng 4 năm 1951 với sáu nước thành viên là Pháp,Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, và Italia là cột mốc đầu tiên đánh dấu Châu Âu bắt đầutập họp lại một cách lành mạnh về tổ chức Tuy nhiên tiến trình liên kết Châu Âu chỉthực sự bắt đầu khi đại diện sáu nước thành viên ECSC ký các hiệp định Roma chínhthức thành lập “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (EEC) và “Cộng đồng năng lượngnguyên tử Châu Âu” (Euratom) với tư tưởng trung tâm là hình thành một thị trườngrộng lớn ở Châu Âu coi như một công cụ phối hợp và hoà nhập các chính sách kinh tếcủa các nước thành viên Đến cuộc họp thượng đỉnh giữa các vị nguyên thủ quốc giacác thành viên của châu Âu năm 1972 tại Paris thì lần đầu tiên thuật ngữ EU đượcnhắc tới Sự ra đời các cộng đồng Châu Âu đã đáp ứng được nhu cầu tạo lập khônggian không biên giới cho việc tự do lưu chuyển các nguồn lực và sản phẩm trong toànChâu Âu
Bước tiến quan trọng tiếp theo tạo ra sự cải biến căn bản khuôn khổ thiết chế vàchính trị cho tiến trình nhất thể hoá Châu Âu là việc ký kết văn bản Định ước Châu Âuduy nhất (the Single European Act) theo đuổi mục tiêu hình thành thị trường Châu Âuđơn nhất (the Single European market) với mốc thời gian là ngày 31 tháng 12 năm
1992 Tiếp đó việc ký kết Hiệp định về Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Maastricht tháng
10 năm 1993 là một cuộc cải cách toàn diện nhất các hiệp định Roma thúc đẩy sự liênkết Châu Âu trên cả ba trụ cột của EU là cộng đồng Châu Âu, chính sách đối ngoại và
an ninh chung và hợp tác về tư pháp và nội vụ
Trang 31Liên hiệp Châu Âu đang thực hiện các chính sách tiếp tục thúc đẩy liên kết hoátrước ngưỡng cửa thế kỷ XXI nhằm làm cho EU trở nên mạnh hơn và mở rộng Bướcvào thiên niên kỷ mới Liên hiệp Châu Âu đã khẳng định:
Các chính sách đối nội phải nhằm tới sự phát triển bền vững và việc làm, gắnkết kinh tế - xã hội và phát triển nông nghiệp
Tiến trình liên kết hoá Châu Âu phải làm sao nâng cao được vai trò của EU trêntrường quốc tế
Trong quá trình thực hiện liên kết Châu Âu, EU không chỉ mạnh hơn mà còn
mở rộng hơn về lãnh thổ
Thực hiện Hiệp định Amsterdam, tiến trình đi tới liên minh kinh tế và tiền tệ (EU)như đỉnh cao mới của liên kết hoá Châu Âu đang tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ EUtiến lên Mọi chuẩn bị về kỹ thuật đã được hoàn tất để ra đời đồng tiền chung Châu Âu(đồng EURO) ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 EU và đồng EURO sẽ tạo ra cáineo giữ cho sự ổn định, hoàn thiện hiệu quả thị trường và khuyến khích đầu tư cũngnhư mở ra những khả năng mới cho việc quản lý vĩ mô có hiệu quả hơn ở Châu Âu.Hiệp ước về Liên minh, hay hiệp ước Maastrich, vào năm 1993 đặt các nước thànhviên vào một chương trình đầy tham vọng: liên minh tiền tệ vào năm 1999, các chínhsách chung mới, quốc tịch châu Âu, một chính sách ngoại giao và an ninh nội bộ Hiệnnay, một hội nghị liên Chính phủ đang tranh luận về điều chỉnh các thể chế và các quátrình ra quyết định của EU, nhằm tạo nền móng cho việc mở rộng Cộng đồng sang cácnước Trung và Đông Âu
Tiến trình liên kết hoá Châu Âu đang được thực hiện thắng lợi, những thời cơ vàthách thức đang hiện diện trước một Liên hiệp Châu Âu sẽ bước vào thế kỷ XXI trong
tư cách một tổ chức mạnh hơn và mở rộng hơn Hiệp định Amsterdam đã tăng cườngmột bước đáng kể về các mặt tăng cường sức mạnh, hoàn thiện khả năng trong cáchoạt động đối ngoại và cải cách khuôn khổ thiết chế cho Liên hiệp Châu Âu trước khibước vào giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định của tiến trình liên kết
Trang 32Hình 2.1: Quốc Kỳ EU
Nguồn: Ủy Ban Châu Âu
Gần nửa thế kỷ hội nhập của châu Âu đã có một tác động sâu sắc tới sự phát triểncủa lục địa và cách suy nghĩ của người dân trên lục địa Nó cũng thay đổi cán cânquyền lực Tất cả các Chính phủ, bất kể thuộc hình thái chính trị nào, ngày nay đềunhận thức được rằng kỷ nguyên của chủ quyền quốc gia tuyệt đối đã qua đi Chỉ cóthông qua liên kết lực lượng và nỗ lực hướng tới “một căn cước chung” - trích Hiệpước về Cộng đồng Than và Thép châu Âu - thì các quốc gia châu Âu cũ mới tiếp tụcđược hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và duy trì được ảnh hưởng của mình trênthế giới
in justice and home affairs)
Các điều khoản chủ yếu trong hiệp ước của EU được dựa trên các nguyên tắc cơbản sau đây:
Lương thực chung;
Sửa đổi Hiệp ước EEC thành EC (European Community), bao gồm liên hiệpkinh tế và tiền tệ, liên hiệp về thuế quan, thị trường đơn nhất, chính sách nôngnghiệp chung, chính sách hạ tầng và vấn đề công dân của Liên hiệp
Chính sách về an ninh và đối ngoại (CFSP)
Hợp tác về các vấn đề pháp luật và nội vụ;
Tài chính chung;
Trang 33 Nghị định thư, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết quan hệ về kinh tế và xãhội và các chính sách xã hội để giải thích cho sự liên hệ tới CFSP và những vănbản của các nước thành viên của Liên hiệp Tây Âu (WEU) về vai trò của họ.Đồng thời Liên minh châu Âu được quản lý bởi một loạt các thể chế sau chung Cácthể chế chính bao gồm:
Một nghị viện được bầu thông qua bầu cử tự do, nó cung cấp một diễn đàn dânchủ cho việc tranh luận, mang chức năng giám hộ và giữ vai trò giám hộ trongtiến trình lập pháp;
Hội Đồng châu Âu, bao gồm các bộ trưởng của 15 nước thành viên và là cơquan chủ yếu ra quyết định;
Uỷ Ban châu Âu đại diện cho quyền lợi của Cộng Đồng và là cơ quan thi hànhchính sách của Cộng Đồng;
Toà án Tư pháp được đặt tại Luxembourg và đảm bảo luật pháp của Cộng Đồngđược hiểu và thực hiện theo đúng các hiệp ước;
Toà án Kiểm toán có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “theomột cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực” và các vấn đề tài chính của CộngĐồng được quản lý một cách thích hợp;
Ngân Hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), được thành lập để giúp thực hiện các dự ánđóng góp vào sự phát triển cân bằng của EU
2.1.3 Tiềm năng
2.1.3.1 Tiềm năng kinh tế
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, châu Âu luôn là đại lụcphát triển nhất về kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật Mặc dù bị chiến tranh tàn phánặng nề sau thế chiến thứ 2 kéo lùi nền kinh tế đi vài chục năm, nhưng ngay sau đóchâu Âu đã có những bước hồi phục thần kỳ và cho đến nay thì châu Âu luôn là mộtlục địa phát triển nhất trên thế giới nếu xét cả về tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sựvượt trên cả Mỹ Liên minh châu Âu (EU) chính là đại diện tiêu biểu cho lục địa này
về khả năng phát triển kinh tế, kỹ thuật Hiện nay liên minh châu Âu là một trong bacực về kinh tế, khoa học kỹ thuật gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, trong số 7 nước côngnghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới thì EU đã góp mặt với 4 nước, điều này cho tathấy được phần nào sức mạnh kinh tế của tổ chức này Về thương mại, với chỉ vẻn vẹn
có khoảng hơn 370 triệu người (6% dân số của thế giới), liên minh châu Âu đã chiếm
Trang 34tới một phần năm thương mại của toàn thế giới, đặc biệt khi các nước được thống nhấtbởi một quyết định về thương mại thì lợi thế này chắc chắn sẽ tăng lên.
Ngoài ra các chỉ số phát triển khác đều rất cao, như mức sống thì quả thật EU làmiền đất hứa cho nhiều người, là một mô hình mà hầu hết các nước khác trên thế giớiđều hướng tới, với mức GDP/người là rất cao, có nước vượt cả Mỹ và Nhật Bản, tỷ lệthất nghiệp cũng đã giảm dần trong những năm gần đây Một đặc điểm nổi bật nữa ởcác nước EU trong thời gian vừa qua là kinh tế của các nước của các nước đều tăngtrưởng, tuy cao thấp khác nhau, nhưng ổn định Ví dụ, Italia có mức kinh tế tăngtrưởng thấp nhất trong khối, nhưng hiện nay đang đi lên rõ rệt: Nếu GDP năm 1996tăng 0,7%, thì năm 1997 tăng gần gấp đôi (1,3%) Đạt được như vậy theo các chuyêngia kinh tế EU, là nhờ sự điều hành, phối hợp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
xã hội chung của các quốc gia và ban lãnh đạo khối EU
Để trở thành một trung tâm kinh tế vững mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội hiện nay của mình, EU đã nêu ra 3 mục tiêu cơ bản:
Bảo đảm các điều kiện tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ để phát triển nội bộ xãhội EU
Tạo ra các tiền đề để mở rộng biên giới EU sang Trung và Đông Âu rồi tới cácnước Ban Tích
Thông qua chính sách tài chính - tín dụng (phải đầu tư) để bắt các nền kinh tếxung quanh phải phục tùng lợi ích của các nước có nền khoa học và công nghệ
kỹ thuật cao của EU Điều này được thể hiện qua việc tăng viện trợ của EU ranước ngoài
Để đạt các mục tiêu ấy mọi chính sách của EU hiện nay đều nhằm tạo ra một liênminh kinh tế - tiền tệ vững mạnh cơ cấu lại các cơ sở sản xuất công nghiệp, đồng thờicải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng các mặt hàng do EU sản xuất, nhất là các mặthàng đang bị hàng ngoại cạnh tranh, nhằm bảo vệ thị trường nội địa EU và đảm bảokhả năng cạnh tranh cho mặt hàng EU trên thị trường nước ngoài Cụ thể, hiện nayngân sách EU dành 6 khoản để cấp phát cho phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng,trong đó có 2 khoản dành cho phát triển công nghiệp thông qua các quĩ: Quĩ phát triển
xã hội và quĩ đoàn kết Quỹ phát triển xã hội bao gồm các khoản đầu tư phát triển khuvực nông nghiệp toàn EU Quĩ đoàn kết nhằm tài trợ cho những nước thành viên EU
có GNP/ người thấp hơn 90% mức bình quân toàn EU (Hy Lạp, Ai Len, Tây Ban Nha,
Trang 35và Bồ Đào Nha) Khoản “chính sách nội bộ” dùng cấp phát cho các biện pháp nângcao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm EU trên thị trường quốc tế, trong đó dành 50 -70% cho nghiên cứu khoa học.
Ngày 2 - 5 - 1998 Hội nghị cấp cao EU họp tại Brucxen (Bỉ) đã chính thức thôngqua danh sách 11 nước trong số 15 nước thành viên EU tham gia vào đồng tiền châu
Âu đợt đầu tiên, đó là các nước: Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan, áo, PhầnLan, Ai Len, Luxembourg Ba nước Anh, Đan Mạch, Thụy Điển vì lý do chính trị nội
bộ không tham gia đợt đầu Riêng Hy Lạp không được chấp nhận vì chưa đáp ứngđược tiêu chuẩn qui định
Sau khi đồng EURO ra đời, nó sẽ thúc đẩy sự hoàn thiện thị trường nội bộ thốngnhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, tạo điều kiện cho tổ chức nàyphát triển về chất, tiến tới một châu Âu thống nhất
Lợi ích mà đồng tiền chung có thể mang lại cho 11 nước thành viên tham gia liênminh tiền tệ là giảm các khoản chi phí giao dịch tiền tệ, loại bỏ rủi ro ngoại hối(khoảng 0,33% GDP/năm, ước tính bằng 30 tỷ USD), tăng hiệu quả thương mại và đầu
tư, giảm sự khác biệt về giá cả trong khối, tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán kinhdoanh của doanh nghiệp, cho sự lựa chọn giá cả tối ưu cho người tiêu dùng, tạo ra sựcạnh tranh bình đẳng giữa các nền kinh tế trong liên minh, và đồngEURO sẽ trở thànhđồng tiền quốc tế mạnh liên, sẽ trở thành một đối trọng to lớn đối với đồng USD vàđồng Yên Nhật, góp phần tăng cường vai trò kinh tế của các nước EU trên thị trườngtài chính - tiền tệ thế giới
Ngoài ra đồng tiền chung EURO sẽ thúc đẩy các nước thành viên tham gia EMUphải điều chỉnh chính sách tài khoá để phù hợp với chính sách tiền tệ chung, để đápứng các đòi hỏi trong mục tiêu phát triển đặc thù của mình Việc các nước không còn
cơ hội sử dụng những chính sách tiền tệ riêng để đối phó với những vấn đề như chu kỳkinh doanh và cơ cấu kinh tế, điều đó buộc từng quốc gia thành viên trong liên minhphải cải cách thị trường lao động, thị trường sản phẩm thúc đẩy quá trình cải tiến ápdụng công nghệ mới, cải cách cơ cấu kinh tế đất nước, nhanh chóng tăng cường sứcmạnh cạnh tranh trong liên minh
Mặc dù đồng EURO được xây dựng chủ yếu phục vụ liên kết kinh tế châu Âu,nhưng đồng EURO ra đời sẽ có nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới Bởi vì, khiđồng EURO ra đời, nó sẽ đánh dấu một sự thống nhất chính sách tiền tệ của các nước
Trang 36EU và sự hội nhập toàn diện để trở thành một thị trường duy nhất về dịch vụ tài chính.
Do qui mô thương mại của EU tương đối lớn nên quá trình liên kết kinh tế của khốinày sẽ có nhiều tác động đến các nền kinh tế khác Quá trình liên kết kinh tế của EU
đã diễn ra từ lâu và đã tác động đến tương đối hoàn chỉnh ở nhiều lĩnh vực (thươngmại, di chuyển vốn, lao động, qui chế, luật lệ) của nền kinh tế thế giới
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới hiện nay làquá trình khu vực hoá đang được đẩy mạnh chưa từng thấy Trong đó, tiến trình thốngnhất tiền tệ châu Âu sẽ đẩy mạnh hơn quá trình khu vực hoá trong nền kinh tế thế giới.Việc các nước EU và các nước trong Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) ký kếtthành lập “Không gian kinh tế châu Âu (EEA)” sẽ tạo ra một thị trường thống nhấtgiữa 15 nước EU và 4 nước thành viên khác của châu Âu với không gian trải dài từBắc cực đến Địa Trung Hải, từ Đại Tây Dương đến Trung Âu EEA là liên minh kinh
tế mở, cho phép các nước châu Âu khác tiếp tục tham gia Hiện nay khối này sẽ giữnguyên hiệu lực của 80% những điều luật đã từng chi phối hoạt động của EU và chophép tự do buôn bán, tự do di chuyển qua biên giới của các nước thành viên các nguồnvốn hàng hoá, dịch vụ và sức lao động Với nguồn bổ sung mới này EEA chiếm hơn40% thương mại quốc tế - đây là bước tiến mới trong việc thống nhất châu Âu, là mộtnhân tố góp phần ổn định châu Âu Chắc chắn trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế
sẽ có sự thay đổi ngoạn mục trong 3 cột trụ là đồng USD, EURO, và Yên, địa vị củađồng EURO sẽ dần được nâng cao, có nhiều ý kiến cho rằng nó sẽ có khả năng thaythế đồng USD trong các chức năng là đơn vị tính toán, tiền tệ dự trữ và cả chức năngcan thiệp vào thị trường tài chính Hiện nay đã có một số nước tỏ ý muốn một phầnngoại hối của mình và ngoại tệ dự trữ là đồng EURO, đặc biệt trong đó có TrungQuốc Về vai trò là đồng tiền thanh toán quốc tế, hiện nay đồng tiền của các nước EUchiếm 35%, đồng USD chiếm 42%, đồng Yên Nhật chiếm 12% trong các giao dịchngoại hối
Đây quả là những thành tựu hết sức to lớn về kinh tế của liên minh Châu Âu,nhưng để duy trì giữ vững những thắng lợi này EU phải vượt qua được những trở ngạichủ quan và khách quan đang thách thức Đó là những sự bất đồng trong khối khi thamgia các tổ chức khác như liên minh tiền tệ EMU, sự bất đồng trong hiệp địnhMaastricht, sự bất đồng giữa các quyết định của các thành viên với tổ chức EU, sự bấtđồng giữa nước mới gia nhập EU với các nước thành viên cũ của nó Thêm vào đó, là
Trang 37ngay bản thân các nước EU còn nhiều yếu kém hơn khi so sánh với Mỹ hay Nhật Bản,đặc biệt là các chỉ số thất nghiệp, lạm phát hay mức tăng trưởng GDP.
Mặc dù còn nhiều chỗ bất đồng giữa các nước trong khối, nhưng với sự nỗ lựccủa ban lãnh đạo EU và sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia thành viên trong chínhsách kinh tế - tài chính, phân phối lại vấn đề vốn để giúp đỡ các nước chậm phát triểntrong khối EU không những đã ổn định được nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội bình quân,
mà còn đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn cộng đồng Nếu giờ đây EU khắc phụcnhững điều bất cập nói trên, thì có thể EU trở thành trung tâm kinh tế mạnh nhất nhìthế giới
2.1.3.2 Nguồn lực tài chính
Bảng 2.1: GERD, GDP và tỷ lệ giữa GERD/GDP của Châu Âu
(GERD và GDP theo khối lượng (tỷ USD) và theo tỷ lệ % so với thế giới)
Nguồn: World science Report 1998
Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cho toàn thế giới lên tới khoảng
479 tỷ USD trong năm 1994 Phần lớn R&D được tiến hành tại Bắc Mỹ là 37,9%, Tây
Âu là 28% còn Nhật Bản và các nước NICs chiếm 18,6% Trung Quốc hiện nay chiếmkhoảng 4,9% chi phí trên thế giới, Ấn Độ và các nước Trung Á 2,2%, cộng đồng cácquốc gia độc lập (CIS) khoảng 2,5% và Mỹ Latinh là 1,9%
Về tỷ lệ giữa tổng chi phí quốc nội cho R&D (GERD) với GDP, ở Bắc Mỹ là2,5%, Nhật Bản và NICs là 2,3% là những nơi có tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là EU là 1,8%
và Châu Đại Dương là 1,5% Các nước CIS, Trung và Đông Âu gộp lại là 1%, Ấn Độ
và các nước Trung Á là 0,6% giữ vị trí trung gian, còn tỷ lệ GERD/GDP thấp nhất là0,2 - 0,3%
2.1.3.3 Nhân lực
Người ta có thể định lượng “nhân lực khoa học - công nghệ” hoặc bằng số ngườitrong độ tuổi lao động được đào tạo về các lĩnh vực khoa học công nghệ (dù được đào
Trang 38tạo chính thức hay không chính thức) hoặc bằng số người tham gia vào một công việcđòi hỏi phải có một bằng cấp nào đó về khoa học công nghệ dù chính thức hay khôngchính thức Định nghĩa này của UNESCO và từ cuốn cẩm nang Canbera của Tổ chứcHợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).
Định nghĩa đầu thì rộng và bao quát một lượng lao động Định nghĩa sau hẹp hơnnhưng nảy sinh một vấn đề khác liên quan tới quan niệm về tính toán “tham gia R&Dtương đương với toàn bộ thời gian” Định nghĩa này trên thực tế hầu như chỉ có cácnước OECD dùng
Sinh học
Hoá học
Vật lý
KH trái đất và vũ trụ
HCN và
kỹ thuật
Tất cả các lĩnh vực
Trung và
Nguồn: World sience Report 1998
Hoạt động khoa học thông thường được tính bằng việc xuất bản các ấn phẩmkhoa học, như số lượng bài báo được in trong các tạp chí khoa học Ấn phẩm thực sự
là một sản phẩm cơ bản của công trình khoa học, nhưng không chỉ có ấn phẩm màkhoa học còn tạo ra những sản phẩm khác mang tính giáo dục bậc đại học hoặc giáodục về mặt kỹ thuật Vì vậy, chỉ số này chỉ được phản ánh được một mặt của hoạtđộng nghiên cứu khoa học mà thôi
Theo nguồn số liệu trên đây, từ năm 1990 trở lại đây EU chiếm 35,8% và đangtăng tới 9% so với năm 1990, trong khi các vùng khác thuộc Châu Âu đều giảm nhưCIS hay Trung và Đông Âu Điểm mạnh của EU chính là nghiên cứu về y học, nhưngthực chất lại chủ yếu về khoa học và công nghệ
Bảng 2.3: Sản phẩm khoa học tính bằng ấn phẩm
(Tỷ lệ % so với thế giới) Khu vực 1995 (%) 1995 (cơ sở 1990 = 100)
Trang 39CIS 4,0 56
Nguồn số liệu của SCI và Compumath
Hoạt động công nghệ và Patăng
Theo nguyên tắc Patăng được công bố, hoạt động công nghệ có thể được biểu thịbằng số lượng Patăng do cơ quan đăng ký Patăng công bố ra Patăng ở đây không phải
là loại dụng cụ công nghiệp mà là dấu hiệu của năng lực công nghệ ở ranh giới tríthức Trong thực tế, Patăng liên quan đến cơ quan đăng ký và do một cơ quan Patăngquốc gia công bố Một phần của câu trả lời là chọn hai hệ thống đăng ký Patăng lớn vàmang tính quốc tế nhất, đó là Mỹ và EU
Bảng 2.4: Sản phẩm công nghệ tính bằng Patăng, 1990 - 1995
(Tỷ lệ % so với thế giới) Khu vực Patăng châu Âu Patăng Mỹ
1995 (%) 1995 (cơ sở
1990=100) 1995 (%)
1995 (cơ sở 1990=100)
Nguồn số liệu của SCI và Compumath
Kết quả phân tích cho thấy sự giảm nhẹ thị phần thế giới của EU trong hệ thốngPatăng Châu Âu (-0,9%) trong vòng 5 năm và tương đối rõ ở hệ thống Patăng Mỹ (-22%) Các nước CIS, Trung và Đông Âu vẫn duy trì được tỷ lệ cũ của họ trong hệthống Châu Âu, nhưng lại giảm đáng kể trong hệ thống của Mỹ
Chỉ số so sánh sản phẩm khoa học và công nghệ
Chỉ số sản phẩm khoa học theo GDP vừa gắn với chi phí R&D, vừa gắn với tầmquan trọng của các nhà nghiên cứu mang tính hàn lâm trong khuôn khổ hoạt độngR&D quốc gia (ở bảng trên) Nhìn vào bảng trên ta thấy EU chiếm tỷ số khá cao trongcác nước Châu Âu tới 121, trong khi các nước CIS là 112 hay Trung và Đông Âu là
120 đều cao hơn các nước bình quân trên thế giới Tuy nhiên chỉ số này vẫn còn thấphơn Bắc Mỹ là 222 hay châu Đại Dương là 161
Bảng 2.4: Sản phẩm R&D liên quan tới GDP, 1994
( chỉ số theo GDP 2 ) Khu vực Ấn phẩm khoa học Patăng châu
Âu Patăng Mỹ
Trang 40EU 161 213 89
Nguồn: Indication of world science today
2.1.4 Những đặc điểm nổi bật của thị trường EU
Thứ nhất: Tập quán và thị hiếu tiêu dùng.
Liên minh Châu Âu không phải là một thực thể văn hóa có những mẫu hình đồngnhất về suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử Những quyết định mua hàng chịu ảnh hưởngbởi các mô hình văn hóa của thái độ ứng xử, điều đó đáng được chú ý đối với các công
ty nước ngoài khi làm Marketing ở EU Điều đó có nghĩa là thị trường EU chỉ thốngnhất về mặt kỹ thuật, còn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗinước có một bản sắc dân tộc và văn hoá đặc trưng riêng mà các nhà xuất khẩu tại cácnước đang phát triển chưa nghĩ tới Mỗi nước thành viên tạo ra các cơ hội khác nhau
và yêu cầu của họ cũng khác
Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trườngcác quốc gia trong khối EU, nhưng do có sự tương đồng về vị trí địa lý nên 27 nướcthành viên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá Trình độ phát triểnkinh tế văn hoá xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộckhối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng Người tiêu dùng EU
ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên và lành mạnh, có sở thích tiêu dùng và thóiquen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, họ cho rằng cácsản phẩm này sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng Những sảnphẩm của các doanh nghiệp ít danh tiếng hay những nhãn hiệu ít người biết đến sẽ gặpnhiều khó khăn khi tiêu thụ ở thị trường EU
EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt
và bảo hộ đặc biệt Các khách hàng EU nổi tiếng khó tính về mẫu mốt, thị hiếu Khácvới Việt Nam, nơi giá cả có vai trò quyết định trong việc mua hàng, đối với phần lớnngười châu Âu thì “thời trang” là một trong những yếu tối quyết định Chỉ khi các yếu
tố chất lượng, thời trang, giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu
Âu Việc nhiều nước châu Âu khác, đặc biệt là Trung Quốc, với tiềm năng xuất khẩulớn và đã có nhiều kinh nghiệm ở thị trường EU là một khó khăn lớn đối với Việt Namkhi thâm nhập thị trường này