Hướng động, ứng động, vai trò cảm ứng của thực vật trong đời sống . + Khái niệm hướng động, ứng động, ứng động không sinh trưởng, ứng động sinh trưởng của thực vật . + Các kiểu hướng động, ứng động của thực vật . + Vai trò của hướng động, ứng động trong đời sống thực vật . Ứng dụng trong đời sống: + Vận dụng hiểu biết về hướng động để giúp học sinh trồng cây, chăm sóc bảo vệ môi trường được tốt hơn . + Vận dụng hiểu biết về ứng động để giúp học sinh giải thích một số hiện tượng như : hoa nở vào mùa xuân, lá me, lá phượng,...xếp lá lại vào buổi chiều ; chạm vào cây trinh nữ lá xếp lại sau một thời gian lá xòe ra,….
Trang 1Ngày soạn: 8/2/2017
Ngày giảng: 11/2/2017
CHUYÊN ĐỀ: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
I NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1.Các bài liên quan của chủ đề:
Chủ đề này gồm các bài trong chương II, thuộc phần IV – Sinh học cơ thể - Sinh học
11 THPT
Bài 23: Hướng động
Bài 24: Ứng động
Bài 25: Thực hành hướng động
2.Mạch kiến thức của chủ đề:
- Hướng động, ứng động, vai trò cảm ứng của thực vật trong đời sống
+ Khái niệm hướng động, ứng động, ứng động không sinh trưởng, ứng động sinh trưởng của thực vật
+ Các kiểu hướng động, ứng động của thực vật
+ Vai trò của hướng động, ứng động trong đời sống thực vật
- Ứng dụng trong đời sống:
+ Vận dụng hiểu biết về hướng động để giúp học sinh trồng cây, chăm sóc bảo vệ môi trường được tốt hơn
+ Vận dụng hiểu biết về ứng động để giúp học sinh giải thích một số hiện tượng như : hoa nở vào mùa xuân, lá me, lá phượng, xếp lá lại vào buổi chiều ; chạm vào cây trinh nữ lá xếp lại sau một thời gian lá xòe ra,…
3 Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 3 tiết
- Thời gian học ở nhà: 2 tuần làm dự án
II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1 Mục tiêu chủ đề
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có khả năng:
1.1 Kiến thức :
* Chuẩn kiến thức:
- Nêu được: Khái niệm cảm ứng; tên các hình thức cảm ứng ở thực vật
- Nêu được khái niệm về hướng động, ứng động và nêu được các tác nhân môi trường gây ra hướng động, ứng động
- Phân biệt hướng động dương và hướng động âm
- Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng Cho ví dụ
- Phân biệt được hướng động và ứng động, các kiểu hướng động và ứng động
- Trình bày được vai trò của hướng động đối với cây
- Nắm được cách tiến hành thí nghiệm phát hiện hướng sáng, hướng trọng lực ở cây, củng cố được kiến thức đã học
- Trình bày vai trò của cảm ứng đối với đời sống của cây
- Lấy được ví dụ phù hợp với các loại cảm ứng
* Mở rộng:
- Ứng dụng vào thực tiễn
Trang 2- Giải thích được sự thích nghi của cây với những biến đổi môi trường để tồn tại và phát triển
- Giải thích được nguyên nhân và cơ chế chung của hướng động
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong tự nhiên
1.2 Kĩ năng :
Rèn luyện các kĩ năng sau:
- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp
- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng khoa học: quan sát; định nghĩa; phân loại
- Kĩ năng thực hành: Làm được một số thí nghiệm về hướng động (ánh sáng, nước, )
1.3 Thái độ:
-Tạo niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn như:
+Tưới nước, bón phân hợp lý tạo điểu kiện cho bộ rễ phát triển, bảo vệ môi
trường đất
+ Trồng cây với mật độ phù hợp
+ Không lạm dụng các hóa chất hại với cây trồng Hạn chế thải chất độc vào môi trường không khí
- Khả năng biển đổi của thực vật để thích nghi với môi trường là có mức độ Từ
đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh gây những thay đổi lớn trong môi trường
1.4 Định hướng các năng lực được hình thành.
a) Các năng lực cần hướng tới:
- NL giải quyết vấn đề: Thu thập, phân tích, làm rõ các vấn đề liên quan để từ đó
biết vận dụng vào thực tế: Giải thích hiện tượng thực tế trong tự nhiên về hướng động
và ứng động ở thực vật
- NL tự học: Tìm đọc các tài liệu SGK, sách tham khảo, mạng internet
+ HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề:
Nhóm STT Người thực hiện Nhiệm vụ Thời gian hoàn
thành
Ghi chú
1 2 học sinh Chụp ảnh, quay clip về
hiện tượng cảm ứng
3 ngày
2 2 học sinh Làm thí nghiệm về hiện
tượng hướng động
1 tuần
3 2 học sinh Tìm tài liệu viết báo cáo 2 ngày
- NL tư duy: Học sinh tự đặt hệ thống câu hỏi:
+ Phân tích mối quan hệ giữa hướng động và ứng động
+ So sánh kết quả các thí nghiệm hướng động
+ Xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng cảm ứng
+ Đánh giá vai trò của các tác nhân kích thích cảm ứng
+ Hệ thống hóa kiến thức về cảm ứng
Trang 3- NL tự quản lý Học sinh tự quản lý việc học tập của mình (qua thời gian biểu
học tập) ; tự điều chỉnh những cảm xúc, hạn chế của bản thân qua học tập
- NL hợp tác: Hợp tác với các bạn cùng nhóm, với giáo viên, biết lắng nghe, chia
sẻ quan điểm và thống nhất, kết luận
- NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) Sử dụng thành thạo cách khai thác
thông tin trên mạng; chia sẻ thông tin qua mạng Sử dụng phần mềm exel, powpoint
để trình chiếu sản phẩm
- NL sử dụng ngôn ngữ:giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến các hình
thức cảm ứng ở thực vật
- NL tính toán: tính toán để trồng cây có năng suất cao,
b Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học:
+ Quan sát các thí nghiệm và các hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng cảm ứng ở thực vật
+ Chỉ ra đươc các tiêu chí để phân loại các hình thức cảm ứng
+ Dự đoán kết quả thí nghiệm về tính hướng động ở thực vật
+ Bố trí được thí nghiệm về tính hướng động ở thực vật
+ Rút ra kết luận từ các thí nghiệm về tính hướng động ở thực vật
+ Thực hiện thí nghiệm về tính hướng động ở thực vật
+ Thu nhận và xử lí thông tin:đọc hiểu các sơ đồ ,
- Năng lực thực hiện thí nghiệm: Học sinh tự làm thí nghiệm
2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Máy chiếu: Hình ảnh động về cảm ứng, cảm ứng ở thực vật, các kiểu hướng động, ứng động
- Phiếu học tập
- Thiết kế dự án
2.2 Chuẩn bị của học sinh
- SGK
- Các phương tiện để thực hiện dự án: Máy ảnh, máy tính
3 Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm cảm ứng ở thực vật, khái niệm và các kiểu
hướng động, cơ chế hướng động
Khởi động vào chủ đề:
GV sử dụng máy chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh trời rét mèo xù lông, hiện tượng nở hoa và tính hướng sáng
GV: Những hình ảnh trên thể hiện đặc trưng nào của một cơ thể sống?
HS trả lời, từ đó định hướng giúp cho học sinh hiểu khái niệm cảm ứng, cảm ứng ở thực vật Học sinh xác định được chủ đề: Cảm ứng ở thực vật
GV giới thiệu giới hạn của chủ đề
GV yêu cầu hs quan sát H23.1: Nêu nhận xét sự sinh trưởng của thân cây non ở điều kiện chiếu sáng khác nhau?
Trang 4Học sinh nhận xét từ đó rút ra khái niệm hướng động
GV hướng dẫn học sinh làm trước thí nghiệm trước 1 tuần: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 thí nghiệm
- Thí nghiệm hướng đất (Hướng trọng lực): Lấy 1 chậu có hạt đậu đã mọc thân, lá, treo ngược để thân quay xuống đất
- Thí nghiệm hướng sáng: Đặt cốc hay chậu nhỏ có cây đậu đã mọc thân, lá vào
đáy hộp Tuỳ theo lỗ của vách ngăn, nhận xét chiều hướng của ngọn cây theo vị trí lỗ thủng
+ Đặt cốc hay chậu nhỏ có cây đậu sát một nền đen, sau một tuần nhận xét chiều
hướng chồi ngọn
- Thí nghiệm hướng nước: Hạt đậu nảy mầm đặt vào khay nhỏ bằng lưới thép đựng mạt cưa ẩm cho kín hạt Đem khay treo nghiêng 450 Quan sát rễ mọc xuyên qua lỗ
thủng của khay
- Hướng hoá: Trong 1 hộp nhựa trong suốt để cây đậu mọc bình thường ở giữa hộp, chỉ bón phân đạm ở một phía thành hộp Theo dõi hệ rễ mọc vươn về phía phân bón
GV yêu cầu đại diện các nhóm giải thích thí nghiệm, mỗi nhóm học sinh dựa vào thsi nghiệm đã chuẩn bị và H23.1, 23.2, 23.3, 23.4 hoàn thành phiếu học tập, thời gian 7
phút:
Các kiểu
hướng
động
Hướng
sáng ánh sáng Thân: Hướng sáng dương
Rễ: Hướng sáng âm
Giúp cây tìm nguồn sáng để quang hợp Hướng
trọng
lực(Hướng
đất)
Trọng lực Thân ; Hướng trọng lực âm
Rễ : Hướng trọng lực dương Bảo đảm sự phát triển của bộ rễ
Hướng
hóa
Các hóa chất
Rễ sinh trưởng về hướng có chất dinh dưỡng và tránh xa hóa chất độc hại
Rễ hướng tới nguồn phân bón và chất dinh dưỡng
Hướng
nước Nước Rễ cây sinh trưởng mạnh về phía nguồn nước Thực hiện trao đổi nước Hướng
tiếp xúc Giá thể Tua cuốn vươn thẳng đến khi tiếp xúc với giá thể thì quấn quanh giá thể Cây leo vươn lên cao
GV gọi đại diện 1 nhóm lên treo phiếu học tập Các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày
GV chính xác lại
GV cho hs quan sát hình ảnh động về sự di chuyển của hoocmon auxinvà nhận xét sự
di chuyển hoocmon auxin và áo sánh TB phía không được chiếu sáng và phía được
chiếu sáng?
GV hướng dẫn học sinh giải thích cơ chế của hướng sáng dương, hướng sáng âm,
hướng trọng lực dương, hướng trọng lực âm
- GV chính xác lại:
Trang 5Cơ chế chung của hướng động: Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các TB
tại 2 phía đối diện cơ quan(rễ, thân, tua cuốn) Sự khác biệt đó là do sự phân bố nồng
độ hoocmon sinh trưởng (auxin) không đồng đều ở 2 phía của cơ quan
- Sử dụng câu lệnh trong SGK để học sinh tìm hiểu vai trò của hướng động trong đời sống thực vật củng cố, khắc sâu kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ứng động Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà (6 nhóm)
- Mỗi cá nhân tìm hiểu các thông tin sách giáo khoa, sách tham khảo, trên mạng internet hoặc các thông tin đại chúng để hoàn thành bảng sau (chuẩn bị trước ở nhà):
- Khi lên lớp, GV cho học sinh quan sát trên máy chiếu H24.1, 24.2 hoàn thành phiếu học tập theo nhóm, thời gian 5 phút:
PHT số 2:
Loại ứng động Khái niệm Nguyên nhân Cơ chế Ví dụ
Ứng động sinh trưởng
Ứng động không sinh trưởng
GV cho học sinh quan sát H23.1a và 24.1 hoàn thành phiếu học tập theo nhóm, thời gian 5 phút:
PHT số 3:
Khái niệm
Chiều hướng kích thích
Tốc độ cảm ứng
Cơ chế
Vai trò
Bước 2: (Thực hiện nhiệm vụ): Các nhóm thảo luận, ghi sản phẩm ra giấy A0
Bước 3: (Báo cáo): Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận; phản biện,
tranh luận cả lớp
Bước 4: (Đánh giá): Giáo viên cho học sinh đánh giá chéo, tự đánh giá hoặc
đánh giá sự hoạt động của các thành viên trong từng nhóm (năng lực hợp tác nhóm, năng lực trình bày, năng lực tư duy logic, năng lực tri thức về phần kiến thức…) chấm điểm sản phẩm của mỗi nhóm
GV đặt câu hỏi khắc sâu kiến thức:
- Trong sản xuất, con người ứng dụng ứng động sinh trưởng để làm gì?
- Nguyên nhân nào làm cho lá cây trinh nữ khép lại khi va chạm?
- Cho biết sự khác nhau giữa hoạt động bắt mồi của cây gọng vó với vận động cụp lá và đóng mở khí khổng?
- Tìm thêm các ví dụ về ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
- Hiện tượng hoa nở hay cụp dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ có ý nghĩa như thế nào? Ở vùng khí hậu lạnh cây bị rụng lá và chồi ngủ có tác dụng gì? Cây trinh
nữ cụp lá khi va chạm có ý nghĩa gì? Hiện tượng bắt mồi ở một số thực vật có ý nghĩa như thế nào? Từ đó hãy nêu vai trò của ứng động?
Trang 6Hoạt động 3: Ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn
Tổ chức dạy học dự án
Tên dự án: Ứng dụng hướng động và ứng động trong thực tiễn, chăm sóc cây cảnh vườn trường và gia đình
Bước 1 Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp)
Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề về
chế độ trồng cây khi đủ ánh sáng, chế độ tưới nước, bón phân hợp lí Từ đó biết cách chăm sóc cây trồng Các biện pháp thúc đẩy nở hoa, đánh thức chồi ngủ đúng thời gian mong muốn
- Nhận biết chủ đề dự án
Xây dựng các
tiểu chủ đề/ý
tưởng
- Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề
- Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề
- Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng
- Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ
+ Tự bố trí thời gian làm thí nghiệm, theo dõi và báo cáo
+ Quan sát theo dõi những biểu hiện một số loài cây tại lớp học, sân trường, địa phương: như hoa, cây cảnh để gần cửa sổ và để ở ngoài ánh để ở ngoài trời (cây hoa tóc tiên, cây hoa mười giờ…), sự nở hoa ở cây hoa tóc tiên và hoa mười giờ
→ Nhận biết về tính hướng động, tính ứng động của loài hoa này và giải thích kết quả
Lập kế hoạch
thực hiện dự
án
Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm
vụ cần thực hiện của dự án
-GV gợi ý bằng các câu hỏi
về nội dung cần thực hiện
+ Giải thích tại sao cây mọc cong về phía ánh sáng?
+ Hãy cho biết các biện pháp trồng trọt, chăm sóc thích hợp
để cây sinh trưởng mạnh?
- Căn vào chủ đề học tập và gợi ý của
GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện.Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực hiện; Thời lượng; Phương pháp, phương tiện; Sản phẩm)
+ Tìm hiểu các thông tin về giống cây
và cách chăm sóc + Điều tra, khảo sát hiện trạng, thu
Trang 7+ Ứng dụng thực tế của ứng động: Muốn thúc đẩy nở hoa, đánh thức chồi ngủ cần dùng biện pháp nào? Giữ không để chồi mọc mầm ở củ bằng cách nào?
- Từ đó gợi ý cho HS các nhiệm
vụ cần thực hiện
thập thông tin
+ Thảo luận nhóm để xử lý thông tin + Lập kế hoạch tuyên truyền
+ Viết báo cáo
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập thông
tin
- Điều tra, khảo
sát hiện trạng
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp
đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong phiếu điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp )
- Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch
- Thảo luận
nhóm để xử lý
thông tin và lập
dàn ý báo cáo
- Hoàn thành báo
cáo của nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)
- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm
- Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền giúp chăm sóc cây trồng ở vườn trường và gia đình
- Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo
cáo kết quả và phản hồi
- Gợi ý các nhóm nhận xét,
bổ sung cho các nhóm khác
- Tổng hợp nội dung từ thông tin của các nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả (trình chiếu Powerpoint, Trình chiếu dưới dạng các file video)
- Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn
- Học sinh dựa vào các kết quả thu thập ghi kiến thức cần đạt vào vở
- Nhìn lại quá
trình thực hiện
dự án
- Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương nhóm, cá nhân
- Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau
- Nêu ý tưởng về
tăng năng suất
cây trồng theo
kinh nghiệm dân
gian và khoa học
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng các nhóm
- GV cho cac nhóm thảo luận
và chọn ý tưởng tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp ý tưởng về chiến dịch tuyên truyền ở địa phương
Trang 8kĩ thuật
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bản báo cáo:
- Báo cáo về các hình thức cảm ứng với những cây trồng đã chọn
- Những mẫu cây, hình ảnh, video clip về cảm ứng ở TV
- Báo cáo bằng hình ảnh, thuyết trình về: Các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm
- Phản biện và tranh luận
Đánh giá
- Học sinh tự đánh giá
- Đánh giá chéo giữa các nhóm(các nhóm nhận xét, chấm điểm sản phẩm của nhau)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản của từng nhóm, tuyên dương, nhắc nhở
4 Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nội dung 1:
Khái niệm
về cảm ứng
ở thực vật
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật,kể được tên các hình thức cảm ứng ở thực vật (1)
- Nhận biết các hình thức cảm ứng ở thực vật (13)
Giải thích các hiện tượng cảm ứng (các kiểu hướng động, ứng động) (15)
- Kĩ năng quan sát
- Kĩ năng phân loại, phân nhóm
Nội dung 2:
Hướng động
- Nhận biết kiểuhướng động (2)
- Nhận biết hướng động, ứng động qua
ví dụ (11)
- Giải thích được vai trò của auxin trong vận động hướng động (3)
- Giải thích ứng dụng trong sản xuất nông
nghiệp(4) Giải thích thí nghiệm hướng hóa ở thực vật(14)
- Giải thích thí nghiệm hướng trọng lực, ảnh hưởng của độ
ẩm (5)
- Hiểu cơ chế của hướng động trong tăng năng suất (16)
- - Kĩ năng quan sát
- Kĩ năng phân loại, phân nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề
Trang 9Nội dung 3
Ứng động
- Khái niệm ứng động, ví dụ (6)
Các hình thức ứng động không sinh trưởng, ví
dụ (12)
Nhận biết kiểu ứng động (7) Phân biệt ứng động sinh trưởng
và ứng động không sinh trưởng (8) Vai trò của ứng động (9)
Phân tích ví
dụ ứng động sinh trưởng
và không sinh trưởng (10)
- Kĩ năng so sánh
- Năng lực giải quyết vấn đề
5 Câu hỏi và bài tập đánh giá:
Câu 1 Cảm ứng của thực vật là gì? Kể tên các hình thức cảm ứng ở thực vật?
Câu 2 Đây là hình thức hướng động nào? Kiểu hướng động này có ý nghĩa gì đối với
đời sống thực vật?
Câu 3 Quan sát hình dưới đây và cho biết Auxin có vai trò gì trong hướng động của
cây? Giải thích vai trò của auxin trong hiện tượng hướng sáng và hướng đất của thực vật?
Câu 4 xem hình ảnh sau và cho biết tại sao người nông dân lại làm như vậy ?
Trang 10Câu 5 Bạn Hải làm thí nghiệm như sau :Cho 1 số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa
ướt trên 1 cái rây đặt nằm ngang Rễ mọc xuống thò ra ngoài rây nhưng sau 1 thời gian thì cong lại chui vào trong rây Em hãy giải thích hiện tượng trên
Câu 6 Ứng động là gì? Cho ví dụ?
Câu 7 Vận động nở hoa thuộc kiểu ứng động nào?
Câu 8 Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
Câu 9 Nêu vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật?
Câu 10 Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ?
Câu 11 Phân biệt 2 dạng cảm ứng sau:
A Chiếu sáng (với cường độ thích hợp) từ mọi hướng vào một hoa thì hoa nở
B Khi được chiếu sáng từ một hướng nhất định, cây chỉ mọc về hướng ấy
So sánh hai dạng cảm ứng trên?
Câu 12 Trình bày các hình thức ứng động không sinh trưởng ở thực vật Cho ví dụ Câu 13: Các hình dưới đây mô tả các hình thức cảm ứng ở thực vật Quan sát các hình
và cho biết đó là hình thức cảm ứng nào? Giải thích?
Hình 1 Hình 2