nghiên cứu ứng dụng sư phạm

15 232 0
nghiên cứu ứng dụng sư phạm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ và có được ứng dụng vào mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, y học đời sống con người trong giáo dục. Trên thế giới từ lâu đã có nhiều nước áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục và đang phát triển phần mềm giáo dục ở trình độ cao. Mặt khác với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những thách thức bị tụt hậu so với thế giới trên con đường tiến lên của chủ nghĩa xã hội, đặt ra cho nước ta phải đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang tiến đến nền kinh tế tri thức. Để đạt được mục tiêu đó, việc đổi mới chương trình là phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm ngày một sát sao. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi rõ: “Phương pháp Giáo dục với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh’’. Mặt khác, môn sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học thường được hình thành bằng phương pháp quan sát thực nghiệm. Do đó, phương pháp dạy và học sinh học đòi hỏi phải có thiết bị dạy học tương ứng để đảm bảo tính trực quan. Những phương tiện cần thiết là: Mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh, băng hình, phần mềm máy tính, máy chiếu… phục vụ cho môn sinh học. Bởi vậy, thiết kế bài giảng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học được rất nhiều giáo viên quan tâm. Đặc biệt là môn Sinh học, với lượng kiến thức lớn, khá trừu tượng, đi sâu vào nghiên cứu các cấp tổ chức vi mô cũng như các quá trình xảy ra ở các cấp độ tổ chức cơ thể sống. Nếu nghiên cứu, quan sát trực tiếp trên các đối tượng, học sinh sẽ mất nhiều thời gian nhưng nếu sử dụng công nghệ thông tin vào dạy sinh học ta có thể cho được những hình ảnh “sống 1 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà động như thật” giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách tích cực chủ động, giúp giáo viên khắc phục những khó khăn khi dạy học Sinh học. Chính vì những lí do trên mà tôi mạnh dạn tìm tòi, học hỏi và áp dụng vào giảng dạy bằng việc ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Đó là soạn bài theo giáo án điện tử. 2. Mục đích nghiên cứu. - Hướng dẫn cách thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Microsoft Powerpoint. - Ứng dụng vào thiết kế bài 29: Cấu trúc các loại virut – Sách giáo khoa sinh học 10, ban cơ bản. - Cung cấp thêm tư liệu hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử cho giáo viên phổ thông mới làm quen với máy tính. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Phần mềm M.powerpoint, thực trạng tin học của giáo viên phổ thông hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint trong giảng dạy sinh học ở trường phổ thông. 2 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà PHẦN 2: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. I.1. Một vài khái niệm: Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, tất cả các khái niệm có được đều do quan sát từ tự nhiên → Sử dụng giáo án điện tử sẽ giúp giáo viên dễ dàng mô phỏng lại thí nghiệm của các nhà bác học đã tìm ra khái niệm đó… → Học sinh dễ dàng chiếm lĩnh được khái niệm sinh học. Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạc hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường multimedia (đa phương tiện) do máy tính tạo ra. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới dạng: Văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip). Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được multimedia hóa (đa phương tiện hóa). Cần phân biệt các khái niệm sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Giáo án điện tử (hay Bài giảng điện tử) là bảng thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động đó đã được multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử. I.2. Tại sao phải dùng giáo án điện tử. Giáo án điện tử giúp người giáo viên chủ động trong giảng dạy, phát huy hết năng lực vốn có đồng thời nhận được sự hỗ trợ to lớn của xã hội. Đặc biệt về mặt tư liệu giảng dạy vô cùng phong phú (trích các đoạn phim khoa học, hình ảnh động, hình họa phức tạp, các số liệu luôn được cập nhật)→ hiệu quả cao. Nếu như không dùng bài giảng điện tử thì khó mà cung cấp đến học 3 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà sinh nhiều thông tin đa dạng như vậy. Hơn nữa, khi dùng giáo án điện tử chúng ta dễ dàng cập nhật sửa chữa nội dung, cũng như quản lý thuận tiện. Giáo án điện tử mang đến cho học sinh một phương tiện học tập rất lý thú, sinh động, giúp giải quyết khâu chính trong học tập là hiểu bài, tăng cường củng cố khắc sâu kiến thức bằng nhiều thủ thuật ấn tượng, đặc biệt rèn luyện tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính tích cực chủ động,… Dạy học bằng giáo án điện tử là cách hiệu quả để thực hiện đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, giáo án điện tử chỉ là công cụ - một công cụ tốt, còn việc sử dụng sao cho có hiệu quả là hoàn toàn phụ thuộc vào người giáo viên đứng lớp. Phải thiết kế giáo án điện tử sao cho phù hợp với đối tượng giảng dạy, thực hiện đúng phương châm giáo dục, gắn giáo án điện tử với các phương tiện dạy học khác một cách hợp lý (cần tránh xu hướng loại bỏ đồ dùng dạy học trực quan, thực nghiệm, thực tế khi dùng giáo án điện tử). Tóm lại, chúng ta phải dùng giáo án điện tử như “Cây đũa thần” phục vụ đắc lực cho các phương pháp giảng dạy khác (diễn giảng, gợi mở, thảo luận nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thí nghiệm trình bày, thí nghiệm nghiên cứu, …) nhằm thực hiện tốt mục tiêu của việc dạy và học. Cuối cùng xin nhấn mạnh một điều rằng: “Giáo án điện tử không thể thay thế giáo án viết tay”. II. Cơ sở thực tiễn. Xuất phát từ thực tiễn phổ thông hiện nay: Chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với máy tính hơn nữa tài liệu học tập lại thiếu thốn, hoặc tìm hiểu… Do vậy, đề tài này cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên trong việc sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế giáo án điện tử. III. Phương pháp nghiên cứu. III.1. Thiết kế giáo án điện tử bằng gì? Giáo án điện tử có thể thiết kế bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào (Ví dụ: Pascal, Java, Macromedia Dreamweaver…) tùy theo trình độ có được về công nghệ thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn có sẵn như: MS Access, Frontpage, Publisher, Microsoft Powerpoint… Trong đó, Microsoft Powerpoint là phần mềm dễ sử dụng và phổ biến nhất hiện nay. 4 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà Tại sao lại dùng Microsoft Powerpoint? Có khá nhiều lý do, xin liệt kê ra một số lý do sau: - Đối với người chưa thành thạo, Microsoft Powerpoint cung cấp: + Các mẫu thiết kế sẵn phong phú, đa dạng. + Nhiều hiệu ứng hấp dẫn, sinh động. + Xử lý các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, số liệu với trình Wizard hướng dẫn từng bước (tất nhiên là bằng tiếng Anh, trừ khi bạn cài đặt trình hỗ trợ ngôn ngữ). - Đối với người sử dụng thành thạo, Microsoft Powerpoint cung cấp: + Liên kết (nhúng) với hầu hết các chương trình trên Windows. + Dễ dàng sửa chữa, cập nhật nội dung. + Khả năng sáng tạo là vô tận. III.2. Hướng dẫn thiết kế. III.2.1. Khởi động. - Nhấp đúp (click double) vào biểu tượng Microsoft Powerpoint trên màn hình Desktop. - Hoặc vào Start/Programs/Microsoft/Microsoft Powerpoint. III.2.2. Thiết kế bài dạy. Tạo mới một bài trình chiếu theo ý mình (Blank Presention): Vào View/Task Pane để xuất hiện cửa sổ Task Pane sau đó chọn Blank Presention với lựa chọn này bạn phải tự thiết kế màu sắc, bố cục và hiệu ứng cho riêng mình như hình dưới: 5 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà III.2.3. Chèn phim vào Microsoft Powerpoint (phim định dạng: avi, dat, mpg, swf). Đối với chèn phim, Flash,… thường người ta tạo liên kết (Hyperlink) đến địa chỉ chứa phim đó. Khi trình chiếu các Slide ta nhấn vào các nút liên kết. Nay có thể dùng cách sau thuận tiện hơn: Vào Insert/Movie and sounds/Movie from file/ chọn ổ đĩa chứa File phim/chọn File phim/OK/When clicked/tạo hiệu ứng xuất hiện/trình chiếu. III.2.4. Cách chèn ảnh vào Microsoft Powerpoint Cách 1: Vào Insert/Picture/From File/Chọn ổ đĩa chứa File ảnh/Kích chuột vào nút Insert hoặc kích đúp chuột vào ảnh để chọn. 6 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà Cách 2: Vào ổ đĩa chứa ảnh, copy ảnh, mở slide lên để Paste ảnh. 7 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà III.2.5. Tạo hiệu ứng (Custom Animation): Bước 1: Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng. Bước 2: Kích chuột phải vào và chọn Custom Animation sẽ xuất hiện một cửa sổ mới. Bước 3: Vào Add Effect để thêm hiệu ứng. - Add Effect: Thêm hiệu ứng. - Remove: Loại bỏ hiệu ứng. - Start: Bắt đầu. - Drection: Tính chất hiệu ứng. - Speed: Tốc độ chạy nhanh hay chậm của hiệu ứng. - Re – Order: Thay đổi thứ tự hiệu ứng. - Play: Thực hiện chạy hiệu ứng đã chọn. - Slide Show: Trình diễn trang vừa chọn hiệu ứng. 8 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà III.2.6. Tạo siêu liên kết (Hyperlink). Bất kì đối tượng nào: Văn bản, clip art, Auto Shape,… đều có thể liên kết. Bước 1: Chọn đối tượng cần liên kết. Bước 2: Chọn Insert/Hyperlink (hoặc chuột phải chọn Hyperlink). Bước 3: Chọn File để liên kết. Trong bảng Insert Hyperlink: Place in this Document: Chọn Slide để liên kết, trường hợp File không xuất hiện bạn nhấp chuột vào Browse for File sau đó chọn OK. III.2.7. Thiết lập trình diễn. - Chuyển đổi giữa các Slide: Nhấp chuột phải sau đó chọn Slide trasition. Tùy theo mục tiêu bài dạy mà có thể chọn tốc độ nhanh (fast) hay chậm (slow) hay trung bình (medium). - Làm đen màn hình khi trình chiếu: Khi trình chiếu muốn học sinh tập chung thảo luận mà không bị phân tán lên màn hình ta nhấn phím B trên bàn phím, để trở lại ta bấm phím B thêm một lần nữa. III.2.8. Các bước xây dựng bài giảng. Bước 1: Khởi động Microsoft Powerpoint. Bước 2: Chọn Blank Presentation. Bước 3: Chọn nền cho các Slide. Bước 4: Thiết lập các tham số chung cho toàn bộ các slide (font, kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, hiệu ứng…). 9 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà Bước 5: Nhập dữ liệu (văn bản, ảnh, âm thanh…). Bước 6: Tạo các liên kết nhờ Hyperlink. Bước 7: Trình diễn thử. Bước 8: Sửa đổi, hoàn thiện tập tin. III.2.9. Một số phím tắt thường dùng. Tổ hợp phím Chức năng Ctrl + C Copy Ctrl + V Paste Ctrl + X Cut Ctrl + Z Trở lại trạng thái liền trước đó Ctrl + M Mở 1 Slide mới Phím F5 Trình diễn từ Slide đầu tiên Ctrl + S Khi đang soạn: Lưu tập tin Khi đang trình chiếu: Đến 1 Slide bất kì III.3. Ứng dụng soạn bài 29: Cấu trúc các loại virut – SGK Sinh học 10 ban cơ bản. Giáo án: Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRÚT . I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần: - Hiểu được khái niệm về virut. - Mô tả được hình thái, cấu tạo chung của virút. - Nêu được 3 đặc điểm của virút. 2. Kĩ năng. Rèn luyện các thao tác tư duy: Quan sát, phân tích, so sánh,… tranh ảnh, phim để tìm ra kiến thức. II. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ phóng to hình 29.1, 29.2, 29.3 SGK; tranh, phim có nội dung phù hợp. III. Phương pháp dạy học chủ yếu: Dạy học nêu vấn đề: Vấn đáp – tìm tòi, quan sát phát hiện kiến thức,… IV. Tiến trình bài dạy. 1. Ổn định tổ chức: 10 [...]... kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống trong dạy học, tùy mục tiêu từng bài, mục cụ thể mà sử dụng kết hợp 2 phương pháp này ở tỉ lệ hợp lí, đạt được mục tiêu bài dạy Phần III: KẾT LUẬN 13 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà Qua đề tài nghiên cứu trên tôi đưa ra một số kết luận sau: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là cần thiết, phù hợp với chủ trương đổi mới trong phương... Việc sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy đã đạt mức yêu cầu cao hơn so với việc giảng dạy truyền thống V Giải pháp Từ kết quả đó tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: - Cần có sự quan tâm, đầu tư, khuyến khích của lãnh đạo nhà trường - Cần cử cán bộ, giáo viên tham dự các lớp về thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của sở, phòng, ban - Tạo phong trào trong việc sử dụng phương... cẩn thận, phù hợp với mục tiêu từng bài, mục cụ thể, nhằm tránh sự phân tán chú ý của học sinh Tài liệu tham khảo 14 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà 1 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2007 2 Một số website trên Internet (chủ yếu là trang trình duyệt tìm kiếm www.google.com.vn) 15 ... toàn phương pháp dạy học truyền thống Vì vậy, để có thể sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại, tôi đưa ra một số lưu ý trong việc thiết kế bài dạy như sau: 1 Nguyên tắc chung là đơn giản, rõ ràng 2 Tinh giảm và biểu tượng hóa nội dung 3 Nhất quán trong thiết kế 4 Không đưa ra nhiều ý tưởng lớn trong cùng một Slide 5 Lựa chọn hiệu ứng cẩn thận, phù hợp với mục tiêu từng bài, mục cụ thể, nhằm... 12 GV: Trịnh Ngọc Tuân Trường THPT số 2 Bắc Hà * Phương pháp truyền thống được áp dụng trên lớp 10A1, ngày tháng năm 2014 cho thấy kết quả như sau: Tổng số học sinh 45 - Đạt loại khá, giỏi: 13 (32%) - Đạt loại trung bình: 24 (50%) - Đạt loại yếu, kém: 8 (18%) * Phương pháp dạy học hiện đại – bài giảng điện tử được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tại lớp 10A4 trường THPT Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc, . mới làm quen với máy tính. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Phần mềm M.powerpoint, thực trạng tin học của giáo viên phổ thông hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint trong. mạnh dạn tìm tòi, học hỏi và áp dụng vào giảng dạy bằng việc ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Đó là soạn bài theo giáo án điện tử. 2. Mục đích nghiên cứu. - Hướng dẫn cách thiết kế. Effect: Thêm hiệu ứng. - Remove: Loại bỏ hiệu ứng. - Start: Bắt đầu. - Drection: Tính chất hiệu ứng. - Speed: Tốc độ chạy nhanh hay chậm của hiệu ứng. - Re – Order: Thay đổi thứ tự hiệu ứng. - Play:

Ngày đăng: 20/04/2015, 05:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan